Xem mẫu

  1. GẮN KẾT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG Nguyễn Thị Lý* TÓM TẮT: Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng thị trường lao động là trách nhiệm lớn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, một mặt, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho những người có nguyện vọng và nhu cầu học nghề, mặt khác, cung cấp số lượng lớn nguồn nhân lực có chất lượng cho nền kinh tế. Để đạt được yêu cầu đó, vai trò đánh giá, phản hồi của các doanh nghiệp, của người sử dụng lao động đối với sản phẩm đào tạo của nhà trường là rất quan trọng. Từ đó, chúng ta thấy được việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, sự gắn kết mật thiết giữa nhà trường và doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu, then chốt trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Và chính sự gắn kết này sẽ trao cho người học một cơ hội có được việc làm một cách vững chắc. Trong khuôn khổ bài tham luận này, chúng tôi muốn chia sẻ những giải pháp thực tế mà Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đã thực hiện nhằm phát triển và mở rộng mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng cao, việc làm bền vững 1. Nêu vấn đề Mục tiêu cuối cùng của đào tạo là việc làm, nếu người học nghề sau khi tốt nghiệp mà không có việc làm hoặc nhà trường đào tạo những nội dung mà thị trường việc làm không cần đến thì coi như không thành công. Đào tạo và việc làm là hai mặt gắn kết không thể tách rời của một quá trình. Việc làm bền vững vừa là mục tiêu, vừa là động lực của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và ở chiều ngược lại GDNN là nền tảng là chìa khóa để phát triển việc làm bền vững. Trong mối quan hệ gắn kết và thúc đẩy việc làm, việc làm bền vững, GDNN đặc biệt quan trọng đối với phát triển kỹ năng, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 786/LĐTBXH- TCGDNN ngày 02/3/2018 về việc gắn kết GDNN với doanh nghiệp gửi các Bộ, * Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức 403
  2. ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các cơ sở GDNN thuộc quyền quản lý triển khai đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Để giúp các cơ sở GDNN thực hiện tốt việc gắn kết với doanh nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã có Công văn số 589/TCGDNN-ĐTCQ ngày 29/3/2018 về việc đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp. Qua đó, chúng ta thấy được để đảm bảo học sinh - sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp thì việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là một giải pháp khá hữu ích cho 3 bên Nhà trường, Sinh viên và Doanh nghiệp. Vì mối quan hệ này cần có sự tương tác mật thiết hơn nữa trong công tác đào tạo góp phần tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Thực trạng Thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; chú trọng phát triển theo xu hướng lao động đã qua đào tạo có nghề chuyên môn yêu cầu về chất lượng, trình độ lao động, có tay nghề, năng suất lao động đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, các chính sách khởi nghiệp, kinh doanh đổi mới sáng tạo. Tính đến tháng 12-2018, mạng lưới cơ sở GDNN có ở đều khắp cả nước cả nước với 1.948 cơ sở GDNN trong đó có 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp và 1.032 trung tâm GDNN. Hệ thống các cơ sở GDNN, một mặt, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho những người có nguyện vọng và nhu cầu học nghề, mặt khác, cung cấp số lượng lớn nguồn nhân lực có chất lượng cho nền kinh tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề xuất tăng cường hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp; thành lập tổ công tác gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững, nhằm thúc đẩy các hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp, gắn đào tạo với việc làm. Nhiều cơ sở GDNN cũng đã thực hiện tốt nội dung gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động, với các doanh nghiệp thông qua việc ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Nhiều trường mời doanh nghiệp tham dự lễ tốt nghiệp để ký kết hợp đồng tuyển dụng trực tiếp với học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Một số trường tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên; cam kết giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Tính trung bình, năm 2018, tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%, trong đó tỷ lệ sinh viên cao đẳng ra trường có việc 404
  3. làm đạt 87%, trung cấp đạt 82%. Mức lương khởi điểm bình quân của sinh viên cao đẳng sau khi tốt nghiệp đạt 6,0 triệu đồng/tháng, học sinh trung cấp sau khi tốt nghiệp đạt 5,5 triệu đồng/tháng. Một số ngành, nghề có mức lương khá cao, có những nghề ở một số trường sinh viên tốt nghiệp ra trường có mức lương lên đến 10 - 15 triệu đồng/tháng. Khả năng có việc làm, thu nhập ổn định của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề đã góp phần định hướng, thay đổi dần nhận thức của xã hội về vai trò của GDNN. Số lượng tuyển sinh tăng lên. Năm 2018, cả nước đã tuyển sinh được 2.210.000 người, đạt 100,5% so với kế hoạch năm. Trong đó: trình độ cao đẳng khoảng 230.000 sinh viên (chiếm 10,4 %); trình độ trung cấp khoảng 315.000 học sinh (chiếm 14,3 %); trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.665.000 người; hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg và gần 19.000 người khuyết tật. 3. Giải pháp Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đã triển khai thực hiện các giải pháp trong việc gắn kết doanh nghiệp trong đào tạo nhằm hướng đến tạo việc làm bền vững cho sinh viên sau tốt nghiệp như sau: a) Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Ban lãnh đạo nhà trường thành lập một bộ phận chuyên trách có chức năng là đầu mối triển khai, thực hiện các hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, phát triển các mối quan hệ với doanh nghiệp, thực hiện công tác hỗ trợ, phục vụ học sinh - sinh viên, phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động: Tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho HSSV. b) Tham gia hội viên của hội và hiệp hội doanh nghiệp trong địa bàn Tp. HCM - Từ năm 2011 đến nay, Trường là hội viên của Hội doanh nghiệp Quận Thủ Đức, hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA). - Năm 2016, Trường CĐCNTĐ thành viên thứ 334 của Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA). Năm 2018, Trường là Hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh. c) Tổ chức ký kết hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp 405
  4. Hằng năm, nhà trường tổ chức ký kết hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực: Ô tô, cơ khí, điện - điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin, kinh doanh, kế toán và du lịch. Đến nay, Trường đã chính thức ký kết hợp tác với 122 doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hơn 1.000 doanh nghiệp chưa đi đến ký kết nhưng vẫn thường xuyên hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động tiếp nhận GV - HSSV tham quan, thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Nhà trường đã triển khai các nội dung hợp tác như: - Hợp tác trong xây dựng chương trình đào tạo và tài liệu giảng dạy - Tổ chức các hội thảo chuyên môn với sự tham gia của doanh nghiệp - Tham quan, thực tập của GV và HSSV - Tài trợ học bổng, thiết bị dạy học - Đào tạo theo mô hình “đào tạo kép” - Đào tạo ngắn hạn, đào tạo nghiệp vụ an toàn lao động - Tổ chức thi và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia - Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. d) Triển khai mô hình đào tạo kép tại Trường Năm 2017 - 2018, Trường CĐCNTĐ đã ký kết hợp tác với 4 doanh nghiệp là: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Viễn thông Phương Nam, Công ty Cổ phần Thiết bị Bách Khoa, Công ty CMC và Công ty TNHH Giải pháp Sóng Nam trong triển khai chương trình đào tạo kép ngành Truyền thông và mạng máy tính dành cho 26 sinh viên bậc cao đẳng. Đặc biệt, năm học 2018 - 2019, Nhà trường đã triển khai ký kết hợp tác đào tạo ngành Logistics (hệ cao đẳng) với Công ty Phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng vào ngày 25/10/18. Với mô hình “đào tạo kép” thực hiện học tập tại doanh nghiệp 70% khối lượng chương trình sẽ giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp thích ứng nhanh với công việc và đơn vị chỉ cần tập huấn thêm khoảng 2 tuần thay vì đào tạo lại từ 6 đến 8 tháng như trước đây. đ) Tổ chức đưa GV, HSSV tham quan thực tế và tham gia chương trình “Học kỳ doanh nghiệp” thực tập tại doanh nghiệp Mô hình “Học kỳ doanh nghiệp” được nhà trường triển khai đầu tiên đến HSSV Khoa Cơ khí từ đầu năm học 2012 - 2013 và đến GV Khoa Công nghệ Thông tin từ giữa năm học 2012 - 2013. Đến nay, nhà trường đã đưa chương trình “Học kỳ doanh nghiệp” vào chương trình đào tạo của bậc cao đẳng và trung cấp ở các ngành nghề thuộc các khoa như: Cơ khí chế tạo, Cơ khí Ô tô, Điện - Điện tử, CNTT, QTKD, TCKT, Du lịch. Đến nay hoạt động đưa GV - HSSV tham gia 406
  5. thực tập tại doanh nghiệp đã đi vào ổn định; số lượng HSSV của các khoa tham gia thực tập theo mô hình Học kỳ doanh nghiệp ngày càng tăng (theo thống kê năm 2016 = 1.536 HSSV, năm 2017 = 1.833 HSSV, năm 2018 = 1.774 HSSV). Trường đã chính thức ký kết hợp tác với 126 doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hơn 1.000 doanh nghiệp vẫn thường xuyên hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động tiếp nhận GV - HSSV tham quan, thực tập thực tế tại doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tiếp nhận thực tập tăng, đáp ứng nhu cầu tiếp cận môi trường thực tế tại doanh nghiệp của HSSV. HSSV được tham gia chương trình thực tập này vừa có môi trường làm việc thực tế để trải nghiệm vừa được tích lũy kinh nghiệm trong chuyên môn, tăng khả năng thích nghi, khả năng tự học, rèn luyện các kỹ năng mềm, tính kỷ luật và đặc biệt, HSSV có thể hình dung và hiểu rõ hơn về công việc trong tương lai của mình để có động lực phấn đấu; Giảng viên có cơ hội được bổ sung, nâng cao kiến thức và cập nhật xu thế kịp thời giúp bài giảng thêm sinh động, dễ hiểu và thu hút HSSV. Nhà trường và doanh nghiệp kết hợp đào tạo nghề không chỉ giúp sinh viên tiếp cận nhiều cơ hội việc làm mà DN cũng có được nhân lực đảm bảo cho hoạt động sản xuất, giảm chi phí đào tạo lại cho lao động. e) Các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp Nhằm hỗ trợ HSSV tìm kiếm được việc làm phù hợp sau tốt nghiệp trường đã triển khai các giải pháp: - Xây dựng website vieclam.tdc.edu.vn. - Tạo trang facebook giới thiệu việc làm của Trường CĐCNTĐ. - Tiếp nhận và đăng thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp lên website. - Tổ chức các chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa doanh nghiệp và HSSV các khoa, thông qua chương trình doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn HSSV tuyển thực tập hoặc HSSV sắp tốt nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp. - Gửi thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp đến email cá nhân của HSSV và gọi điện thoại trực tiếp cho HSSV về thông tin việc làm. - Tổ chức Ngày hội hướng nghiệp và tuyển dụng, trường mời doanh nghiệp tham gia bố trí các gian hàng tuyển dụng, giới thiệu các vị trí, ngành nghề mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng, thông qua ngày hội HSSV sau tốt nghiệp và người lao động có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp, tìm hiểu các ngành nghề doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng. - Tổ chức tập huấn kỹ năng “Viết hồ sơ và phỏng vấn xin việc” dành cho HSSV tham gia ngày hội. 407
  6. g) Khảo sát tình hình việc làm của HSSV sau tốt nghiệp Nhà trường tiến hành khảo sát tình hình việc làm HSSV sau tốt nghiệp. Theo báo cáo kết quả khảo sát vào tháng 05/2019 cho thấy, tỷ lệ sinh viên bậc Cao đẳng và học sinh bậc Trung cấp có làm việc đúng và liên quan chuyên ngành (trong 6 tháng) xấp xỉ nhau và ở mức độ khá cao, bậc Cao đẳng làm việc đúng và liên quan chuyên ngành là 83%, học sinh bậc Trung cấp là 82.4%. Thời điểm tìm được việc làm trong vòng 06 tháng sau khi tốt nghiệp: Đối với sinh viên bậc Cao đẳng là 83.2% và học sinh bậc Trung cấp là 100%, đến thời điểm trên 06 tháng sau khi tốt nghiệp tỉ lệ HSSV tìm được việc làm đối với bậc Cao đẳng là 16.8% và Trung cấp là 0%. Mức thu nhập bình quân của sinh viên tại thời điểm khảo sát trên 6 tháng có mức thu nhập trên 6.000.000 đối với sinh viên bậc CĐ đạt 54.5% và HS bậc TC là 76.5%. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ HSSV đánh giá học được kiến thức, kỹ năng và một phần kiến thức kỹ năng từ chương trình đào tạo rất cao, 90.5% sinh viên bậc Cao đẳng và 88.2% học sinh bậc Trung cấp nhận xét học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết và học được một phần kiến thức, kỹ năng cần thiết. Hoạt động này nhằm giúp nhà trường kịp thời nắm bắt tình hình việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp, các vấn đề về kỹ năng còn thiếu, cũng như ý kiến đánh giá của HSSV về hoạt động đào tạo của nhà trường để bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. h) Khảo sát doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng làm việc của cựu HSSV sau đào tạo Thông qua báo cáo khảo sát số 57/BC-CNTĐ-TDN ngày 09/07/2019 của Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Trường thực hiện khảo sát 30 doanh nghiệp với 3 loại hình doanh nghiệp có HSSV trường đang làm việc, cụ thể: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 40%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 43%, doanh nghiệp quốc doanh 17%. Theo phân tích kết quả cho thấy: 47% cựu HSSV làm việc tại DN trên 12 tháng và 23% cựu HSSV làm việc tại DN từ 6-12 tháng. Bên cạnh đó, 60% doanh nghiệp đánh giá HSSV do nhà trường đào tạo đáp ứng được phần lớn công việc tại DN, 40% doanh nghiệp đánh giá đáp ứng trung bình. Như vậy, 100% DN nhận xét nguồn nhân lực do Trường đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc của DN. Qua đó, cho thấy DN đánh giá tích cực về lực lượng lao động do nhà trường đào tạo. Hoạt động này giúp nhà trường phân tích, đánh giá tiếp cận được những yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp về người lao động khi đến với cuộc CMCN 4.0. 408
  7. i) Cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo Chương trình đào tạo của nhà trường thường xuyên được cập nhật và điều chỉnh, có sự tham gia góp ý từ doanh nghiệp; Trường đã áp dụng học chế tín chỉ từ khi tổ chức đào tạo khóa CĐ đầu tiên, năm 2009. Hiện tại, 100% chương trình đào tạo bậc CĐ, TC được tổ chức theo học chế tín chỉ (hiện tại nhà trường đào tạo 23 ngành trình độ CĐ và 17 ngành trình độ Trung cấp với tổng quy mô hằng năm trên 8.000 HSSV theo học). Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của nhà trường đã được lãnh đạo nhà trường định hướng tổ chức đào tạo linh hoạt để tạo điều kiện cho người học hoàn thành chương trình học và đáp ứng chuẩn đầu ra của trường; mặt khác, tạo sự liên thông giữa các trình độ trong một nghề và giữa các nghề. Trường CĐCNTĐ đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp và không ngừng mở rộng các mối quan hệ với doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học cũng như tìm kiếm các cơ hội để giúp HSSV có được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp và doanh nghiệp có được nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề. Kết luận Chỉ khi quá trình đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với DN thì mặt bằng chung về trình độ tay nghề mới được nâng dần lên. Đào tạo phải đi vào thực chất, người học nghề phải đảm bảo có công việc tốt sau khi ra trường và thu nhập ổn định. Như vậy, gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp luôn giải pháp hiệu quả, là mắt xích quan trọng và then chốt để giải quyết vấn đề việc làm của HSSV sau tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tay nghề chất lượng cao trong nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Qua đó, chúng ta thấy liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp cần được tiếp tục phát huy để giải quyết được những bất cập và khó khăn trong thị trường nguồn lao động hiện tại ở Việt Nam. Có như thế, nền kinh tế ở nước ta mới có thể sánh vai kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới./. 409
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2018). Công văn số 786/LĐTBXH-TCGDNN ngày 02/3/2018 của về việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. 2. Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp. (2018). Công văn số 589/TCGDNN-ĐTCQ ngày 29/3/2018 của về việc đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. 3. https://giaoduc.net.vn/tin-hiep-hoi/tien-si-phan-chinh-thuc-neu-7-huong-tiep-can-de- phat-trien-giao-duc-nghe-nghiep-post199080.gd 4. 4.http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?TinTucID=29779&page=5 5. http://gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/37142/seo/Gan-ket-giua- giao-duc-nghe-nghiep-voi-nhu-cau-cua-doanh-nghiep-thi-truong-lao-dong-va-viec-lam/ Default.aspx 410
nguon tai.lieu . vn