Xem mẫu

  1. CHỦ ĐỀ 3 TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH MỚI TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TOPIC 3 IMPACTS OF THE NEW CONTEXT ON THE PERFORMANCE OF FDI ENTERPRISES AND THEIR RESPONSES IN VIETNAM
  2. GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP FDI TRONG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI VIỆT NAM THAM GIA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn1 Tóm tắt: Người lao động là bên liên quan cốt lõi và trọng tâm của doanh nghiệp FDI. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp FDI đã dành sự quan tâm đáng kể trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Tuy nhiên, với việc tận dụng lao động nhập cư nội địa có tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, giá rẻ... không ít doanh nghiệp FDI gặp khó trong việc đảm bảo quyền cơ bản tại nơi làm việc và điều kiện làm việc có thể chấp nhận được - đây chính là những trách nhiệm xã hội tất yếu đối với người lao động khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới. Mục đích của bài viết này là nhận diện những thành công, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động ở các doanh nghiệp FDI Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để các doanh nghiệp FDI ứng phó với bối cảnh thực tế trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động theo các khía cạnh cam kết khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI; Trách nhiệm xã hội đối với người lao động; FTA thế hệ mới. SOLUTIONS FOR FDI ENTERPRISES IN IMPLEMENTATION OF SOCIAL RESPONSIBILITIES FOR EMPLOYEES WHEN VIETNAM JOINS IN NEW GENERATION FTAS Abstract: Employees are the core and focus stakeholders of FDI enterprises. In recent years, many FDI enterprises have paid considerable attention in implementing social responsibility towards employees. However, by taking advantage of low-skilled, untrained, cheap domestic migrant workers... many FDI enterprises have difficulty in ensuring basic rights at the workplace and working conditions. acceptable work - these are inevitable social responsibilities for employees when Vietnam joins new generation FTAs. The purpose of this paper is to identify the successes, limitations and main reasons in implementing social responsibility towards employees in FDI enterprises in Vietnam. From there, propose solutions and recommendations for FDI enterprises to cope with the actual context of implementing social responsibility for employees according to the aspects committed when Vietnam joins the new generation FTAs. Key words: FDI enterprises; Social responsibility towards employees; New - Generation FTAs. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Một số khái niệm cơ bản Doanh nghiệp FDI: Khoản 17 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 xác định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Theo quy định này, DN FDI (Foreign Direct Investment) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp FDI bao gồm: DN có 100% vốn nước ngoài; DN do cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư góp vốn thành lập, mua vốn góp. 1 Trường Đại học Thương mại; Email: bichloandhtm@gmail.com 696
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 697 Thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) đối với người lao động (NLĐ): Thực hiện TNXH đối với NLĐ là quá trình đảm bảo thực thi các cam kết của DN đối với NLĐ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Thực hiện TNXH đối với NLĐ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của DN cũng như của nền kinh tế. Đúng vậy, bởi vì người lao động chính là một bên liên quan quan trọng của DN, khi thực hiện tốt TNXH với NLĐ thì DN đã góp phần thực hiện mục tiêu xã hội là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững (Kinh tế - Xã hội - Môi trường). Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (New- Generation Free Trade Agreement) là những hiệp định thương mại tự do có phạm vi toàn diện, vượt ra khỏi khuôn khổ tự do thương mại hàng hóa. Các FTA thế hệ mới có các đặc điểm nổi bật là chứa đứng các nội dung “phi thương mại” bao gồm lao động, môi trường, phát triển bền vững, quản trị tốt... 1.2. Khung nghiên cứu Nghiên cứu này, lựa chọn cách tiếp cận kết hợp giữa lý thuyết các bên liên quan của R.Edward Freeman khi bàn về thực hiện TNXH đối với NLĐ với nội hàm TNXH các quyền cơ bản tại nơi làm việc và điều kiện làm việc có thể chấp nhận được theo quan điểm của Tuyên bố 1998 (ILO) và chính là nội dung cốt yếu của FTA thế hệ mới (xem Hình 1). Hình 1: Khung nghiên cứu thực hiện TNXH đối với NLĐ theo cam kết FTA thế hệ mới Nghiên cứu xác định: Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong bối cảnh tham gia FTA thế hệ mới là quá trình doanh nghiệp FDI đảm bảo thực thi các cam kết đối với người lao động về nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc cũng như các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Theo ILO và IFC (2020); VCCI (2020), chỉ báo cụ thể của các nội dung cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới được phát triển cụ thể như sau: (i) Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể: Đảm bảo tạo điều kiện thành lập CĐCS; Đảm bảo tham gia tổ chức CĐ, đoàn thể theo nguyện vọng; Đảm bảo đối thoại định kỳ; Đảm bảo đối thoại khi một bên có nhu cầu; Đảm bảo nội dung đối thoại theo quy định PLLĐ;
  4. 698 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI (ii) Hạn chế sử dụng lao động trẻ em: Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 15 tuổi; Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 18 tuổi làm thêm giờ, quá số giờ quy định; Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 18 tuổi thực hiện các công việc độc hại; Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 18 tuổi làm việc trong điều kiện tồi tệ; Đảm bảo hệ thống tin cậy xác minh độ tuổi NLĐ trước khi tuyển dụng; Đảm bảo lưu hồ sơ người LĐ dưới 18 tuổi; (iii) Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức: Đảm bảo không sử dụng bạo lực để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc; Đảm bảo không sử dụng hăm dọa để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc; Đảm bảo không sử dụng các hình thức kỷ luật để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc; Đảm bảo không sử dụng giữ lương để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc; Đảm bảo không sử dụng giữ giấy tờ cá nhân để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc; Đảm bảo không sử dụng biện pháp ép buộc NLĐ làm thêm giờ. (iv) Cấm phân biệt đối xử trong lao động: Đảm bảo không phân biệt giới, tình trạng hôn nhân, chủng tộc, nguồn gốc, tôn giáo, quan điểm chính trị, khuyết tật, HIV/AIDS, độ tuổi trong tuyển dụng, làm việc, chi trả; Đảm bảo không sa thải NLĐ vì lý do mang thai, nghỉ sinh con, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng; Đảm bảo không thay đổi vị trí công việc, mức lương, thưởng hoặc thâm niên khi nghỉ thai sản... (v) Điều kiện làm việc chấp nhận được: Đảm bảo đúng quy định về tiền lương tối thiểu, tiền lương làm thêm giờ; đóng BHXH, BHYT, BHTN; Đảm bảo đúng quy định về thời gian làm việc bình thường, thời gian làm thêm, thời gian nghỉ ngơi; Đảm bảo tập huấn ATVSLĐ tại nơi làm việc; Đảm bảo trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc, cung cấp thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc; Đảm bảo máy, thiết bị, vật tư, hóa chất được vận hành, bảo quản đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ; Đảm bảo theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NLĐ... Chất lượng thực hiện TNXH đối với NLĐ theo cam kết trong các FTA thế hệ mới tại các DN FDI như thế nào phụ thuộc vào sức mạnh nội tại của DN (như: Năng lực của các bên liên quan; Mục tiêu chiến lược; Văn hóa DN...) và điều kiện vĩ mô (khung pháp luật quốc gia; Hệ thống giám sát quốc gia...). 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các công bố của: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA); Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) trên ấn phẩm của chương trình Better Work Việt Nam - Báo cáo tổng hợp về tuân thủ lần thứ 10 xuất bản năm 2019; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL); Bộ tài chính (MOF); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Tổng cục Thống kê (GSO) và ý kiến của của các chuyên gia trong các diễn đàn, hội thảo. Dữ liệu sơ cấp do nhóm nghiên cứu thực hiện từ phương pháp khảo sát bằng bản hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu các bên liên quan ở các DN FDI. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp điều tra bằng bản hỏi: Phù hợp với quy mô, quỹ thời gian và nguồn kinh phí việc lấy mẫu thuận tiện đã được áp dụng. Sử dụng cách tính của Bollen (1998) và Hair cùng cộng sự (1998) kích thước mẫu dự kiến lớn hơn 100 và nhỏ nhất có tỷ lệ mong muốn n = 5*k (k là số chỉ báo trong nghiên cứu). Trong nghiên cứu này có 37 chỉ báo, do đó mẫu tối thiểu là 37*5 = 185.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 699 Nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 30 DN FDI ở các lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Giang, Hải Dương. Đối tượng khảo sát là NLĐ, cán bộ CĐCS, NSDLĐ (theo tỷ lệ 8 - 10 phiếu điều tra/01 DN FDI). Số phiếu thu về 193 phiếu, đảm bảo ý nghĩa thống kê. Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện đối với NLĐ, cán bộ công đoàn ở các DN FDI thực hiện khảo sát nêu trên để bổ sung mô tả chi tiết hiện trạng thực hiện TNXH đối với NLĐ ở các DN này. Phương pháp thống kê mô tả: Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu trần thuật, được đo bằng thang đo Likert 5 bậc (1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý) với những thông số Mean – trung bình cộng. Với thang đo Likert 5 bậc, giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp FDI Việt Nam Về số lượng DN FDI: Tháng 12 năm 2016 có 14.002 DN FDI đang hoạt động (chiếm 2,8% tổng số DN cả nước) (GSO, 2018) thì con số này tăng lên 22.617 DN đang hoạt động vào năm 2019, trong đó DN của các quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đăng ký vào Việt Nam lớn nhất gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, British Virgin Islands, Trung Quốc, Hoa Kỳ... (MOF, 2019). Về lĩnh vực hoạt động: Các DN FDI đang đầu tư vào 29 lĩnh vực khác nhau, trong đó 6 lĩnh vực đầu tư lớn chiếm gần 70% tổng doanh thu của khu vực FDI là: Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi máy tính, thiết bị quang học; Dệt, may, da giày; Thương mại, bán buôn, bán lẻ; Hóa chất, nhựa, mỹ phẩm; Sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, động cơ khác; Công nghiệp chế biến thực phẩm, rượu bia, nước giải khát và đồ uống khác với tỉ trọng lần lượt là: 32,2%; 11,4%; 6,8%; 5,4%; 5,2% doanh thu. Về kết quả hoạt động kinh doanh (xem Bảng 1): Năm 2019, doanh thu của các DN FDI tăng 12,7%, đạt 846.894 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 2.160 DN có doanh thu tăng trưởng, còn số DN có kết quả kinh doanh báo lỗ vẫn rất cao tới 12.455 DN (chiếm 55% DN có báo cáo) tương ứng với khoản lỗ 131.455 tỷ đồng. Tổng tài sản của các DN báo lỗ năm 2019 là 2 triệu tỷ đồng, giảm 0,7% so với tổng tài sản của các DN báo lỗ năm 2018. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2019 là 12,53%, giảm mạnh so với mức 13,35% của năm 2018. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) của DN FDI là 4,19%, giảm so với mức 4,5% của năm 2018. Theo đó, tình hình nộp ngân sách nhà nước của các DN FDI vẫn khiêm tốn với giá trị 210.234 tỷ đồng (tăng 12,8% so với năm 2018). Những con số này cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn đầu tư tại các DN FDI còn thấp, chưa phát huy hết tiềm lực, nộp ngân sách thấp, chưa tương xứng với những ưu đãi được hưởng (MOF, 2020).  Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DN FDI Việt Nam Đơn vị tính: % Năm STT Chỉ tiêu tài chính 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tỉ lệ DN báo lỗ 51,0 50,0 52,0 43,0 55,0 2 Tỉ lệ DN lỗ lũy kế 59,0 61,0 63,0 52,0 66,0 3 Tỉ lệ DN lỗ mất vốn 17,0 16,0 16,0 12,6 15,7 4 ROE trước thuế 13,8 15,8 15,9 13,4 12,5 5 ROA sau thuế 4,8 6,1 6,1 4,5 4,2 Nguồn: MOF, 2020
  6. 700 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Về lao động: Bình quân một DN FDI đến 31/12/2016 có 296,7 lao động và có xu hướng ổn định trong giai đoạn 2011-2016, bình quân tăng 0,9%/năm (GSO, 2018). Quy mô lao động gần đây có dấu hiệu diễn ra sự đảo ngược với tỷ lệ DN FDI có dưới 05 lao động là 10,8% (năm 2019 là 9,1%). 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại doanh nghiệp FDI Việt Nam 3.2.1. Về thực hiện trách nhiệm xã hội đối với quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể Mặc dù số lượng đoàn viên công đoàn và CĐCS không ngừng gia tăng, nhưng quyền thành lập công đoàn của NLĐ ở nhiều DN FDI vẫn chưa được đáp ứng, nhiều chủ DN vẫn tìm cách né tránh, không tạo điều kiện để NLĐ thực hiện quyền gia nhập, thành lập tổ chức CĐCS ở DN, còn khoảng 60% DN FDI chưa có tổ chức công đoàn (VGCL, 2018). Tại không ít DN FDI đã thành lập CĐCS thì lại tồn tại mang tính hình thức, chịu chi phối từ phía NSDLĐ. Tình hình này cũng tương đồng với kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, theo đó các nhận định phản ánh quyền “được tạo điều kiện thành lập CĐCS” và “Tạo điều kiện NLĐ tham gia tổ chức CĐ theo nguyện vọng” đều nhận giá trị ở mức trung bình thấp tương ứng 3,23/5,0 và 3,12/5,0 điểm. Phỏng vấn một cán bộ CĐCS tại một DN FDI hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử ở Hải Dương cho biết “NLĐ phần đông chưa được tạo điều kiện tham gia tổ chức công đoàn trong và sau giờ làm việc, khi tham gia tổ chức công đoàn còn có thể ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ và một số bị “nhắc nhở mạnh” để buộc từ bỏ tham gia”. Bảng 2: Ý kiến đánh giá mức độ thực hiện "Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể" trong DN FDI Việt Nam STT Chỉ báo chi tiết ĐBQ Độ lệch chuẩn 1 Đảm bảo tạo điều kiện thành lập CĐCS 3,23 0,859 2 Đảm bảo tạo điều kiện NLĐ tham gia CĐ theo nguyện vọng 3,12 0,945 3 Đảm bảo đối thoại định kỳ 3,35 0,698 4 Đảm bảo đối thoại khi một bên có nhu cầu 3,07 0,777 5 Đảm bảo nội dung đối thoại theo quy định PLLĐ 3,46 0,652 6 Ký và tuân thủ TƯLĐTT có nhiều nội dung cao hơn PLLĐ 2,81 1,146 7 Sẵn sàng đối thoại sửa chỉnh nội dung TƯLĐTT 2,85 1,026 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu (2020) Về thực hiện quyền thương lượng tập thể: Theo đánh giá của VGCL, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cơ bản vẫn còn nhiều tồn tại, số lượng các CĐCS ký kết TƯLĐTT còn thấp. Chất lượng các bản TƯLĐTT tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa có nhiều TƯLĐTT có lợi ích cao hơn cho NLĐ, chủ yếu sao chép lại nội dung các điều khoản của Bộ luật Lao động. Nhiều bản TƯLĐTT vẫn còn chưa đi vào thực chất, được hợp thức hóa để đối phó. Có khá nhiều DN FDI trong thực tế đã thực hiện các quy định có lợi cho người lao động so với PLLĐ nhưng không đưa vào TƯLĐTT nhằm tránh sự ràng buộc của pháp luật. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, ý kiến đánh giá cho chỉ báo “Đảm bảo đối thoại định kỳ” là 3,35/5,0 điểm ; “Đảm bảo nội dung đối thoại theo quy định của pháp luật lao động” là 3,46/5,0 điểm, và điểm số có chiều hướng giảm thấp hơn với các chỉ báo thể hiện
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 701 quyền thương lượng tập thế cao hơn như: “Đảm bảo đối thoại khi một bên có nhu cầu” chỉ đạt điểm 3,07/5,0 và “Ký và tuân thủ TƯLĐTT có nhiều nội dung cao hơn PLLĐ”; “Sẵn sàng đối thoại sửa chỉnh nội dung TƯLĐTT” lần lượt chỉ có kết quả là 2,81/5,0 và 2,85/5,0 điểm. 3.2.2. Về thực hiện trách nhiệm xã hội đối với quyền nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chiếm đến một nửa số nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức trên thế giới, hiện trạng lao động cưỡng bức thường xảy ra khi NLĐ bị lừa gạt, mắc bẫy trong công việc mà không thoát ra được (cứ 1.000 NLĐ ở khu vực này, có 3 người rơi vào tình trạng trên) và Việt Nam - xưởng gia công sẽ không phải là một ngoại lệ (Chang- Hee Lee, 2020). Bảng 3: Ý kiến đánh giá mức độ thực hiện "Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức" trong DN FDI Việt Nam TT Chỉ báo chi tiết ĐBQ Độ lệch chuẩn 1 Đảm bảo không sử dụng bạo lực để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc 3,22 0,651 2 Đảm bảo không sử dụng hăm dọa để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc 3,17 0,983 3 Đảm bảo không sử dụng các hình thức kỷ luật để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc 3,03 0,817 4 Đảm bảo không giữ lương để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc 2,89 1,081 5 Đảm bảo không giữ giấy tờ cá nhân cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc 2,76 1,158 6 Đảm bảo không sử dụng biện pháp ép buộc NLĐ làm thêm giờ 2,84 1,326 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu (2020) Kết quả khảo sát của nhóm tác giả cho thấy, tình hình tuân thủ trách nhiệm “Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức” trong DN FDI Việt Nam cũng cho kết quả thể hiện ở phổ điểm có ý nghĩa là “không ý kiến” từ 2,76 - 3,22 với độ lệch chuẩn khá lớn. Trong đó, điểm cho chỉ báo “Đảm bảo không sử dụng bạo lực để cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc” có điểm số cao nhất và “Đảm bảo không giữ giấy tờ cá nhân cưỡng chế NLĐ ở lại làm việc” có điểm số thấp nhất (xem Bảng 3). 3.2.3. Về thực hiện trách nhiệm xã hội đối với quyền nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em Theo Cục Trẻ em của MOLISA (2020), Việt Nam hiện có hơn 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên, trong đó, có khoảng 1 triệu trẻ em phải làm các công việc đặc biệt nặng nhọc; phần lớn ở khu vực nông thôn (85% trẻ em). Bảng 4: Ý kiến đánh giá mức độ thực hiện "Nghiêm cấm và hạn chế sử dụng lao động trẻ em" trong DN FDI Việt Nam STT Chỉ báo chi tiết ĐBQ Độ lệch chuẩn 1 Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 15 tuổi 4,36 0,354 2 Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 18 tuổi làm thêm giờ, quá số giờ quy định 4,21 0,861 3 Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 18 tuổi thực hiện các công việc độc hại 4,19 0,610 4 Đảm bảo không sử dụng LĐ dưới 18 tuổi làm việc trong điều kiện tồi tệ 4,29 0,515 5 Đảm bảo xác minh độ tuổi NLĐ trước khi tuyển dụng 2,64 1,127 6 Đảm bảo lưu hồ sơ NLĐ dưới 18 tuổi 3,06 0,905 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu (2020)
  8. 702 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ lao động trẻ em hoặc lao động chưa thành niên thực hiện công việc nặng nhọc độc hại rất thấp (với mức độ đánh giá phần lớn chỉ báo đều đạt điểm số trên 4,19/5,0 điểm). Mặc dù vậy, rủi ro dẫn đến tình trạng sử dụng lao động trẻ vẫn tồn tại bởi điểm số “Đảm bảo xác minh độ tuổi NLĐ trước khi tuyển dụng” vẫn ở mức điểm thấp 2,64/5,0; “Đảm bảo lưu hồ sơ NLĐ dưới 18 tuổi” có điểm đánh giá là 3,06/5,0. Phỏng vấn một chuyền trưởng tại một Công ty May có vốn đầu tư nước ngoài ở Bắc Giang: “Ở trong chuyền tôi làm việc thì không có NLĐ dưới 15 tuổi, có 02/25 công nhân chưa đủ 18 tuổi, đó là thông tin tôi thấy trong danh sách nhận được, còn thực tế như thế nào thì không rõ. Còn với 02 lao động dưới 18 tuổi thì cũng làm việc không khác gì so với chúng tôi. Thỉnh thoảng, tôi có thấy mấy đứa nhỏ, chắc chưa đủ 15 tuổi đâu, còi lắm đi phát cơm, chắc là làm việc cho nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ bữa ăn”. 3.2.4. Về thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cấm phân biệt đối xử trong lao động Ở Việt Nam do tính đồng nhất nên các trường hợp phân biệt đối xử theo chủng tộc và nguồn gốc, tôn giáo và quan điểm chính trị... gần như không có. Nhưng phân biệt đối xử về giới vẫn là mối quan ngại, bởi phần nhiều các hành vi phân biệt đối xử dạng này được che giấu và rất khó để nhận diện. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm điểm đánh giá được hình thành: Nhóm 1 là những chỉ báo được đánh giá ở mức “rất đồng ý” đạt trên 4,2 điểm. Nhóm 2 là những chỉ báo được đánh giá ở mức “đồng ý” đạt thấp hơn 4,2 trên 3,4 điểm. Nhóm 3 là những chỉ báo được đánh giá ở mức “trung lập” đạt trên 2,6 dưới 3,4 điểm. Tương ứng với các chỉ báo ở nhóm 1, 2, 3 mức độ tuân thủ giảm dần và điểm thấp nhất thuộc về chỉ báo “Đảm bảo không phân biệt giới, độ tuổi trong tuyển dụng, làm việc, chi trả” là 2,78/5,0 điểm. Bảng 5: Ý kiến đánh giá mức độ thực hiện "Cấm phân biệt đối xử khi sử dụng lao động" trong DN FDI Việt Nam STT Chỉ báo chi tiết ĐBQ Độ lệch chuẩn 1 Đảm bảo không phân biệt giới, độ tuổi trong tuyển dụng, làm việc, chi trả 2,78 1,204 2 Đảm bảo không phân biệt tình trạng hôn nhân trong tuyển dụng, làm việc, chi trả 3,12 0,822 3 Đảm bảo không phân biệt chủng tộc, nguồn gốc tôn giáo, chính trị trong tuyển dụng, làm việc, chi trả 4,21 0,410 4 Đảm bảo không phân biệt khuyết tật, HIV/AIDS trong tuyển dụng, làm việc, chi trả 3,18 0,921 5 Đảm bảo không sa thải NLĐ vì lý do mang thai, nghỉ sinh con, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng 3,45 1,029 6 Đảm bảo không thay đổi vị trí công việc, mức lương, thưởng hoặc thâm niên khi nghỉ thai sản 3,41 0,889 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu (2020) Phỏng vấn 1 công nhân có thâm niên 15 tuổi nghề, hơn 30 tuổi ở một DN FDI giày da ở Hà Nội: “Ở nơi tôi làm việc chủ yếu là lao động nữ (trên 80%), lao động nam ít nhưng chuyền trưởng lại hơn 50% là nam giới”. 3.2.5. Về thực hiện trách nhiệm xã hội đối với đảm bảo điều kiện làm việc chấp nhận được Về lương tối thiểu: Mức lương tối thiểu được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành thấp hơn nhiều so với mức lương thực nhận của đa số NLĐ ở các DN FDI, đó thường chỉ mức lương ghi trên hợp đồng lao động phục vụ cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính bắt buộc như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Với NLĐ tại những
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 703 DN đang sử dụng mức lương tối thiểu để làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm thì có thể làm cho thu nhập ròng của NLĐ bị giảm (Nguyễn Thị Bích Loan và cộng sự, 2020). Về thời gian làm việc: Còn nhiều DN FDI ở nước ta chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; các hành vi vi phạm các quy định về tăng số giờ làm thêm... khá phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm này là một mặt là do chính áp lực từ chủ thể NSDLĐ và sự “hợp tác” của NLĐ (sẵn sàng làm thêm giờ vượt ngoài quy định để có thêm thu nhập) và mặt khác là do chính những quy định trong PLLĐ còn thiếu linh hoạt. Về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp: Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp diễn biến phức tạp chủ yếu lỗi do NSDLĐ (45,41%), do NLĐ (20%) (MOLISA, 2018). Hiện nay, NSDLĐ chưa quan tâm xây dựng quy trình làm việc an toàn; chưa tổ chức hoặc tổ chức chưa đầy đủ việc huấn luyện về ATVSLĐ. Bà Lương Mai Anh, Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho rằng: “Cả nước có hàng chục triệu lao động đang làm việc nhưng, số lao động được khám sức khỏe định kỳ mới đạt gần 2,2 triệu lượt người”. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy (xem Phụ lục), có tới 09/11 chỉ báo ở mức độ đánh giá “bình thường”, chỉ có 01 chỉ báo “Đảm bảo đúng quy định về tiền lương tối thiểu” có điểm đánh giá là 4,24/5,0 đây là con số cao nhưng mang lại lo toan về “bẫy thu nhập tối thiểu”, có 01 chỉ báo mức điểm chỉ đạt 2,31/5,0 “Đảm bảo thời gian làm thêm đúng PLLĐ” với mức ý nghĩa là “không đồng ý”. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với ý kiến trả lời phỏng vấn của một công nhân nam, còn rất trẻ (21 tuổi) làm ở một Công ty sản xuất hàng tiêu dùng ở Hải Phòng: “Hầu như tất cả công nhân đều làm thêm giờ. Tăng ca suốt nên nhiều khi cũng mệt mỏi lắm. À, còn chấp nhận làm nhiều thế phần là do có thu nhập tăng thêm, phần vì do áp lực cuộc sống giờ còn trẻ thì cố gắng, làm mấy năm rồi cũng nghỉ thôi mà, cứ khoảng ngoài 30 tuổi là công ty cũng không muốn ký hợp đồng tiếp rồi”. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận chung Từ những bằng chứng nêu trên có thể rút ra ưu điểm và hạn chế khithực hiện TNXH đối với NLĐ trong các DN FDI ở Việt Nam như sau: Về thành công: Nhiều DN FDI đã quan tâm và chú trọng đến thực hiện TNXH đối với NLĐ bởi đó là điều kiện đảm bảo sản phẩm của họ có thể xuất khẩu tới các thị trường nước ngoài theo cam kết của các nhãn hàng; TNXH đối với NLĐ đã được thực hiện với hình thức đa dạng; Thực hiện TNXH đối với NLĐ tại DN FDI đã được ghi nhận và vinh danh. Về hạn chế: Vẫn còn không ít DN FDI chưa thực sự quan tâm đến thực hiện TNXH đối với NLĐ, chỉ thực hiện một cách hình thức, để đối phó với các bên liên quan, hoặc thực hiện ở mức “vừa đủ” theo quy định của PLLĐ. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện TNXH đối với NLĐ là: Từ phía DN FDI: (i) Nhận thức, hiểu biết của các chủ thể (NLĐ, NSDLĐ, cán bộ CĐCS) về thực hiện TNXH đối với NLĐ theo tiêu chuẩn FTA thế hệ mới còn hạn chế; (ii) Chưa có mục tiêu chiến lược trong thực hiện TNXH đối với NLĐ; (iii) Chưa chú trọng phát triển văn hóa thực hiện TNXH đối với NLĐ;... Từ phía Nhà nước: (i) Pháp luật về quyền cơ bản tại nơi làm việc và điều kiện làm việc có thể chấp nhận được của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tương thích với cam kết trong FTA
  10. 704 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI thế hệ mới; (ii) Quá trình triển khai và giám thực hiện PLLĐ ở tất cả các cấp vẫn còn những lỗ hổng. 4.2. Khuyến nghị 4.2.1. Giải pháp cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động khi tham gia FTA thế hệ mới ở Việt Nam (i) Nâng cao năng lực người sử dụng lao động, người lao động trong DN FDI Nâng cao và đổi mới nhận thức và tăng cường kiến thức: Nhận thức và kiến thức về lao động, TNXH đối với NLĐ sẽ chi phối đến suy nghĩ, quyết định và hành vi của các chủ thể. Chỉ có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ mới có thể có hành động đúng, do đó đây là giải pháp đầu tiên nuôi dưỡng mục tiêu nâng cao năng lực. Cụ thể là: Nâng cao và đổi mới tư duy nhận thức của DN về: Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện TNXH đối với NLĐ; Vai trò của việc thực hiện TNXH đối với NLĐ một cách thực chất cũng như hệ quả/hậu quả của việc “thơ ơ” đối với nhiệm vụ này; Xu hướng thay đổi tất yếu của thực hiện TNXH trong bối cảnh HNQT và CMCN 4.0...; Cập nhật kiến thức trọng tâm về nội dung cam kết liên quan đến lao động trong FTAs thế hệ mới; Kiến thức cơ bản về pháp luật lao động đó quy định liên quan đến TNXH đối với NLĐ...; Tăng cường kỹ năng thực hành TNXH đối với NLĐ: Kỹ năng trở nên thuần thục khi vận dụng trên nền tảng kiến thức vững vàng, nhận thức đúng đắn và kinh nghiệm xử lý tình huống nhanh nhạy. Các kỹ năng mà NSDLĐ, NLĐ cần có đó là: Kỹ năng đối thoại xã hội (kỹ năng trao đổi thông tin, kỹ năng tham khảo ý kiến, kỹ năng thương lượng); Kỹ năng phát hiện và giải quyết xung đột... Trong đó, kỹ năng thương lượng được ví như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tồn tại và thực hiện TNXH. (ii) Chú trọng xác lập mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ trong chiến lược doanh nghiệp FDI Coi TNXH như một chiến lược kinh doanh mới với mục tiêu cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của NLĐ, tăng cường lòng trung thành của khách hàng, gia tăng giá trị thương hiệu cùng danh tiếng của công ty. Trong chuỗi giá trị mà DN tham gia vào các DN cần có sự ứng chuyển từ các hình thức thực thi thụ động, đáp ứng những yêu cầu tối thiểu theo cách ngẫu hứng mà cần xây dựng chiến lược thực thi TNXH đối với NLĐ chủ động như là công cụ chiến lược. Đưa TNXH đối với NLĐ là một phần trong tuyên bố về sứ mạng của DN FDI. Đồng thời DN còn tận dụng tốt cơ hội để marketing nội bộ với nhân viên, nâng cao giá trị của những TNXH đang thực hiện, giúp kết nối NLĐ với DN, thúc đẩy NLĐ tham gia nhiều hơn vào các chương trình TNXH. (iii) Phát triển văn hóa doanh nghiệp hàm chứa giá trị thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ trong DN FDI Nghiên cứu của Adam Grant (Wharton Business School) đã chỉ ra rằng, trở thành công ty có đạo đức là một trong những động lực cho NLĐ. (Nguyễn Thị Minh Nhàn, 2016). Các DN FDI chú trọng “trưng cất” các giá trị thực hiện TNXH đối với NLĐ trong phát triển văn hóa DN (xem Bảng 6).
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 705 Bảng 6: Biểu hiện của mối quan hệ thực hiện TNXH đối với NLĐ và văn hóa DN Biểu hiện của Văn hóa DN Biểu hiện của TNXH đối với NLĐ Là một niềm tự hào của NLĐ Tạo uy tín, địa vị công ty - Thực hành TNXH cao hơn chuẩn mực của ngành, phân biệt với DN khác. - Tìm kiếm sự công nhận và các giải thưởng từ các tổ chức uy tín. Là sự quan tâm đến nhân viên của họ Quan tâm đến chính sách phát - Thực hiện các chương trình để NLĐ trải nghiệm, nỗ lực. triển bền vững là quan tâm đến - Truyền thông đến NLĐ tương lai về việc thực hành hạnh phúc của XH và đối xử tốt với TNXH của DN gắn với thực hành về nhân sự NLĐ của mình Gắn kết các giá trị của tổ chức với các Một người cảm thấy phù hợp với - Nhấn mạnh cam kết của lãnh đạo và đưa các giá trị vào giá trị cá nhân tổ chức là động lực chính để họ lựa văn hóa DN và lãnh đạo là hình mẫu của các giá trị đó; chọn công việc - Việc phát triển có trách nhiệm được lồng ghép vào các công việc hàng ngày, chương trình đào tạo; hệ thống thưởng phát, mục tiêu hoạt động. 4.2.2. Kiến nghị với Nhà nước nhằm cải thiện môi trường vĩ mô để các DN FDI thực hiện tốt TNXH đối với người lao động (i) Hoàn chỉnh khung pháp lý Việt Nam phù hợp cam kết FTA thế hệ mới và định hướng tăng cường khả năng nhận diện, thúc đẩy tuân thủ cam kết lao động với một số hoạt động trọng tâm sau: Một là, phân tích, nắm bắt và chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết, tiến tới ký kết các công ước cơ bản về lao động. Việc phê chuẩn các công ước quốc tế là điều kiện không thể khác nếu Việt Nam muốn cùng các nước thành viên CPTPP, EVFTA, UKVFTA đi đến thực hiện tốt thỏa thuận chung trong FTA thế hệ mới. Tiến tới ký công ước 87 về Tự do hiệp hội. Hai là, tiếp tục nghiên cứu để tích hợp vào luật pháp quốc gia những tiêu chuẩn lao động phù hợp. PLLĐ phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức, đồng thời phải nhất quán với các các cam kết trong các FTA thế hệ mới. Một số nội dung cụ thể là: Tiếp tục bổ sung và sửa đổi quy định về việc thành lập, hoạt động của Tổ chức đại diện NLĐ tại DN; Bổ sung và sửa đổi quy định về hình thức đối thoại tại nơi làm việc, TLTT và đình công khi có nhiều tổ chức đại diện NLĐ tại DN; Tiếp tục hoàn thiện PLLĐ cưỡng bức tương thích với Công ước số 29; Sửa đổi pháp luật về lao động trẻ em, về không phân biệt đối xử trong lao động bảo đảm sự gắn kết và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế; Sửa đổi quy định về nội dung điều kiện làm việc tối thiểu tại nơi làm việc... (ii) Tổ chức triển khai và tăng cường thiết chế thanh tra lao động Thiết lập cơ chế phối hợp giữa thanh tra lao động và tổ chức CĐCS hay tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở để họ như những cộng tác viên đắc lực của thanh tra lao động. Đồng thời tăng nặng chế tài xử lý những hành vi vi phạm PLLĐ. Khi công đoàn/tổ chức đại diện NLĐ phát hiện những vi phạm, báo cho thanh tra thì cần xử lý ngay, xử lý nghiêm và thông báo công khai. Như vậy, NLĐ sẽ tin tưởng vào vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo tính thượng tôn pháp luật tại nơi làm việc, đồng thời tập thể lao động cũng hành xử đúng pháp luật hơn.
  12. 706 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carroll Archie (1989), “Corporate Social Responisbility - Evolution of a definitional construct”, Business Society. 2. Center for Development and Intergration, “Social Enterprise Models, Practices and Trend”, No 2, Labour Publishing House, Ha Noi, 2013. 3. Kiều Linh (2020), Gần 15.000 doanh nghiệp FDI lỗ luỹ kế nửa triệu tỷ đồng, VnEconomy https:// vneconomy.vn/gan-15000-doanh-nghiep-fdi-lo-luy-ke-nua-trieu-ty-dong.htm 4. Michel Capron, Françoise Quairel-Lanoizelée, dịch giả: Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2012), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, NXB Tri thức, Hà Nội.  5. Nguyễn Thị Bích Loan và Nguyễn Thị Minh Nhàn (2020), Cam kết lao động trọng các FTA và giải pháp của Việt Nam, NXB Công Thương, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2020), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020. 8. Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016, NXB Thống kê, Hà Nội. PHỤ LỤC Bảng 5: Ý kiến đánh giá mức độ thực hiện "Điều kiện làm việc chấp nhận được" trong DN FDI Việt Nam STT Chỉ báo chi tiết ĐBQ Độ lệch chuẩn 1 Đảm bảo đúng quy định về tiền lương tối thiểu 4,24 0,612 2 Đảm bảo đúng quy định về tiền lương làm thêm giờ 3,12 0,845 3 Đảm bảo đúng quy định về đóng BHXH, BHYT, BHTN 3,25 1,001 4 Đảm bảo thời gian làm thêm đúng PLLĐ 2,31 0,908 5 Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi (trong giờ, ca, nghỉ tuần; năm, lễ tết, thai sản...) đúng quy định PLLĐ 2,75 1,012 6 Đảm bảo tập huấn ATVSLĐ tại nơi làm việc 3,07 1,010 7 Đảm bảo trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc 3,01 0,915 8 Đảm bảo cung cấp thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc 3,12 0,897 9 Đảm bảo máy, thiết bị, vật tư, hóa chất được vận hành, bảo quản đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về 3,15 0,789 ATVSLĐ 10 Đảm bảo theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NLĐ 3,17 1,006 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu (2020)
  13. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI & DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM TS. Bùi Hồng Cường1 Tóm tắt: Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của ĐTNN như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và mở rộng hội nhập với thế giới…thì vẫn còn nhiều thách thức đối với ĐTNN, một trong các thách thức đó là thúc đẩy sức lan tỏa của khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết phân tích và luận giải sự cần thiết của việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng liên kết giữa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này để doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết và liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI vì sự phát triển của cả hai bên. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp trong nước, Nhà nước, liên kết, SOLUTIONS TO PROMOTE LINKS BETWEEN FDI ENTERPRISES AND DOMESTIC ENTERPRISES IN VIETNAM Abstract: In recent years, besides the achievements of foreign investment such as contributing to economic growth, economic restructuring, creating jobs for workers and expanding integration. However, there are still many challenges for foreign investment, one of which is promoting the spillover of FDI enterprises with domestic enterprises, making domestic enterprises become a link in the global value chain. The article analyzes and explains the necessity of strengthening linkages between FDI enterprises and domestic enterprises in Vietnam. We also analyze and evaluate the current situation of linkages between FDI enterprises and domestic enterprises, from which, propose some solutions to improve this situation so that domestic enterprises can strengthen linkages closely with FDI enterprises for the development of both sides. Keywords: FDI enterprises, domestic enterprises, the State, association. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự phối hợp, “bắt tay” của các doanh nghiệp đang là một xu hướng. Với các doanh nghiệp có chung mục tiêu, chung đăch điểm và cần có sự hỗ trợ của nhau thường liên kết với nhau tạo thành một nhóm doanh nghiệp. Dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng các doanh nghiệp này hợp tác với nhau trên một hoặc nhiều lĩnh vực với các mục đích như phân tán rủi ro, phân chia thị phần, kiểm soát thị trường, hợp tác về nguyên vật liệu, công nghệ, nhân công … Trên cơ sở thế mạnh của mình và thế mạnh của đối tác, các doanh nghiệp có sự liên kết, gắn bó lâu dài với nhau vì mục tiêu lợi ích chung. Trong bối cảnh các FTA của Việt Nam có hiệu lực, phát huy hiệu quả thì vấn đề hợp tác giữa 1 Trường Đại học Kinh tế. – ĐHQGHN; Email: cuongbh@vnu.edu.vn 707
  14. 708 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam càng cần được đẩy mạnh, đón đầu xu hướng dịch chuyển làn song đầu tư từ các nước sang nước ta. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Trong quá trình triển khai các dự án FDI, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam để mua các nguyên nhiên liệu, hoặc linh phụ kiện đầu vào phục vụ cho sản xuất. Sự kết nối này sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI tiết kiệm được chi phí vận chuyển và giảm chi phí sản xuất trung bình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI sẽ chỉ tìm đến những doanh nghiệp trong nước nếu có đủ năng lực đáp ứng những yêu cầu về chí phí và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp trong nước, sự hợp tác cũng làm tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này khiến cho mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên những lan tỏa tích cực cho doanh nghiệp nội địa từ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước là xu thế tất yếu liên quan đến sự phát triển của cả hai bên. Thứ nhất, cộng sinh để cùng phát triển. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều nhằm tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa và nâng cao năng lực cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu nên tất cả nguồn lực huy động sẽ được tính toán kỹ lưỡng nhất. Các nguồn lực giá rẻ trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên, chính sách ưu đãi sẽ được các doanh nghiệp FDI khai thác tối đa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Và các doanh nghiệp nội địa là những đối tác mà các doanh nghiệp FDI luôn hướng tới, coi đó là các đối tác quan trọng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Đối với các doanh nghiệp trong nước, việc kết nối với các doanh nghiệp FDI sẽ được các doanh nghiệp này hỗ trợ vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến tiến, thương hiệu mạnh và mạng lưới kinh doanh mở rộng trên toàn cầu. Đồng thời, tạo ra sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy khu vực này phát triển thông qua sản xuất, cung ứng những linh kiện, phụ kiện, sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm chính, từ đó làm “đòn bẩy” phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước và từng bước tiếp nhận các công nghệ mới, chuyển dần từ liên doanh, hợp tác sản xuất sang làm chủ công nghệ và tự chủ trong sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đây là cách thức để khu vực kinh tế trong nước nhanh chóng cải thiện trình độ để bắt kịp với trình độ phát triển của khu vực FDI. Ví dụ như Toyota Việt Nam đã thực hiện chương trình hỗ trợ các nhà cung cấp trong nước nâng cao năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu chất lượng. Đặc biệt từ năm 2018, Toyota Việt Nam đã thành lập riêng một bộ phận chuyên trách hỗ trợ các nhà cung cấp, ưu tiên cho các nhà cung cấp Việt Nam, giúp họ cải tổ năng lực quản lý sản xuất, từ đó tăng hiệu suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Toyota Việt Nam còn khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp tiến hành các hoạt động cải thiện an toàn và bảo vệ môi trường như: áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO14001, tiết kiệm năng lượng…để hướng tới “chu trình xanh” khép kín. Tính đến nay, Toyota đã có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô, cung cấp 313 linh kiện cho cả sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. 
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 709 Thứ hai, giúp các doanh nghiệp tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tại Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp FDI nhận được những ưu đãi lớn như ưu đãi trong tiếp cận đất đai, ưu đãi về thuế…Với tiềm lực mạnh hơn các doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ, quản trị, kết nối thị trường, lại ít bị tác động hơn bởi những rào cản từ thể chế, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng vượt lên nắm giữ tỉ trọng ngày càng cao trong những lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, một thực trạng tồn tại là các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các chuỗi giá trị toàn cầu; đặc biệt, rất khó có thể tham gia vào các khâu sản xuất của doanh nghiệp FDI. Những hạn chế của doanh nghiệp trong nước liên quan tới marketing hay thông tin kết nối cung cầu yếu, chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là những nguyên nhân chính của hiện tượng trên. Thứ ba, rút ngắn sự khác biệt. Mặc dù còn những điểm yếu về kết nối song cũng phải khẳng định rằng FDI có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 26 nghìn dự án trị giá 326 tỷ USD. Khu vực FDI khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế khi đóng góp vào 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 25% GDP. Trong đó, 58% vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Khu vực này cũng đang tạo ra 3,6 triệu lao động trực tiếp và từ năm đến sáu triệu lao động gián tiếp [3]. Mặc dù sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội chưa tạo được liên kết như kỳ vọng, chuyển giao công nghệ còn hạn chế nhưng tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp Việt Nam là không nhỏ. Nó được thể hiện trong việc tạo “sức ép” để doanh nghiệp trong nước tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng quản trị theo chuẩn quốc tế, tạo ra nhiều việc làm. 2. CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Sự liên kết trong giữa các doanh nghiệp nói chung và giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước rất đa dạng, thể hiện ở đặc điểm của từng loại hình nhóm doanh nghiệp và từng quan hệ giữa các doanh nghiệp. Có ba hình thức liên kết chính đó là: liên kết theo chiều ngang, liên kết theo chiều dọc và liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Liên kết ngang:  Liên kết ngang là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, có các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nhau và có thể sử dụng chung một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả. Thông thường liên kết ngang diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực. Các doanh nghiệp sẽ tham gia bằng việc góp vốn lẫn nhau hoặc thỏa thuận với nhau để phân chi thị trường, kiểm soát sự gia nhập nhóm của các doanh nghiệp bên ngoài, có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Ở Việt Nam hiện nay, hầu như chưa có các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước liên kết theo hình thức này. Liên kết dọc: là mô hình liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi doanh nghiệp đảm nhận một hoặc một số công đoạn của dây chuyền sản xuất đó. Trong liên kết dọc, các doanh nghiệp cũng có thể cùng nhau hợp tác chung trong dự án của một sản phẩm hay một chung mục tiêu nào đó. Đây là mô hình liên kết mà một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước ở Việt nam đã thực hiện. Ví dụ như Toyota Việt Nam hiện nay có 33 nhà cung cấp linh phụ kiện, trong đó có 5 nhà
  16. 710 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI cung cấp Việt Nam. Hoặc như công ty Honda Việt Nam, hiện đang duy trì trên 100 nhà cung ứng cấp 1 cho các sản phẩm linh phụ kiện, phụ tùng xe máy; Công ty TNHH Công ty Cao su Giải phóng, đã trở thành nhà cung cấp cho các khách hàng FDI với sản lượng 100 triệu linh, phụ kiện… Liên kết hỗn hợp: là dạng liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc đa ngành vừa là liên kết ngang vừa là liên kết dọc, liên kết đa ngành đa lĩnh vực. Đây là loại hình liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ và không có mối quan hệ về công nghệ, quy trình sản xuất nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực. Các doanh nghiệp con bằng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh thống nhất, thực hiện điều hoà vốn, lợi nhuận giữa các doanh nghiệp con, lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao…Mô hình này ở Việt Nam hiện nay cũng chưa được thực hiện. 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM Việt Nam đã đạt được nhiều thành công sau nhiều năm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, cũng đã có một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam liên kết với nhau dưới hình thức thức liên kết dọc. Ví dụ Toyota, Honda, Mitsubishi, Ford hay Volvo liên kết với Savico hoặc Trường Hải trong việc sản xuất và cung ứng linh phụ kiện cho sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Tuy nhiên sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước vẫn còn lỏng lẻo, chưa được như kỳ vọng. Hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Trong nền kinh tế dường như đang tồn tại song song đồng thời hai khu vực có tính tách biệt rất lớn là khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước. Mức độ kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có thể xem xét trên góc độ khả năng kết nối và hình thức đầu tư theo chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI để sáng tạo giá trị. Xét theo khả năng kết nối, liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp cung ứng trong nước còn yếu. Các dự án FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển. Tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI tương đối hạn chế. Theo kết quả điều tra PCI giai đoạn 2016 - 2017, chỉ có khoảng 14% số doanh nghiệp tư nhân có khách hàng là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Tỷ lệ này của năm 2019 có dấu hiệu cải thiện nhưng vẫn chỉ ở mức là 17% [4]. Báo cáo của Ngân hàng thế giới, mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn là không đáng kể và còn hết sức hạn chế. Ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động, chỉ có 81 nhà cung ứng cấp 1 và 145 nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3 [1]. Tỷ lệ nội địa hóa thấp, bình quân khoảng 20% - 25%. Việt Nam nằm ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, giá trị gia tăng thấp. Đây là bằng chứng cho thấy điều kiện tiến bộ công
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 711 nghệ của doanh nghiệp trong nước chưa đủ đáp ứng đòi hỏi chuỗi sản xuất và lắp ráp công nghệ cao của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Về khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị. Đến nay, Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng ví dụ như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%). Trong số các doanh nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản tại Việt Nam, 58,9% các doanh nghiệp đó là các doanh nghiệp FDI có trụ sở tại Việt Nam. Chỉ có 13% nguồn dịch vụ, sản phẩm đầu mua tại địa phương được cung cấp bởi các doanh nghiệp Việt Nam [1]. Từ phía các doanh nghiệp FDI, liên kết hàng dọc với các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn còn yếu (theo thống kê của VCCI thì chỉ 37% đầu vào của FDI được mua tại Việt Nam, trong đó một tỷ lệ đáng kể lại mua từ chính các doanh nghiệp FDI khác). Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thấp và có xu hướng sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước ít hơn. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI còn rất hạn chế. Đến cuối năm 2019, cả nước có 758 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động nhưng kết nối với chuỗi cung ứng rất hạn chế. Chỉ có 15% số doanh nghiệp trong nước bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI. Trên thực tế, với tình hình cung ứng linh kiện điện, điện tử cho các doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tới 47% các loại linh kiện phải nhập khẩu, 40% do doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cung cấp, chỉ có 1% do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Ví dụ tại Canon, riêng với máy văn phòng, 18% là sản phẩm liên doanh, 13% là sản phẩm của doanh nghiệp FDI, 10% của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại gần 60% vẫn là hàng nhập khẩu”. Mặc dù Canon đã có định hướng mở rộng chiến lược nội địa hóa và nhà cung cấp tại Việt Nam. Song việc hỗ trợ nội địa hóa linh kiện còn gặp khó khăn như rất ít nhà cung cấp linh phụ kiện của Việt Nam đạt được yêu cầu về cung cấp linh kiện của Canon vì trình độ công nghệ chưa cao. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào những sản phẩm như hộp, băng dính...có độ chính xác công nghệ thấp [7]. Một trong những nguyên nhân của việc doanh nghiệp FDI không tự tạo ra sự kết nối với doanh nghiệp trong nước bởi vì khi đến đầu tư tại Việt Nam họ mang theo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, trong khi doanh nghiệp trong nước chưa đắp ứng tiêu chuẩn và thiếu kinh nghiệm kết nối với doanh nghiệp FDI. Trong trường hợp ngành dệt may, da giày tuy đã liên kết ngay từ khi các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng chỉ tham gia ở các khâu có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù mối liên kết theo chuỗi cung ứng đã có thâm niên 20 - 30 năm nhưng do chưa có chính sách khuyến khích, chưa đầu tư có hiệu quả vào xây dựng thương hiệu, công nghệ, mẫu mã và thiếu các nhà cung ứng đáp ứng đòi hỏi cao về chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng, như dệt nhuộm cho may mặc, thuộc da cho da giày.
  18. 712 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Bên cạnh đó, liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế còn do Việt Nam còn thiếu các nhà cung ứng đầu vào có đủ năng lực. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước là vừa và nhỏ nên yếu về vốn và thiếu công nghệ cao. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý, sản xuất và công nghệ kỹ thuật, thiếu nguồn lực để đổi mới, lĩnh vực sản xuất khá giống nhau, cả về quy mô, trình độ, công nghệ và sản phẩm..., khó có thể cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp FDI, nên chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Mặt khác, cũng do quy mô nhỏ bé nên đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có trình độ quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế cả về lượng và chất; hầu như không có khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng lớn trong nước và quốc tế. Đôi lúc doanh nghiệp còn tâm lý e dè, chưa dám chấp nhận rủi ro để đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn nên chưa thể có những bước đi đột phá. Thực tế cho thấy, nhiều nhà sản xuất điện tử nổi tiếng như Canon, Samsung…có nhu cầu sử dụng các loại chi tiết, linh kiện điện, điện tử như mạch in, đầu dây nối, USB... do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhưng chưa tìm được nguồn cung nên buộc phải nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác. Theo mô hình chuỗi cung ứng, mỗi tập đoàn, doanh nghiệp kể trên đều cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là việc cung cấp linh kiện điện, điện tử. Thế nhưng, đã nhiều năm nay, doanh nghiệp điện tử nội địa vẫn chưa có tên trong danh sách các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng đó. Chẳng hạn, chỉ riêng nhà máy điện thoại di động của Samsung ở Bắc Ninh đã cần đến 200 nhà cung cấp các sản phẩm, linh kiện hỗ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt hầu như không lọt được vào được danh sách nhà cung cấp các loại linh kiện điện, điện tử mà thường chỉ cung cấp được những vật tư linh kiện đơn giản như hộp xốp, vỏ bao bì... 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM Có thể thấy, sự liên kết giữa các khu vực doanh nghiệp còn yếu và rời rạc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp mà còn giảm hiệu quả xuất khẩu, tham gia của Việt Nam và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Với quan điểm đối với thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới là: Đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại; liên kết, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, để tăng cường liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lớn mạnh để có thể chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu, Nhà nước, Hiệp hội và các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: 4.1. Về phía Nhà nước Thứ nhất, cần xác định các doanh nghiệp FDI là một thành phần không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, bên cạnh chính sách thu hút FDI, Chính phủ cần yêu cầu các doanh nghiệp FDI cần xây dựng mối quan hệ tương hỗ với các thành phần doanh nghiệp
  19. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 713 khác trong nước với phương châm cùng lớn mạnh, cùng phát triển; tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái doanh nghiệp hiệu quả, bền vững. có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước. Thực tiễn cho thấy, các dự án liên doanh thường có hiệu quả về chuyển giao công nghệ cao hơn so với các dự án 100% vốn nước ngoài, bởi trong các doanh nghiệp liên doanh, có sự tham gia của bên Việt Nam. Bên cạnh đó, cần yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến quá trình chuyển giao công nghệ. Thứ hai, có chính sách cụ thể để hỗ trợ và tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI với các nhà cung cấp trong nước, bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp FDI, các nhà cung cấp, các dịch vụ kết nối, các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có chính sách ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Trong thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho đầu tư FDI, cần tính đến sự kết nối với các khu, cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, phải tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn thiết lập các trung tâm và mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có sự tham gia của đội ngũ kỹ sư trong nước. Thứ ba, chuẩn bị và nâng cao năng lực hấp thụ những chuyển giao công nghệ. Để hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, cần có chiến lược dài hạn, tham gia của cả doanh nghiệp và Chính phủ. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính, tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng cấp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, cần có chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên theo từng thời kỳ, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Thứ tư, cần xây dựng quy hoạch tổng thể ngành, vùng, địa phương, trên cơ sở đó, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý. Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc phải cải thiện chất lượng lao động, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cũng cần phải lưu ý đến yếu tố địa lý. Chính khoảng cách địa lý cũng có tác động đến sự kết nối này. Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất riêng biệt, tách biệt các doanh nghiệp FDI có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và xuất khẩu. Tuy nhiên nó lại khiến cho những hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nước trở nên hạn chế. Chính vì vậy, khi Chính phủ, chính quyền các địa phương thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho đầu tư FDI cũng cần tính đến sự nối kết với các khu cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đột phá hơn là khi thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, chúng ta không chỉ chú ý đến kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa mà phải tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn thiết lập các trung tâm và mở rộng hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D) với sự tham gia của đội ngũ kỹ sư trong nước. 4.2. Về phía các Hiệp hội Để tạo sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam, không thể thiếu vắng vai trò của các Hiệp hội. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài, có Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Association of Foreign Invested Enterprises VAFIE). Đối
  20. 714 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI với các doanh nghiệp trong nước, tùy theo mỗi lĩnh vực, sẽ tham gia các hiệp hội khác nhau, như Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; Hiệp hội Nghiệp Điện Tử Việt Nam; Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam Doanh; Hiệp hội Dệt may Việt Nam…trong đó, với vai trò là cầu nối, đồng thời tùy theo chức năng mà các Hiệp hội có thể hỗ trợ tạo điều kiện phát triển, ví dụ Hiệp hội ngân hàng hỗ trợ các daonh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận tín dụng, tạo vốn cho đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; Hiệp hội tư vấn thuế hỗ trợ về tiếp cận hệ thống thuế, cũng như hợp tác trong việc kiến nghị với nhà nước đối với việc xây dựng hệ thống thuế phù hợp để tạo điều kiện tích tụ vốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI. 4.3. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân khiến cho mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo do các doanh nghiệp FDI còn hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm nội địa. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước cũng còn khá dè dặt trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI, chỉ coi các doanh nghiệp FDI như đối tác cạnh tranh chứ chưa chủ động tìm kiếm các cơ hội liên kết từ các doanh nghiệp FDI. Bởi vậy, bản thân các doanh nghiệp trong nước phải có những đột phá về công nghệ nguồn, công nghệ cao cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…để có thể đủ lực liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp FDI, đồng thời trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiếp tục phát huy sức sáng tạo và linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh nhạy tận dụng các cơ hội thị trường; dám chấp nhận rủi ro, huy động mọi nguồn lực đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng caonâng cấp để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đối tác và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn: cần chia sẻ thị trường, cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, cần thể hiện tính tiên phong, dẫn dắt, đầu tư vào KHCN và con người để tạo ra một hệ sinh thái phát triển chung, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ phát triển. doanh nghiệp lớn cần chủ động nghiên cứu xu thế của thế giới, sự chuyển dịch trong bối cảnh hiện nay để đi trước một bước. Đồng thời, cũng cần tăng cường nội lực, liên tục đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò đầu tầu; cần xây dựng chiến lược, tầm nhìn lớn với mục tiêu thiết lập vị thế mới của thương hiệu Việt trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ ba, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia nhiều FTA thế hệ mới, cũng như chịu những tác động từ dịch bệnh COVID-19 thì việc liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, là yếu tố then chốt để doanh nghiệp vừa tận dụng được cơ hội từ FTA vừa vượt qua khó khăn do tác động của Đại dịch Covid-19. Đay cũng là giải pháp đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài của các FDI cũng như đảm bảo sự vươn lên của các doanh nghiệp của Việt Nam. Thứ tư, các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất tại Việt Nam sẽ không chỉ tận dụng lợi thế về chi phí sản xuất hợp lý mà còn tận dụng lợi thế về thuế quan và mở cửa thị trường để dễ dàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện thuận lợi để
nguon tai.lieu . vn