Xem mẫu

  1. FDI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM TS. Đinh Thiện Đức ThS. Nguyễn Thị Vi ThS. Trần Thị Dương Ngân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Việc gia nhập WTO đã dẫn đến một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào nền kinh tế nước ta. Trước viễn cảnh này, một câu hỏi rất quan trọng được đặt ra là liệu làn sóng FDI này có làm cho người giàu giàu hơn, còn người nghèo thì nghèo hơn? Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích tác động của luồng FDI đối với bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Đặc biệt là nghiên cứu thực nghiệm dựa trên phân tích hồi quy phân vị số liệu trong giai đoạn 2007 - 2017 FDI vào Việt Nam và tác động của nó đối với bất bình đẳng thu nhập. Từ khóa: Việt Nam, FDI, bất bình đẳng thu nhập 1. GIỚI THIỆU Toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Mặc dù không có khái niệm chuẩn mực nào về toàn cầu hóa, nhưng các học giả đều cho rằng nó có thể được định nghĩa là sự hội nhập của con người, vốn, văn hóa, công nghệ và dịch vụ… Từ đầu những năm 1970, hầu hết các quốc gia đều tiến hành tự do hóa thị trường thông qua sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất (ví dụ lao động và vốn) ra bên ngoài biên giới lãnh thổ của họ. Cho đến giữa những năm 1990, khu vực tự do hóa thương mại đã trở thành chương trình nghị sự giữa nhiều quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Điều này đã góp phần cải thiện hoạt động trao đổi thương mại giữa các quốc gia. Một trong những điểm sáng quan trọng của toàn cầu hóa hiện nay là sự tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Asean. Việt Nam được biết đến với nhiều chính sách có tính hướng ngoại. Hơn nữa, các chính sách thúc đẩy thương mại lần đầu tiên được đề cập trong nửa cuối những năm 1980 (khi Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế). Cùng với các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã đưa ra các điều luật cùng với những điều chỉnh đối với FDI đã làm tăng sự hấp dẫn của đầu tư nước ngoài. Trong nửa đầu thập niên 1990, Việt Nam đã thu hút hơn 7 tỷ USD. Chính sách mở cửa nền kinh tế đã đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ một nước nghèo (GDP bình quân đầu người năm 1989 chỉ 100 USD), Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.587 USD) và là quốc gia có tốc độ hội nhập ấn tượng, là đối 105
  2. tác chiến lược của nhiều quốc gia lớn, có tiếng nói quan trọng trong Liên hợp quốc, có vị thế trong khu vực và trên thế giới. FDI đã trở thành nhân tố quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Động lực tăng cường thu hút FDI xuất phát từ kỳ vọng tích cực về tác động toàn diện của FDI mang lại trong việc cải thiện năng suất, chuyển giao công nghệ, giới thiệu tiến bộ khoa học mới, kỹ thuật quản lý, bí quyết của thị trường, đào tạo công nhân và mạng lưới sản xuất quốc tế. Hơn nữa, FDI được xem như là nguồn tài chính quan trọng cho các nước có tiềm lực vốn hạn chế như Việt Nam. Vai trò của FDI đối với quá trình phát triển cần được xem xét rộng hơn, đặc biệt là kỳ vọng về tác động của nó đến tăng trưởng sản lượng. Tuy nhiên, FDI cũng có mặt trái đối với sự phát triển xã hội. Có những bằng chứng về tác động tiêu cực của FDI đối với các kỳ vọng khác của nền kinh tế, ví dụ vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Có hai quan điểm trái ngược nhau về tác động của FDI đối với bất bình đẳng thu nhập. Quan điểm thứ nhất, FDI có tác động làm giảm bất bình đẳng thu nhập khi các nguồn vốn được đầu tư vào ngành đem lại lợi ích cho số động những lao động tay nghề thấp (Deardorff và Stern, 1994). Quan điểm thứ hai, FDI có thể làm xấu đi việc phân phối thu nhập, do tác động lan tỏa của tiền lương khi các công ty đa quốc gia (MNCs) thường trả lương cao hơn cho các đối tác địa phương (Chase-Dunn, 1985). Khi cần thuê nhiều lao động hơn làm việc với công nghệ mới, họ thường tận dụng lợi thế về vốn để trả mức lương cao hơn nhằm thu hút lao động (có tay nghề cũng như không có tay nghề). Điều này cũng có nghĩa là sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia sẽ làm giảm thị phần của các hãng địa phương do lao động bị thu hút vào các công ty đa quốc gia. Khi lợi nhuận có xu hướng giảm, các hãng địa phương buộc phải giảm chi phí thông qua việc giảm mức lương trả cho người lao động và giảm số lượng lao động có thể thuê trên thị trường. Mục đích của bài viết này là phân tích tác động của FDI đối với bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2017. Nghiên cứu này khác biệt so với những nghiên cứu trước đây chính là cách tiếp cận khác về lao động. Đặc biệt, với việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy phân vị, nhóm tác giả đã phân tích và rút ra kết luận về ảnh hưởng của FDI lên từng mức thu nhập. Lợi thế của phương pháp này là đưa ra cách tiếp cận thực tế hơn nhằm làm sáng tỏ những tác động thuận chiều khác nhau trong phân bố kết quả. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Toàn cầu hóa là một quá trình của hội nhập quốc tế khi nó cho phép các quốc gia tương tác với nhau. Mahler và cộng sự (1999) cho thấy mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và bất bình đẳng thị trường nội địa trong sự phát triển thị trường. Hai 106
  3. vấn đề quan trọng quan sát được từ hội nhập đó là dòng vốn FDI và trao đổi thương mại. Kết luận rút ra từ việc sử dụng số liệu thu nhập của Luxembourg (LIS) nhóm tác giả đã phát hiện rằng, cả FDI và thương mại đều không có ý nghĩa trong việc giải thích sự bất bình đẳng thu nhập. Do đó, toàn cầu hóa không phải là nhân tố quan trọng để giải thích về phân phối thu nhập ở các nước phát triển. Mah (2003) đánh giá tác động của toàn cầu hóa lên phân phối thu nhập ở Hàn Quốc giai đoạn 1975 - 1995. Những phát hiện chỉ ra rằng, cả độ mở thương mại và FDI đều tác động có ý nghĩa lên hệ số Gini. Thêm nữa, toàn cầu hóa làm giảm sự phân phối thu nhập hoàn toàn không xảy ra ở Hàn Quốc. Celik và Basdas (2010) quan sát ảnh hưởng của toàn cầu hóa lên bất bình đẳng thu nhập đối với cả các nước phát triển và đang phát triển. Các kết quả cho thấy luồng FDI tăng lên đã cải thiện được tình trạng bất bình đẳng thu nhập đối với cả các nước phát triển và đang phát triển, nhưng điều ngược lại đã được phát hiện ở các nước Asean. Bên cạnh đó, họ phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều giữa FDI và hệ số Gini. Changkyu (2006) phát hiện ra mối quan hệ giữa FDI (cả vào hay ra) và bất bình đẳng thu nhập trong các quốc gia. Sử dụng hệ số Gini chỉ số mô tả bất bình đẳng thu nhập, các kết quả cho thấy cả FDI vào hay ra đều có tác động làm tăng bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, tác động của luồng FDI chảy ra lớn hơn so với luồng FDI chảy vào. Hơn nữa, tác giả tìm ra rằng, trong các nước giàu và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh có xu hướng phân phối thu nhập ngang bằng nhau. Một số nghiên cứu khác xem xét tác động của độ mở thương mại đối với bất bình đẳng thu nhập. Elena và Marco (2009) cho rằng tương tác giữa thương mại và việc tiếp nhận công nghệ có thể là nguyên nhân làm gia tăng sự khác biệt về thu nhập trong các nước đang phát triển. Thông qua việc sử dụng số liệu của 65 quốc gia đang phát triển và số liệu bất bình đẳng thu nhập toàn cầu, cho thấy cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đều làm xấu đi sự phân phối thu nhập khi trao đổi thương mại với các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, kết quả này được giữ nguyên đối với các nước có thu nhập trung bình. Họ cũng tìm ra rằng tổng dòng chảy thương mại không liên quan nhiều đến bất bình đẳng thu nhập giữa các nước đang phát triển. Một vấn đề quan trọng trong phạm vi nghiên cứu này là tác động của FDI đối với bất bình đẳng vùng. Lessman (2013) cho rằng, các quốc gia nhận FDI sẽ có nhiều vốn hơn và sẽ làm tăng năng suất cận biên của lao động cũng như sản lượng và tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi FDI bao hàm cả chuyển nhượng vốn. Sử dụng số liệu của 55 quốc gia bất bình đẳng theo vùng được phân loại thu nhập (thấp, trung bình và cao) giai đoạn 1980 - 2009 thì các kết quả cho thấy rằng, mức độ phát triển có tác động quan trọng lên mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập. 107
  4. 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Để xem xét tác động của FDI lên bất bình đẳng thu nhập, nhóm tác giả sử dụng mô hình đã được các nhà nghiên cứu khác sử dụng rộng rãi (Celik và Basdas 2010; Becker và công sự 2005). Mô hình cơ bản được thể hiện như sau: Yt = β0t + β1tFDIt + β2tTOt + β3tLEt + et Trong đó: Y là GDP bình quân đầu người FDI là tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỷ lệ GDP TO là độ mở thương mại đạt được thông qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào GDP LE là tuổi thọ và được coi là vốn con người. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy phân vị theo mục tiêu đầu tiên của Koenker và Basset (1978) nhằm phân tích ảnh hưởng phân phối của FDI. Cách tiếp cận ước lượng này đưa ra cách tiếp cận thực tế nhằm hiểu những tác động cùng chiều khác biệt theo phân bố kết quả. Nói cách khác, điều này có thể nắm bắt được tác động khác nhau của các biến độc lập lên từng mức thu nhập. Mô hình hồi quy đối với thu nhập bình quân đầu người có thể viết như sau: LogYi = xi βθ + uθi trong đó Quantθ(logY|xi) = xiβθ Trong đó: x là biến ngoại sinh (FDI, TO, LE) βo là tham số Quantθ(logY|xi) là θth phân vị điều kiện đối với LogY của các biến ngoại sinh trên. Giá trị của nó nằm trong khoảng 0
  5. 5. MÔ TẢ SỐ LIỆU Nghiên cứu này mô tả về Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017. Việt Nam là nước trong khu vực ASEAN, chiếm một tỷ lệ tương đối lớn luồng FDI toàn cầu (World Bank, 2014) và FDI cũng được xem là một phần chiến lược phát triển thời gian qua. Biến phụ thuộc là GDP thực tế bình quân đầu người (theo giá cố định 2007, USD) và đã được thu thập trên bảng thế giới (PWT). Các biến độc lập bao gồm dòng vốn FDI vào (nghĩa là tỷ lệ s trong GDP), độ mở thương mại (nghĩa là kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) và tuổi thọ kỳ vọng (vốn con người). Tuổi thọ kỳ vọng được đo bằng số năm trẻ sơ sinh sẽ sống nếu tỷ lệ tử vong tại thời điểm sinh ra được giữ nguyên. Số liệu các biến độc lập được thu thập tại từ dữ liệu Chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (WB). Tất cả số liệu đều được chuyển hóa dưới dạng logarit trước khi phân tích. 6. CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Bước thứ nhất của phân tích, nhóm tác giả mô tả phân bố các biến đã sử dụng trong nghiên cứu. Bảng 1 dưới đây thể hiện số liệu thống kê mô tả giá trị trung bình GDP bình quân đầu người của Việt Nam. Chỉ số độ nghiêng cho thấy phân bố GDP bình quân đầu người lệch về bên phải. Phát hiện này cho thấy rằng, phân bố thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam có độ nghiêng dương. Do đó, giả định phân bố chuẩn về độ lệch trong OLS không đảm bảo. Điều này ngụ ý, ước lượng OLS có thể tạo ra các kết luận sai. Trong tình huống này, phương pháp hồi quy phân vị sẽ hiệu quả khi không cần giả định phân bố chuẩn. Hơn nữa, nó là sự thay thế hoàn hảo khi cần mô tả tác động của FDI đối với thu nhập ở cả mức cao và thấp. Bảng 1: Thống kê mô tả Variable Obs Mean Median Std. Dev. Skewness Kurtosis GDPC 32 1158.04 815.09 853.69 1.67 4.81 FDI 13300.00 11300.0 5630.00 1.60 5.22 TO 54.42 52.55 10.46 2.13 9.13 LE 55.99 56.58 5.66 -0.24 1.85 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Bước thứ hai của phân tích là ước lượng phương trình (2) bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy lượng tử tại 9 phân vị, đặt tên là 10th, 20th, 30th, ……, và 90th. Điều này cho phép chúng ta đánh giá tác động của FDI tại các điểm khác nhau của phân 109
  6. bố thu nhập. Các kết quả thu được thể hiện tại Bảng 2 bên dưới. Khi so sánh mục tiêu thì nhóm tác giả cũng đưa ra các kết quả của OLS. Mô tả tác động của FDI, các ước lượng OLS chỉ ra rằng, có mối quan hệ cùng chiều giữa FDI và thu nhập. Các kết quả hồi quy phân vị cũng chỉ ra điều này ở Việt Nam. Bảng 2: Kết quả hồi quy 10th 20th 30th 40th 50th 60th 70th 80th 90th OLS FDI 0.265b 0.342b 0.450b 0.756a 0.701a 0.642a 0.632a 0.492a 0.476a 0.099b (0.102) (0.186) (0.218) (0.250) (0.168) (0.149) (0.134) (0.140) (0.121) (0.036) TO -0.796a -0.786b -0.769b0.141 0.042 -0.228 -0.270 -0.336 -0.214 -0.189 (0.103) (0.405) (0.408) (0.521) (0.645) (0.469) (0.368) (0.377) (0.273) (0.322) LE -6.020a -5.678 -4.998a -3.520a -3.688a -3.768a -3.733a -3.960a -3.846a -4.310a (0.360) (0.885) (0.906) (0.949) (0.715) (0.485) (0.482) (0.432) (0.382) (0.526) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Hình 1 dưới đây cho thấy sự biến đổi của FDI ảnh hưởng lên phân bố thu nhập ở Việt Nam và cũng chỉ rõ độ tin cậy là 90%. Hình 1: Tác động của FDI lên phân bố thu nhập Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả 110
  7. Chúng ta so sánh hệ số ước lượng của FDI tại phân vị thứ 20 và 80 để thiết lập bất cứ mối liên quan nào giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập. Đối với Việt Nam, hệ số dương của FDI nhỏ hơn 1 tại phân vị thứ 20 so với tại phân vị thứ 80. Điều này ngụ ý rằng, tác động tích cực của FDI lớn hơn ở mức phân phối thu nhập cao khi luồng FDI vào Việt Nam gây ra bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, độ lớn của ảnh hưởng lớn hơn ở bên trái của phân phối. Sự phát hiện này dường như phù hợp với quan điểm phần lớn vốn nước ngoài được đầu tư vào đối tượng lao động phổ thông có thu nhập thấp. Điều này được kỳ vọng giúp làm giảm khoảng cách thu nhập trong nền kinh tế. Liên quan tới ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến thu nhập ở Việt Nam, bằng chứng thực nghiệm cho thấy, hiệu ứng này là tích cực và có ý nghĩa ở phần bên trái của phân phối thu nhập. FDI cao hơn gắn liền với thu nhập cao hơn trong khu vực thu nhập thấp. Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng các MNCs đã đầu tư nhiều vốn hơn vào lĩnh vực này với giá trị gia tăng thấp. Tuy nhiên, các hệ số ở phân vị thứ 80 là không có ý nghĩa thống kê cho thấy không có mối liên hệ nào giữa FDI và thu nhập ở bên phải của phân phối thu nhập. Điều này cho thấy sự hiện diện của các MNCs không thực sự giúp các ngành sử dụng lao động có tay nghề cao có thu nhập cao. Để kiểm định tác điều này, nhóm tác giả cũng so sánh kết quả của các phân vị thứ 10 so với 90 và các kết luận trước vẫn giữ nguyên. 7. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích tác động của FDI đối với bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Đóng góp chính của nghiên cứu là cách tiếp cận bằng phương pháp định lượng để kiểm định giả thiết. Đặc biệt, việc sử dụng hồi quy phân vị cho phép lượng hóa ảnh hưởng của FDI đến các mức thu nhập khác nhau. Điều này ngụ ý rằng, hoạt động của FDI ở Việt Nam đã mang lại thu nhập thấp cho những lao động tay nghề thấp. Như vậy, FDI đã góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu này phù hợp với quan điểm cho rằng FDI ở Việt Nam tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực sử dụng lao động có tay nghề cao. Tựu chung lại, FDI có những tác động tích cực nhất định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số vấn đề xã hội, chẳng hạn trong một số nghiên cứu đã nêu trong phần tổng quan, FDI cũng góp phần làm cho bất bình đẳng thu nhập ở các nước có xu hướng gia tăng. 111
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alfaro, L., Chanda, A. Kalemli-Ozcan, S.and Sayek, S. (2004). FDI and Economic Growth; The Role of Local Financial Markets. Journal of International Economics, 64, 113 - 134. 2. Anderson, E. (2005). Openness and Inequality in Developing Countries: A Review of Theory and Recent Evidence. World Development, 33(7), 1045 - 1063. 3. Azman-Saini, W.N.W., Baharumshah, A.Z. and Law, S.H. (2010). Foreign direct investment, economic freedom and economic growth: International evidence. Economic Modelling, 27(5), 1079 - 1089. 4. Blomstrom, M. and Kokko, A. (1998). Multinational Corporations and Spillovers. Journal of Economic Surveys, 12, 247 - 277. 5. Becker, G. S, Philipson, T. J. and Soares, R. R (2005). The Quantity and Quality of Life and the evolution of World Inequality. The American Economic Review, 95(1), 277 - 291. 6. Celik, S. and Baldes, U. (2010). How Does Globalization Affect Income Inequality? A Panel Data Analysis. International Advance for Economic Research, 16, 358 - 370. 7. Changkyu Choi (2006). Does Foreign Direct Investment Affect Domestic Income Inequality? Applied Economics Letters. 13(12), 811 - 814. 8. Elene, M. and Marco, V. (2009). Trade and Income Inequality in Developing Countries. World Development, 37(2), 287 - 302. 9. Hsiao, F. and Hsiao, M. (2006). FDI, Exports, and GDP in East and Southeast Asia - Panel data versus time-series causality analyses. Journal of Asian Economic, 17, 1082 - 1106. 10. Lessmann, C. (2013). Foreign Direct Investment and Regional Inequality: A Panel Data Analysis. China Economic Review, 24, 129 - 149 11. Mah, J. S. (2003). A Note on Globalization and Income Distribution - The Case of Korea, 1975 - 1995. Journal of Asian Economics 14, 157 - 164. 112
nguon tai.lieu . vn