Xem mẫu

TÂM LÝ HỌCXÃ HỘI TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả:TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN LỜINÓIĐẦU Tâm lý học xã hội là một ngành của Tâm lý học và mang đậm hơi thở của đời sống xã hội. Lịch sử Tâm lý học xã hội cho thấy, những vấn đề nổi bật của các giai đoạn xã hội lịch sử đều được phản ánh trong Tâm lý học xã hội ở các mức độ khác nhau. Không ít những vấn đề mang tính cấp thiết của xã hội được tiến hành nghiên cứu trong Tâm lý học xã hội ngay từ khi chúng bắt đầu xuất hiện. Những nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và công bằng xã hội những năm 1930 -1940; về sự a dua vào những năm 1950, về sự xâm kích những năm 1960; về giới tính, về dân tộc những năm 1960 - 1970; về chủng tộc những năm 1980 và về những vấn đề Tâm lý xã hội xuyên văn hóa vào những năm 1990 đến naylà sự phản ánh sắc nét những diễn biến và sự kiện lịch sử xã hội. Đồng thời với tính thời sự, những vấn đề mang tính cơ bản và ổn định của Tâm lý học xã hội như vấn đề nguồn gốc của các hành vi xã hội, các quyluật và các cơ chế của sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội, bản thân các hiện tượng tâm lý xã hội với các đặc điểm và diễn biến của nó ngày càng được quan tâm. Như một quy luật, xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao thì nhu cầu tìm hiểu bản chất của các quá trình xã hội mà con người tham gia vừa là chủ thể và khách thể càng lớn. Chính vì những lý do như vậymà sự quan tâm đến Tâm lý học xã hội ngàycàng nhiều hơn. Đối với những người làm công tác giảng dạy, việc tiếp cận những vấn đề của Tâm lý học xã hội là hết sức có ý nghĩa. Bởi vì, dù là có ý thức haykhông có ý thức, công việc của họ gắn liền với các hiện tượng tâm lý xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý xã hội. Hơn nữa, nhiều khi chính người làm công tác giảng dạy lại phải chủ động để tạo ra một số hiện tượng tâm lý xã hội trong công việc của mình như làm việc với nhóm sinh viên,đồng nghiệp hayphải đối diện với các hiện tượng tâm lý xã hội cần giải quyết như dư luận xã hội,bầu không khítập thể... Tuyvậy, đâylà công việc khó khăn vì chính sự đa dạng và da chiều của các hiện tượng tâm lý xã hội không cho phép có được các khái quát khoa học dễ dàng. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt Nam, cũng như sự non trẻ của bộ môn khoa học này ở nước ta chắc chắn làm cho việc biên soạn khó đáp ứng được đòi hỏi của người đọc. Tài liệu khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Vì vậy, các tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến để có thể chỉnh sửa, bổ sung giúp tài liệu trở nên có ích và đầyđủ hơn. Các tác giả Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC Chương 2. CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI Chương 3. NHÓM XÃ HỘI Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ Chương 5. ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI, ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI VÀ SỰ XÂM KÍCH Chương 6. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM Chương 1.TÂM LÝ HỌCXÃ HỘILÀ MỘT KHOAHỌC TÂM LÝHỌC XÃHỘI Nội dung cơ bản: - Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội: hiện tượng tâm lý xã hội, bản chất, chức năng, phân biệt các hiện tượng tâm lý xã hội với các hiện tượng xã hội;- Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội: các quan điểm về đối tượng của Tâm lý học xã hội, đối tượng của Tâm lý học xã hội, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội; Lịch sử hình thành của Tâm lý học xã hội: các tiền đề cho sự ra đời của Tâm lý học xã hội, Tâm lý học xã hội ra đời như là khoa học độc lập, các hình thái đầu tiên của Tâm lý học xã hội; Tâm lý học xã hội trong hệ thống các khoa học: quan hệ của Tâm lý học xã hội với các khoa học khác;- Phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội. I. BẢN CHẤT CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI IV. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn