Xem mẫu

  1. ePaper: Tương lai của nhật báo? Tại sao phải sinh ra ePaper làm gì, nó có lợi gì? Chắc chắn đây là câu hỏi đang đặt ra với nhiều người. Suốt nhiều thế kỷ, báo đã trở thành một thứ hàng hóa không thể thiếu mỗi ngày đối với nhiều người. Và Internet xuất hiện, làm thay đổi đáng kể cách thức tiếp cận thông tin. Ngoài các tờ báo in truyền thống, giờ đây người sử dụng có thể đọc tin qua máy tính, thiết bị trợ giúp kỹ thuật số (PDA) và điện thoại di động. Cung cấp tin tức qua Internet gần như là một chiến lược đương nhiên đối với các báo và ngành xuất bản nói chung. Nhưng khi
  2. làm như vậy, các báo đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc cũng như hình ảnh thương hiệu của mình, website của các báo trở thành các "cổng Internet" trong khi thực chất không phải như vậy. Mặt khác, nhiều độc giả đã quen thuộc với tờ báo mà họ thích sẽ có cảm giác không thoải mái với cách cung cấp thông tin này. Hiện tại, hầu hết các báo đều có phiên bản online nhưng nội dung và thiết kế trang (layout) thì không hoàn toàn giống với bản in. Ảnh thì bé tẹo, nội dung thì theo kiểu đổ chữ tự do từ đầu đến cuối, còn việc lật trang thì rõ ràng là hoàn toàn khác với kiểu lật trang báo in. Một số công ty cung cấp bản tin cho khách hàng ở dạng file PDF để đảm bảo "nguyên dạng" - và quả thật là trông rất hấp dẫn, nhưng cách thức này chỉ hữu hiệu với các bản tin ít
  3. trang. Với các tờ báo lớn thì download rất lâu và khó tìm kiếm, khó đọc và khó chuyển bài, lật trang. Thêm vào đó là yếu điểm không thể theo dõi chính xác số lượng người thuê bao download các file PDF này. Giải pháp eNewspaper, viết tắt là ePaper, đã ra đời vào khoảng năm 2003 và chậm rãi tiến vào thị trường trước khi trở thành một xu hướng mới bắt đầu từ khoảng giữa năm 2004. Điều thú vị là các tờ báo nhỏ lại nhanh chân hơn các báo lớn trong lĩnh vực này. Xét về quốc gia thì đi đầu về ePaper không phải là báo chí Mỹ hay châu Âu mà lại là những tờ báo của Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaixia và... Ôman. Tôi đã thử xem một số tờ như Hindustan Times của Ấn Độ, theSun và The Edge
  4. Financial Daily của Malaixia và quả thực là thấy rất ấn tượng. (Có thể xem bản demo của Hindustan Times tại http://202.131.142.25/mainDemo.asp?selPg=771) Với những màn hình phẳng chất lượng cao, nhìn những tờ báo trên mạng "như thật" này đúng là cũng hấp dẫn, nhất là những người đã trở thành độc giả trung thành của một tờ báo nào đó. Nó chẳng khác nào như việc cầm tờ báo trên tay, khi con chuột di đến bài nào thì bài đó sẽ được "highlighted" và click vào thì hiện một cửa sổ khác với đầy đủ nội dung. Vì đây là "đọc có trả tiền" chứ không phải báo miễn phí nên độc giả sẽ không bị khó chịu bởi những hình quảng cáo trong bài. Hãy thử lấy một ví dụ thế này: Bạn thích đọc tờ Thanh Niên
  5. nhưng đang phải đi công tác tận châu Âu. Không hề gì, chỉ cần mở máy tính và đọc ngay số ra buổi sáng (nhớ tính đến đoạn lệch múi giờ), và nếu bận chạy đi họp thì chỉ cần ra một lệnh để in vào khổ giấy lớn, vậy là có trong tay nguyên xi tờ báo để đọc trên tàu hoặc xe buýt. Xét ở góc cạnh tòa soạn báo, dưới đây là một số ưu điểm chính của ePaper: - Đảm bảo tính nhất quán về thương hiệu của tờ báo, đối với cả bản in và bản điện tử; - Có khách hàng đăng ký mua báo trên toàn cầu; - Tăng doanh thu trực tuyến; - Tăng doanh thu quảng cáo trên mạng (có thể thay nhiều quảng
  6. cáo chứ không bị ấn định như báo in); - Tự động lưu trữ dạng kỹ thuật số tất cả các số báo. Và đương nhiên, công nghệ mới cho phép sử dụng luôn cả video hay audio, rồi còn cho phép tìm kiếm chữ, hình ảnh hay quảng cáo, cho phép đánh dấu trang (bookmark), kết nối trực tiếp trên mạng. Cũng là một giải pháp hay để tham khảo đấy chứ nhỉ!
nguon tai.lieu . vn