Xem mẫu

CHƯƠNG VIII: LY LÂU HẠ 離婁下 Ly Lâu, phần sau 1. 孟子曰:舜生於諸馮,遷於負夏,卒於鳴條,東夷 之人也。文王生於岐周,卒於畢郢,西夷之人也。 地之相去也,千有餘里;世之相後也,千有餘歲。 得志行乎中國,若合符節。先聖後聖,其揆一也。 Mạnh Tử viết: “Thuấn sinh ư Chư Phùng, thiên ư Phụ Hạ, tốt ư Minh Điều, Đông di chi nhân dã. Văn Vương sinh ư Kỳ Châu, tốt ư Tất Dĩnh, Tây di chi nhân dã. Địa chi tương khứ dã, thiên hữu dư lý; thế chi tương hậu dã, thiên hữu dư tuế. Đắc chí hành hồ trung quốc, nhược hợp phù tiết. Tiên thánh, hậu thánh, kỳ quỹ nhất dã.” Dịch nghĩa: Mạnh Tử nói: “Vua Thuấn sinh ở Chư Phùng, dời đến Phụ Hạ, mất ở Minh Điều, là người thuộc miền rợ Đông. Vua Văn Vương sinh ở Kỳ Châu, mất ở Tất Dĩnh, là người thuộc miền rợ Tây. Từ đất này đến đất kia, có trên nghìn dặm; đời nọ sang đời kia, có trên nghìn năm. Đạt được chí hướng mà hành động tại Trung quốc, dường như mảnh thẻ tre làm tin kết với nhau. Thánh trước, thánh sau, đường lối của hai ngài là một.” BÌNH GIẢI: Vua Thuấn là người miền rợ Đông; Văn Vương là người miền rợ Tây; cả hai đều không phải là những người gốc ở Trung quốc. Ngày xưa, người Trung quốc vẫn có thành kiến cho những người ở miền cực bắc, cực nam, cực đông, cực tây đều là những giống dân man di, mọi rợ, kém văn hoá, thiếu lễ nghĩa (Bắc địch, Nam man, Đông di, Tây nhung). Tuy nhiên, vua Thuấn và Văn Vương mặc dầu sinh ở hai miền đất xa cách nhau trên một nghìn dặm, sống ở hai thời đại cách nhau trên một nghìn năm (khoảng năm 2206 và năm 1072 trước Công nguyên), đều là những người mang tiếng mọi rợ, nhưng lại là hai vị thánh vương của Trung quốc vào thời cổ. 758 MẠNH TỬ Đường lối cai trị của hai ngài giống nhau như hai mảnh tre dùng làm tin của cùng một phù tiết vậy. Phù tiết là một phiến tre để làm tin. Người xưa muốn kết ước với nhau thì viết chữ trên phiến tre ấy rồi chẻ đôi ra thành hai mảnh, mỗi bên giữ một mảnh. Một thời gian sau, hai bên xa cách. Khi hai người hay hậu duệ của hai người gặp lại nhau, cùng đem hai mảnh tre ghép lại, thấy dấu vết in khít; cả hai sẽ cùng nhận ra nhau đã từng kết ước, rồi cùng thực hiện điều kết ước. Đường lối cai trị của vua Thuấn và Văn Vương ăn khớp với nhau như hai mảnh tre của một phù tiết. Đó là đường lối đức trị, lấy nhân nghĩa mà trị dân. Đường lối này còn có tên là vương đạo, luôn luôn lấy ý dân làm trọng, lấy hạnh phúc của dân làm mục tiêu. Cũng nhờ cách cai trị ấy, đời sau đã tôn hai ngài là thánh vương. 2. 子產聽鄭國之政,以其乘輿濟人於溱,洧。 孟子曰:惠而不知為政,歲十一月徒杠成,十二月 輿梁成,民未病涉也。君子平其政,行辟人可也; 焉得人人而濟之?故為政者,每人而悅之,日亦不 足矣。 Tử Sản thính Trịnh quốc chi chính, dĩ kỳ thặng dư tế nhân ư Trăn, Vĩ. Mạnh Tử viết: “Huệ, nhi bất tri vi chính. Tuế, thập nhất nguyệt, đồ giang thành; thập nhị nguyệt, dư lương thành. Dân vị bệnh thiệp dã. Quân tử bình kỳ chính, hành tịch nhân, khả dã. Yên đắc nhân nhân nhi tế chi? Cố vi chính giả, mỗi nhân nhi duyệt chi, nhật diệc bất túc hỹ.” Dịch nghĩa: Tử Sản coi sóc nền chính trị của nước Trịnh, đã lấy xe cộ của mình giúp người ở sông Trăn, sông Vĩ. Mạnh Tử nói: “Đó là làm ơn, nhưng không biết làm chính trị. Mỗi năm, vào khoảng tháng 11, hãy hoàn thành những cây cầu nhỏ; vào khoảng tháng 12, hãy hoàn thành những cây cầu lớn. Dân chúng sẽ không bị nỗi khổ phải lội sông. Người quân tử cân bằng việc cai trị của mình, cần phải khiến người ta biết nhường tránh. Sao lại phải đi giúp đỡ từng người này người kia? Vì thế, nếu làm chính trị cứ làm cho mỗi người được vui lòng thì hằng ngày làm cũng chẳng đủ.” 759 TỨ THƯ BÌNH GIẢI BÌNH GIẢI: Tử Sản là quan đại phu và cũng là một hiền nhân nước Trịnh, tên gọi Công Tôn Kiều. Ông điều khiển nền hành chính nước Trịnh vào thời Xuân Thu, được nhiều người ái mộ. Khổng Tử từng khen ngợi Tử Sản là người giữ đạo quân tử được bốn điều: giữ mình khiêm cung, phụng sự bậc trên một cách kính cẩn, thường làm ơn cho dân, sai khiến dân hợp lẽ. Ông làm chính trị vào thời đại trước Mạnh Tử gần 200 năm. Dân nước Trịnh quý mến ông vì ông đã lấy xe cộ của mình chở người qua sông Trăn, sông Vĩ. Ở đây, Mạnh Tử khen Tử Sản có đức huệ, đó là hay làm ơn cho dân, nhưng chê Tử Sản chưa thông tỏ phép cai trị. Nếu giỏi cai trị, mỗi năm, vào khoảng tháng 11, là mùa gặt, dân chúng phải bận rộn việc thu gom thóc lúa, thường xuyên qua lại trên sông, nhà cầm quyền hãy làm mới hay tu sửa những cây cầu nhỏ, khiến cho dân chúng có thể đi bộ qua lại dễ dàng. Vào khoảng tháng 12, là thời gian cận Tết, dân chúng phải chuyên chở hàng hoá buôn bán rộn rịp trên những xe cộ năng nề, nhà cầm quyền hãy làm mới hay tu sửa những cây cầu lớn, khiến cho dân có thể đem xe ngựa qua lại trên cầu. Làm được như vậy trong khắp nước, dân chúng sẽ tránh được nỗi khổ lội sông vất vả. Người quân tử trị nước cần phải có biện pháp sao cho toàn dân được hưởng chung những tiện nghi, lợi ích cân bằng như nhau và cũng phải biết tạo một khoảng cách xa tránh với dân để cho dân khỏi đến quấy rầy phiền rộn mình (bình kỳ chính, hành tịch nhân). Nếu lúc nào cũng gần gũi thân mật với dân, đem xe nhà đi chở từng người dân qua sông, khiến cho mỗi người dân đều được vui lòng thì chở sao cho xuể! Có chở cả ngày như vậy suốt năm cũng không đủ thời gian hoàn tất việc giúp đỡ. Nếu cứ tiếp tục làm như thế, người cầm quyền lấy thời giờ đâu mà lo nghĩ đến những kế sách lớn cho đất nước?! 3. 孟子告齊宣王曰:君之視臣如手足,則臣視君如腹 心;君之視臣如犬馬,則臣視君如國人;君之視臣 如土芥,則臣視君如寇讎。 王曰:禮,為舊君有服。何如斯可為服矣? 曰:諫行言聽,膏澤下於民;有故而去,則使人導 760 MẠNH TỬ 之出疆,又先於其所往;去三年不反,然後收其田 里。此之謂三有禮焉。如此則為之服矣。 今也為臣,諫則不行,言則不聽,膏澤不下於民; 有故而去,則君搏執之,又極之於其所往;去之 日,遂收其田里。此之謂寇讎。寇讎何服之有? Mạnh Tử cáo Tề Tuyên Vương viết: “Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm. Quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù.” Vương viết: “Lễ, vị cựu quân hữu phục. Hà như, tư khả vị phục hỹ?” Viết: “Gián hành, ngôn thính; cao trạch hạ ư dân. Hữu cố nhi khứ, tắc quân sử nhân đạo chi xuất cương; hựu tiên ư kỳ sở vãng; khứ tam niên bất phản, nhiên hậu thâu kỳ điền lý. Thử chi vị tam hữu lễ yên. Như thử, tắc vị chi phục hỹ. Kim dã, vi thần gián, tắc bất hành; ngôn tắc bất thính; cao trạch bất hạ ư dân. Hữu cố nhi khứ, tắc quân bác chấp chi; hựu cực chi ư kỳ sở vãng; khứ chi nhật, toại thâu kỳ điền lý. Thử chi vị khấu thù. Khấu thù, hà phục chi hữu?” Dịch nghĩa: Mạnh Tử nói với Tề Tuyên Vương rằng: “Vua mà coi bề tôi như tay chân, bề tôi sẽ coi vua như lòng dạ. Vua mà coi bề tôi như chó ngựa, bề tôi sẽ coi vua như người dưng. Vua mà coi bề tôi như bùn rác, bề tôi sẽ coi vua như cừu địch.” Vua nói: “Theo lễ, đối với vua cũ phải để tang. Như thế nào thì đáng phải để tang?” Đáp: “Can ngăn thì thi hành, nói thì nghe; ân lộc thấm nhuần xuống tới dân. Có duyên cớ mà ra đi, vua sai người dẫn đưa ra tới bờ cõi; lại giới thiệu trước với nơi đến; ra đi ba năm không trở lại, rồi mới thu lấy ruộng đất. Thế gọi là ba điều có lễ. Như vậy thì đáng phải để tang. “Nay, bề tôi can ngăn thì không thi hành, nói thì không nghe, ân lộc thấm nhuần không xuống tới dân. Có duyên cớ mà ra đi, vua bắt giữ lại; 761 TỨ THƯ BÌNH GIẢI còn khiến cho cùng cực ở nơi đến; vào ngày ra đi, đã thu hết ruộng đất. Thế gọi là cừu địch. Đã là cừu địch, sao còn phải để tang?” BÌNH GIẢI: Giữa vua và bề tôi có một tương quan hai chiều cân xứng với nhau. Nếu vua quý mến bề tôi, bề tôi sẽ tôn trọng đáp lại. Nếu vua khinh rẻ bề tôi, bề tôi sẽ coi vua như người dưng, nước lã. Nếu vua miệt thị bề tôi, bề tôi sẽ coi vua như kẻ thù. Xưa kia, Kinh Lễ có cho biết: nếu vua cũ của mình từ trần, bề tôi dù đang phục vụ ở nước khác cũng phải để tang ba tháng. Để tang là tạ lại mối ân tình cũ giữa vua và bề tôi. Ân tình của vua đối với bề tôi tức là vua có lễ với bề tôi. Ba điều lễ đó là: - Bề tôi can ngăn vua, vua sửa đổi; bề tôi nói phải, vua nghe theo. Vì vậy, ân huệ của vua mới thấm nhuần xuống tới dân chúng. - Bất đắc dĩ bề tôi có duyên cớ phải đến nước khác, vua sai người dẫn đưa đến biên giới; trước đó lại còn tìm cách tiến cử với nước người để cho bề tôi được trợ giúp nơi đất khách. - Sau ba năm mà bề tôi không trở về, vua mới cho thu lấy ruộng đất cũ đã từng cấp cho ngày trước. Nếu vua có ba điều lễ đó, khi ngài mất đi, dĩ nhiên bề tôi dù ở bao xa cũng phải nhớ mà chịu tang. Trái lại, vua chẳng giữ lễ với bề tôi: - Bề tôi can ngăn, vua không chịu sửa lỗi; bề tôi nói phải, vua không thèm nghe. Do đó, chẳng có ân huệ nào của vua thấm nhuần xuống tới dân chúng. - Có việc cần phải ra đi, vua sai người bắt giữ lại; nếu đi thoát được, sẽ bị vua tìm cách gièm pha với nước người để cho bề tôi lâm cảnh khốn cùng. - Vừa ra khỏi nhà, vua đã tịch thu hết ruộng đất gia sản. Nếu vua thất lễ với bề tôi như vậy, bề tôi sẽ coi vua như kẻ thù. Ai lại chịu tang kẻ thù bao giờ? Người ta còn ăn mừng nữa đấy chứ! 4. 孟子曰:無罪而殺士,則大夫可以去;無罪而戮 民,則士可以徙。 762 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn