Xem mẫu

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Fintech VÀ THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NGÀNH CHỨNG KHOÁN TS. Đào Lê Minh, TS. Nguyễn Thanh Huyền Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tóm tắt Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution - 4IR) liên quan đến tập hợp các công nghệ cao như Trí tuệ nhân tạo (AI), robot tư vấn, blockchain... đang làm thay đổi các hệ thống xã hội, hệ thống kinh tế và chính trị, gây áp lực rất lớn lên các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách. Trong lĩnh vực tài chính nói chung hay thị trường chứng khoán nói riêng, việc áp dụng hàng loạt công nghệ tài chính (Fintech) hướng đến lợi ích tiềm năng sẽ làm giảm rủi ro và chi phí giao dịch cũng như tăng tính thanh khoản và tính minh bạch cho thị trường. Ứng dụng Fintech được các nhà quản lý, các tổ chức quốc tế chú trọng phối kết hợp với các bên tham gia thị trường để triển khai hiệu quả, nghiên cứu phương thức quản lý, giám sát đảm bảo an toàn vì lợi ích của các bên tham gia thị trường. Bài viết này hướng tới việc phân tích những lợi ích tiềm năng đồng thời cũng phác thảo những rủi ro, từ đó khuyến nghị trong quản lý và giám sát mới để nắm bắt đầy đủ tiềm năng của Fintech và làm cho tổng thể thị trường tài chính nói chung hay thị trường chứng khoán nói riêng trở nên kiên cường hơn trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Từ khóa: Fintech, quản lý thị trường chứng khoán 1. 4IR và thị trường vốn 4IR được thể hiện trong lĩnh vực chứng khoán và được tạo dựng trên cơ sở đổi mới công nghệ tài chính hay còn gọi là Fintech (Financial technology), những thay đổi này đã bắt đầu nội tại của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán được kích hoạt bởi sự kết thúc của tài chính hóa và những đổi mới tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ tài chính để hiện đại hóa hạ tầng giao dịch, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ... 63
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính Thị trường vốn Ngân hàng (cổ phiếu, trái phiếu) Fintech (cung cấp các dịch vụ mới) Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1: Mô phỏng mức độ ảnh hưởng của Fintech Những đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và một số lĩnh vực thiết yếu khác sẽ đóng vai trò tạo động lực thay đổi cơ bản trong hệ thống kinh tế trung và dài hạn, chẳng hạn thay đổi nền kinh tế dựa vào tín dụng sang nền kinh tế tín dụng dựa vào nền tảng mảng, gia tăng các thị trường giao dịch phi thị trường, mất dần ranh giới giữa các cá nhân, các tập đoàn và các thị trường dẫn đến việc cân nhắc lại vai trò của các tổ chức trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán. Sự giao thoa giữa hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán được thực hiện một cách dễ dàng thể hiện sự biến chuyển các khoản tiết kiệm đầu tư vào chứng khoán. Fintech dễ dàng kết nối các ngân hàng cung cấp dịch vụ với tổ chức thị trường và hệ thống thanh toán bù trừ. Có thể nói, theo nghĩa rộng nhất, Fintech được hiểu là việc áp dụng kỹ thuật công nghệ thông tin sáng tạo vào ngành chứng khoán, các phân đoạn chính gồm: (1). giao dịch phân quyền (P2P lending) nhằm thay thế trung gian tài chính, các hoạt động cho vay: thông qua Internet, các nhà cung cấp tín dụng tìm hiểu thực trạng khách hàng dựa trên kho Dữ liệu lớn, từ đó quyết định phê chuẩn vốn cho khách hàng. Đồng thời, thông qua hệ thống Internet, người vay có thể tiếp cận được các nguồn vốn với các điều kiện tốt hơn khi đầu tư vào các tài sản tài chính truyền thống hơn là tiếp cận nguồn vốn các tổ chức tín dụng; (2). hệ thống thanh toán bù trừ - công nghệ hay cơ chế tạo điều kiện phối hợp giữa các hệ thống bằng cách mở các giao diện để có thể tương hợp với hệ thống hay phần mềm khác. Cơ sở dữ liệu mềm có thể kết hợp với nhiều loại hình tổ chức khác 64
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" nhau để cải thiện sự tiện lợi của ứng dụng và dẫn tới khối lượng các giao dịch trên thị trường tăng cao; (3). robo-advisors: dịch vụ tư vấn cấp cao sử dụng các thuật toán tự động để tạo danh mục đầu tư tối ưu nhằm cung cấp các khuyến nghị dành cho nhà đầu tư cá nhân giàu có và nhà đầu tư tổ chức với mức chi phí thấp; (4). an ninh tài chính - công nghệ để xác minh, nhận dạng cá nhân bằng cách sử dụng sinh trắc học như các mô tĩnh mạch, dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt... sẽ là tiện ích cho người sử dụng trong việc xác thực danh tính từ đó loại bỏ dần sự cần thiết của thẻ thông minh và mật khẩu. Nguồn: Patrick Armstrong (2017) Hình 2. Hệ thống tài chính biến đổi bởi Fintech Thị trường vốn rất quan trọng cho việc phân bổ tín dụng và đầu tư hiệu quả. Để có lợi nhất, thị trường vốn phải có khả năng hoạt động tự do, giám sát và xử lý vi phạm, đảm bảo môi trường tăng trưởng kinh tế bền vững. Tiềm năng cho Fintech nhảy vọt, mang lại nguồn tài chính lớn hơn là do đa dạng hóa phương thức tiếp cận vốn, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, khiến nhiều thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam đặt trọng tâm vào nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của Fintech. Mức độ phát triển của Fintech khác nhau đáng kể chỉ tính riêng năm 2015, số tiền đầu tư cho Fintech tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương khoảng 4,3 tỷ USD, đã tăng gấp 4 lần so với năm 2014, cao nhất là Trung Quốc chiếm 45%, Ấn Độ là 38%. Với thị trường chứng khoán, Fintech mang ý nghĩa quan trọng, đó là: + Hình thành lớp tài sản ổn định tới công chúng đầu tư trong môi trường nhà đầu 65
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" tư không mấy tin tưởng về hàng hóa trên thị trường, một phần do thông tin thiếu minh bạch để nhà đầu tư đưa ra được quyết định. Trong môi trường này, Fintech có thể nâng cao trải nghiệm cho người dùng và giảm rào cản đầu tư, từ đó mở rộng phạm vi của đối tượng tham gia đầu tư. + Fintech tạo môi trường thông tin minh bạch, đa chiều, hướng nhà đầu tư chủ yếu vào đầu tư dài hạn, đa dạng hóa thông qua giới thiệu hệ thống trực tuyến, di động, hệ thống ứng dụng công nghệ mở, cho việc cung cấp các dịch vụ ở các định dạng thuận tiện và dễ tiếp cận. + Tiến bộ trong Fintech và 4IR có thể được thúc đẩy bởi các chuyên gia tay nghề cao không phân biệt quốc tịch trên toàn cầu, tạo ra một hình thức cạnh tranh quốc tế về nguồn nhân lực và ý tưởng xuất sắc. + Bằng cách tạo ra hệ sinh thái hấp dẫn cho các bên tham gia thị trường, có thể thúc đẩy, kích thích cả bên cung và cầu góp phần duy trì và nâng cao vị thế của Việt Nam hướng tới là một trung tâm tài chính quốc tế. 2. Thách thức trong quản lý Thị trường chứng khoán Cho đến nay, các quy định truyền thống đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển khu vực tài chính. Thông thường, đối với cơ quan chức năng, việc thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực tài chính đứng ở vị trí thứ yếu, vấn đề này trở thành rào cản đáng kể cho sự phát triển của Fintech. Tuy nhiên, việc chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế và xã hội thay đổi mọi thứ, do đó bắt buộc cơ quan quản lý phải chấp nhận theo đuổi một cách tích cực hơn. Những thay đổi trong cách thức tiếp cận vốn trong giai đoạn thế giới hậu khủng hoảng, mô hình quản lý toàn cầu hướng đến loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro đã tạo áp lực khá lớn đến lợi nhuận và quyền lực trong đàm phán, làm thay đổi đáng kể giữa các bên tham gia thị trường. Fintech chiếm một vị trí quan trọng trong việc giúp các công ty và tổ chức đầu tư tạo ra các báo cáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo hài hoà giữa quản lý rủi ro và công bằng cho các bên tham gia. 66
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Khung pháp lý cho Phát triển tiêu chuẩn việc sử dụng dữ liệu dữ liệu cho việc tận dụng big data và giải pháp xử lý Ứng dụng hiệu quả APIs và DLTs Mối quan hệ giữa tổ chức tài chính, Fintech và cơ quan quản lý Thúc đẩy tính tuân thủ và khung pháp lý chuẩn mực cho hệ thống báo cáo Nguồn: SEC Hình 3: Ứng dụng Fintech Cơ quan quản lý ngày càng chú trọng đến chất lượng và tính minh bạch của báo cáo từ các công cụ quản lý dữ liệu làm sạch và thực hiện phân tích dữ liệu nội bộ thông qua việc áp dụng công nghệ trực quan mới nhất. Hay nói cách khác, cơ quan quản lý, giám sát đóng vai trò như người lái xe hay phanh cho những thay đổi cần thiết trong quá trình chuyển đổi ngành tài chính. Các cuộc khủng hoảng định kỳ đã trải qua trên thế giới trong những thập kỷ qua đã chỉ ra rằng tồn tại của các tài chính mạnh là rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế. Điều kiện tiên quyết để đạt được sự ổn định kinh tế là đảm bảo rằng các tổ chức tài chính hoạt động tốt, để đạt được mục đích này, cơ quan quản lý cần phải hướng đến 4 mục tiêu chính, đó là: (i). thúc đẩy ổn định hệ thống tài chính, phòng tránh rủi ro hệ thống; (ii). hoạt động thanh toán bù trừ đảm bảo an toàn thông suốt; (iii). bảo vệ nhà đầu tư; (iv). nâng cao hiệu quả và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống. 67
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Biến đổi trong khu vực tài chính Mục tiêu quản lý, giám sát Phân phối và quan hệ khách hàng Kênh kỹ thuật số - Tư vấn tài chính tự động - Trung gian mới HIỆU QUẢ Sản phẩm ỔN ĐỊNH Tín dụng TÀI CHÍNH Thanh toán Tiền gửi Đầu tư - di động - mô hình điểm neobank Tự động hoá - trực tiếp tín dụng mới giao dịch - qua bên thứ ba - chợ cho vay tần suất cao BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ Hạ tầng Hạ tầng thị trường tài chính Hạ tầng công nghệ HỘI NHẬP - Hệ thống thanh toán thời Điện toán đám mây HỆ THỐNG gian thực TÀI CHÍNH - DLTs Nguồn: José Manuel González-Páramo Hình 4: Thay đổi trong khu vực tài chính và mục tiêu quản lý, giám sát Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư cũng kêu gọi cách thức mới để xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý phù hợp. Tốc độ thay đổi phải cùng với tốc độ đổi mới của công nghệ đang tăng tốc, đặc biệt là các chính sách xuyên biên giới đang được coi là quá chậm, quá lạc hậu và cứng nhắc. Trong khuôn khổ này, các cơ quan quản lý cần lưu ý là Fintech không chỉ khiến hệ thống tài chính biến đổi mà còn trực tiếp giúp cơ quan quản lý giải quyết tốt hơn các rủi ro (như truyền thông, minh bạch thông tin) đối với sự ổn định tài chính, bảo vệ các bên tham gia thị trường và tính toàn vẹn của hệ thống. 3. Khuyến nghị đối với quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam Sự tập trung của cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam đóng vai trò chính trong việc thực hiện mục tiêu thúc đẩy bảo vệ nhà đầu tư, thị trường có trật tự và ổn định tài chính, chịu trách nhiệm chính trong quản lý và giám sát, điều chỉnh các hoạt động tài chính mới và sáng tạo trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần 18 năm hoạt động đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, đang dần trở thành một kênh huy động vốn hữu ích, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Tính đến ngày 31/12/2017, quy 68
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" mô vốn hóa thị trường đã vượt cả mục tiêu tới năm 2020, khi mức vốn hóa thị trường đạt gần 3,360 ngàn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, đạt trên 70% GDP1, mức cao nhất kể từ khi thị trường mở cửa. Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính đến năm 2020 và Quyết định số 252/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 thì đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu phấn đấu đạt khoảng 70% GDP và tổng dư nợ trái phiếu khoảng 30% GDP. Để có thể đạt được mục tiêu này, rất cần có sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Tài chính và các cấp bộ, ngành để thị trường có thể phát triển nhanh, mạnh, vững chắc và có mức tăng trưởng đột phá. Bên cạnh đó, chúng ta luôn nỗ lực tìm kiếm giải pháp để thị trường phát triển ổn định và bền vững, liên tục nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ hiện đại không chỉ cho hệ thống hạ tầng cơ sở giao dịch, hệ thống giám sát hiện đại tương hợp với hệ thống của các nước khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã cho thấy ranh giới giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các quốc gia đang dần bị xoá nhoà. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho hoạt động kết nối thị trường quốc tế, tiến trình hoà nhập thì cũng gây khá nhiều bất lợi cho hoạt động phòng chống rửa tiền, quản lý dòng vốn,... từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững thị trường chứng khoán thậm chí là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính. Để tận dụng triệt để công nghệ hiện đại từ thành quả Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, cần phải cân nhắc: Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý2 cho hoạt động quản lý giám sát - phát triển công nghệ đang thay đổi cơ bản bản chất cũng như văn hoá và thể chế của thị trường chứng khoán. Trọng tâm của các thay đổi này phát triển theo hướng sử dụng công nghệ để điều tiết, quản lý lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện phát hiện và phản ứng tốt hơn đối với các hành vi vi phạm, chủ động trong phòng ngừa rủi ro, thông qua việc: + trao quyền cho các doanh nghiệp để đào tạo nhân viên tốt hơn và tuân thủ quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp; + nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro do thiếu tuân thủ trong các doanh nghiệp, điều này được thể hiện từ đạo đức hành nghề của nhân viên phụ trách tuân thủ. Thứ hai, tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường- dựa vào niềm tin của khách hàng mà các tổ chức trung gian thực hiện tư vấn thiếu trung 1 Vốn hóa thị trường chứng khoán được tính đối với thị trường cổ phiếu và CCQ, không bao gồm thị trường trái phiếu. 2 Những thay đổi dự kiến trong Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi được đăng tại Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 234, 235 năm 2018. 69
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" thực, gian lận về các sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường chứng khoán làm tăng nguy cơ gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Việc áp dụng công nghệ để nắm bắt, lưu trữ, và phân tích dữ liệu làm giảm nguy cơ dữ liệu bị lạm dụng, phát hiện và ngăn chặn những dấu hiệu bất thường. Thứ ba, bảo mật thông tin - các dịch vụ tài chính tự động cho phép truy cập thông tin dữ liệu từ các kho lưu trữ theo yêu cầu của khách hàng, trong một số trường hợp, các dữ liệu này được sử dụng với mục đích thao túng thông tin để trục lợi cá nhân hoặc gây ảnh hưởng xấu đến thị trường. Để đảm bảo an toàn thông tin của nhà đầu tư cần phải áp dụng các hàng rào bảo vệ giới hạn phạm vi cho mỗi đối tượng được phép tiếp cận thông tin. Thứ tư, thường xuyên thanh kiểm tra các giao dịch - thông qua việc áp dụng mô hình trực quan trên cơ sở dữ liệu thứ cấp để quan sát các mối liên hệ giữa người, hoạt động giao dịch thực và thời gian thực hiện giao dịch từ đó phát hiện các giao dịch bất thường. Thứ năm, hợp tác xuyên biên giới - nhằm quản lý và điều chỉnh các hoạt động giao dịch xuyên biên giới để kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào - ra một cách bất thường, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường thậm chí gây khủng hoảng do dòng vốn vào hoặc ra một cách ồ ạt. Đồng thời, hoạt động hợp tác này còn nhằm ngăn chặn các hành vi rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4. Kết luận 4IR đã liên tục đưa ra những nghiên cứu và được ứng dụng với tốc độ ngày càng nhanh hơn, tạo ra những cơ hội mới không chỉ cho nhà đầu tư mà cho cả các bên tham gia thị trường khác. Điều này cũng là thách thức đối với cơ quan quản lý trong hoạt động giám sát thực thi nhiệm vụ bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo thị trường công bằng và ổn định tài chính. Kỳ vọng cuộc 4IR thành công và ngành chứng khoán nỗ lực liên tục đổi mới và tăng trưởng thông qua việc áp dụng thành quả kỹ thuật khoa học tài chính hiệu quả, cho một tương lai thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hòa nhập nhưng vẫn đảm bảo an toàn an ninh không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán mà cả hệ thống tài chính Việt Nam. 70
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Tài liệu tham khảo 1. TS. Đào Lê Minh và TS. Nguyễn Thanh Huyền (2017), Quản lý, giám sát ngành chứng khoán trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Đại học Thương mại 2017. 2. Patrick Armstrong (2017), Financial technology: Applications within the securities sector, ESMA. 3. Davos-Klosters (2016), Mastering the Fourth Industrial Revolution, WEF 2016. 4. McKinsey Global Institute (2016), Digital finance for all: Powering inclusive growth in emerging economies, report. 5. Norbert Schwwieters và Bob Morits (2017), 10 Principles for Leading the Next Industrial Revolution, strategy and business. 6. IOSCO Research (2017), Report on Financial Technologies (Fintech). 7. Và một số trang thông tin điện tử liên quan. Ngày gửi bài: 20/5/2018 Ngày gửi lại bài: 27/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 71
nguon tai.lieu . vn