Xem mẫu

TÂM LÝ HỌCGIAOTIẾP TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP PGS.TS.TRẦN TUẤN LỘ Bài 1: GIAO TIẾP LÀ GÌ? PHÂN LOẠI GIAO TIẾP Bài 2: QUAN HỆ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP Bài 3: VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA XÃ HỘI VÀ SỰ GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CỦA MỖI CÁ NHÂN Bài 4: PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP VỚI TỪNG LOẠI NGƯƠI TRONG XÃ HỘI Bài 5: PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP Ở NHÀ, Ở CƠ QUAN VÀ Ở NƠI CÔNG CỘNG Bài 6: NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CON NGƯỜI QUA GIAO TIẾP Bài 7: CHUẨN BỊ TÂM LÝ, NGOẠI HÌNH VÀ KHUNG CẢNH TRƯỚC KHI GIAO TIẾP Bài 8: KHOẢNG CÁCH VÀ KIỂU DÁNG ĐỨNG NGỒI TRONG GIAO TIẾP Bài 9: CHÀO HỎI, XƯNG HÔ, TỰ GIỚI THIỆU VÀ GIỚI THIỆU, XIN LỖI VÀ CẢM ƠN TRONG GIAO TIẾP ... Created by AM Word2CHM Bài1:GIAOTIẾP LÀ GÌ? PHÂNLOẠIGIAO TIẾP TÂM LÝHỌC GIAOTIẾP 1 – ĐỊNHNGHĨAKHÁINIỆM GIAOTIẾP 1.1. Giao tiếp là hoạt động trong đó người này, do có một nhu cầu nào đó, tiếp cận và tác động vào tâm lý của người kia, để tạo ra được một sự giao lưu tâm lý giữa hai người, nhằm mục đích biết nhau, thông cảm với nhau và đồng ý thực hiện những điều gì đó theo thỏa thuận của cả hai bên để đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. 1.2. Cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ qua lại giữa các khái niệm: giao tiếp và giao lưu, giao tiếp và ứng xử, giao tiếp và tiếp xúc, giao tiếp và quan hệ,v.v… 2.BẢNCHẤT CỦAGIAOTIẾP 2.1 - Giao tiếp là một nhu cầu bẩm sinh và suốt đời của con người. Đó là những nhu cầu: 2.1 1.Về người khác (nhu cầu có người thân ruột thịt (bố mẹ, anh chị em, ông bà), có bạn, có người yêu, có vợ có chồng, có con, có cháu v.v... để được gắn bó, yêu thương,chia sẻ,chăm sóc,giúp đỡ,bảo vệ. 2.1.2. Về những cái cần cho cuộc sống và hoạt động của bản thân nhưng phải thông qua người khác mới có được (ví dụ cần tiền, cần đồ vật, cần kiến thức và kỹ năng... thì phải giao tiếp với người có thể giúp mình có tiền,có đồ vậtcó kiến thức và kỹnăng...) 2.2 - Giao tiếp là một hình thức vận động và biểu hiện của những quan hệ giữa người và người trong xã hội. 2.2.1.Có rấtnhiều loại quan hệ giữa người và người trong xã hội: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống (quan hệ vợ chồng, gia đình, họ hàng), quan hệ hàng xóm - láng giềng, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ chủ - thợ, quan hệ cấp trên - cấp dưới, quan hệ tuổi tác, quan hệ nam nữ, quan hệ tình cảm, quan hệ kinh tế, quan hệ tôn giáo v.v... 2.2.2. Giao tiếp là hoạt động xác lập và tiếp tục mối quan hệ giữa hai người, là sự phát triển và củng cố hoặc là sự duytrì trong một giới hạn nhất định mối quan hệ đó. 2.2.3.Giao tiếp là để thể hiện mộtthái độ,một hành động cư xử (là đối xử và ứng xử) với người khác một cách phù hợp hay không phù hợp với sự mong đợi của người đó và với đạo lý của xã hội, pháp luật của nhà nước hoặc giáo lý của mộttôn giáo nào đó. 2.3 - Giao tiếp giữa hai người với nhau là gặp nhau của hai nhân vật (tức là hai chức danh xã hội) và của hai nhân cách (tức là của hai tâm lý) khác nhau. Sự khác nhau giữa hai nhân vật sự là khác nhau về chức vụ, danh hiệu, quyền lực, lợi ích, trách nhiệm,uytín,lý lịch,thanh thế v.v... Sự khác nhau giữa hai nhân cách là sự khác nhau về trí tuệ, tình cảm, ý chí, đạo đức, xu hướng (nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, lý tưởng, ước mơ), năng lực,tính cách,khíchấtv.v... 2.4. Giao tiếp là sự truyền thông, sự giao lưu về tâm lý giữa hai người và nhiều người với nhau, qua ngôn ngữ, cử chỉ, bộ mặt và hành động của nhau và tùy thuộc vào sự hiểu đúng hay sai, đầy đủ hay không đầy đủ của mỗi bên đối với ngôn ngữ, cử chỉ, bộ mặt và hành động của bên kia. Điều đó lại tùy thuộc vào ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn