Xem mẫu

Chương XV: BIG WINS REQUIRE BIG RISKS
Có Gan Làm Giàu!
Ảnh

Các công ty cần phải chấp nhận rủi ro lớn nếu không muốn bị đào thải. Giữa các dự
án thiết kế máy bay và các dự án nghiên cứu AND có gì giống nhau? Cả hai đều cần
phải chấp nhận rủi ro để thành công và cần có một luồng lưu chuyển thông tin kỹ
thuật số hoàn chỉnh để thúc đẩy nghiên cứu khoa học. Cả hai ngành công nghiệp đều
đời hỏi những điều tốt nhất trong việc quản trị tri thức và kỹ thuật sản xuất hiện đại.
“Nếu bạn muốn xem xét những gì mình đang làm để đánh cuộc vào tương lai
của công ty, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện điều này. Và tôi tin
chắc rằng chúng ta sẽ làm được.”
T. WILSON
Tổng Giám Đốc Boeing, 1972 - 1988
Để có thể thống trị thị trường bạn cần phải có cái mà tác giả chuyên viết về thương mại kiêm
chuyên gia tư vấn kinh doanh Jim Collins gọi là “những mục tiêu to lớn, táo bạo”. Bạn không thể chỉ
nhìn vào quá khứ hoặc hiện tại của thị trường. Bạn cũng phải nhìn xem thị trường sẽ đi về đâu, nó sẽ
biến đổi như thế nào trong những hoàn cảnh cụ thể, và định hướng cho công ty của bạn theo những dự
báo tốt nhất mà bạn có được. Để thắng lớn, có đôi khi phải chấp nhận rủi ro lớn.
Một sự đánh cược lớn có nghĩa là thất bại lớn hoặc thành công lớn. Tôi đã kể cho các bạn nghe
những thất bại của Microsoft trong chương 11 và những bài học từ thất bại đã giúp chúng tôi thay đổi
sản phẩm và chiến lược như thế nào. Ngày nay, nhờ những bài học muộn màng đó, có thể nói rằng
thành công hiện nay của Microsoft đã được định trước. Tuy nhiên, ở thời điểm chúng tôi đánh cuộc
lớn nhất - kể cả khi thành lập Microsoft, công ty phần mềm máy tính cá nhân đầu tiên - mọi người đều
chế nhạo chúng tôi. Nhiều công ty công nghiệp hàng đầu không dám chuyển sang công nghệ mới vì sợ
mất đi những thành công trong công nghệ hiện thời của họ. Họ đã học một bài học đáng giá. Nếu bạn
không dám chuyển sang công nghệ mới vì sợ mất đi những thành công trong công nghệ hiện thời của
họ. Họ đã học một bài học đáng giá. Nếu bạn không dám chấp nhận rủi ro sớm, về sau bạn sẽ tụt hậu
trên thị trường. Tuy nhiên, nếu bạn đặt cược lớn, thì chỉ cần một phần nhỏ trong đó thành công cũng đủ
bảo đảm cho tương lai của bạn.
Những mục tiêu táo bạo hiện thời của Microsoft bao gồm việc tăng khả năng làm việc của máy tính
cá nhân vượt lên tất cả những hệ thống hiện có, biến máy tính thành một công cụ “biết nhìn, nghe, đọc
và học hỏi”, đồng thời tạo ra những phần mềm hỗ trợ những thiết bị cá nhân mới của bạn. Những sáng
kiến này là sự trả lời của Microsoft trước sự thúc bách của kỹ thuật số, trong đó mọi thiết bị sẽ dùng
công nghệ kỹ thuật số và phối hợp được với nhau. Không ai biết những dự án này có thành công hay
không. Chỉ có một điều chắc chắn: Chúng tôi phải chấp nhận rủi ro để có một tương lai bền vững.
Chấp nhận rủi ro là điều bình thường trong ngành công nghệ mới phát triển. Công nghiệp máy tính
hiện này nếu xét về mặt thời gian, cũng còn là một ngành non trẻ như xe hơi những năm 1910 hay máy
bay những năm 1930. Những ngành công nghiệp này đã phải trải qua những thay đổi kinh doanh và kỹ
thuật tận gốc rễ thậm chí có khi hỗn loạn mới có được sự trưởng thành ngày nay. Và ngành công nghiệp
máy tính cũng đang ở vào giai đoạn tương tự. Cụm từ ngành công nghiệp trưởng thành (mature
industry) ý nói rằng mức độ rủi ro ít hơn, nhưng trong những ngành công nghiệp phát triển, khi mọi

công ty đều ngang hàng nhau ở hầu hết các lĩnh vực, thì sự chấp nhận rủi ro là để công nghệ thông tin
có thể làm thay đổi mọi quy tắc kinh doanh là cách tốt nhất để có được những thành công vượt bậc về
sản phẩm cũng như thị trường. Nhân tố khác biệt cơ bản trong cạnh tranh sẽ làm cách thức các công ty
áp dụng phong cách làm việc với web.
ĐÁNH CUỘC VÀO CÔNG TY SAU MỖI HAI MƯƠI NĂM
Ảnh

Là một trong những công ty sản xuất lớn nhất thế giới, Boeing có phong
cách làm việc truyền thống là đánh cuộc tương lai của công ty vào những sản
phẩm hàng không tiên tiến sau mỗi 20 năm. Trong thập niên 1930, Boeing đầu
tư vào một loại máy bay ném bom mới, về sau trở thành loại B-17 vang danh
trong Thế chiến thứ hai. Vào những năm 1950, Boeing lại lao vào thử nghiệm
chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên ở Hoa Kỳ, chiếc 707, và năm 1968
Boeing sản xuất chiếc máy bay chở khách khổng lồ đầu tiên, chiếc 747, mà
không cần đơn đặt hàng nào để có thể tính đến việc huề vốn. Nếu như một
trong những dự án kể trên thất bại, Boeing chắc hẳn đã phá sản.
Đến những năm 1990, thử thách kế tiếp cho toàn sự nghiệp của Boeing là
thế hệ máy bay chở khách kế tiếp, chiếc 777. Đây là chiếc máy bay đầu tiên
thiết kế hoàn toàn bằng kỹ thuật số, và là sản phẩm đầu tiên của Boeing sử
dụng công nghệ bay vô tuyến, với hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng máy tính,
loại bỏ tất cả những đường cáp nặng nề của hệ thống cơ khí. Và nó cũng là
chiếc máy bay Boeing đầu tiên được chế tạo với sự hợp tác của những công ty
cung ứng quốc tế, tạo nên nhu cầu hợp tác kỹ thuật số. Nhu cầu này lớn đến nỗi
Boeing phải thiết lập một đường cáp quang riêng xuyên Thái Bình Dương, nối
với Nhật Bản để truyền tải thông tin. Vấn đề kỹ thuật quy mô lớn này đòi hỏi
phải có đủ bản lĩnh để đi tiên phong, chấp nhận rủi ro lớn, nhưng đồng thời
cũng hứa hẹn thành công vĩ đại.
Thiết kế tự động hóa thay vì phung phí tự động hóa
Có hai sự kiện đã thuyết phục công ty Boeing rằng họ cần phải tiến vào lĩnh
vực kỹ thuật số. Cả hai sự kiện này điều xảy ra khi Phil Condit, hiện giờ là
tổng giám đốc Boeing, đang quản lý dự án 757 giữa thập niên 1980. Sự
kiện thứ nhất là yêu cầu về vốn cho một cỗ máy khổng lồ, để tự động làm ra các miếng chèn
(shim). Các miếng chèn là những tấm kim loại nhỏ được chêm vào giữa các linh kiện để ráp
chặt hơn. cỗ máy này có thể làm ra hàng loạt những miếng chèn như thế rất nhanh, ông ta từ
chối yêu cầu này vì coi đó là một “sự phung phí tự động hóa.” ông ta hỏi liệu có thể nào
Boeing thiết kế được các loại máy bay với linh kiện khớp chặt nhau không cần miếng chèn
không?
Sự kiện thứ hai xảy ra cũng gần như cùng lúc. Boeing lúc đó đang sử dụng thiết kế kỹ thuật số
cho các dự án nhỏ. Trong số đó, có một dự án dùng thiết bị điều số để bẻ các ông nước bằng
titanium thành những hình dạng nhất định theo mẫu thiết kế kỹ thuật số. Những ống đầu tiên làm
ra phải làm lại vì không phù hợp với mô hình. Tuy nhiên vài ngày sau, có người chỉ cho

Condit một chỗ sai trên mô hình. Khi sửa lại mô hình xong, các đường ống khớp vừa chặt. Rõ
ràng hệ thống kỹ thuật số đã đúng và chính mô hình sai. Khi những linh kiện thiết kế bằng kỹ
thuật số được dùng để kiểm tra độ chính xác của các mô hình thay vì làm ngược lại, Boeing
biết rằng cần phải có một phương pháp mới.
Những mục tiêu chính của dự án là giảm mức độ sai sót, công việc phải làm lại và thay đổi xuống
còn 50%. Chiếc 777 thành công vang dội. Mô hình kỹ thuật số đã phát hiện hơn 10.000 điểm trở ngại,
do các linh kiện không khớp nhau. Từ đó, các nhà thiết kế có thể sửa chữa trước khi đưa vào sản xuất.
Không có mô hình thiết kế kỹ thuật số, không thể phát hiện những sai sót này trước khi chiếc máy bay
được đưa vào sản xuất. Đến cuối dự án 747, mỗi ngày Boeing phải chi 5 triệu đôla cho công tác thiết
kế, chủ yếu là để thiết kế lại. Những chỉ phí này không hề có trong dự án 777. Khi chiếc Boeing 777
được chế tạo, các máy ngắm laser cho thấy một cánh máy nằm thẳng hàng trong khi cánh bên kia lệch 2
phần ngàn của một inch (1 inch = 2,54cm) và với chiều dài 209 bộ (1 bộ = 0,3048m) thân máy bay chỉ
lệch có từ 3 đến 8 phần ngàn của một inch. Sự lắp ráp chính xác đến mức độ đó đã làm tăng mức độ
khí động lực, hiệu quả sử dụng nhiên liệu, và bớt đi công tác thiết kế lại trong thời gian lắp ráp.

Việc sử dụng thông tin kỹ thuật số ở Boeing không chỉ được mở rộn đến công việc thiết kế
và sản xuất máy bay mà còn đến cả việc cài đặt các hệ thống máy bay. Trong một nhà máy,
các hệ thống thực tế ào cho công nhân nhìn thấy những phương diện, đường nước chạy
trong thân máy bay như thế nào. Boeing tin rằng những hệ thống kỹ thuật số đầu - cuối sẽ
giảm chi phí sản xuất máy bay từ 30% đến 40%, một con số cần thiết trong cuộc cạnh
tranh dữ dội trên thị trường sản xuất máy bay thương mại.
Luồng thông tin kỹ thuật số đã làm thay đổi cách thức hợp tác giữa Boeing và các nhà cung cấp
Nhật Bản, những người thiết kế thân máy bay và các loại linh kiện khác. Không có công cụ kỹ thuật số,
Boeing hẳn đã phải tạo ra tất cả những thiết kế này ở Seattle và gửi bản sao mô hình đến Nhật. Khi đó
Boeing sẽ phải chờ lúc hàng đã được làm xong và giao lại mới biết là mẫu thiết kế có bị lỗi hay
không. Nhờ công cụ kỹ thuật số
Boeing tạo các thiết kế ảo và gửi đến Nhật, ở đó sẽ có những kỹ sư địa phương thực hiện phần thiết

kế chi tiết. Các nhà thiết kế Nhật sẽ nhanh chóng thảo luận với nhà sản xuất về những trở ngại khi sản
xuất các linh kiện này và thông báo cho Boeing rất sớm. Sự hợp tác qua phương thức điện tử định
nghĩa lại vai trò của các đối tác và sắp xếp hợp lý quy trình làm việc giữa các bên có liên quan.
Nhưng dù việc sử dụng các quy trình kỹ thuật số tỏ ra vô cùng hiệu quả trong thiết kết mẫu máy bay
777, khâu thiết kế vẫn chỉ chiếm có 20% công việc thật sự khi sản xuất một máy bay hiện đại. Việc sử
dụng thông tin kỹ thuật số của Boeing chỉ là sự khởi đầu. Bước kế tiếp của Boeing là xử lý 80% công
việc còn lại - những quy trình sản xuất có từ khi sản xuất máy bay ném bom B-17. Hệ thống sản xuất
này bao gồm ít nhất 1.000 hệ thống máy tính thiết kế riêng, liên hệ chặt chẽ với nhau - có cái đã có từ
năm 1959 - mà nói theo cách của các quan chức Boeing và “viết bằng mọi ngôn ngữ lập trình có thể
có”. Sự kém hiệu quả của hệ thống này sẽ gây nhiều sai sót trong sản xuất các linh kiện.
Khi nhu cầu về loại máy bay nổi tiếng nhất của Boeing, chiếc 737, tăng lên trong năm 1997 - 98 hệ
thống sản xuất bị tắc nghẽn do quá tải. Sự việc còn tồi tệ hơn khi Boeing phải lao vào một cuộc chiến
giá cả với đối thủ cạnh tranh Airbus trong lĩnh vực thương mại. Do vậy Boeing vừa phải tái thiết các
quy trình sản xuất vừa phải nghĩa cách hạ chi phí sản xuất. Khách hàng của ngành hàng không chỉ thuần
túy quan tâm đến khía cạnh kinh tế. Họ chỉ chú trọng đến chi phí bảo trì và nhiên liệu của động cơ, do
vậy họ chỉ cần biết hãng nào cung cấp máy bay với các chi phí này thấp hơn. Nếu bạn làm được, bạn
sẽ có những đơn đặt hàng lớn, còn nếu không thì xin mời đi chỗ khác.
Boeing phải giải quyết một vấn đề khó khăn là thiết kế các loại máy bay ngày càng tốt hơn trong
khi phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có những quy trình
mới và cách sử dụng thông tin kỹ thuật số mới, áp dụng lối làm việc với web từ đầu đến cuối quy
trình.
Việc thiết kế một chiếc máy bay hoặc một con tàu vũ trụ mới là một công việc phối hợp khổng lồ.
Mỗi chiếc là một cấu trúc phức hợp riêng phải thiết kế. Sau đó các hệ thống như hệ thống đảy, hệ
thống thủy lực, liên lạc hàng không, điện, điều hòa nhiệt độ và hàng loạt hệ thống khác được thêm vào.
vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là diện tích sử dụng: hệ thống nào sẽ được ưu tiên lắp đặt trong điều
kiện không gian nhỏ hẹp. Công cụ kỹ thuật số cho phép kỹ sư của Boeing có thể xem được từ những
ngữ đơn giản như liệu bộ phận thiết kế điện và thủy lực có thể cho đường dây đi qua cùng một lỗ đến
những thứ phức tạp như việc thiết kế tổng quát của một trạm vũ trụ quốc tế mới, một điều mà không thể
nhìn thấy trên thực tiễn trước khi xây dựng xong. Công cụ kỹ thuật số cho phép giải quyết những vấn đề
đa dạng, đa góc như việc xác định ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao hay quá thấp đến cấu trúc, nhờ việc
phối hợp hoạt động của nhiều chuyên gia, mỗi người hiểu rõ công việc của mình nhưng không nhất
thiết phải hiểu rõ việc của người khác. Công việc phối hợp này vô cùng phức tạp. Nó không đơn giản
như việc ấn một cái nút hay thiết kế một mẫu máy bay lớn. Công cụ kỹ thuật số cho phép các kỹ sư
nhận ra những mâu thuẫn và có thể đi vào thảo luận ngay những vấn đề thích hợp.
Một công cụ kỹ thuật số mới sẽ điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất của Boeing, từ khâu nhận
nguyên liệu, thiết kế linh kiện, xác định đặc điểm máy bay, và sản xuất linh kiện đến khâu điều khiển
cấu hình và lắp ráp. Hệ thống mới, hiện có 25.0 nhân viên sử dụng, cung cấp một nguồn dữ liệu sản
xuất duy nhất cho 13 hệ thống độc lập. Hệ thống này được thiết kế để cho toàn bộ 100.0 nhân viên sản
xuất sử dụng.
Điều đặc biệt trong những nỗ lực của Boeing là mức độ tích hợp dữ liệu từ đầu đến cuối, bao gồm
cả việc tích hợp với các đối tác và quy mô kỹ thuật số hóa toàn bộ quy trình tư duy và sản xuất. Công
ty đã đưa vào hoạt động hệ thống đặt hàng linh kiện trên web lớn nhất thế giới và đang sử dụng công
cụ kỹ thuật số để phối hợp các nhóm làm việc ảo như đã từng làm với Lockheed Martin trong việc chế

tạo phi cơ chiến đấu F-22. với tất cả những điều đó, Boeing tin rằng những nỗ lực của họ sẽ làm giảm
từ 30% đến 40% chi phí sản xuất.
Máy tính cá nhân nối mạng là cơ sở trung tâm trong kế hoạch của Boeing nhằm tạo luồng thông tin
kỹ thuật số trong cả công ty. Khi chiếc 777 được thiết kế với sự trợ giúp của phần mềm thiết kế trên
máy tính CATIA, tám máy tính lớn ở khu vực Puget Sound và một số máy khác ở Nhật, Canada và vài
nơi khác ở Mỹ hỗ trợ 10.000 trạm làm việc đặc biệt của các kỹ sư thiết kế, sản xuất để định dạng và
sản xuất máy bay. Công nghệ được áp dụng trong tương lai gần sẽ cho phép truy cập dữ liệu từ mọi nơi
thông qua một máy tính cá nhân. Thậm chí khách hàng cũng có thể truy cập một số dữ liệu, nhận một
đĩa CD chứa dữ liệu về các linh kiện và hệ thống cho chiếc máy bay họ mua.
Tổng Giám Đốc Phil Condit đưa ra một yêu cầu cứng rắn đối với các nhà sản xuất về thời điểm và
phương thức tiến hành kỹ thuật số hóa: Nếu các ông tiến hành kỹ thuật số hóa, các ông phải tiến hành
toàn bộ. Nếu muốn duy trì hệ thống giấy tờ cũ kết hợp với kỹ thuật số, mọi việc sẽ không có hiệu quả
gì hết, mọi người không bị bắt buộc dùng hệ thống mới và theo thói quen họ vẫn sẽ dùng hệ thống cũ.
Một phần quan trọng trong việc tiến lên là phải có niềm tin, và một phần quan trọng trong niềm tin
này là niềm tin của những người thiết kế hệ thống mới, nhưng “các ông phải quyết định cứng rắn và bắt
buộc mọi người phải đi theo”.
THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU TÌM PHƯƠNG THỨC CHỮA TRỊ UNG THƯ

Khi thông tin kỹ thuật số tạo nên cuộc sống mới cho những ngành công nghiệp hiện thời, nó cũng đã
tạo ra những ngành công nghiệp mới.
Một ví dụ điển hình là lĩnh vực nghiên cứu gien đầy rủi ro. Các công ty phải chi những số tiền
khổng lồ mà không hề có gì bảo đảm là sẽ thành công. Trong lĩnh vực nghiên cứu thuần túy như nghiên
cứu gien, luồng thông tin kỹ thuật số có thể tăng gấp đôi tốc độ nghiên cứu và tăng khả năng thành
công. Nghiên cứu gen tập trung vào AND, một phần tử phức tạp vẫn được coi là nền tảng của cuộc
sống. Các gen trong AND điều khiển mọi quy trình sống của tế bào, như đồng hóa các chất dinh dưỡng
và hô hấp tế bào hoặc xây dựng cấu trúc vật chất của tế bào. Thông qua một quy trình gọi là giải mã,
các gen sẽ quy định loại và số lượng các protein được tạo ra: các protein thực hiện các quy trình hóa
học trong tế bào. Nếu AND bị phá hủy hoặc đột biến, nó có thể đưa ra những chỉ dẫn sai, tạo ra số
lượng sai hoặc thay đổi hình dạng có loại protein và làm mất cân bằng các phản ứng hóa học. Tế bào
sẽ bị hư hại và toàn bộ cơ thể sẽ mắc bệnh hoặc tử vong.
Nghiên cứu gien, cũng như khoa học nói chung, đạt được những sự tiến bộ nhờ một loạt những kết
nối không ngờ trước. Các nhà khoa học càng có nhiều thông tin về công việc của những nhà khoa học
khác họ càng có thể lấp đầy khoảng trống kiến thức và kết nối được các dữ liệu rời rạc. Các nhà khoa
học là những người đầu tiên sử dụng Internet một cách tích cực để chia sẻ thông tin từ cách đây hai
thập kỷ. Và những nhà di truyền học ngày nay đang sử dụng những hiệu quả hợp tác đặc biệt của
Internet trong công việc.
Cường độ của sự hợp tác kỹ thuật số này thật là phi thường. Các nhà khoa học liên tục trao đổi ý
kiến với nhau và phê bình nhận xét của nhau qua e- mail. Internet giúp họ tìm ra những tài liệu khoa
học thích hợp ngày càng có nhiều hơn. Họ có thể theo kịp các đối thủ cạnh tranh và bắt kịp những
thành tựu mới nhất. Khi ICOS, một công ty công nghệ sinh học mà tôi có chân trong hội đồng quản trị,
công bố những nghiên cứu mới trên Internet, có nhanh chóng thu hút sự chú ý của một nhà khoa học
đang nghiên cứu về sự thoái hóa xương và một người khác đang nghiên cứu về khả năng mang thai của
phụ nữ cho đến ngày sinh. Khi tôi đến ICOS, các nhà khoa học này đang thảo luận về sự hợp tác của

nguon tai.lieu . vn