Xem mẫu

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ TRONGTHỜI GIAN TỚI I. Nhận thức về khu vực dịch vụ I.1. Tầm quan trọng của khu vực dịch vụ đối với công cuộc phát triển kinh tế- xã hội Những phân tích trong Phần I đã cho thấy vai trò to lớn của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Đối với Việt Nam, những thành tựu trong 20 năm đổi mới vừa qua có sự đóng góp quan trọng của khu vực dịch vụ. Sự đóng góp này đã được chỉ ra trong nhiều báo cáo, được phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Phần trình bày dưới đây đánh giá tầm quan trọng của khu vực dịch vụ thông qua việc phân tích khái quát tác động của nó đến các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội cụ thể như: tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường...Có thể nói một cách khái quát: Dịch vụ là một khu vực kinh tế có khả năng lớn nhất trong việc huy động, liên kết và phát huy mọi nguồn lực của nền kinh tế để tạo ra giá trị gia tăng mới; chính bản thân khu vực dịch vụ có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn. Vì lý do này, sự phát triển của khu vực dịch vụ còn được xem là thước đo sự phát triển của một nền kinh tế.10 Giữa GDP và khu vực dịch vụ có mối quan hệ khăng khít. Xét về tỷ trọng của dịch vụ trong GDP thì có thể thấy rõ quy luật chung là nền kinh tế càng tăng trưởng thì tỷ trọng của dịch vụ trong GDP càng cao. Xét về tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ thì quy luật chung là tăng trưởng của dịch vụ nhanh hơn tăng trưởng chung của GDP. Xét cơ cấu GDP của Việt Nam trong 20 năm đổi mới vừa qua, tỷ trọng dịch vụ đã có giai đoạn đạt tới hơn 40% (hồi giữa những năm 1990), sau đó giảm xuống và hiện nay đạt gần 40% (Bảng 3.1). Điều này có nghĩa là những biến động của khu vực dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn một phần ba GDP của Việt Nam. Điều đáng chú ý là sau khoảng 10 năm giảm liên tục, từ 44,06% năm 1995 xuống còn 37,98% năm 2004, tỷ trọng dịch vụ trong GDP trong năm 2005 đã tăng hơn năm trước, đạt 38,50%. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự gia tăng này 10 Nguyễn Trung - 2006 60 báo hiệu đà hồi phục của khu vực dịch vụ khi nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010. Bảng 3.1. Cơ cấu của các khu vực kinh tế trong GDP, 1990-2005 Nông, lâm Năm nghiệp và thuỷ sản 1990 38,74 1991 40,49 1992 33,94 1993 29,87 1994 27,43 1995 27,18 1996 27,76 1997 25,77 1998 25,78 1999 25,43 2000 24,53 2001 23,24 2002 22,99 2003 22,54 2004 21,81 2005 20,70 Công nghiệp và xây dựng 22,67 23,79 27,26 28,90 28,87 28,76 29,73 32,08 32,49 34,49 36,73 38,13 38,55 39,47 40,21 40,80 Đơn vị: % Dịch vụ 38,59 35,72 38,80 41,23 43,70 44,06 42,51 42,15 41,73 40,08 38,74 38,63 38,46 37,99 37,98 38,50 Nguồn: Niên giám Thống kê, nhiều năm. Do tỷ trọng dịch vụ khá cao trong cơ cấu GDP, cho nên khu vực dịch vụ đã có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP. Mặc dù trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP (ngoại trừ năm 2005), tuy nhiên tăng trưởng của khu vực này vẫn đóng góp gần 40% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế (Bảng 3.2). Tính chung trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 7,51%/năm, tốc độ tăng của khu vực dịch vụ đạt bình quân 6,97%, đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng GDP tính theo điểm phần trăm là 2,84 điểm phần trăm và tính theo tỷ lệ là 37,70%. Riêng năm 2005, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 8,48%, cao hơn mức tăng trưởng 8,43% của GDP, và tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng GDP vượt qua 40%. Xét trong cơ cấu ba khu vực của nền kinh tế, có thể nhận thấy xu hướng khu vực dịch vụ ngày càng giữ vị 61 trí quan trọng so với khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng như khu vực công nghiệp và xây dựng. Bảng 3.2. Đóng góp của các khu vực kinh tế vào tăng trưởng GDP, 2001-2005 Đơn vị % 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 Tốc độ tăng trưởng GDP Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 6,89 7,08 2,98 4,17 10,39 9,48 6,10 6,45 7,34 7,79 8,43 7,51 3,62 4,36 4,04 3,84 10,48 10,22 10,65 10,24 6,45 7,26 8,48 6,97 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm GDP Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 6,89 7,08 0,69 0,93 3,68 3,47 2,52 2,68 7,34 7,79 8,43 7,51 0,79 0,92 0,82 0,83 3,92 3,93 4,19 3,84 2,63 2,94 3,42 2,84 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ % GDP Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 10,37 13,20 10,76 11,80 9,78 11,12 53,39 48,95 53,37 50,48 49,71 51,18 36,54 37,85 35,86 37,72 40,52 37,70 Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006). Khu vực dịch vụ được xem là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy, trong tương lai, nếu các cơ hội phát triển được khai thác tốt, sự đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng GDP có thể tăng lên đáng kể. Thí dụ, có tính toán cho rằng, nếu công tác xã hội hoá hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá... được đẩy mạnh, thì các ngành này có thể đóng góp tới trên 10% vào tốc độ tăng trưởng GDP (con số này của năm 2005 là 6,07%)11. 11 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Kinh tế Việt Nam 2005, NXB Lý luận Chính trị, tr. 14, 15. 62 Sự phát triển của khu vực dịch vụ trong thời gian qua đã tác động tích cực đến việc cải thiện đời sống của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục trong nhiều năm đã góp phần làm tăng mức GDP bình quân đầu người đạt bình quân 5,8%/năm trong giai đoạn 1990-2004, từ 114 USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000 và 640 USD năm 2005. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói từ 58,1% năm 1993 xuống còn 22% năm 2005. Khu vực dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế về tạo việc làm và hỗ trợ giảm nghèo. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ ở Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng do việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng giảm và có sự dịch chuyển lao động giữa hai khu vực này. Tính trung bình trong giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng người làm việc chính ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã giảm 1,17 điểm phần trăm/năm; ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,96 điểm phần trăm/năm; và ở khu vực dịch vụ tăng 0,21 điểm phần trăm/năm. Năm 2005, tỷ trọng lao động trong ba khu vực nêu trên tương ứng là: 56,8%- 17,9%-25,3%. Phần lớn lao động thiếu việc làm ở nông thôn đã chuyển sang tìm kiếm việc làm trong khu vực dịch vụ phi chính quy, chủ yếu là dịch vụ bán buôn và bán lẻ. Khu vực dịch vụ cũng là khu vực rất thích hợp cho sự thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp dịch vụ chiếm tới hơn một nửa tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó có tới ba phần tư số lượng doanh nghiệp dịch vụ có dưới 5 lao động và khoảng một nửa số doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng. Sự gia tăng mạnh các doanh nghiệp dịch vụ là nhân tố quan trọng trong việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh việc tạo việc làm và thu nhập, một số ngành dịch vụ như giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội,... có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Một số chỉ tiêu xã hội phản ánh chất lượng cuộc sống đã gia tăng liên tục trong những năm qua (Bảng 3.3). 63 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về xã hội, 2001-2005 Chỉ tiêu Tỷ lệ người lớn biết chữ Tỷ lệ người đi học trong độ tuổi 6-24 Số tỉnh đạt phổ cập trung học cơ sở Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi Tuổi thọ trung bình của người dân Tỷ lệ hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam Tỷ lệ hộ được xem Đài truyền hình Việt Nam Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội trong dân số Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế trong dân số Đơn vị tính 2001 % 93,1 % 67 Tỉnh - ‰ 35 ‰ <42 % 31,9 Tuổi 67,8 % 92 % 82 % 48 % - % - 2002 2003 93,4 92,7 67 64 12 19 33 32 <42 <40 29,0 28,0 68,2 68,6 93 93 84 86 52 54 - - - - 2004 2005 90,3 93 64 25 32 26 21 35 <30 26,0 25,2 69,0 71,3 94 95 88 90 58 62 14 20 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Về tác động của phát triển dịch vụ đến công bằng xã hội, tuy chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề này, song có những bằng chứng cho thấy rằng khu vực dịch vụ có tác động tích cực đến đảm bảo công bằng xã hội. Trước hết, như phân tích trên đây, khu vực dịch vụ mang lại nhiều cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo; đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo giảm thiểu sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Thứ hai, trong các nhóm ngành dịch vụ, ngoại trừ nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường, thì nhóm dịch vụ sự nghiệp và nhóm dịch vụ quản lý hành chính công ít chứa đựng các nhân tố gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội về việc tiếp cận dịch vụ. Nhiều trong số những dịch vụ này 64 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn