Xem mẫu

219

VIII
NGHỆ THUẬT CÁCH MẠNG
VÀ NGHỆ THUẬT XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
Khi nói về nghệ thuật cách mạng, người ta nghĩ đến hai
loại hiện tượng nghệ thuật: những tác phẩm có chủ đề phản ánh
cách mạng và những tác phẩm không liên hệ với cách mạng về
đề tài, nhưng lại thấm nhuần cách mạng một cách sâu sắc, mang
đậm màu sắc của ý thức mới được trỗi lên trong cách mạng. Rất
hiển nhiên, đó là những hiện tượng bắt nguồn, hoặc có thể bắt
nguồn, từ những quan niệm hoàn toàn khác nhau. Alếchxây
Tônxtôi, trong cuốn tiểu thuyết Con đường đau khổ, đã mô tả
giai đoạn chiến tranh và cách mạng. Ông thuộc trường phái
Iaxnaia-Pôliana1 cũ với tầm cỡ nhỏ hơn, quan điểm hẹp hơn. Về
những sự kiện lớn nhất, trường phái đó chỉ dùng để nhắc lại một
cách đau đớn rằng Iaxnaia-Pôliana đã xuất hiện nhưng nay
không còn nữa. Ngược lại, khi nhà thơ trẻ Tikhônốp nói về một
cửa hàng thực phẩm nhỏ - hình như anh e sợ khi viết về cách
mạng -, anh cảm thụ và mô tả sự trì trệ, bất động với vẻ hồn
nhiên và mãnh liệt say sưa mà chỉ một nhà thơ của thời đại mới
mới có thể diễn đạt được.
Như vậy, nghệ thuật cách mạng và những tác phẩm về
cách mạng, nếu chúng không cùng là một cái duy nhất thì
chúng cũng có những điểm tiếp xúc với nhau. Những nghệ sĩ do
cách mạng sinh ra không thể không muốn viết về cách mạng.
Mặt khác, nếu quả nghệ thuật có điều gì muốn nói về cách
mạng thì nó sẽ phải vứt bỏ không thương tiếc cái quan điểm của
ông già Tônxtôi: đó là tinh thần đại lãnh chúa và tình cảm của
ông đối với người mu-gích.
1

- Trường phái Lép Tônxtôi, gọi theo tên điền trang của văn hào.

VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG

220

Hiện nay vẫn chưa có nghệ thuật cách mạng. Chỉ có
những yếu tố của nghệ thuật ấy, những dấu hiệu, những xu
hướng để tiến tới nghệ thuật ấy. Trước hết, đã có con người
cách mạng đang rèn đúc thế hệ mới theo hình ảnh của mình và
họ ngày càng thấy cần có nghệ thuật ấy. Phải mất bao nhiêu
thời gian để nghệ thuật ấy được biểu hiện ra một cách dứt
khoát? Khó mà lượng đoán, đây là một quá trình không đo
lường được và chúng ta buộc phải dừng lại trước những tính
toán, ngay cả khi phải xác định thời hạn của những quá trình xã
hội có tính vật chất. Tại sao đợt sóng lớn đầu tiên của nghệ
thuật lại không đến ngay đi, cái nghệ thuật của thế hệ trẻ sinh ra
trong cách mạng và được cách mạng ấp ủ trong lòng ấy?
Nghệ thuật cách mạng bày ra bề mặt tất cả những mâu
thuẫn của thời kỳ giao thời. Chớ lẫn lộn nghệ thuật cách mạng
với nghệ thuật xã hội chủ nghĩa mà nền móng của nó còn chưa
vững chắc. Tuy nhiên, cũng không nên quên rằng nghệ thuật xã
hội chủ nghĩa sẽ ra đời từ những gì đang diễn ra trong thời kỳ
chuyển tiếp này.
Nhấn mạnh một sự phân biệt như thế, chúng tôi không
hề ham thích các sơ đồ. Chẳng phải vô cớ mà Ăngghen đã nêu
đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa như một bước nhảy
từ thời đại của tất yếu sang thời đại của tự do. Cách mạng chưa
phải là ‘‘thời đại của tự do’’. Trái lại, nó phát triển đến độ cao
nhất những nét của ‘‘tất yếu’’. Chủ nghĩa xã hội sẽ đồng thời
xóa bỏ những mâu thuẫn giai cấp và xóa bỏ chính các giai cấp
ấy, cách mạng đẩy cuộc đấu tranh giai cấp đến tuyệt đỉnh của
nó. Trong cách mạng, văn học tôi luyện công nhân trong cuộc
đấu tranh chống bọn bóc lột, văn học ấy là cần thiết và tiến bộ.
Văn học cách mạng không thể không thấm nhuần một tinh thần
hận thù xã hội, tinh thần ấy là một yếu tố sáng tạo trong tay lịch
sử trong thời kỳ vô sản chuyên chính. Trong chủ nghĩa xã hội,
tình đoàn kết sẽ là nền móng của xã hội. Toàn bộ nền văn học,
toàn bộ nền nghệ thuật sẽ được hòa điệu trên những giọng khác
nhau. Tất cả những xúc cảm mà chúng ta, những người cách
mạng hôm nay, ngại ngùng khi phải gọi đúng tên chúng ra bởi
lẽ chúng đã bị tầm thường hóa và dung tục hóa, đó là tình bạn
vô tư, mối thiện cảm, tình thương đối với đồng loại, tất cả rồi sẽ

VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG

221

vang lên thành những bản hòa tấu hùng tráng trong thi ca xã hội
chủ nghĩa.
Một sự phát triển hơi quá của các tình cảm vô tư ấy liệu
có đẩy con người xuống hàng con vật đa cảm, thụ động, sống
theo bầy đàn, như những kẻ theo học thuyết Nítsê1 [Nietzsche]
lo ngại hay không? Hoàn toàn không. Sức mạnh to lớn của sự
đua tranh mang tính cạnh tranh thị trường trong xã hội tư sản sẽ
không mất đi trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Dùng ngôn ngữ của
phân tâm học, nó sẽ thăng hoa, tức là trở thành cao hơn và
phong phú hơn. Nó sẽ nằm trên bình diện của sự đấu tranh vì dư
luận, dự kiến, sở thích. Trong chừng mực mà các cuộc đấu
tranh chính trị sẽ bị loại trừ - xã hội sau này không có giai cấp
thì những cuộc đấu tranh như vậy sẽ không còn - những đam
mê được giải phóng sẽ hướng về kỹ thuật và xây dựng, chúng
cũng hướng cả về nghệ thuật, mà nghệ thuật này cố nhiên sẽ
rộng rãi hơn, chín muồi hơn, tôi luyện hơn và có hình thức cao
nhất của sự xây dựng cuộc sống trong mọi lĩnh vực, không chỉ
trong lĩnh vực của ‘‘cái đẹp’’ hoặc lĩnh vực thứ yếu.
Tất cả lĩnh vực của đời sống như sự trồng cấy, qui
hoạch nhà cửa, xây dựng nhà hát, các phương pháp giáo dục, sự
giải quyết các vấn đề khoa học, sáng tạo ra những phong cách
mới sẽ làm cho mỗi người và mọi người đều quan tâm. Mọi
người sẽ phân chia thành từng ‘‘đảng’’, từng ‘‘phái’’ trong cuộc
tranh luận về vấn đề một con kênh khổng lồ mới đào hoặc sự
phân bố ốc đảo trong sa mạc Xahara [Sahara] (một vấn đề như
thế cũng sẽ được đặt ra), về sự điều hòa khí hậu, về một nhà hát
mới, về một giả thuyết hóa học, về những trường phái âm nhạc
đua tranh với nhau, về một hệ thống thể thao tối ưu. Những
nhóm người quây tụ lại với nhau theo cách đó sẽ không hề bị
đầu độc bởi một sự ích kỷ giai cấp hoặc đẳng cấp nào. Tất cả
đều sẽ quan tâm đến những thành tựu của tập thể. Cuộc đấu
tranh sẽ có một tính chất thuần túy tư tưởng. Nó sẽ không liên
quan một chút nào đến tất cả những gì tạo ra tinh thần ‘‘cạnh
tranh’’ trong xã hội phân chia giai cấp như sự chạy đua theo lợi
nhuận, sự tầm thường, phản trắc và hủ bại. Cuộc đấu tranh
1

- Ph. Nítsê (1844-1900): triết gia, nhà thơ, nhà ngôn ngữ, nhà tư tưởng người
Đức, có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 19.

VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG

222

không vì thế mà kém phần kích thích, kém kịch tính và kém
đam mê. Và vì trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tất cả các vấn đề
của đời sống hàng ngày xưa kia thì được giải quyết tự phát và
tự động, cũng như các vấn đề giao cho sự bảo trợ của các đẳng
cấp giáo chức, tất cả các vấn đề ấy sẽ trở thành di sản chung,
người ta có thể nói chắc chắn rằng những ham muốn và quyền
lợi có tính tập thể, sự đua tranh có tính cá nhân sẽ có hiện
trường rộng rãi nhất và những cơ hội để tập dượt, thể hiện sẽ
không còn giới hạn nào nữa. Nghệ thuật sẽ không bị thiếu
những phóng thoát của các tinh thần xã hội mạnh mẽ, của
những xung động tâm lý tập thể để từ đó sản sinh ra những
khuynh hướng nghệ thuật mới và những đột biến về phong
cách. Những trường phái mỹ học sẽ nhóm lại quanh những
‘‘đảng’’ của họ, tức là những liên hiệp của các cá tính, các sở
thích, các hướng phát triển tâm linh. Trong một cuộc đấu tranh
vô tư và sôi nổi như thế, trên nền móng văn hóa không ngừng
được nâng cao, nhân cách sẽ lớn lên trong khắp mọi chiều và sẽ
làm tinh tế thêm đặc tính cơ bản quí giá của nó, ấy là sự không
bao giờ thỏa mãn với kết quả đạt được. Thực ra không có lý do
gì để chúng ta phải sợ rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhân
cách sẽ ngủ yên hoặc lả đi vì suy nhược.

Chúng ta có thể gọi nghệ thuật cách mạng bằng một cái
tên cũ được không? Ở đâu đó đồng chí Ôxinxki [Ossinsky] gọi
nó là hiện thực. Điều đồng chí ấy nói là đúng và có ý nghĩa,
nhưng chúng ta phải thống nhất về định nghĩa để tránh hiểu
lầm. Trong lịch sử, chủ nghĩa hiện thực hoàn chỉnh nhất trong
nghệ thuật đã trùng khớp với ‘‘thời kỳ hoàng kim’’ của văn
học, tức là với chủ nghĩa cổ điển của một nền văn học thuộc về
tầng lớp quí tộc.
Giai đoạn của các đề tài mang tính khuynh hướng trong
thời kỳ mà người ta đánh giá một tác phẩm trước hết ở ý đồ xã
hội của tác giả trùng khớp với giai đoạn mà giới trí thức thức
tỉnh đang tìm cách nhích về phía hoạt động xã hội và cố liên hệ
với ‘‘nhân dân’’ trong cuộc đấu tranh chống chế độ cũ.
Trường phái suy đồi và chủ nghĩa tượng trưng sinh ra
trong sự đối lập với ‘‘chủ nghĩa hiện thực’’ hiện tồn. Chúng

VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG

223

tương ứng với giai đoạn trong đó trí thức cách biệt với dân
chúng, tôn sùng kinh nghiệm của chính nó, trên thực tế là đầu
hàng giai cấp tư sản, nhưng lại không chịu hòa mình vào giai
cấp tư sản về mặt tâm lý và mỹ học, tất nhiên. Nhằm mục đích
ấy, chủ nghĩa tượng trưng đã cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa
trời.
Trước chiến tranh, chủ nghĩa vị lai từng mưu toan tự
giải phóng trên bình diện cá nhân của chủ nghĩa tượng trưng
vốn đã suy sụp và để tìm một điểm tựa nhân tính trong những
thành tựu phi nhân tính của văn hóa vật chất.
Đó là ‘‘đại thể’’ (grosso modo) tính lô-gích của sự tiếp
nối các giai đoạn lớn trong văn học Nga. Mỗi khuynh hướng
như thế chứa đựng một quan niệm về xã hội hoặc về nhóm phái
đã từng ghi dấu ấn của nó lên các đề tài, nội dung, lên sự lựa
chọn các hoàn cảnh, tính cách nhân vật, v.v... Theo nghĩa hình
thức, ý niệm về nội dung ở đây không liên quan đến đề tài mà
với quan niệm xã hội. Một thời đại, một giai cấp và những tình
cảm của nó tìm thấy bóng của nó trong cái trữ tình không chủ
đề cũng như trong tiểu thuyết xã hội.
Tiếp theo, vấn đề hình thức được đặt ra. Trong những
giới hạn nhất định, hình thức sẽ phát triển phù hợp với những
qui luật của nó, như bất cứ thứ kỹ thuật nào. Mỗi trường phái
văn học mới, khi thật sự là một trường phái chứ không phải là
một nhánh ghép độc đoán, đều bắt nguồn từ toàn bộ sự phát
triển trước kia, từ kỹ thuật hiện hành, từ những câu chữ và từ
màu sắc, và nó xa rời những bến bờ quen thuộc để đi vào những
hành trình mới và những chinh phục mới.
Trong trường hợp này, sự tiến hóa cũng là biện chứng:
khuynh hướng nghệ thuật mới phủ nhận cái có trước nó. Tại
sao? Cố nhiên, một số tình cảm và tư tưởng cảm thấy bị tù túng
trong cái khung của những phương pháp cũ. Đồng thời, những
cảm hứng mới đã tìm thấy trong nghệ thuật cũ một số yếu tố kết
tinh do sự phát triển sau này mà có khả năng mang lại cho họ sự
diễn đạt cần thiết; ngọn cờ bạo loạn bèn được giương lên chống
‘‘cái cũ’’ về toàn bộ khi nhân danh một số yếu tố có khả năng
được phát triển. Mỗi trường phái văn học được chứa đựng tiềm
tàng trong quá khứ và mỗi trường phái phát triển bằng sự đoạn
tuyệt chống lại quá khứ. Quan hệ tương hỗ giữa hình thức và

nguon tai.lieu . vn