Xem mẫu

224 225 VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 1- Nhiệt liệt kỷ niệm lần thứ 35 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9! 2- Không có gì quý hơn độc lập, tự do! 3- Tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa! 4- Ra sức thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm! 5- Luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu! 6- Xây dựng nếp sống mới văn minh, lành mạnh; kiên quyết chống tiêu cực trong xã hội! 7- Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân! 8- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa! 9- Nhiệt liệt chào mừng thành công rực rỡ của chuyến bay vũ trụ Việt - Xô! 10- Tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam, Lào và Campuchia! 11- Tăng cường đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và các nước anh em khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa! 12- Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì THÔNG BÁO Số 19-TB/TW, ngày 20 tháng 8 năm 1980 Ý kiến của Ban Bí thư trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hoàng Liên Sơn về việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II Ngày 14 và 15-8-1980, Ban Bí thư đã nghe Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hoàng Liên Sơn trình bày đề cương báo cáo về tình hình, nhiệm vụ của tỉnh, chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II. Các đồng chí trong Ban Bí thư đã phát biểu một số ý kiến như sau: 1. Báo cáo của tỉnh đánh giá tương đối rõ những thành tích và tiến bộ cũng như những mặt yếu, kém trên các lĩnh vực công tác. Phương hoà bình, độclập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội! hướng nhiệm vụ và các mục tiêu phấn đấu được đề ra với tinh thần 13- Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm! 14- NướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm! 15- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta! tích cực chấp hành các nghị quyết của Trung ương Đảng trong hoàn cảnh cụ thể của tỉnh. Trong 3 năm qua, Đảng bộ Hoàng Liên Sơn, từ ba tỉnh hợp lại, đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện nhiệm vụ chính trị của một địa bàn chiến lược về quốc phòng và kinh tế. Quân và dân trong tỉnh đã góp phần quan trọng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phản động... và tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Trong hai năm 1977-1978, sản xuất phát triển tương đối B1 226 227 VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP đều, lương thực tăng, đặc biệt là màu tăng khá. Năm 1979, bị chiến tranh tàn phá, nhưng đã mau chóng khôi phục sản xuất. Trong công tác xây dựng Đảng, đã khẩn trương chấn chỉnh và tăng cường cơ sở ở tuyến I; nhìn chung, nội bộ Đảng bộ và các cấp uỷ đoàn kết tốt. Tuy nhiên, trên các lĩnh vực công tác, Đảng bộ Hoàng Liên Sơn cũng còn nhiều mặt yếu kém. Báo cáo của tỉnh đã nêu những mặt yếu kém đó nhưng phải phân tích nguyên nhân sâu hơn nữa, kiểm điểm rõ trách nhiệm lãnh đạo của Đảng bộ, trước hết là các cấp uỷ Đảng, chỉ ra những vấn đề phải giải quyết về quan điểm, nhận thức cũng như về tổ chức chỉ đạo thực hiện. Phải làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm thì mới đề ra được chủ trương biện pháp khắc phục những mặt yếu, như: - Ta có ưu thế chính trị hơn địch nhưng vì sao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thiếu sắc bén, có phần bị động đối phó với chiến tranh tâm lý của địch? - Tỉnh có nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng vì sao chậm phát huy, tiến bộ không vững chắc, có mặt trì trệ, như: trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng, phát triển chăn nuôi, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, v.v.. - Lực lượng đảng viên, cán bộ của tỉnh không phải ít (tỷ lệ đảng viên so với dân số 3,38%, riêng vùng cao 1,15%), nhưng tổ chức cơ sở ở một số nơi chậm được củng cố, nhất là ở vùng cao biên giới. Tỉnh uỷ cần chú ý những điểm nói trên để nâng cao chất lượng báo cáo, thực sự phát huy được trí tuệ và nhiệt tình cách mạng của Đảng bộ, đề cao được tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đại hội. 2. Ban Bí thư góp ý kiến về một số nhiệm vụ công tác của tỉnh Hoàng Liên Sơn như sau: Hội nghị biên giới do Ban Bí thư chỉ đạo đã nêu những nhiệm vụ và biện pháp lớn nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương và Bộ Chính trị đối với các tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó Hoàng Liên Sơn có vị trí quan trọng. Về quân sự, an ninh, Hoàng Liên Sơn là một cửa ngõ ở biên giới... Hoàng Liên Sơn phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu đánh bại địch ngay từ trận đầu và trên tuyến đầu, nếu chúng liều lĩnh xâm lược nước ta. Phải chăm lo tăng cường lực lượng vũ trang, nắm chắc lực lượng dân quân cầm súng, làm tốt kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trên toàn tuyến cũng như ở từng địa bàn, từng cơ sở. Phải củng cố sự chỉ huy thống nhất giữa các lực lượng vũ trang, nhất là đối với các đơn vị công an vũ trang và bộ đội địa phương mới sáp nhập; tổ chức tốt sự phối hợp hoạt động giữa các lực lượng để quản lý chặt chẽ biên giới. Về chính trị, Hoàng Liên Sơn là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 50% số dân) bọn phản động... đang âm mưu lôi kéo, chia rẽ các dân tộc, tạo cơ sở bí mật, gây bạo loạn, lập khu tự trị. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng làm tốt công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, xây dựng cho mỗi người có tinh thần làm chủ, quyết tâm chống địch bảo vệ bản làng, đối phó nhạy bén với mọi âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý, gián điệp, phá hoại của địch. Về kinh tế, là một trong những tỉnh có diện tích rộng, tiềm năng kinh tế lớn, có những khu mỏ quan trọng, đất đai lâm nghiệp, nông nghiệp nhiều, Hoàng Liên Sơn phải tăng nhanh lương thực, thực phẩm và chăn nuôi, mở rộng diện tích các cây nguyên liệu (chè, giấy, sợi, dược liệu, hạt rau giống, câyăn quả, cây hạt dầu...), phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, để đáp ứng nhu cầu tại chỗ với mức cao nhất và đóng góp ngày càng nhiều cho trung ương và cho nền kinh tế cả nước. B1 228 229 VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP Từ những đặc điểm trên, những nhiệm vụ chính của Đảng bộ Hoàng Liên Sơn trong mấy năm trước mắt nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung mà các Hội nghị Trung ương lần thứ năm, thứ sáu đã đề ra, là: - Tăng cường quốc phòng, an ninh, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng địch, nếu chúng gây lại chiến tranh xâm lược; trước mắt, tích cực chống chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý của địch. - Phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. - Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trên địa bàn tỉnh, chú trọng các cơ sở hạ tầng. - Ra sức củng cố Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân; kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân. Nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân đều phải được coi trọng; và phải được xác định cụ thể cho từng tuyến, từng địa bàn trong tỉnh. Tuyến đầu đặt nhiệm vụ an ninh, quốc phòng lên hàng đầu. Tuyến sau xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, nhưng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Địch đang phá ta về nhiều mặt, cả chính trị, an ninh, kinh tế; ta không chỉ bị động đối phó mà phải chủ động tiến công địch; đặc biệt phải nghĩ cách tiến công địch về chính trị, luôn luôn giành chủ động để đánh bại chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý của địch. Hoàng Liên Sơn có lực lượng đảng viên khá đông, có đội ngũ cán bộ chính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ được rèn luyện thử thách, nhân dân các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Chính phủ; lại có lực lượng của Trung ương hỗ trợ. Đó là những thuận lợi cơ bản mà Đảng bộ Hoàng Liên Sơn phải nắm và phát huy mạnh mẽ để khắc phục khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình. Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đã được bàn kỹ ở Hội nghị Biên giới, ở đây nói thêm về nhiệm vụ kinh tế và về công tác xây dựng Đảng. 3. Phương hướng phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh đã được xác định trên cơ sở phân vùng, quy hoạch. Để quán triệt đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cụ thể của tỉnh Hoàng Liên Sơn, có mấy vấn đề cần làm rõ thêm trong báo cáo đưa ra đại hội: a) Kết hợp kinh tế với quốc phòng Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà phải thực hiện lâu dài. Báo cáo của tỉnh cần làm rõ mấy điểm: - Xây dựng và phát triển kinh tế như thế nào để bảo đảm tốt nhất yêu cầu hậu cần tại chỗ; - Phân bố lực lượng sản xuất (cả cơ sở trung ương và cơ sở địa phương) như thế nào cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ; - Sử dụng lực lượng quân đội vào nhiệm vụ xây dựng kinh tế như thế nào cho có hiệu quả; - Phương án kế hoạch dự bị về kinh tế trong các tình huống khác nhau. b) Xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp Gắn bó chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp thành một cơ cấu là một phương hướng cơ bản để khai thác và phát huy tốt các tiềm năng kinh tế của tỉnh Hoàng Liên Sơn. Xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp là một quá trình lâu dài; nhưng phải có ý thức làm từ đầu, xây dựng từng bước. Cần chú ý mấy điểm: B1 230 231 VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP - Đặc điểm đất đai và lao động của Hoàng Liên Sơn đặt ra yêu cầu kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp và cả công nghiệp, thủ công nghiệp (đặc biệt là trong khâu chế biến nông sản, lâm sản) ngay trong từng hợp tác xã, từng nông trường, lâm trường và trên địa bàn từng huyện, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển cây ngắn ngày như đã nêu trong báo cáo thì việc bố trí cây dài ngày có ý nghĩa rất quan trọng (đất trồng rừng và cây dài ngày trên 70 vạn ha, trong khi đất canh tác chỉ trên 10 vạn ha). Xác định cơ cấu cây dài ngày thích hợp với từng loại đất; có cây lấy gỗ, cây làm nguyên liệu giấy, sợi, có cây vừa lấy gỗ, vừa cho sản phẩm, như các loại cây có dầu: trẩu, sở, lai... Việc xác định cây trồng phải xuất phát từ điều kiện tự nhiên, tính toán kỹ hiệu quả kinh tế, tránh vội vàng, chủ quan. Phải dựa trên căn cứ khoa học và thực tế để kết luận về loại cây làm nguyên liệu giấy, sợi thích hợp với từng loại đất (mỡ, bồ đề...). Phải chấm dứt ngay việc phá rừng vầu, rừng nứa để trồng cây khác với hiệu quả kinh tế không chắc chắn. Trên diện tích trồng cây dài ngày, phải tận dụng đất khi cây chưa khép tán để trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là cây lương thực. Cơ cấu cây trồng phải gắn với phương hướng chăn nuôi. Chú trọng phát triển lợn, tận dụng mặt nước lớn nuôi cá, nhưng thế mạnh về chăn nuôi gắn với nghề rừng của Hoàng Liên Sơn là trâu bò. Trong điều kiện cân đối lương thực còn khó khăn, việc chăn nuôi trâu bò càng có vị trí và ưu thế lớn. Phải phát triển cơ sở chăn nuôi của quốc doanh, tập thể, của các đơn vị bộ đội, cơ quan, đồng thời khuyến khích gia đình chăn nuôi trâu bò không hạn chế, đưa tốc độ tăng đàn trâu bò lên nhanh hơn tốc độ tăng đàn lợn. - Hướng giải quyết vấn đề lương thực của Hoàng Liên Sơn là thâm canh 3 vạn ha ruộng nước, đồng thời ra sức phát triển màu. Tuy lúa còn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng muốn đưa tốc độ sản xuất lương thực lên cao hơn tốc độ tăng dân số, thì phải dựa vào màu, vì màu còn nhiều khả năng mở rộng diện tích và thâm canh. Muốn phát triển màu, phải tích cực giải quyết khâu chế biến. Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật (công cụ, phương tiện chế biến màu, nhất là sắn), phải giải quyết tốt các vấn đề về chính sách, trước hết là giá. Trung ương hướng dẫn nguyên tắc chung, còn phải để cho địa phương chủ động về giá mua, giá bán đối với sản phẩm ngoài nghĩa vụ. - Bên cạnh nguyên liệu khoáng sản, nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp, lâm nghiệp của Hoàng Liên Sơn rất phong phú, cho phép phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng, không những đáp ứng nhu cầu của địa phương mà còn có thể cung cấp cho Trung ương, cho xuất khẩu. Một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản của Hoàng Liên Sơn có thể trở thành mũi nhọn, cần tận lực phát triển nhanh hơn nữa như: công nghiệp dược phẩm, chế biến đồ gỗ, mây, tre,... Mặt khác, công nghiệp địa phương của Hoàng Liên Sơn còn có khả năng phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp về mặt sản xuất công cụ, sửa chữa máy móc, sản xuất than, vật liệu xây dựng cung cấp cho nông thôn. Nếu làm tốt thì Hoàng Liên Sơn có thể tạo ra nguồn hàng công nghiệp tại chỗ để trao đổi với nông dân lấy nông sản, lâm sản. Đó cũng là một mặt của quan hệ kết hợp công - nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. c) Kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương Hoàng Liên Sơn có một số cơ sở kinh tế của trung ương. Việc phân cấp quản lý như thế nào cho hợp lý phải xem xét trên nhiều mặt. Song, cần nhận rõ: - Xí nghiệp trung ương hay xí nghiệp địa phương đều thuộc sở B1 232 233 VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP hữu toàn dân; việc chuyển giao tài sản không làm thay đổi người sở hữu. Ai quản lý cũng có trách nhiệm làm cho xí nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Xí nghiệp trung ương trên địa bàn tỉnh phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của tỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Tỉnh phải nắm được tình hình các xí nghiệp trung ương, có biện pháp giúp đỡ giải Ở các cơ sở yếu kém, đảng viên rất ít, có nơi không có đảng viên, nhiều cán bộ chủ chốt xã không phải là đảng viên. Ở một số cơ sở có hiện tượng địch móc nối, cài vào nội bộ ta. Tỉnh cần có kế hoạch tiếp tục đưa cán bộ xuống củng cố một thời gian, kiện toàn cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, thanh lọc những người không xứng đáng, lựa chọn phát triển đảng viên mới. Cần chú trọng bồi quyết các khó khăn theo khả năng của tỉnh. - Xí nghiệp trung ương phải đóng góp vào ngân sách địa phương, dưỡng cốt cán xã để có thể tự đảm đương công việc, cán bộ trên xuống chủ yếu là giúp đỡ, hướng dẫn chứ không làm thay. đặc biệt là những xí nghiệp chế biến nguyên liệu do địa phương sản xuất. Như vậy, xí nghiệp trung ương trên địa bàn tỉnh luôn luôn gắn bó với kinh tế địa phương, không thoát ly sự lãnh đạo của địa phương. Đảng bộ Hoàng Liên Sơn cần nắm vững quan điểm này để bảo đảm tốt sự kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trên địa bàn tỉnh. Địa phương thống nhất lãnh đạo về Đảng, giúp đỡ cho xí nghiệp trung ương hoạt động. Ngược lại, các ngành trung ương có xí nghiệp ở Hoàng Liên Sơn phải tôn trọng sự chỉ đạo, kiểm tra của địa phương và quan tâm tới lợi ích của địa phương. Trong vấn đề kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, còn phải chú ý về quan hệ làm việc giữa các cơ quan trung ương và cơ quan lãnh đạo địa phương. Thường thì địa phương không có điều kiện hiểu rõ các quan hệ cân đối chung của nền kinh tế, còn cơ quan trung ương thì có khi không sát tình hình và yêu cầu cụ thể của từng địa phương. Do đó, khi có ý kiến trái nhau thì phải cùng nhau thảo luận; trường hợp không nhất trí, phải đưa lên Chính phủ xét. Khi Chính phủ đã quyết định thì phải chấp hành nghiêm chỉnh. 4. Về xây dựng củng cố Đảng, chính quyền và các đoàn thể Hiện nay, ở Hoàng Liên Sơn, theo đánh giá của tỉnh, số cơ sở yếu kém còn 30%, phần nhiều lại ở vùng cao biên giới. Bổ sung cán bộ có năng lực, có sức khoẻ cho các huyện uỷ vùng cao biên giới để có thể đi sát, nắm chắc, giúp đỡ cho cơ sở. Việc đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số cần được chú ý hơn, nhất là cán bộ dân tộc Dao, Mông, Thái. Tiếp tục mở lớp đào tạo, bồi dưỡng con em người dân tộc. Tỉnh tính toán kinh phí, báo cáo lên Chính phủ giải quyết, đồng gửi Ban Bí thư. Phải rất coi trọng việc chấp hành chính sách dân tộc; các cấp, các ngành trong tỉnh, các đơn vị quân đội phải coi đó là kỷ luật của Đảng và Chính phủ; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ quân dân. 5. Về các đề nghị cụ thể của tỉnh - Vấn đề đầu tư cho tỉnh Hoàng Liên Sơn. Miền núi phía Bắc là tuyến đầu giữ nước, phải mạnh cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, cần được quan tâm đầu tư thích đáng, đáp ứng cho những nhu cầu cần thiết cho sản xuất, đời sống và quốc phòng. Về phần tỉnh, cần thấy hết tình hình khó khăn chung, tính toán kỹ những mục tiêu đầu tư theo nguyên tắc: bảo đảm hiệu quả kinh tế, nắm chắc các điều kiện về nguyên liệu và nhiên liệu, nhất là những vật tư phải nhập khẩu, xây dựng tập trung, dứt điểm. - Về trợ cấp cho số dân ven biên giới phải chuyển vào trong nội địa; địa phương tỉnh cụ thể mức trợ cấp và đề nghị lên Chính phủ. B1 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn