Xem mẫu

CAO VĂN ĐẠT TÂM LÝ HỌC ĐI VÀO TÂM LÝ HỌC Theo một số nhà tâm lý học (như Etienne Souriau) thì từ ngữ “Tâm lý học” (Psychologie - Psychology) có từ thế kỷ 16. Nhưng trước đó lâu nhiều nhà quan sát đã thâu lượm kiến thức về con người, con vật và cả về cây cối nữa. Người ta nghiên cứu, thái độ, cử chỉ (Comportement, behavior) của con người, con vật, cây cối... Từ ngũ “Tâm lý học” đã được dùng nhiều từ thế kỷ 18 nhờ Christaian WOLFF (1676 - 1754) nhà tâm lý học người Đức. Ôngđã dùngtâm lý học thực nghiệm (Psychologia empirica 1732) và tâm lý học duy lý (psychologia rationalis 1734). Trong một thời gian lâu tâm lý học được coi như khoa học về đời sống tinh thần, các hiện tượng và các điều kiện của nó (W. James 1890). Ngày nay tâm lý học được định nghĩa, nói cách tổng quát, là KHOA HỌC VỀ CÁCH SỐNG, cách cư xử (condiute, behavior) là nói tới tha1i độ có thể quan sát được và cũngnói tới hành độngđối với môi trườngxungquanh (chẳng hạn truyền thông), hành động tương giao của cơ quan và môi trường, hoạt động trên thân ác riêng (diễn trình sinh lý ý thức hoặc vô thức). Tâm lý học thực ra gồm nhiều môn học khác nhau. Tâm lý học chỉ được nhận như một khoa học khi tách khỏi Triết học và cuối thế kỷ 19. Dần dần Tâm lý học được xếp như môn học nhân văn đích danh, dù gặp phải những khủnghoảngnặngnề bên trong. Phương pháp của Tâm lý học so sách với các phương pháp của nhữngkhoa học khác là đặt nhữnggiả thuyết đối với các sụ kiện khách quan. Phương tiện cốt yếu là quan sát và thục nghiệm. Lúc đầu, ưu tâm đến con người bình thường, người lớn, văn minh..., sau đó tâm lý học đã mở rộng những khám phá nơi bệnh nhân, trẻ em, nhữngngười bán khai, nhóm người trongxã hội và cả loài vật nữa. Do việc làm thực tế, cụ thể, tâm lý học đã chứngtỏ sự hiện hữu và chứngminh tầm quan trọngcủa mình. Phạm vi áp dụng tâm lý học dường như không bị giới hạn, luôn thêm mãi, luôn đổi mới vì luôn có những thay đổi. Hoạt độngcủa con người luôn thay đổi, luôn có vấn đề mới, vì thế kỹ thuật trong môn tâm lý học cũng phải thay đổi, canh tân. Nhưng, cũngnhư tất cả các khoa học khác, tâm lý học có giới hạn của mình. Những trắc nghiệm (test) trí khôn, phương pháp dự toán, phỏng đoán (projectif) chỉ có giá trị tươngđối vì đây khôngphải là máy móc đem lại kết quả tương đối chính xác. Một số người phản đối và nghi ngờ khả năng hành động của tâm lý học trước những dụng cụ khoa học mà tâm lý học sử dụng. Họ nghi ngờ các dụngcụ để tìm hiểu con người... Tâm lý học cho thấy nỗi băn khoăn hiện sinh hay là nhân bản thuyết đích thực. Tân lý gia phục vụ con người trongkhi phải tránh tối đa thành kiến đối với người khác và không dùng những phương tiện tâm lý vì những mục đích không chính đáng. Môn tâm lý học trưởng thành dần dần theo dòng thời gian và đã được định nghĩa khác nhau tùy theo quan điểm cũng như phương pháp khảo cứu của từng người hay của từng nhóm người. Tâm lý học là khoa học có đối tượng nghiên cứu là sự kiện tâm lý hay tâm linh. Khảo cứu đi từ chỗ quan sát đến xác định nguyên nhân, hiệu quả là xác định những định luật của nhữngsự kiện tâm lý đó. Tâm lý học là một khoa học, khôngphải một mớ nhận thức hỗn độn; nhưng có hệ thống, có trình độ tổng quát và thốngnhất (theo LALANDE). Tâm lý học khác với kinh nghiệm của tâm lý (do kinh nghiệm và tập quán cá nhân) và khác với khiếu tâm lý (có người có những nhận xét tinh tế, diễn tả trong tác phẩm hoặc nghệ thuật, văn nghệ...). Tâm lý học nghiên cứu sự kiện (thực tại, có thật) khôngphải ảo tưởng, tưởngtượngra. Tâm lý học thuần lý (Duy lý tâm lý học) muốn tìm hiểu linh hồn bằng quan sát tâm lý. Tâm lý học ngày nay là thực nghiệm (sự kiện tâm lý, quan sát và xác định luật, tìm ra tương quan chứ không đề cập đến linh hồn). Tâm lý học thực nghiệm (Experimental Psychology - Psychologie Experimentale) tìm hiểu, học hỏi những điều có thực, chứ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn