Xem mẫu

TÂM LÝ HỌC TRẺ EM BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG V TÂM LÝ HỌC TRẺ EM I. ĐỐITƯỢNG CỦATÂM LÝ HỌC TRẺEM: Có nhiều khoa học nhiên cứu về trẻ em, mỗi khoa học nghiên cứu trẻ em theo khía cạnh riêng, với cách riêng của mình. Tâm lý học trẻ em quan tâm đến quá trình phát triển trẻ em, hình thành nhân cách, trở thành người lớn như thế nào. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ, xem sự hoạt động của trẻ, sự phát triển các quá trình, phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ theo con đườngnào, bằngcơ chế nào. Có thể nói một cách khái quát rằng đối tượng của tâm lý học trẻ em là sự sự phát triển tâm lý của trẻ; những đặc điểm, những quy luật đặc trưngcho sự phát triển tâm lý ở mỗi độ tuổi. II. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺEM VÀ QUAN HỆ CỦANÓ VỚICÁC KHOAHỌC KHÁC: Khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ, tâm lý học trẻ em đã sử dụngcác tài liệu của nhiều khoa học khác và đến lượt mình nó cũngcungcấp nhữngtài liệu có ý nghĩa quan trọngđối với các khoa học khác. Tâm lý học trẻ em dựa trên triết học duy vật biện chứng. Các luận điểm triết học vạch ra những quy luật chung nhất của sự phát triển các hiện tượngtự nhiên và xã hội. Nó chứngminh rằngtâm lý, ý thức con người do xã hội quyết định. Sự hiểu biết các quy luật chunggiúp cho tâm lý học trẻ em tìm ra cách nhìn đúngđắn đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em. Ngược lại, việc nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của trẻ em, nhất là việc trẻ em nhìn nhận thế giới xung quanh như thế nào sẽ giúp ta hiểu sâu hơn bản chất chungcủa nhận thức con người. Tâm lý học trẻ em dựa trên nhữngtri thức về tâm lý con người do tâm lý học đại cươngcungcấp, đồngthời nó lại cungcấp cứ liệu cho tâm lý học đại cương, cho những hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề tâm lý của người lớn, đặc biệt là những quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý như thế nào. Tâm lý học trẻ em thườngxuyên sử dụngnhữngthành tựu giải phẫu sinh lý và bệnh học lứa tuổi, nhất là nhữngsố liệu về sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt độngthần kinh cao cấp của trẻ. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là bảo đảm sự phát triển của trẻ, chuẩn bị cho nó bước vào cuộc sống. Để làm tốt việc này, nhà giáo dục phải nắm vững những đặc điểm và quy luật phát triển của đứa trẻ, nếu không sẽ phải mò mẫm và dễ bị sai lệch. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, tâm lý học trẻ em có một vị trí đặc biệt. Từ việc tổ chức đời sống đến việc hướng dẫn cho trẻ trong các hình thức hoạt động, muốn đạt được kết quả tốt, người nuôi dạy cần phải biết những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ. Tâm lý học trẻ em không những giúp cho người nuôi dạy trẻ có khả năng hiểu trẻ mà còn biết vun trồng và phát triển tất cả những phẩm chất tốt đẹp của trẻ. Tránh được những thiếu sót trong công tác giáo dục trẻ. BÀI 2: CÁC QUY LUẬT PHÁT TRIỂ TÂM LÝ TRẺ Tâm lý con người và tâm lý động vật luôn luôn phát triển. Tuy nhiên tính chất và nội dung của quá trình phát triển trong thế giới động vật và ở con người khác nhau. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý độngvật là sự truyền kinh nghiệm từ thế hệ trước đến thế hệ sau bằng quy luật di truyền sinh học. Đặc điểm của các chức năngtâm lý người là chúngđược phát triển trongquá trình trẻ lĩnh hội kinh nghiệm – lịch sử, theo quy luật di truyền xã hội hay kế thừa văn hoá. Nên người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử được loài người sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hoá, bằnghoạt độngcủa chính trẻ em và luôn luôn được người lớn hướng dẫn – tức là giáo dục. Đây chính là cơ chế của sự phát triển tâm lý trẻ em. Phân tích cơ chế này, ta nhận thấy những điều kiện đó là nhữngmối quan hệ giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ, giữa hoạt động của chính trẻ với sự phát triển của nó, giữa những điều kiện sinh học với sự phát triển của trẻ… Những mối quan hệ này đều mang tính phổ biến và tính tất yếu khách quan, vì vậy nó mangtính quy luật. I. QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦATRẺ: Cũng như mọi sinh vật, con người là một bộ phận của vũ trụ, chịu sự chi phối chặt chẽ của thế giới tự nhiên, nhưng cao hơn mọi sinh vật khác, con người còn có một thế giới nữa do mình sáng tạo ra, đó chính là văn hoá. Do đó nói tới văn hoá là nói tới thế giới tinh thần của con người và những thành tựu đạt được trong suốt tiến trình lịch sử của nó, để hoàn thiện mình và xã hội. Người ta chia văn hoá thành hai hình thái: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Dù văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần đều chứa đựngnhữngkinh nghiệm xã hội – lịch sử mà loài người đã tích luỹ được. Do đó sự phát triển diễn ra trong quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài người trongnền văn hoá. Ngay từ khi ra đời trẻ đã tiếp xúc với nền văn hoá của loài người. Nền văn hoá xã hội với những sản phẩm vật chất tinh thần ngay từ đầu đã là nguồn gốc và nội dungcủa sự phát triển tâm lý. Sự phát triển tâm lý của trẻ chịu sự chi phối bởi những điều ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn