Xem mẫu

  1. 32| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... GẮN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG TS. Trần Quang Huy Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: Đội ngũ giảng viên và sinh viên tích cực thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sẽ giúp cơ sở giáo dục đại học hoàn thành tốt cùng lúc cả hai nhiệm vụ chính của mình là nghiên cứu và đào tạo. Đối với các trƣờng đại học địa phƣơng, đó còn là giải pháp để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và chất lƣợng của sinh viên tốt nghiệp. Từ khóa: Phát triển khoa học, công nghệ; chất lƣợng đào tạo. 1. Đặt vấn đề Lịch sử nhân loại luôn chứng minh rằng, khoa học, công nghệ là những lĩnh vực rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển đời sống, kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ thế kỷ XVII, Francis Bacon (1561 - 1626) - ngƣời mà theo C.Mác, đó là ông tổ của khoa học thực nghiệm - với quan điểm “tri thức là sức mạnh”, đã nhận thấy, cùng với triết học, khoa học có vai trò đặc biệt và cần thiết phải đẩy mạnh phát triển nó nhƣ một nền tảng lý luận để phát triển kinh tế đất nƣớc, là phƣơng tiện xoá bỏ mọi bất công và tệ nạn xã hội, xây dựng một cuộc sống phồn vinh. Còn C.Mác thì đã nhận định: “Sự phát triển của tƣ bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp” [4, tr.372]. Ngày nay, những nhận định, quan điểm đó ngày càng đƣợc chứng minh rõ ràng hơn, khoa học, công nghệ nhƣ là “Chiếc đũa thần” để tăng năng suất, chất lƣợng và phát triển lực lƣợng sản xuất, là nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Đảng ta luôn chú trọng sự phát triển của giáo dục và khoa học, công nghệ. Từ Nghị quyết TW4 (khóa VII), Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đến Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc (năm 2011) đều đã khẳng định: “Phát triển giáo dục đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 mà Đại hội XIII của Đảng quyết nghị đã xác định một quan điểm và đột phá: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” [5, tr.266] và “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao” [6, tr.329]. Đối với một cơ sở giáo dục đại học, mục tiêu chung đƣợc xác định là: “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, …”[6]. Sản phẩm quan trọng nhất của giáo dục đại học là nguồn lao động chất lƣợng cao, trong đó yêu cầu, ngoài việc phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, … còn phải có năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ.
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |33 Nhƣ vậy, hai nhiệm vụ quan trọng nhất của trƣờng đại học đó là đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong đó hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học đƣợc xác định là: “nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ” [3]. Uy tín, vị thế của một cơ sở giáo dục đại học luôn đƣợc xem xét, đánh giá dựa trên kết quả đóng góp cho xã hội ở hai nội dung này. 2. V i trò củ p t triển oạt độn o ọc côn n ệ tron việc nân c o c ất lƣợn đào tạo củ c c trƣờn đại ọc đị p ƣơn Hiện nay, ở cấp địa phƣơng, bên cạnh 65 đại học tƣ thục, cả nƣớc có 22 trƣờng đại học công lập đa ngành dƣới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố. Về cơ bản, sứ mệnh của những trƣờng này chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng yêu cầu nhân lực đa dạng và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Với sứ mệnh đặc thù của mình, có thể xem vai trò của hoạt động phát triển khoa học, công nghệ đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học địa phƣơng ở các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, phát triển khoa học công nghệ sẽ thúc ẩy, nâng cao trình ộ, chất ượng nguồn nhân lực của nhà trường. Bản chất công việc của giảng viên đại học là chỉ ra cái mới, hƣớng dẫn, định hƣớng ngƣời học tự nghiên cứu, khám phá. Nhƣ vậy, nghiên cứu khoa học không chỉ là một nhiệm vụ bắt buộc mà đối với nhiệm vụ giảng dạy, trƣớc hết bản thân giảng viên phải là ngƣời có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu thì mới có thể hoàn thành tốt đƣợc nhiệm vụ giảng dạy của mình. Bởi vì, hai nhiệm vụ của giảng viên luôn tồn tại trong mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Hoạt động nghiên cứu để khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật các hiện tƣợng, sự vật, các quy luật tự nhiên, là hoạt động tìm hiểu, đƣa ra các giải pháp ứng dụng cụ thể nhằm tạo ra công nghệ mới hoặc đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con ngƣời và xã hội; hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất đều giúp mỗi giảng viên có sự biến đổi rất tích cực trong công tác giảng dạy. Kết quả nghiên cứu khoa học làm mở rộng và tăng thêm lƣợng tri thức khoa học tự thân của giảng viên; kinh nghiệm nghiên cứu sẽ giúp giảng viên hƣớng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu một cách cụ thể và hiệu quả. Nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc chính là giải pháp hữu hiệu nhất để mỗi một giảng viên tự khẳng định năng lực của bản thân và tự nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Những kết quả của phát triển công nghệ mà giảng viên đạt đƣợc sẽ giúp họ có những tri thức thực tế, sinh động, nhờ đó, giúp cho công tác đào tạo đƣợc gắn sát với thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Đây là hai hoạt động làm cho công tác đào tạo của mỗi trƣờng đại học tiếp cận tốt nhất với thực tế đời sống và nhu cầu xã hội. Thứ hai, phát triển khoa học công nghệ ể nâng cao vị thế, vai trò của nhà trường, từ ó tạo cơ sở thu hút các yếu tố ầu vào nâng cao chất ượng ào tạo. Theo quy định chức danh, vị trí việc làm, trƣờng đại học ở địa phƣơng là đơn vị tập trung cao nhất đội ngũ trí thức có trình độ cao, có khả năng nghiên cứu khoa học ở địa phƣơng đó. Đặc điểm này khác so với các trƣờng đại học trực thuộc các Bộ, đóng tại các trung tâm đô thị lớn. Do điều kiện địa lý vùng miền, nên mỗi địa phƣơng đều có những tiềm năng, thế mạnh rất khác nhau
  3. 34| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... để phát triển kinh tế xã hội. Nhƣng, hầu hết các địa phƣơng có trƣờng đại học trực thuộc đều có nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Điều này vừa là thách thức vừa là cơ hội để các trƣờng đại học địa phƣơng phát huy đƣợc thế mạnh, vai trò của mình. Trong đó bao gồm việc chủ động đề xuất tham gia thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ. Với thế mạnh về đội ngũ và kinh nghiệm nghiên cứu, các trƣờng hoàn toàn có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu nhằm xác định những lợi thế so sánh vốn có trong phát triển kinh tế ở địa phƣơng. Việc thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng, đƣa khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất ở địa phƣơng, thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng tri thức khoa học công nghệ giúp ngƣời dân chuyển đổi cơ cấu, cách thức, kỹ thuật sản xuất là đòi hỏi mà bất địa phƣơng nào cũng mong đƣợc đáp ứng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này là sự tham gia đóng góp hiệu quả cho cộng đồng, thực hiện đúng theo sứ mạng, tầm nhìn mà mỗi trƣờng đã đề ra. Đây là hoạt động sẽ giúp mỗi nhà trƣờng tự khẳng định, nâng cao đƣợc vai trò, vị thế, tầm quan trọng mình trƣớc chính quyền và nhân dân địa phƣơng. Khi các trƣờng khẳng định đƣợc vai trò, vị thế của mình thì khả năng thu hút ngƣời học sẽ đƣợc nâng cao, theo đó là chất lƣợng đầu vào trong sinh viên nhà trƣờng cũng sẽ đƣợc đẩy lên tỷ lệ thuận với vị thế của trƣờng. Ngoài ra, các trƣờng cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác. Cả hai yếu tố này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của mỗi nhà trƣờng. Thứ ba, tạo cơ hội mở rộng, phát triển mã ngành ào tạo của nhà trường Để tồn tại và phát triển, mỗi trƣờng đại học phải mở rộng thêm các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, mà trƣớc hết là nhu cầu lao động chất lƣợng cao ở địa phƣơng. Tuy nhiên, để đƣợc xã hội, đƣợc các nhà sử dụng lao động chấp nhận, vấn đề cốt lõi là chất lƣợng đào tạo. Mở đƣợc mã ngành mới là rất khó, nhƣng duy trì và phát triển đƣợc mã ngành mới là việc khó hơn rất nhiều. Giải pháp hiệu quả nhất là công tác đào tạo phải gắn liền, đáp ứng nhu cầu lao động thực tế. Thực hiện giải pháp này, vấn đề quan trọng nhất thuộc về đội ngũ giảng viên giảng dạy, hƣớng dẫn. Thực tế cho thấy, nhiều mã ngành mới đƣợc mở ra nhƣng không tuyển đƣợc sinh viên và phải đóng ngành gây lãng phí rất lớn cho xã hội và nhà trƣờng. Nguyên nhân chính không thu hút đƣợc ngƣời học chính là uy tín, kinh nghiệm và năng lực đào tạo, hƣớng dẫn của đội ngũ giảng viên. Xây dựng đội ngũ là cả một quá trình dài, vì vậy, trƣớc khi mở mã ngành đào tạo mới, việc định hƣớng công tác nghiên cứu tập trung vào các đề tài liên quan đến chuyên môn sâu của ngành đào tạo là đòi hỏi mang tính bắt buộc. Đây là hoạt động chuẩn bị tốt nhất để giảng viên (chủ yếu là những ngƣời có chuyên ngành gần) có đƣợc trí thức, kinh nghiệm phục vụ cho giảng dạy. Việc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án phát triển, ứng dụng công nghệ lên quan đến ngành đào tạo mà nhà trƣờng dự kiến sẽ mở là cơ hội để mỗi giảng viên chuẩn bị hành trang, tâm thế hiệu quả nhất cho công việc của mình. Kết quả của hoạt động này là kiến thức chuyên môn, tri thức khoa học chuyên ngành, là kinh nghiệm thực tế - những nhân tố quy định chất lƣợng hoạt động giảng dạy. Nhƣ vậy, nghiên cứu khoa học, công nghệ là sự chuẩn bị rất cần thiết cả trƣớc mắt và lâu dài để mỗi nhà trƣờng có thể mở rộng thêm ngành đào tạo mới một cách hiệu quả nhất đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội.
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |35 Với vai trò, thế mạnh về lực lƣợng đội ngũ, các trƣờng đại học địa phƣơng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung ứng nguồn nhân lực cho các tỉnh. Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ đƣợc triển khai ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát hiện các lợi thế so sánh phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, mở rộng, chuyển đổi ngành nghề, ứng dụng nâng cao năng suất, chất lƣợng, … tại địa phƣơng, nhất là tại các tỉnh có cơ cấu kinh tế dựa vào sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp. Tuy nhiên, với tiềm lực về con ngƣời, cơ sở vật chất thì những kết quả khoa học, công nghệ còn chƣa tƣơng xứng, trong đó, sự đóng góp của hoạt động này đối với việc nâng cao chất lƣợng đào đạo của chính nhà trƣờng còn nhiều bất cập. 3. Giải p p ắn c c oạt độn p t triển o ọc, côn n ệ với nân c o c ất lƣợn đào tạo củ c c trƣờn đại ọc đị p ƣơn Để triển khai, đƣa nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, phát triển toàn diện giáo dục đào tạo; để hiện thực hóa đƣợc tầm nhìn, sứ mạng của mình, thực hiện thắng lợi cả hai nhiệm vụ chính của nhà trƣờng, gắn các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ với nâng cao chất lƣợng đào tạo, các trƣờng đại học địa phƣơng cần triển khai một số giải pháp chủ yếu sau: Một à, x c ịnh việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ là giải ph p ể nâng cao chất ượng ội ngũ giảng viên. Lãnh đạo nhà trƣờng và tập thể giảng viên phải nhận thức đúng đƣợc tầm quan trọng của nhiệm vụ khoa học công nghệ, đó là nguồn gốc, động lực cho sự phát triển tri thức cá nhân và chất lƣợng đào tạo trong trƣờng đại học. Hoạt động này nếu triển khai tốt còn là nguồn thu của nhà trƣờng trong quá trình thực hiện tự chủ. Nhiệm vụ nghiên cứu phải là bắt buộc đối với giảng viên. Theo quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học hằng năm, mỗi giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc (586 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ này. Là một trong hai nhiệm vụ chính của một giảng viên, nên đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, tránh hiện tƣợng giảng viên tham gia một cách đối phó. Chất lƣợng các đề tài, dự án phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Ngoài việc thực hiện các biện pháp chống đạo văn, hội đồng khoa học từ cấp khoa đến cấp trƣờng, từ tƣ vấn, duyệt đề cƣơng đến nghiệm thu đề tài phải thực hiện đúng quy định và đảm bảo chất lƣợng chuyên môn khoa học. Đối với trƣờng hợp sản phẩm là một bài báo đƣợc công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thì yêu cầu đó phải là tạp chí chuyên ngành cùng với chuyên môn của giảng viên. Mỗi nhà trƣờng cần thành lập các nhóm nghiên cứu theo nhóm chuyên ngành để hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các đề tài khó và hƣớng dẫn các cá nhân khác trong nhà trƣờng. Các nhóm này hoạt động không chỉ nâng cao chất lƣợng thực hiện đề tài mà còn giúp cho mỗi cá nhân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, kiến thức để tự thân phát triển. Việc liên kết nghiên cứu với các trƣờng ngoài ở trong và ngoài nƣớc cần đƣợc đi vào thực chất với những nội dung cụ thể, thiết thực, đúng nhu cầu của mỗi trƣờng tham gia. Hai là, khuyến khích thực hiện c c ề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ gắn v i ngành, nghề ào tạo của nhà trường. Với tiềm lực và đội ngũ hiện nay, thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản, các đề tài cấp bộ, cấp quốc gia không phải là thế mạnh của các trƣờng địa phƣơng. Do đó, để phù hợp với năng lực
  5. 36| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... và đáp ứng nhu cầu thiết thực của chính cơ sở đào tạo, các trƣờng cần hƣớng chủ đề nghiên cứu của đội ngũ giảng viên vào các lĩnh vực có liên quan tới các mã ngành đào tạo hiện có và dự định tiếp tục mở của trƣờng. Trong khi năng lực và tiềm lực còn hạn chế thì thực hiện các đề tài theo hƣớng này sẽ đáp ứng đƣợc mục tiêu kép của nhà trƣờng. Kết quả đạt đƣợc vừa từng bƣớc rèn luyện, nâng cao năng lực, kỹ năng nghiên cứu cho giảng viên, vừa liên hệ, ứng dụng vào bài giảng để thiết thực nâng cao chất lƣợng chuyên môn trong công tác giảng dạy. Định hƣớng nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm hoặc sản xuất thử nghiệm còn cần đƣợc các trƣờng hƣớng đến khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn mà mỗi địa phƣơng đang đặt ra. Mạnh dạn đề xuất để chính quyền địa phƣơng đặt hàng nhà trƣờng thực hiện các đề tài nghiên cứu, phát triển. Khi thực hiện các đề tài này sẽ có tác động rất tích cực đối với nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy của giảng viên. Địa phƣơng nơi trƣờng đóng chính là thị trƣờng lao động chủ đạo của sinh viên nhà trƣờng sau khi tốt nghiệp. Nên, những vấn đề thực tiễn của chính địa phƣơng đang đặt ra, ví dụ nhƣ: thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển đổi giống cây, con, vật nuôi; … nếu đƣợc giảng viên nghiên cứu, tìm hiểu, có giải pháp giải quyết sẽ là rất bổ ích, cần thiết cho công tác đào tạo của nhà trƣờng. Khi những giảng viên này truyền thụ, giới thiệu, hƣớng dẫn lại, chắc chắn sinh viên sẽ đƣợc tiếp cận sớm với thực tế địa phƣơng. Nhƣ thế công tác đào tạo của nhà trƣờng gắn với thực tiễn địa phƣơng, sẽ gần hơn với nhu cầu lao động của xã hội. Ba là, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Thiếu kỹ năng làm việc nhóm, tƣ duy thiếu tính độc lập, hạn chế năng lực khám phá và không nắm đƣợc thực tế công việc là hạn chế mà nhiều sinh viên tốt nghiệp gặp phải. Hơn nữa, bản chất việc học tập của sinh viên là phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên. Do đó, việc tập làm nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập là hoạt động giúp sinh viên không chỉ có kiến thức sâu về một vấn đề mà còn hình thành các kỹ năng rất cần thiết cho công việc sau này. Tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh đƣợc rèn luyện rất nhiều kỹ năng, đó là: không chỉ hiểu sâu kiến thức chuyên môn mà còn tiếp cận với nhiều kiến thức mới trong khi tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu tham khảo; phát triển và rèn luyện các kỹ năng tƣ duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Khi nghiên cứu khoa học sinh viên sẽ buộc phải tập trung tìm hiểu, suy nghĩ và phải tìm ra phƣơng pháp tƣ duy để giải quyết vấn đề và phải phân công, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia; đƣợc rèn luyện kỹ năng kết nối, thiết lập mối quan hệ với các thầy cô, bạn bè, những ngƣời có liên quan đến nội dung đề tài; kỹ năng diễn đạt, trình bày, thuyết trình, … phong thái tự tin khi bảo vệ đề tài của mình. Nhƣ vậy, chất lƣợng giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng vì thế mà cũng đƣợc nâng lên. Nghiên cứu khoa học là một việc làm khó đối với sinh viên, đòi hỏi phải có một năng lực, lƣợng kiến thức nền tảng nhất định, ngoài ra cần sự nỗ lực rất lớn để thực hiện. Số sinh viên có thể tham gia chiếm tỷ lệ không lớn, nhất là đối với các trƣờng có chất lƣợng đầu vào không ở top cao. Vì thế, nhà trƣờng cần phải có cơ chế khuyến khích để sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Việc cộng điểm học phần (cho học phần cùng với nội dung nghiên cứu của đề tài), cộng điểm rèn luyện, ƣu tiên đánh giá xếp loại thi đua, trao tặng giấy khen, tiền thƣởng, … là
  6. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |37 những hình thức khuyến khích cụ thể đối với sinh viên. Giảng viên cần hỗ trợ sinh viên từ việc chọn đề tài, lĩnh vực, phạm vi nghiên cứu phù hợp với năng lực nghiên cứu đến trong cả quá trình thực hiện. Tất nhiên, lĩnh vực, nội dung nghiên cứu phải thuộc chuyên ngành đang theo học của sinh viên. Sự hỗ trợ, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn kịp thời sẽ khuyến khích cho sinh viên nỗ lực hơn để có thể hoàn thành đƣợc công việc nghiên cứu của mình. Bốn là, tạo cơ chế tài chính thuận lợi ể giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu Hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học đƣợc quy định cụ thể tại Điều 42 Luật Giáo dục đại học (Luật 34), Luật Khoa học và công nghệ (2013) và Điều 16 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ là đƣợc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động khoa học công nghệ và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; … nhƣng phải theo quy định của pháp luật. Trong các quy định pháp luật hiện hành, các quy định về thủ tục thanh toán tài chính là một rào cản lớn khiến các giảng viên ngại đăng ký thực hiện đề tài, nhất là các đề tài cấp trên cơ sở. Do đó, trong khuôn khổ mức độ tự chủ của mình, nhà trƣờng không những cần tăng tỷ lệ nguồn tài chính dành cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học mà còn phải giảm thiểu tối đa các thủ tục giải ngân, đồng thời thông báo cụ thể, rõ ràng và hƣớng dẫn chi tiết cho mỗi giảng viên/sinh viên ngay từ khi bắt đầu đăng ký thực hiện đề tài. Trong điều kiện năng lực hiện nay, ở những chừng mực nhất định, trƣờng đại học địa phƣơng vẫn còn phải chấp nhận: “Không thể coi nghiên cứu khoa học là một nghề kinh doanh có lãi”. Ngoài ra, nhà trƣờng cần phải tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho phát triển khoa học, công nghệ, phát huy vai trò trí thức của đội ngũ giảng viên. Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học, bảo đảm vấn đề tự do học thuật, tôn trọng ý kiến, quan điểm khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên, chấp nhận và tôn trọng những quan điểm, ý kiến trái ngƣợc về học thuật. Nhà trƣờng cần có cơ chế hƣớng dẫn, hỗ trợ giảng viên trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền kiểu dáng công nghiệp, phát minh, sáng chế. 4. Kết luận Đánh giá xếp hạng các trƣờng đại học nói chung đƣợc dựa trên ba tiêu chí, bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất và quản trị chiếm 20%, số 80% điểm đánh giá còn lại đƣợc chia đều cho tiêu chí về các công trình nghiên cứu khoa học và tiêu chí về chất lƣợng giáo dục đào tạo. Nhƣ thế, công tác phát triển khoa học, công nghệ có một vị trí, vai trò đặc biệt trong một trƣờng đại học. Đối với các trƣờng đại học địa phƣơng, nơi chƣa thể thu hút đƣợc đội ngũ giảng viên có trình độ, chất lƣợng thực sự cao và chƣa thu hút, tuyển sinh đƣợc số sinh viên đầu vào có chất lƣợng tốt nhất thì vấn đề phát triển khoa học, công nghệ lại càng là hoạt động có ý nghĩa. Gắn phát triển khoa học, công nghệ với nâng cao chất lƣợng đào tạo sẽ là giải pháp hữu hiệu để từng bƣớc tăng sức cạnh tranh cho các trƣờng đại học địa phƣơng trong bối cảnh hiện nay. Thực hiện tốt giải pháp này chính là giúp mỗi trƣờng đại học địa phƣơng đạt đƣợc “mục tiêu kép” trong quá trình vận động, phát triển của mình.
  7. 38| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Phát triển khoa học công nghệ ể nâng cao năng ực quốc gia, đăng ngày 17/12/2020. [2]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020. [3]. Chính phủ, Nghị ịnh số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014. [4]. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, Phần II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn iện Đại hội ại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn iện Đại hội ại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [7]. Quốc hội, Luật Giáo dục ại học số 08/2012/QH13. [8]. Website Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đẩy mạnh hoạt ộng khoa học công nghệ trong c c cơ sở giáo dục ại học, đăng ngày 30/7/2017.
nguon tai.lieu . vn