Xem mẫu

  1. EPS cao chưa chắc đã tạo thanh khoản (InfoTV) - Trên thị trường hiện nay, có những công ty niêm yết luôn đạt mức tăng trưởng cao nhờ sự hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn của mình. Tuy nhiên, không phải cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng có được tính thanh khoản cao như mong đợi. Là một công ty đại chúng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tất nhiên mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là huy động vốn từ thị trường để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Sau 3 năm kể từ ngày cổ phần hóa, từ số vốn điều lệ chỉ 25 tỷ đồng, đến nay CTCP ô tô TMT (mã CK: TMT) đã có số vốn điều lệ 163 tỷ đồng. Cũng trong 3 năm qua, EPS của TMT luôn duy trì ở mức cao, bình quân 20.960 đồng/cp. Thế nhưng sau hơn 2 tháng kể từ ngày chào sàn HOSE, cổ phiếu TMT chưa khi nào được cho là có tính thanh khoản cao.
  2. Lý giải hiện tượng này, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) – cho rằng, việc cổ đông của TMT luôn được tăng tỷ lệ sở hữu thông qua việc công ty tăng vốn bằng chính lợi nhuận để lại đã khiến cho công ty giảm dần tính đại chúng. “Vì khi cổ phần hóa ban đầu, cán bộ công nhân viên sẽ là những người sở hữu cổ phiếu đầu tiên, và công ty cũng chưa phải phát hành cổ phiếu ra bên ngoài để huy động vốn mà chỉ bằng lợi nhuận cứ tăng dần. Điều đó khiến cho cổ đông của công ty luôn thấy được rằng tài sản của mình lớn lên hằng ngày nên cũng không mấy ai có nhu cầu giảm tỷ lệ sở hữu. Cho nên dẫn đến câu chuyện mọi người thỏa mãn với tốc độ tăng trưởng của công ty, chứ doanh nghiệp thực sự chưa mang tính đại chúng.” – ông Nguyễn Duy Hưng cho biết. Theo ông Hưng, việc doanh nghiệp tăng vốn bằng chính lợi nhuận của mình sẽ là rất tốt cho các cổ đông bởi cổ phiếu chưa đến mức độ pha loãng. Tuy nhiên, khi một công ty đã niêm yết thì tất yếu phải huy động vốn từ thị trường, qua đó tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của mình. Thế nhưng để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu, cổ đông phải có nhu cầu mua đi bán lại.
  3. Việc làm tăng tính đại chúng của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng chính là một trong những mục tiêu mà cả SSI và TMT cùng hướng tới sau khi hai bên cùng ký kết một thỏa thuận hợp tác toàn diện vào chiều ngày 07/04/2010. Nội dung của thỏa thuận hợp tác này là TMT chỉ định SSI làm nhà tư vấn độc quyền cung cấp các dịch vụ cho TMT bao gồm: tư vấn tài chính và tái cấu trúc công ty; tư vấn thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty đại chúng niêm yết, tư vấn tiến hành các kỳ họp Đại hội đổng cổ đông thường niên và bất thường; tư vấn quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế; tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu và quản trị thương hiệu. Theo ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô TMT, năm 2010 công ty cũng sẽ tăng vốn điều lệ từ 163 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, và tất nhiên sẽ tận dụng cả kên huy động vốn từ bên ngoài nhờ sự tư vấn của SSI. Điều này vừa làm tăng nguồn vốn để thực hiện những dự án trong tương lai của TMT, vừa góp phần làm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu TMT. “Với ngành nghề về sản xuất xe tải các loại từ 1-25 tấn, được phân phối khắp 63 tỉnh thành và chiếm 38% thị phần xe tải trên cả nước, cộng với sự tư vấn về mặt tài chính từ SSI, tôi tin rằng TMT sẽ có thêm một động lực mới nữa để phát triển.” – ông Bùi Văn Hữu nói.
  4. Mặc dù có một tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong suốt gần 4 năm kể từ sau cổ phần hóa, hơn nữa việc chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất chính mà không hề dính dáng đến đầu tư tài chính đã khiến cho TMT gây được “thiện cảm” với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để tăng tính đại chúng cho công ty, rõ ràng ban lãnh đạo của không chỉ riêng TMT mà cả đối với các doanh nghiệp khác, việc bắt tay với một đơn vị tư vấn trong việc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài cũng như trong các nghiệp vụ tài chính khác sẽ là một xu hướng tất yếu.
nguon tai.lieu . vn