Xem mẫu

Thông tin ebook
Tên sách: Vũ Trung Tùy Bút
Tác giả: Phạm Đình Hổ
Bản dịch: Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến
Thể loại: Culture
NXB:nhà xuất bản văn nghệ &hội nghiên cứu và giảng dạy văn học tp. hồ chí minh
Nguồn: tducchau (e-thuvien.com)
Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh
Thư viện Tinh Tế
Dự án ebook định dạng epub chuẩn cho mọi thiết bị di động
http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.html
OPDS catalog:
http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.xml

LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa
tiếp xúc rộng rãi với thế giới. Phải có bản lĩnh tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế
giới để làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc mình. Nhưng muốn thế nhất
thiết phải củng cố cái gốc của văn hóa dân tộc, bồi dưỡng tinh hoa văn hóa dân tộc
cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ để cho họ ý thức được những giá trị tinh thần đẹp
đẽ của dân tộc mình, như vậy khi tiếp xúc với nền văn hóa các nước, họ biết chủ
động tiếp thu những cái hay, cái đẹp của người, và dị ứng lại với những cái xấu,
cái độc hại. Xuất phát từ nhận thức này, Hội nghiên cứu và Giảng dạy Văn học
Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tổ chức biên soạn tử sách VĂN HỌC VIỆT
NAM, NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU.
Tủ sách sẽ cung cấp cho đông đảo bạn đọc, trước hết là bạn đọc trẻ, cho thanh
niên, học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông và đại học những tác phẩm ưu tú
của văn học dân tộc, từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học cổ đến văn
học cận, hiện đại... Thông qua tủ sách này bạn đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của
tâm hồn con người Việt Nam, sức sống và cá tính của dân tộc Việt Nam, cùng với
cái hay, cái đẹp của tiếng Việt và văn chương Việt Nam.
Để phản ánh cho đúng những thành tựu của văn học dân tộc, trong tủ sách có tập là
một tác phẩm được in trọn vẹn, có tập là tuyển của một tác giả, hoặc một phong
trào, một thể loại...
Chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc những văn bản được in lần đầu tiên đối
với bộ phận văn học quốc ngữ, còn những văn bản thuộc phạm vi văn học Hán
Nôm thì ngoài việc in bản dịch, hoặc bản phiên âm chúng tôi cho in kèm theo văn
bản chữ Hán hoặc chữ Nôm để cho các bạn có thể đối chiếu khi cần thiết.
Xin trân trọng giới thiệu tủ sách với đông đảo bạn đọc.
GS. Hoàng Như Mai
Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học
Thành phố Hồ Chí Minh

LỜI GIỚI THIỆU
Một trong những tác giả nổi tiếng về thể loại truyện ký ở nước ta nửa cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19 là Phạm Đình Hổ. Ông trước tác khá nhiều, trong đó, Vũ trung tùy
bút là bức tranh toàn cảnh sinh động về xã hội đời Lê-Trịnh, là tài liệu tốt cho
những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu phong tục, tập quán, sinh hoạt của con người
thời này.
Phạm Đình Hổ sinh năm 1768, tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiều,
còn có biệt hiệu là Hy Kiều Phủ, người đời thường gọi là Cụ Tế Đan Loan (1).
Ông quê ở xã Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay
là thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương (2). Nhà ở
phường Hà Khẩu (3), huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, thuộc thành Thăng Long
(nay thuộc khu vực phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ông xuất thân từ gia đình khoa bảng. Cha đậu cử nhân làm chức Hiến sát dưới triều
Lê Cảnh Hưng (1740), nhưng mất sớm lúc ông mới 10 tuổi, gia đình trở nên túng
bấn. Anh trưởng, anh thứ của ông đều yểu mệnh. Vợ ông chết sớm liền sau cái chết
của con trai lớn, để lại đứa con sau ốm yếu. Mặc dù chịu nhiều đau thương, bản
thân lắm bệnh tật, ông cũng cố gắng đeo đuổi nghiệp khoa cử. Cuối đời Lê Cảnh
Hưng, ông từng theo học ở trường Quốc Tử Giám. Năm Bính Ngọ (1786) ông chưa
kịp đi thi thì nhà Lê mất (1789). Mãi đến khi Gia Long lên ngôi, mở các khoa thi,
ông đi thi nhiều lần nhưng chỉ đậu đến tú tài. Sau bị bệnh, không thể tiếp tục nghiệp
khoa cử được, ông dành thì giờ viết sách. Ông am tường và nghiên cứu rất nhiều
lĩnh vực. Vừa chuyên chí học hành, vừa trước tác, ông có nhiều công trình sưu tầm,
nghiên cứu có giá trị. Nhờ vậy, năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), ông được vua vời
vào triều cho nhậm chức Hành tẩu bộ Hộ, rồi được bổ vào chức hàn lâm viện hành
tẩu. Chẳng bao lâu, ông xin từ chức về nhà. Năm Minh Mệnh thứ bảy (1826), ông
lại được triệu về triều làm chức Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám tế tửu.
Được vài năm ông cáo bệnh về quê, lại được vua triệu và ban chức Thị giảng học
sĩ. Năm 1839, ông mất, thọ 71 tuổi. Trong suốt quãng đời mình, ông sống cuộc
sống nhà nghiên cứu, nhà văn nhiều hơn làm quan. Ông để lại nhiều tác phẩm với
khá nhiều thể loại.
Về sưu tầm, nghiên cứu, ông có: Lê triều hội điển, Bang giao điển lệ, Cảnh Hưng
tân ty sách phong sứ quán thư giản chư tập, An Nam chí, Ô châu lục, Ai Lao sứ
trình, Đại Man quốc địa đồ, Càn khôn nhất lãm, Hi kinh trắc lãi, Khánh An Đan
Loan Phạm gia thế phổ, Đan Loan Phạm thị chi hệ thế phổ...

Về sáng tác, ông có: Vũ trung tùy bút, Nhật dụng thường đàm, Đông Dã học ngôn
thi tập, Bạn tiếp tồn phụng, Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án)...
Một trong những đặc điểm của nền văn học chữ Hán nước ta từ thế kỷ 18 – đầu thế
kỳ 19 là sự phát triển của thể ký. Ở thể loại này, người viết ghi lại những điều tai
nghe, mắt thấy bằng nghệ thuật mô tả sinh động… Ngoài những nguyên nhân khách
quan của văn học, yêu cầu phát triển thể loại ký (chủ yếu là tạp ký và ký sự), hoàn
cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng là động cơ quan trọng thôi thúc những người có lòng
yêu nước, thương dân sáng tác. Phạm Đình Hổ là một điển hình. Dù phải sống
trong gia cảnh nghèo túng, đau thương, nhưng từ nhỏ ông đã xác định mục đích của
kẻ làm trai là: “Lập thân hành đạo”. Hơn nữa, trong thời đại ông sống, luân thường
đạo lý bị coi thường, trật tự xã hội bị đảo lộn, biết bao cảnh ngang trái xảy ra từ
vua chúa đến quan lại… Bị áp lực của kẻ cầm quyền, những quan hệ trong xã hội
đều nghiệt ngã…
Vũ trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa) của Phạm Đình Hổ ra đời
trong hoàn cảnh ấy. Tập trung trong 91 đề mục, tác giả ghi lại những điều tai nghe,
mắt thấy trong thực tế hàng ngày, không theo một trật tự nào. Bằng thủ pháp mô tả
rất sinh động, tỉ mỉ, chân thành, bằng tấm lòng của một người ưu thời mẫn thế,
Phạm Đình Hổ đã vẽ lại thật sống động lối sống sa đọa của bọn vua chúa, nạn hà
hiếp dân lành của bọn quan lại, cảnh khốn cùng của dân chúng, cảnh gian lận hay
thành kiến nặng nề trong thi cử đến những tục lệ của người dân… Mặc dù còn hạn
chế ở một số điểm, nhưng Vũ trung tùy bút mang một giá trị nhất định về mặt sử
học, văn hóa và xã hội học, là tài liệu đáng giá cho những ai muốn nghiên cứu xã
hội nước ta cuối đời Lê.
Thực vậy, dưới ngòi bút của ông, việc phản ánh trung thành bộ mặt xã hội đương
thời, nhất là thói ăn chơi xa hoa, trụy lạc của bọn vua chúa được nói đến trước
tiên. Sinh ra trong gia đình nhà nho, bản thân từng làm quan phục vụ triều đình,
nhưng Phạm Đình Hổ không khỏi bất mãn trước lối sống trái đạo của bọn thống trị,
trước thái độ coi dân như cỏ rác. Ông kể việc “Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc,
thường ngự ở các ly cung bên Tây hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng
đình đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây
hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo
đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán (…). Buổi ấy, bao nhiêu loài trân
cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, chúa đều sức
thu lấy, không thiếu một thứ gì (…). Bọn hoạn quan cung cấm lại thường nhờ gió bẻ
măng, ra ngoài dọ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt, khướu
hay, thì biên ngay chữ “phụng thủ”. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra,

nguon tai.lieu . vn