Xem mẫu

  1. Vương Hồng Sển Tự vị tiếng nói miền Nam Nhà xuất bản Trẻ
  2. 4 TVTNMN
  3. VƯƠNG HỒNG SỂN 5 Lời giới thiệu Trước 1995, những khi thắc mắc về những từ gốc Trung Hoa, gốc Khơ-me hay những địa danh, tôi thường đến nhà chú Vương - đó là cách tôi xưng hô với Cụ do sự cách biệt về tuổi tác và lòng kính trọng. Nay ngồi đọc lại từng trang quyển ” Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam”, tôi có cảm tưởng như đang nghe chú Vương nói về các từ gốc Triều Châu: lì xì, thèo lèo, mửng...; các từ gốc Quảng Đông: hẩu, xá xíu, xiếu mại...; các từ gốc Khơ-me: bưng, nóp, bò hóc, bò ót...; và gốc Pháp: xà ích, dinh tê. Về từ “dinh tê” chẳng hạn, Cụ Vương kể rằng đó là từ nói trại động từ “rentrer” của Pháp theo lối phát âm của đồng bào miền Bắc, chỉ việc những người tản cư khi Pháp tái chiếm các đô thị sau 1945, sau thời gian sống trong vùng tự do, vì nhớ tiếc đời sống thị thành đã trở về sống ở vùng Pháp ngụy. Rồi nhân đó, Cụ sẽ kể từ “tụt tạt” là một từ nảy sinh trong thời kháng chiến, cũng ở miền Bắc, chỉ việc mấy người theo kháng chiến nhát gan, khi đối diện với binh lực đối phương thường tìm cách “tụt” xuống phía sau hay “tạt” sang bên này bên kia để tránh địch. Cách trình bày do sự liên tưởng trong lúc hứng thú khiến đôi khi Cụ không giữ đúng lối sắp xếp các mục từ thông thường trong từ điển. Sau khi kể các tư liệu về lịch sử, địa lý, dân cư... của tỉnh Bà Rịa chẳng hạn, Cụ kể luôn tất cả các tỉnh Nam Bộ, từ Bạc Liêu đến Vĩnh Long theo thứ tự a,b,c, cũng với đầy đủ các chi tiết về mỗi tỉnh. Các địa danh về cù lao, cửa, núi, sông, giồng, gò... cũng được trình bày theo cách ấy. Tuy có hơi mất thời giờ trong sự tra cứu, nhưng người đọc sách nhờ giọng nói hóm hỉnh của tác giả thấy hứng thú hơn sự tiếp thu các kiến thức sâu rộng của Cụ.
  4. 6 TVTNMN Và từ chỗ cảm thấy mình gần gũi với tác giả hơn, ta sẽ dễ dàng chia sẻ với Cụ những gian nan vất vả của nhà nghiên cứu đi sâu vào nhiều ngành chuyên môn (địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, dân tộc học, phong tục học....) với một sự tận tụy không mệt mỏi vì tinh thần tôn thờ sự chính xác. Sau khi giảng giải từ “dỏ” trong địa danh “Dỏ Sa” chẳng hạn, Cụ đặt vấn đề: có phải “dỏ” đã do sự phát âm sai biến đổi thành “vỏ” trong các địa danh Vỏ Đắc, Vỏ Đắt, Vỏ Đất? Tác giả cũng đã chia sẻ cùng người đọc nhiều nỗi băn khoăn trong việc giảng giải địa danh “Giu Gia”, tên nôm của huyện Phong Thạnh ngày trước nay thuộc tỉnh Sóc Trăng, chẳng hạn. Đọc “Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam” của cụ Vương Hồng Sển, chúng ta sẽ vừa tìm được nhiều chỉ dẫn quí báu về địa danh, về tiếng nói Nam Bộ xưa và nay, vừa được thưởng thức cách kể chuyện rất duyên dáng của một cụ già vừa có hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành chuyên môn, vừa rất từng trải trong cuộc sống. TP.Hồ Chí Minh, 15.4.1998 Bùi Đức Tịnh Giới thiệu và hiệu đính
  5. VƯƠNG HỒNG SỂN 7 Cảm nghĩ Nhân đọc “Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam” - sách tái bản trong loạt sách kỷ niệm 300 năm SG-TP.HCM. Quyển Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam (nguyên bản của soạn giả ghi “Tự Vị tiếng Việt miền Nam”) đã được độc giả đón nhận với sự nồng nhiệt, mặc dầu đề tài như khô khan, của địa phương. Thật ra, ngay từ trước 1975, khi đất nước chưa thống nhất, người quê Nam Bộ đã tập kết ở miền Bắc trong thời gian dài, cưới vợ lấy chồng, sự giao lưu thông cảm khá rộng rãi. Người khó tánh có thể cho rằng những từ ngữ trong Tự Vị này là phương ngữ (tiếng lóng) của địa phương, nhưng gẫm lại, nếu nó đã được vài triệu người dùng đến thì khó gọi là tiếng lóng, thổ ngữ... vài từ ngữ trong Tự Vị này vẫn còn gây ngạc nhiên, khó hiểu - hoặc hiểu bằng trực giác - đối với chính người sống ở Nam Bộ nhưng tại địa phương khác, tỉnh khác, hoặc đã lên Sài Gòn từ thuở bé. Hồi cuối thế kỷ thứ 19, Huỳnh Tịnh Của đã cho in tại Sài Gòn quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, rất hữu ích, nghiêng về tiếng nói ở phía Nam. Huỳnh tiên sinh là người gốc Bà Rịa, nên đã thiên về tiếng nói ở miền Đông Nam Bộ. Lần này, non 100 năm sau, tận phía Hậu Giang, nơi có nhiều người dân tộc Khơ-me, nhiều người Hoa, ông Vương Hồng Sển ngẫu nhiên đã phản hồi lại, với thiện chí của kẻ đi sau. Quyển Tự Vị này gẫm lại là một sự góp nhặt tư liệu, chưa sắp xếp cho ổn thỏa, khó tra cứu, nhưng làm sao sắp xếp được? Nên nhớ ông Vương chuyên chơi đồ sành sứ, ham thích giao du, ưa đọc sách in từ xưa, siêng ghi chép, gặp cái gì lạ là ghi, qua nhiều người bạn già đã mất rồi, mất trước ông. Ông lại thích nghiên cứu sách của người Pháp
  6. 8 TVTNMN viết về Nam Bộ, ba con của ông là dân Sốc Trăng rất am tường về người Khơ-me, người Hoa. Đã là tiếng nói phổ biến của địa phương, nhất là những tên đất, dễ đặt nhiều giả thiết, chính ông Vương cũng ghi rõ các giả thiết. Tiếng Việt, tiếng Hoa là đơn âm, dễ trùng lặp nhau, cũng như tiếng Khơ-me khi nói nhanh gần như đơn âm, chính người Khơ-me khi được hỏi về địa danh xưa cũng mỉm cười, dễ dãi. Miễn là sống hòa thuận trong thôn xóm, giúp đỡ nhau thì Bố Thảo, Cái Răng, hiểu sao cũng được. Bạn đọc sẽ ngạc nhiên khi thấy nhiều tiếng khó giải thích lại được ông giải thích tường tận, như một nhà bác học. Ngược lại, thí dụ như cù lao Tân Dinh ở sông Hậu Giang, ngang Sốc Trăng đã được giải thích ở Gia Định Thành Thông Chí, là dinh tạm của Nguyễn Ánh, nhưng ông đã gây phức tạp, rối rắm thêm. Hoặc hàng hóa cũ, ở nơi đấu giá thời Pháp gọi “lạc-xon” đã được Nguyễn Liên Phong chú thích từ 1909 là do chữ “l’auction”, kiểu bán có nhân viên tư pháp đứng đấu giá đồ xưa... Ông đã đọc và ghi lại rất nhiều sách, tánh của ông là cứ mua để dành tra cứu, gần như không thích đi thư viện. Ông đã công bằng khi nhắc đến các ông bạn già là Lê Ngọc Trụ, Lê Thọ Xuân, Nguyễn Hiến Lê. Dường như quên ông Thuần Phong! Bài hát của Trần Tiến đã có lời lẽ duyên dáng: “Thấy em nhỏ xíu, anh thương”. Nhỏ xíu là tiếng duyên dáng phía Nam, theo chủ quan của tôi, xíu là tiểu, là nhỏ, đọc theo giọng người Hoa, xíu, xỉu. Bắc Nam một nhà. Dám mong các độc giả, nhất là các bạn trẻ sử dụng tài liệu đậm đặc này, bổ sung, giải thích thêm. Khẳng định đúng hay sai một cách sổ toẹt chẳng ích lợi gì cả. Thế hệ của ông Vương Hồng Sển chỉ biết ghi vào sổ tay chi chít, chưa quen dùng máy ghi âm cỡ nhỏ hoặc máy vi tính. Soạn quyển Tự Vị như ông, quả là cống hiến lớn cho đất nước. Một kiểu di chúc về “cổ ngoại” đắt giá hơn vàng. Vàng mua sắm được, nhưng tâm huyết của con người làm sao mua sắm nhanh chóng? Sơn Nam
  7. VƯƠNG HỒNG SỂN 9 Bài Tựa thâu gọn cho cuốn Tự Vị Tiếng Nói miền Nam Tôi vốn học lem nhem, nhưng vì thấy Tiếng Nói miền Nam đang xa lần cái gốc tự nhiên của nó nên tôi đã soạn cuốn Tự Vị này và nhờ hai bạn Lê Ngọc Trụ(1) và Nguyễn Hiến Lê(2) duyệt khá kỹ, rồi tôi giao những thẻ rời cho hai bạn trẻ Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Q. Thắng tìm kiểm và bổ túc, nhưng cho đến hôm nay, sách vẫn chưa thành hình. Bài tựa cũ, tôi viết quá dài(3), nay vì việc ấn loát tốn kém nhiều, nên tôi viết lại bài tựa này , và chỉ lấy một tỷ dụ nhỏ làm mẫu, tỷ như từ “cần đóp” là một loại lá cây dừa nước dùng để lợp nhà, tức lá sắp xếp từ lá rời khâu lại nguyên tờ, và vẫn khác và nên phân biệt với lá nguyên tờ mà miền Nam gọi “lá buông”. Cả hai từ ấy “cần đóp” và “buông” theo tôi đều do tiếng Miên của người Đàn Thổ (nay gọi Cam Bu Chia) biến ra tiếng Việt, nếu không cắt nghĩa tường tận thì lần hồi sẽ không ai biết nữa. (1) Lê Ngọc Trụ (1909-1979) Giáo sư, tác giả nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam (BT) (2) Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) Học giả, tác giả hơn 120 bộ sách về nhiều lĩnh vực: Văn học, ngôn ngữ học (BT) (3) Tuy vậy, chúng tôi vẫn cho in ở phụ lục vì nhận thấy bài có nhiều điều có thể minh họa cho sách (BT)
  8. 10 TVTNMN Vả lại sức học Miên Ngữ của tôi rất non nớt, tôi không dám cho là đúng, là chắc chắn, tuy vậy cũng tạm ghi lại để chờ người cao kiến dạy thêm, thì: kon đâp slék, theo một sách Pháp viết, là assembler des feuilles (sắp lá), slek mo kăn đâp là “une paillette” (một sắp lá). Sau đó vì sống chung đụng nhau giữa người Thổ và Việt, ta đã thâu gọn vào tiếng miền Nam này, ra từ “Lá cần đóp” (lá sắp kết) và lá buông (nguyên tờ). Đến từ “buông” cũng có chút rắc rối, trong Nam này, phân biệt: rạch Lá Buôn là rạch chạy dưới chòm lá loại lá cây kè, dùng làm quạt và “rạch lá buông” (buông có g) là rạch dưới cây dừa nước, lá lấy làm lá để chép kinh Phạn (sanscrit), hoặc viết Thổ ngữ. Tôi thêm ra đây một từ khác, cũng mượn của Cơ Me (khmer) là từ “Bưng” “Bưng” là étang, ao nước sệt sệt, ta ghép với một từ Hán “Biền” hóa ra: “bưng biền” (1 nôm, 1 chữ). Truy ra “trep bươn” là herbes flottantes sur les étangs, hóa ra “buôn” (không g) và buông (có g) như kể trên. Tiếng Miên tôi không biết nhiều, nhưng vẫn gạn đi gạn lại mới dám dùng, và mấy hàng này kể như lời trối. Cẩn Tự S. (viết ngày 5.7.1993)
  9. VƯƠNG HỒNG SỂN 11 Phàm lệ - Cách sắp xếp, lối viết tắt, xin theo lệ cũ, tự điển sẵn có, không cần nói lại. - PCGBCTVK: Petit cours de géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vĩnh Ký 1ère édition, Saigon, Imprimerie du Gouvernement, 1875. - DĐTLTVK: Dư đồ thuyết lược, Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn, Imprimerie de la Mission, 1887. - L.F.C.P.: Lexique français cambodgien par A. Pannetier, Avignon H. Auzac et J. Augier, 1907. - L.E.C. et C.D.B: Les expéditions de Chine et de Cochinchine par de Bazancourt, Amiot, Paris, 1861-1862. - L.P.A.D.L.C.P.V: Les premières années de la Cochinchine par Paulin Vial, 1874. - L.S.N.C.M.N: Lịch sử nội chiến miền Nam - Tạ Chí Đại Trường, Sài Gòn, 1972. - L.R.A.D.R: Le royaume d’Annam et les Annamites par Dutreuil de Rhins, 1879. - Launay: Histoire ancienne et moderne de l’Annam (Tong King et Cochinchine) par l’abbé Adr. Launay, Challamel, Paris, 1884. - N.V: Nam Việt (bây giờ gọi là Nam Bộ) BV (Bắc Việt - Bắc bộ); TV (Trung Việt)....
  10. 12 TVTNMN - C.C.B.P: La Cochinchine Contemporaine par A. Bouinais et Paulus, Challamel aimé 1884. - H.E.C.L.P.B: Histoire de l ‘expédition de Cochinchine en 1861 par Léoppold Pallu de la Barrière, Berger Levrault Paris, 1888. - G.D.T.C.A: Giadinh thung chi, traduction Aubaret, Imprimerie Impériale Paris 1863. - NKLTDĐCTTT: Nam Kỳ lục tỉnh dư địa chí Thượng Tân Thị dịch, 1944. - ĐNNTCLTNV: Đại Nam nhất thống chí Lục tỉnh Nam Việt, Nguyễn Tạo dịch, 1959 (1 và 2). - GĐTTCNT: Gia Định Thành thông chí, Nguyễn Tạo dịch, 1972 (ba tập 1,2,3). - Đ.N.V.T: Đồng Nai văn tập. - S.Đ: Tập san Sử Địa. - Baurac: Dr J.C. Baurac: La Cochinchine et ses habitants: provinces de l’Ouest, 1894; provinces de l’Est, 1899. - Carte de la Cochinchine dressée d’après la carte de Mr. Charpentier, publiée à Saigon en 1868 et insérée dans l’ouvrage “Les premières années de la Cochinchine de Paulin Vial (1874). - Carte de la Cochinchine dressée d’après la carte de Dutreuil de Rhins et publiée au Dépôt de la Marine en 1881 (Histoire de l’expédition de Cochinchine 1881). - V.N.M.L. Việt Nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, Hà Nội, 1954. - V.N.S.L: Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Hà Nội, 1938. - V.N.T.Đ: Việt Nam tự điển, Lê Văn Đức, Saigon, 1972.
  11. VƯƠNG HỒNG SỂN 13 A Arroyo Commercial: đd., tên Pháp 3) Kiểu thứ ba, vẽ y hai kiểu của Rạch Chanh, chữ gọi Đăng trên, nhưng không đề câu nào, Giang. Năm Mậu Tuất (1778) (hoặc tích đã phổ biến rộng, hoặc chúa Nguyễn Ánh lội qua sông chén riêng cho võ biền không cần nầy thoát khỏi bị Tây Sơn bắt. đề chữ). Có thuyết nói ngài nhờ trâu đưa Rạch Chanh (Đăng giang) qua, thuyết khác nói ngài cỡi trên ngày xưa lẫy lừng danh tiếng, lưng sấu cho thêm uy tín, có thần dưới nước chứa đầy sấu dữ, ngày nhơn phù hộ. nay cỏ mọc loán đầy, ghe thuyền Ngày nay còn lại ba kiểu chén bỏ không dùng. trà ghi lại tích nầy: Loài sấu rất sợ tiếng động, chỗ 1) Kiểu nói xa gần, vẽ cảnh nào có sấu, khi tàu chạy qua lại một người cầm lọng đứng bờ thường, sấu sợ rút đi hết. sông bên kia, chờ thuyền bên Lời bàn phụ - Sách sử không nầy chống qua rước. Có đề câu nói rõ Nguyễn Ánh lội ngang khúc thơ: Bình kiều nhơn quán độ, sông nào. Duy phải nhìn nhận chuyển sức tiểu chu lai”. Ký hiệu: ngài có tài lội hay mới thoát khỏi Ngoạn ngọc. nạn dữ. Theo tôi ước định lội nơi 2) Kiểu thứ hai, vẽ y kiểu đầu vàm, từ Vàm Cỏ chạy qua, nhứt, duy thơ đề: “Ngư gia độ Tây Sơn không dám rượt qua, vì hoàng gia, Âm tinh ngộ đế tinh”. thuở ấy, sông Bến Lức là ranh giới (Ký dưới đáy hiệu Ngoạn ngọc). bờ cõi chia hai Tây Sơn và Đông
  12. 14 TVTNMN Sơn, từ Sài Gòn xuống, mé bên d’âne sur la limite du village de nầy thuộc Tây Sơn, lội qua sông, Tinh Hà (monogr. My Tho, tr. 19). mé bên kia thuộc Đông Sơn có Dịch. Kinh “Trạm Thơ” nối liền binh địch trấn giữ nên Tây Sơn hai tỉnh lỵ Tân An qua Mỹ Tho. không dám qua và nhờ vậy nên Dài 28 kilômét, bề ngang rộng 80 Nguyễn Ánh thoát nạn. mét, ghe thương hồ bản xứ qua Arroyo de la Poste: đd., tên Pháp lại náo nhiệt nhứt. Năm 1895 (1) của Bảo Định hà. nơi đầu vàm trổ ra sông lớn, phía Có người dịch “Kinh Bót” Mỹ Tho, có bắc một cây cầu sắt, là sai, và nên cải chính là kinh nhịp cầu xây rút được, y một kiểu trạm. Poste (giống cái) là nhà vở như cầu đã bắc ở phía Tân An. dây thép, chỗ gởi thơ từ. Ngày Arroyo de la Poste có nổi một giáp xưa trong Nam chuyển vận thơ nước nơi ranh làng Tịnh Hà. từ theo đường thủy, nên gọi giang (1) Nhờ câu này ta biết cầu sắt trạm. Và thuở nay nói đi poste gởi Chợ Cũ Mỹ Tho có từ năm 1895. thơ chớ không nói đi bót gởi thơ. Ngao Châu: đd., tên Hán của cù Poste (giống đực) là sở cẩm ngoài lao Bãi Ngao (xem chữ ấy). Bắc, trong Nam gọi bót phú lít Ác Giùm Sơn: đd., tên chữ của núi (poste de police) hoặc bót săn đầm Ác Giùm (xem chữ ấy). (gendarme). Ách, ông ách: dt. chức adjudant của Arroyo de la Poste, tên Việt là Pháp qua tiếng Việt, lúc còn quân Kinh Vũng Gù (Vũng Cù giang), đội Pháp bên nầy, trên chức đội, Hưng Hòa giang, Bảo Định hà, nhưng vẫn thuộc hàng hạ sĩ. Ách v.v... tuổi già, trở nên khó tánh, hay Arroyo de la Poste: đd., (trích phạt hay quở những lính tay trơn, Monographie de la province de còn nhớ nhà nhớ vợ, nên ông ách Mỹ Tho in năm 1902, để cho thường được tặng thêm và tâng thấy con kinh nầy, ta gọi nhiều lên hàng “ách xì xằng”, mới nghe tên khác nhau, đây chỉ nhắc tên lại còn gần ngữ Pháp “adjudant” Bảo Định hà, dài bao dai và quan hơn nữa. trọng thế nào: Ải Vân: đd., tên núi, ở t. Quảng Nam, L’arroyo de la Poste, relie les thường có mây bao phủ trên chóp, chefs-lieux de Tân An et de Mỹ nơi đây có xây một ải. (Viết Hải Tho. Il a 20 kilomètres de long sur Vân, không đúng). 80 mètres de large; c’est un des (Nhưng nay đã quá quen arroyos les plus fréquentés par dùng, và nên thông cảm, tức cả la batellerie indigène. En 1895 hai danh từ: Ải Vân, Hải Vân, on a construit sur cet arroyo, à đều dùng được, và không nên Mỹ Tho, près de son embouchure “vua hơn nhà vua” (plus royaliste dans le grand fleuve, un pont que le roi!). à travées mobiles semblable à Những ai có từng đặt chơn nơi celui qui a été construit à Tân An. Ải Vân này, đều công nhận quả là L’arroyo de la Poste forme un dos một cảnh kỳ tú, “trên mây dưới
  13. VƯƠNG HỒNG SỂN 15 biển”, gọi “Hải Vân” nếu không An Giang Trấn: một trong tám cho là được thì cũng chưa sai chút trấn đời Minh Mạng. Bảy trấn nào. Một tài tử màn ảnh Pháp kia là Nam Vang, Gò Sặt (Pur- năm xưa từng khen với tôi: “nước sat), Vĩnh Thanh, Định Tường, anh cảnh vật nào thua bên Thụy Phan Yên, Biên Hòa và Hà Tiên Sĩ, như Ải Vân là một”, tưởng (T.V.K.P.C.G.B.C) cũng nên chép lại đây gọi dư âm An Giang danh nhơn (triều nhà chơn tình không bịa. Nguyễn): Xin thêm: nhớ như trên đỉnh Cao Đức Hùng (Nha Mân) có ba chữ Hán để lại đề: “Ải Vân (?-1797), chưởng cơ Quan” rõ ràng. Đoàn Văn Trường (Cái Vừng) An Biên Phủ: đd., tên một phủ của (?-1835), đô thống tỉnh Hà Tiên đất Lục tỉnh Nam Hồ Văn Trương (Sa Đéc) Kỳ đời đàng cựu, gồm ba huyện: (?-1803), chưởng cơ - Hà Châu (Hà Tiên) Huỳnh Phước Bửu (Châu Đốc) - Long Xuyên (Cà Mau) (?-?), chưởng cơ - Kiêng (sic) Giang (Rạch Giá) Nguyễn Công Trọng (Nha (PCGBCTVK) Mân) (?-1800), chưởng cơ An Bình giang: đd., tên Hán của con Nguyễn Văn Định (Nha Mân) sông Cái Bè (xem sông Cái Bè). (?-1797), chưởng cơ An Giang tỉnh: đd., tên một trong Nguyễn Văn Kỳ (Sa Đéc) lục tỉnh Nam Kỳ đời đàng cựu, (?-1803), chưởng dinh gồm ba phủ tám huyện (nay là Nguyễn Văn Nhơn (Sa Đéc) tỉnh An Giang): (?-1797), chưởng cơ - Phủ: Nguyễn Văn Nhơn (Sa Đéc) 1) Tuy Biên (Châu Đốc) (1753-1820), chưởng quân quận - Huyện: công 1) Tây Xuyên (Cái Vừng, Ba Nguyễn Văn Phụng (Sa Đéc) Rách, Long Xuyên) (?-1800), chưởng cơ 2) Phong Phú (Cần Thơ) Nguyễn Văn Tuyên (Sa Đéc) - Phủ: (1763-1830), thống chế (theo Lê 2) Tân Thành (Sa Đéc) Thọ Xuân) - Huyện: An Hòa Giang: đd., xem sông hay 1) Vĩnh An (Sa Đéc) rạch An Hòa. 2) Đông Xuyên (Cái Vừng) An Phú Giang: đd., tên Hán của 3) An Xuyên (Nha Mân) sông Vũng Liêm (xem chữ ấy). - Phủ: An Thông Hà: đd., tên Hán của khúc 3) Ba Xuyên (Sốc Trăng) kinh từ rạch Ông nhỏ chảy vô Chợ - Huyện: Lớn (PCGBCTVK). 1) Phong Nhiêu (Bãi Xàu) An Thông hà nầy đào năm 2) Phong Thạnh (Giu Gia) 1819, do sắc vua Minh Mạng sai 3) Vĩnh Định (Ba Xuyên) Huỳnh Công Lý (là cha vợ) đốc (PCGBCTVK) xuất dân phu đào để nối liền từ
  14. 16 TVTNMN cầu Bà Thuông (Thị Thông) đến tr. chỗ khác: áng tóc mây, áng kinh Ruột Ngựa (đào năm 1772), văn, áng thơ... vừa rộng vừa sâu, hai bên bờ để Áng: từ dùng trong văn học, đất trống, đưa sản phẩm từ Tiền đặt trước một số danh từ để gợi Giang lên Sài Gòn “dòng sông sâu một ý đẹp hay lớn lao (Tự điển rộng, ghe thuyền đậu dài mười tiếng Việt, 1967). dặm, theo hai con nước lúc lớn “Hai vợ chồng người nọ đi lúc ròng, thuyền bè qua lại chèo đường, đương lúc đói bụng thì chống ca hát, ngày đêm tấp nập, gặp một “áng thợ cắt” đương ăn làm chỗ đô hội lưu thông khắp cơm trưa” (truyện số 40 Sử Nam ngả, thật là tiện lợi”. (Sơn Nam, chí dị sách chữ nôm của Thư viện Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tr khoa học xã hội, tác phẩm đầu đời 54. trích lại Gia Định thông chí, Nguyễn). Thượng, 42). “Dân làng Hát Môn rước An Thới Giang: đd., tên Hán của tượng hai bà Trưng ra giữa Vàm ray NV. (xem chữ ấy) (TVK). sông để tắm rồi rước nước về An Vĩnh Giang: đd., tên Hán của vào áng” (truyện số 44 Sử Nam sông Cái Mơng Lớn (xem chữ ấy). chí dị như trên). Áng thợ cắt là An Tức Hương: dt., loại mủ thơm, vị đám thợ cắt. thuốc hay thông khí (H.T.C.) (An Rước nước về vào áng, tức rước Tức là Ba Tư (Perse, persan). Xưa nước tắm tượng về đền rồi vào Trung Hoa chưa có hương nầy và đám. Ở Quảng Nam có tục sau khi gốc từ Ba Tư đưa sang). tế thần thì dân làng “nhập áng”, An Xuyên Huyện (Nha Mân): tức vào đám (theo Đào Duy Anh, đd., tên một huyện của phủ Tân Nhớ nghĩ chiều hôm). Thành tỉnh An Giang đời đàng Như vậy, từ “áng” có hai cựu (PCGBCTVK). nghĩa: Ao Trúc Phương: đd., ở đông bắc 1) Áng tức là đám; huyện Phước An 3 dặm, tục gọi 2) Áng, tác phẩm văn học có Ao Vuông, ở phía nam lũy Phước giá trị. Tứ, ao rộng 15 thước, nước trong Áng là một từ xưa khó hiểu. ngọt trào ra bốn phía dùng uống Không phải mượn của Trung được. Khi triều Nguyễn mới Quốc, vì chữ Hán áng có nghĩa trung hưng, có đồn trú nơi đây khác. Nhưng chưa khẳng định để ngăn quân Tây Sơn, và có đắp là thuộc vốn từ gốc của người bờ đê, nay vẫn còn. Phía bắc có Lạc Việt. ao cho voi tắm. (ĐNNTC N.T., Riêng từ kép “việc đồng áng” 1, tr.23). lại là một từ khác nữa. (Đ.D.A. Áng: d.t) Trong Kiều: áng mây vàng Áo bá nạp: chữ trong ĐNQATV, ông (lòng còn gởi áng mây vàng) Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa áo áng can qua (giấn mình trong rách, áo thầy chùa vá làm trăm áng can qua) miếng “bá nạp”, trăm miếng trăm
  15. VƯƠNG HỒNG SỂN 17 cặp. (Trong truyện Đại Minh Ăn Hồng Võ, tr. 137, c.3, in năm Về “ăn”, phân ra các thứ mục 1909, dịch giả Trần Phong Sắc sau: viết áo phá nạp. Không biết danh - Cắn, gậm, nuốt: ăn cơm. từ nào đúng?) - Nói chung về sự ăn uống, Archipel des Pirates: đd., tên quần sự tiêu dùng: nhà đủ ăn đủ tiêu. đảo ở ngang vọng đăng (đèn rọi) - Nói chung cuộc ăn uống Hà Tiên, giữa Phú Quốc và Hà trong sự vui: ăn cưới, ăn giỗ. Tiên, thuộc NV. - Hưởng thụ cái của lợi lộc gì: Ấp Rẫy: đd., tên một ấp ở Vàm Trà ăn lương, ăn bổng. Cú, làng Lưu Nghiệp An, tổng - Thu nhận một cách không Ngãi Hòa Thượng, t. Trà Vinh cũ. chánh đáng: ăn đút. Ẩu tả, thổ tả: b.h., bịnh ỉa mửa, - Lấy, tìm cách mà lấy làm của thường do chứng thiên thời: bị mình: ăn cắp. ẩu tả. - Vừa vặn bằng nhau: đàn Ẩu: b.t, chứng nôn ọe, quen gọi là ăn nhịp. mửa; ẩu: thường đi đôi với tả: - Được hơn trong cuộc đố, thượng ẩu hạ tả. trong cuộc cờ bạc: ăn một độ gà B) càn, bừa, không suy nghĩ: chọi. nói ẩu, làm ẩu: t.d. mầy ẩu vừa - Ưng thuận, nhận chịu: ăn vừa, ẩu quá ai mà chịu nổi. giá, ăn lời. Ẩu xị: tt. vụt chạt, bừa bãi, tánh - Đi kiếm ăn: vạc đi ăn đêm. người không chừng đỗi, không - Xâm vào, bén vào: da ăn suy nghĩ lo liệu trước: ẩu xị quá, nắng. có ngày bỏ mạng. - Mua hàng, tiêu thụ đồ hàng: Làm ẩu làm tả: làm quấy quá, tàu Tây ăn gạo. cấp tốc, cho mau xong, không cần Ăn mặc, ăn nói, ăn ở, ăn tiêu, tốt hay xấu, miễn cho rồi là được. ăn uống, ăn xin. (Khi duyệt thẻ này, ông bạn bổng là roi: ăn bổng còn có quá cố, học giả Lê Ngọc Trụ nghĩa mỉa mai là chịu một hình khuyên tôi nên xem lại, vì ông cho phạt. rằng “ẩu” do “cẩu thả” biến “cẩu” Ý riêng xin trình bày: Trong thành ẩu. Nhưng ông Nguyễn khi sưu tập các tiếng về “ăn”, Hiến Lê đồng ý với tôi rằng còn tôi bỗng nghĩ ra một phát kiến, có dt. “ẩu xị” và chữ “xị” viết ra không biết gọi như vậy có lớn lối Hán tự ra làm sao? Vậy tôi xin gì chăng, nhưng giá thử gẫm xem giữ thẻ này làm kỷ niệm công mấy tiếng “vừa vặn, tròn trặn, dày hai người bạn tốt và chừa sau vuông vắn, vân vân, vặn: lấy V này giải quyết và cầu xin ý kiến của vừa ghép với “ăn”: văn, rồi bốn phương. Theo Nguyễn Hiến theo luật hỏi ngã mà thêm dấu Lê, chữ cẩu không bao giờ đứng (như đây vừa: dấu huyền, thì đổi một mình, và luôn luôn đi với chữ làm (dấu nặng). Rốt cuộc ta có: khác: cẩu an, cẩu diên, v.v...) vừa vặn.
  16. 18 TVTNMN Tròn trặn, vuông vắn, cũng được hơn). Nước da ăn phấn ăn vậy... đèn (VNTĐKTĐ). Nay nếu xem mấy tỷ dụ trên (Khi biết nghĩa chính của đáng coi là một luật (formation) “ăn”, nay thử ghép vào các hình về những tiếng kép của mình dung từ tỷ dụ như vừa, tròn, được (đây chỉ là manh nha, tôi vuông, thì thành ra vừa vặn, tròn chưa đủ sức qui luật hiện nay trặn, vuông vắn, v.v... để tăng sự được), thì tôi xin các độc giả giúp vừa, vẻ tròn, hình vuông: tôi tìm thêm, dẫu tôi không còn - Anh bận áo này vừa quá, để chung vui thì cũng đà toại nếu nói vừa vặn, tức là vừa hết nguyện. chỗ nói. Ier-4-1982 S. - Chị xoe cái bánh rán này thiệt Ăn: (động từ): nhai nuốt, hưởng dùng. tròn trặn (tròn không chỗ chê); Hành động để nuôi sống, làm thỏa - Bà xã gói những chiếc bánh mãn sự đói, bằng cách đưa đồ ăn trưng vuông vắn quá (vuông hết vào miệng, nhai nhuyễn và nuốt: sức vuông). Ba tỷ dụ dưới đây tỷ dụ: ăn cơm, ăn quà bánh, ăn mượn của Ô. Bùi Nhung trong lót lòng... Ăn, tức là nuốt một vật tập Thối nát, X.B.N 1965, tr 150). gì qua miệng. Ăn ba hột: ăn sơ, ít ít chừa - Ăn trong 4 việc quan, hôn, bụng còn ăn nữa. tang, tế: ăn giỗ, ăn tiệc. Ăn bánh tét, ăn ba tê nguội, - Nhận hưởng, tìm hưởng tiền ăn roi mây bạc, lợi lộc: ăn lương, ăn công, ăn Tiếng pha lửng để gọi bị đòn, lận ăn gian, ăn trộm, ăn hối lộ; ăn đòn. Tết là tiết (tế) trùng âm - Thích hợp, cắn khít vừa với tét là rách; ba tê (pâté) là một vặn, rập khuôn nhau: ăn nhịp, loại bánh Tây, phải ăn nóng mới ăn răng; ngon, nay nguội nhớ đến nóng đốt - Xâm nhập, dẫn tới, thấm và rát rúa của lằn roi. vào, chết, lan ra: ăn lan, ăn luồn, Ăn bòn: tiếng trong Nam, xin từ ăn hiếp, ăn về; chút, tham từ chút. Mình đã có - Chia thành nhiều phần, mà chưa thấy đủ, lại còn tham chấp, trị giá: một đồng ăn tám, còn lấy của người: quân ăn bòn, ăn giấy, ăn năm, ăn sáu; đồ ăn bòn mà không biết xấu (xem tiếng đôi nhiều nghĩa) (tiếng nhiếc). Ăn răng là ăn rập, ăn nhịp, Ăn bánh vẽ: ăn cái không có, ăn cái nói về bộ máy, các răng ăn khớp tưởng tượng: bị cho ăn bánh vẽ đã với nhau. Các tiếng “ăn” như sau mấy lần mà chưa tởn. đều thành tiếng chuyên môn: Ăn bây: tiếng Bắc, ít dùng trong mấy cái áo này dóng nhau ăn Nam: vơ lấy tiền của người đánh chằn chặn. Hai cánh cửa này ăn bạc một cách không hợp lệ. nhau như in. Đàn ăn nhịp. Sắc Ăn bẻo: tiếng Bắc, bớt tiền của người này ăn với sắc kia. Người này khác, một cách nhỏ nhen, trong mặc đồ trắng ăn hơn đồ đen (coi Nam thường nói: ăn chận.
  17. VƯƠNG HỒNG SỂN 19 Ăn bĩnh: không chịu dam tiền ngày trở nên tiếng lóng có nghĩa khi thua bạc (tiếng Bắc ít dùng là tư thông, hẹn hò trai gái. Phong trong Nam). trào “ăn chè” chỉ thạnh hành Ăn boóng: đi theo người khác để ăn những năm 1950-1970, nay tự nhờ (tiếng Bắc). nhiên bớt vì tiền vẫn không dồi (Trong Nam, ăn bón là đánh dào như xưa mà chớ, thêm nay bạc, nhờ vào tụ của người khác, nghiêm cấm sự đồi phong bại nghĩa như “ăn ké”, tức bón vào, tục nên dẫu có ăn cũng ăn lén ké vào, không đặt ngay một tụ mà thôi. riêng). Ăn chẹt: bắt người ta phải nộp tiền Ăn ké: trong Nam, ngoài Bắc nói của cho mình nhân lúc người “ăn kẹ”. Ăn cám sú: lời mắng người ngu độn: ta bối rối hoặc gặp nguy nan đồ ăn cám sú. Hiểu theo tục xưa, (tiếng Bắc). cho rằng hồn trước khi lên đầu (Dt. này có lẽ mượn trong thai, bị ép ăn cám sú để quên hết cuộc chơi cờ gánh, khi hai quân việc kiếp trước. của mình ví một quân của địch (nghĩa như ăn cháo lú) ở giữa thì mình ăn con quân ấy Ăn cầm hơi: cũng như ăn cầm trong thế bắt chẹt). chừng, nhưng đã hết biết ngon: Ăn chõm: như ăn ghẹ, ăn vào phần - Người bịnh ăn cầm hơi; mẹ của người khác (tiếng Bắc). trông con, ăn cầm hơi đợi ngày Ăn cố: ăn tham. Như ăn bám. Nói về đoàn tụ. xuôi là cố ăn. Ăn cẫm địa: ăn phần kiếng biếu, vì Ăn cơm: nói về các bữa ăn trong mình đã có dâng cúng đất đai mà ngày: kiểng báo hiệu giờ ăn cơm. làm đình miễu, ở kế tiền hiền. ng.b.: việc làm dễ dàng: việc ấy, (Tiếng “cẫm” ở đây tôi chưa tôi làm dễ như ăn cơm. hiểu nghĩa cho đủ, và muốn kéo Ăn cơm bữa: mạnh hơn t-ng “ăn qua “cấm địa”, nhưng “cẫm địa” cơm”: bị đòn như ăn cơm bữa. nghe đã quen tai rồi. Xin hỏi Ăn cơm hớt: tật cướp lời nói, nói hớt, người thức giả). Ăn cân ký: ăn hoa hồng; ăn tiền đem nói hướt, giành nói phần nhiều là mối buôn bán; ở cửa giữa mà ăn với người trên trước: không nên phần. Một nghĩa nữa là toa rập để cho trẻ con ăn cơm hớt mà quen nhau trước. T.d. Đánh bài phải coi tật, mất duyên về sau. chừng bọn gian ăn cân ký nhau Ăn cơm tháng, ăn cơm tuần: trong trước, thì mình ắt thua. Nam, ăn cơm nhà nào đó, đến (Thường nghe dùng danh từ tháng hay đến tuần mới trả tiền, “ăn công ký” là nói sai). có khi cũng ngủ đêm tại chỗ ấy Ăn cây nào, rào cây nấy: tng. luôn, gọi ở ăn cơm tháng. không nên bội bạc. Ăn cơm quán: ăn cơm tại quán, tại Ăn chè: tục quen trai gái Sài Gòn tiệm bán cơm, khác với ăn cơm hò hẹn đưa nhau chở nhau xuống nấu dọn tại nhà mình ở. Ngh. xóm Phú Xuân để ăn chè, rồi lâu rộng: ăn cơm tháng.
  18. 20 TVTNMN Ăn cơm nhà nước, uống nước tâm là tiếng dân chợ: hãy ăn dằn phong tên: th.ng này cũng bụng ba hột đi rồi sẽ ra ruộng. như th.ng: “ăn cơm nhà nước, Không ăn dằn bụng trước, khi uống nước nhà máy”, phải hiểu làm làm không có trớn. phong tên là mượn của Pháp tức Ăn dầm: thường nói nguyên câu là fontaine, nước từ trong ống sắt ăn dầm, nằm dề: ăn no rồi nằm, và từ trong vòi chảy ra và nước không làm gì động móng tay cũng nhà máy cũng vậy, do máy trục không đi đâu cả: - từ năm 1975, từ dưới sông đặt ngầm ống dẫn ăn dầm mà chịu. từ suối ngọt sông trong đưa tới Ăn dè: ăn dần từng ít một. Do dè dặt, miệng tới nhà; còn nhà nước đây bớt đi một chữ (tiếng Bắc) đ.ngh. đúng là “nhà tù”, là khám đường, trong Nam: ăn nhín. ngục thất, và hai câu thành ngữ Ăn dỗ mồi: nói trẻ ăn đồ ăn nhiều mà trên là của trai giang hồ tứ chiếng ăn cơm ít (tiếng Bắc). Trong Nam thời trước, bất đắc chí với vấn đề nói: “ăn phá mồi”: bợm nhậu ăn quốc phá gia vong, nên dấn thân phá mồi, chớ họ dùng cơm ít lắm. vào nhà lao để ăn cơm của chánh Ăn dối: cố ăn một ít hoặc ăn gượng phủ cung cấp uống nước không gạo khi sắp chết để cho người nhà phải nước của mình gánh mình yên tâm (tiếng Bắc ít dùng trong múc lấy mình, mà vẫn là nước của Nam). Gặp tình trạng này, Nam thời đại văn minh dẫn trong ống gọi ăn rán, rán ăn. chạy vào tới chỗ lao tù ngục tối. Ăn đàng sóng, nói đàng gió: th.ng. Hai câu thành ngữ này đánh dấu ăn nói không thật, đồng nghĩa với một thời đại, không còn đòi Nai ăn ngược nói ngạo, ăn ở không Rịa Rí Ran, mà chỉ muốn được thật tình. tự do trải thân chịu cảnh vào tù Ăn đất: nghĩa bóng là chết: chịu cực ra khám, để mong sớm phục hồi chịu khổ cho đến ngày ăn đất độc lập. thì hết. Nai Rịa Rí Ran: tiếng tắt (khác nghĩa với “cạp đất mà Đồng Nai, Bà Rịa, Phan Rí, Phan ăn”, tức lời trách móc không biết Ran (sic) (xem chữ ấy). lo xa, rủi nghèo mà không nghề Ăn cực: ăn kham khổ, ăn khô lạt. Ăn nghiệp tùy thân, thì sẽ có ngày cực đã quen, gặp bữa thịt thà lại không có gì để ăn, phải cạp nhai xá đũa sớm. đến đất...) Ăn dạo: không ăn cơm tại nhà để Ăn đẽo: lợi dụng người ta để thu lợi ăn nơi nhà quen hoặc nơi quán về cho mình, nay một ít mai một xá: dân thành Paris ăn dạo là ít, đẽo lần hồi. (tiếng Bắc, ít dùng số đông. trong Nam). - ngh.b chơi bời nơi ngoài: ăn Ăn điểm tâm, ăn đồ điểm tâm: dạo coi chừng có ngày gặp thứ dữ. Dùng đồ ăn lót dạ, thường nói về Ăn dằn bụng: tiếng người dân quê bữa ăn sáng. gọi bữa ăn sáng thay cho điểm (Lời nói nhã; trong Nam thường nói “ăn sáng”, “ăn lót
nguon tai.lieu . vn