Xem mẫu

4 – KHUYẾN KHÍCH TÍNH TỰ LẬP CỦA
CON CÁI
HẦU HẾT SÁCH NUÔI DẠY TRẺ ĐỀU NÓI VỚI PHỤ HUYNH RẰNG một trong những mục đích của người làm cha làm mẹ là giúp con
cái tách khỏi chúng ta, giúp chúng trở thành những cá nhân độc lập mà một ngày nào đó sẽ có khả năng tự sống một mình mà không cần
chúng ta. Cha mẹ bị thúc ép là không được nghĩ về con cái như là bản copy hoặc như những phần phụ của chính chúng ta, mà phải xem chúng
như một cáxét thể độc nhất vô nhị, với những tâm tính khác nhau, gu thẩm mỹ khác nhau, cảm xúc khác nhau, những khao khát khác nhau,
và những ước mơ cũng khác nhau.
Tuy nhiên, làm như thế nào phụ huynh có thể giúp con cái mình trở thành người độc lập, tự chủ? Bằng cách cho phép chúng làm những
việc cho riêng chúng, bằng cách để cho chúng tự vật lộn với những vấn đề của chúng, và bằng cách để chúng tự rút ra bài học từ những lỗi lầm
của chúng.
Nói thì dễ hơn làm. Tôi vẫn còn nhớ lúc thằng con đầu lòng của tôi đánh vật với việc cột dây giày còn tôi kiên nhẫn ngồi nhìn nó trong 10
giây, và rồi, chịu không nổi, bèn cúi xuống buộc giày giùm cho nó.
Còn con gái tôi, nó chỉ việc nhắc rằng nó vừa cãi nhau với một người bạn của nó, thế là tôi lập tức nhảy vào khuyên răn nó phải thế này thế
kia.
Làm sao tôi có thể để cho con cái tôi phạm sai lầm và chịu đựng thất bại trong khi tất cả những gì chúng phải làm chỉ là lắng nghe tôi nói
ngay từ đầu?
Bạn có thể nghĩ, “Có gì kinh khủng trong việc giúp con cột dây giày, hay bảo ban nó cách giải quyết một vụ cãi cọ với bạn, hay nhìn thấy
chúng không hề phạm lỗi? Dầu gì, con cái luôn luôn trẻ người non dạ hơn chúng ta cơ mà. Chúng thật sự phải phụ thuộc vào người lớn xung
quanh chúng.”
Vấn đề chính là ở đây. Khi một người liên tục phụ thuộc vào người khác, thì tự nhiên sẽ có những cảm xúc nhất định, tương ứng nổi lên. Để
giải thích rõ những cảm xúc đó có thể là gì, vui lòng đọc những câu nói sau đây rồi viết ra những phản ứng của bạn:
I. Giả sử bạn là một đứa bé 4 tuổi. Trong một ngày bạn nghe cha mẹ bạn nói với bạn:
“Ăn đậu đũa đi. Rau rất tốt cho con.”
“Đưa đây, để mẹ kéo dây khóa cho.”
“Con mệt rồi. Nằm xuống nghỉ đi.”
“Mẹ không muốn con chơi với thằng đó. Nó toàn nói bậy với chửi tục thôi.”
“Con có chắc là con không cần đi toilet?”
Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………
II. Giả sử bạn là một đứa bé 9 tuổi. Trong một ngày bạn nghe cha mẹ bạn nói với bạn:
“Đừng cố đòi mặc cái áo jacket đó nữa. Màu xanh lá cây không hợp với con.”
“Đưa cái hũ cho ba. Để ba mở nắp hũ cho con.”
“Mẹ để sẵn quần áo ra ngoài cho con rồi đó.”
“Con có cần giúp làm bài tập về nhà không?
Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………
III. Giả sử bạn là một đứa trẻ 17 tuổi. Cha mẹ bạn nói với bạn:
“Không cần thiết phải học lái xe. Ba lo sợ con bị tai nạn. Ba sẵn sàng lái xe đưa con đi bất kỳ nơi nào. Con chỉ việc yêu cầu thôi.”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………
IV. Giả sử bạn là một người lớn. Ông sếp của bạn nói với bạn:
“Tôi nói cho anh biết điều này là để tốt cho anh. Thôi đừng đề xuất cách cải thiện các thứ ở đây nữa, cứ làm công việc của anh là được rồi.
Tôi không trả tiền cho những sáng kiến của anh. Tôi trả tiền cho công việc anh làm.”
Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………
V. Giả sử bạn là một công dân của một quốc gia mới thành lập. Tại một buổi mít tinh quần chúng, có một vị quyền cao chức trọng từ một
quốc gia hùng mạnh, giàu có đến tuyên bố với các bạn:
“Bởi vì quốc gia của các bạn vẫn còn non nớt như một đứa trẻ và vẫn chưa phát triển, cho nên chúng tôi không thờ ơ với những nhu cầu
của các bạn. Chúng tôi lập kế hoạch đưa đến đây những chuyên gia và nguyên vật liệu để chỉ dạy cho các bạn cách làm nông nghiệp, cách điều
hành trường học, cách điều hành cơ sở kinh doanh và chính phủ của các bạn. Chúng tôi cũng phái đến những chuyên gia kế hoạch hóa gia đình
để giúp các bạn giảm tỉ lệ sinh đẻ.”
Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………
Có thể khẳng định chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn con cái mình phải cảm thấy hầu hết những cảm xúc mà bạn vừa viết ra đó. Song,
khi con người bị đặt vào những vị trí bị lệ thuộc cùng với một chút xíu lòng biết ơn, họ thường trải nghiệm rất rõ những cảm giác bất lực, vô
dụng, giận dữ, bực tức và phẫn nộ. Sự thật không vui này tượng trưng cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của chúng ta, những bậc làm cha mẹ.
Nhưng mặt khác, rõ ràng con cái của chúng ta phải lệ thuộc vào chúng ta. Do chúng còn nhỏ tuổi và thiếu kinh nghiệm, nên phụ huynh chúng
ta cần phải làm giùm chúng, phải nói cho chúng biết và phải chỉ dạy chúng thật nhiều. Mặt khác, chính tình trạng bị lệ thuộc này của chúng rất
dễ dẫn đến thái độ thù địch ở nơi chúng.
Có cách nào nhằm giảm thiểu những cảm xúc bị lệ thuộc cho con cái chúng ta không? Có cách nào giúp chúng trở thành người có trách
nhiệm, có thể tự mình thực hiện những nhiệm vụ, bổn phận của mình? May thay, hàng ngày trẻ đều luôn có sẵn những cơ hội khuyến khích
chúng tự chủ. Sau đây là những kỹ năng cụ thể mà phụ huynh có thể áp dụng nhằm giúp trẻ tự tin cậy vào chúng hơn là lệ thuộc vào chúng ta.
Để khuyến khích trẻ tự chủ
1. Để cho con tự lựa chọn.
2. Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng.
3. Đừng hỏi dồn dập quá.
4. Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.
5. Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.
6. Đừng dập tắt hy vọng của con.

nguon tai.lieu . vn