Xem mẫu

Tại sao lựa chọn lại khó khăn đến vậy?
Trong lịch sử loài người, con người thường không phải đối mặt với quá nhiều
lựa chọn và nhiều cơ hội mở ra. Thay vì hỏi “tôi nên chọn A hay B hay C…?” thì
họ lại thường hỏi “tôi có nên chọn nó hay không?” trong một thế giới có sự khan
hiếm, thì cơ hội không tự nó xuất hiện hàng loạt, và những quyết định mà con người
phải đối mặt đó là tiến đến hay tránh đi, chấp nhận hay từ chối. Chúng ta có thể
thấy rằng khả năng phán đoán tốt vấn đề – cái gì là tốt cái gì là xấu – là một yếu tố
sống còn. Nhưng phân biệt giữa tốt và xấu thì dễ hơn rất nhiều so với việc phải
chọn được cái nào là tốt, cái nào là tốt hơn và cái nào là tốt nhất. Sau hàng triệu
năm sống sót nhờ những phân biệt có tính chất đơn giản, có vẻ như loài người
chúng ta chưa được chuẩn bị về mặt sinh học để đối mặt với nhiều lựa chọn trong
thế giới hiện đại.
Nhà tâm lý học Susan Sugarman đã chỉ ra rằng lịch sử ở dạng ngắn gọn của
loài người chúng ta được thể hiện khi trong thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ: Em bé
không phải lựa chọn nhiều. Chúng chỉ chấp nhận hoặc từ chối những gì được đưa
đến cho chúng. Đối với những đứa bé mới biết đi cũng thế. Cha mẹ hỏi những câu
như “Con có muốn uống nước trái cây không?”, “con có thích đi chơi công viên
không?”, “con có muốn đi xuống dốc không?” và đứa bé trả lời có hoặc không. Sau
đó, khi đứa trẻ đã có được một chút khả năng về ngôn ngữ thì cha mẹ lại bắt đầu
hỏi “con có thích uống nước táo hay nước cam?”, “con muốn đi công viên hay đi
bơi?”, “con muốn trượt xuống cái dốc hay ngồi trên đu quay?”. Lúc này thì đứa trẻ
không còn chỉ trả lời có hoặc không. Một người mẹ miêu tả sự “khổ sở” của đứa
con 5 tuổi như thế này:
Tôi đã thấy rằng đôi khi con trai tôi gặp khó khăn khi phải ra quyết định loại
bỏ bớt cái gì đó. Tôi ý thức được rằng con tôi phải làm điều đó và có cảm giác
mất mát. Việc chọn một thứ gì đó trong hai thứ đồng nghĩa với việc thứ kia bị mất
đi. Sau cùng thì việc đưa ra quyết định có gì đó giảm bớt niềm vui của chúng ta khi
có được thứ gì đó, mặc dù khi đã ra được quyết định cũng là
một sự thở phào nhẹ nhõm. Tôi đã chú ý con tôi giống được giải thoát như thế
nào, như thể nó đã bị đóng băng khi cứ phải chần chừ không dứt khoát. Thực sự
con tôi không thể quyết định được nếu không được gợi ý. Gần đây nhất tôi cũng đã
thấy như vậy khi nó phải lựa chọn những cây kem que nhiều màu sắc.
Chúng ta đều ý thức được rằng trưởng thành đồng nghĩa với việc phải đưa ra
lựa chọn và bỏ qua những lựa chọn khác. Nhưng lịch sử tiến hóa của chúng ta cho
thấy đây là một bài học khó. Học cách lựa chọn đúng là rất khó. Học cách lựa chọn
sáng suốt lại càng khó hơn. Và học cách để lựa chọn sáng suốt trong một thế giới
có vô số lựa chọn thì càng khó, thậm chí là quá khó.

Quyết định có thể thay đổi: một giải pháp ảo tưởng dành cho
vấn đề lựa chọn
Cái này có trả lại được không?”, “tôi có rút tiền cọc lại được không?”, những
câu hỏi kiểu này thường giải quyết được nhiều vấn đề bị chọn sai, ít nhất là tạm
thời. Khi chúng ta biết rằng mình đã quyết định sai và có thể thay đổi quyết định,
thì sự thỏa hiệp sẽ giúp chúng ta ít chịu thiệt hại nhất và những tùy chọn mà chúng
bỏ qua trước đó sẽ trở thành cứu cánh. Thực sự là chúng ta sẽ sẵn sàng bỏ qua một
khoản phí bảo hiểm để phòng khi chúng tat hay đổi quyết định. Thường thì chúng ta
ra quyết định giống như việc đi mua đồ vậy (không cho đổi hoặc trả) và trả tiền
cho đồ chúng ta mua ngay lập tức. Có lẽ một trong những lý do khiến việc ra quyết
định trở nên khó khăn đến vậy, đó là do chúng ta không thay đổi quyết định đó
được. Hôn nhân không đi kèm với bảo đảm hoàn lại tiền, sự nghiệp cũng vậy. Thay
đổi quyết định đối với hai việc đó thường khiến chúng ta phải trả giá đắt về thời
gian, năng lượng, tình cảm và tiền bạc.
Vì thế có vẻ như nên khuyên mọi người hãy đưa ra những quyết định có thể
thay đổi được và sai lầm mà họ gây ra có thể sửa chữa được. Cánh cửa vẫn mở.
Tài khoản vẫn sử dụng được. Đưa ra quyết định dù lớn hay nhỏ với thái độ như thế
này sẽ giảm bớt căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta đã nghiên cứu.
Đúng, nhưng vẫn phải trả một cái giá nào đó. Một loạt các nghiên cứu gần đây
đã đưa ra cho một nhóm người một quyết định có thể thay đổi được và một nhóm
khác một quyết định không thay đổi được. Ở trường hợp thứ nhất, người tham gia
chọn ra một tấm ảnh từ một bộ ảnh đen trắng gồm từ 8 đến 10 tấm mà họ đã chụp
trong một khóa học nhiếp ảnh. Ở nhóm kia, người tham gia được yêu cầu chọn một
tấm áp phích nhỏ từ một bộ các áp phích in bản tranh nghệ thuật. Nghiên cứu cho
thấy những người tham gia dù được phép thay đổi quyết định nhưng thực sự hầu
như không ai làm vậy. Còn những người có ý định sau này sẽ thay đổi quyết định
thì lại
cảm thấy ít hài lòng hơn với lựa chọn của mình so với những người được yêu
cầu đưa ra quyết định không thay đổi được. Và có lẽ quan trọng nhất là những
người tham gia không biết rằng chính ý nghĩ mình được thay đổi quyết định sẽ ảnh
hưởng đến sự hài lòng của họ đối với những thứ mà họ chọn.
Vì thế nếu quyết định để rồi sẽ có lúc thay đổi quyết định đó dường như cũng
khiến chúng ta phải trả một giá nào đó về tâm lý. Khi chúng ta được thay đổi quyết
định thì dĩ nhiên chúng ta sẽ dành ít tâm trí hơn để cân nhắc quyết định của mình.
Và có lẽ chúng ta cũng mất ít nỗ lực hơn để không suy nghĩ nhiều về những lựa
chọn mà chúng ta đã bỏ qua.

Sau cùng, nếu bạn bỏ một khoản tiền cọc không thể hoàn lại để mua một căn
nhà ở vườn nho Martha thì bạn sẽ chú trọng đến vẻ đẹp bãi biển và những cồn cát.
Tuy nhiên nếu tiền cọc của bạn có thể được hoàn lại và cánh cửa vẫn đang mở thì
bạn có thể còn tiếp tục cân nhắc việc mua một nơi ẩn náu trong rừng rậm ở Costa
Rica. Bãi biển và những cồn cát cũng không đẹp hơn trong mắt bạn, mà ngôi nhà
trong rừng rậm cũng không kém hấp dẫn hơn.
Hoặc đối với những trường hợp có “tiền cọc” lớn hơn như hôn nhân chẳng hạn,
điểm khác biệt giữa những người xem hôn thú là một điều gì thiêng liêng và không
thể phá vỡ và những người xem hôn thú như những sự thỏa hiệp mà có thể thay đổi
nếu hai người đồng thuận. Chúng ta có thể nghĩ rằng những người xem hôn nhân là
sự cam kết không thể thay đổi được thường là những người dành nhiều tâm trí hơn
cho quyết định của mình để làm sao quyết định đó có thể khiến họ hài lòng hơn là
những người xem quyết định hôn nhân thoải mái hơn. Vì vậy, những người có hôn
nhân không thể thay đổi có thể hài lòng hơn với cuộc sống hôn nhân của mình so
với những người thay đổi. Khi chúng ta thấy những cuộc hôn nhân tan vỡ, chúng ta
có thể ngẫm lại mình, và cho rằng thật may khi những cặp vợ chồng đó có một thái
độ thoải mái với cam kết hôn nhân, cho dù cam kết đó không hiệu quả. Chúng ta
hầu như không cho rằng thái độ linh hoạt là đóng một vai trò nào đó khi hôn nhân
thất bại.

Cơ hội, Phí tổn cơ hội, và Người cầu toàn
Không ai thích đưa ra thỏa hiệp. Không ai thích nhìn phí tổn cơ hội gia tăng.
Nhưng vấn đề của thỏa hiệp và phí tổn cơ hội sẽ làm ảnh hưởng tới người tri túc.
Hãy nhớ rằng loại người này chỉ tìm kiếm một cái gì vừa đủ mà thôi chứ không
phải cái tốt nhất. “Vừa đủ” có thể vượt qua được suy nghĩ về phí tổn cơ hội. Thay
vào đó, chuẩn “vừa đủ” sẽ làm cho người tri túc bớt tìm tòi, bớt đòi hỏi ở những
lựa chọn
hơn là người cầu toàn, và do vậy họ sẽ có ít phí tổn cơ hội hơn. Cuối cùng,
người tri túc ít có khả năng nghĩ về một thế giới hoàn hảo chỉ có trong giả định.
Với những lý do đó, việc phải tiến hành thỏa hiệp thực sự khó khăn cho người
cầu toàn, và cộng với phí tổn cơ hội, tôi tin rằng đây chính là những yếu tố làm cho
cuộc sống của những người cầu toàn bớt hạnh phúc, bớt thỏa mãn, và dễ bị trầm
cảm hơn người tri túc.

CHƯƠNG 7.
“GIÁ MÀ…”: VẤN ĐỀ CỦA SỰ HỐI TIẾC
Bất cứ khi nào bạn đưa ra một quyết định không mang lại hiệu quả như mong
muốn hoặc đối với một lựa chọn đáng lý ra còn có thể làm được nhiều hơn thế,
bạn sẽ trở thành một nạn nhân của sự hối tiếc.
Cách đây vài tháng, hai vợ chồng tôi đặt mua một chiếc ghế làm việc công
nghệ cao qua một cuộc đấu giá trên mạng eBay. Chẳng có chiếc ghế nào được giao
và phi vụ mua bán này chỉ là trò lừa đảo. Chúng tôi, cùng một số người khác, mất
một khoản tiền. Lần lượt hai vợ chồng tôi hỏi nhau: “Làm sao mình có thể ngốc
nghếch đến thế?”. Có phải chúng tôi hối tiếc vì đã bị lừa. Chắc chắn là thế.
Đây chính là hối tiếc hậu quyết định. Tức là, hối tiếc xảy ra sau khi chúng ta đã
trải nghiệm kết quả từ quyết định của chính mình. Nhưng cũng có cái gọi là hối tiếc
được dự báo trước, manh nha chờ gây hậu quả ngay trước khi quyết định được đưa
ra.
Hối tiếc hậu quyết định thỉnh thoảng được đề cập tới như “nỗi ăn năn của
người mua”. Sau một quyết định mua hàng, chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ tiếp
theo, tự thuyết phục mình chối bỏ những lựa chọn khác thực ra tốt hơn cái chúng ta
chọn, hoặc tưởng tượng rằng vẫn còn những lựa chọn khác tốt hơn mà ta chưa khám
phá hết. Cảm giác đắng cay khi hối tiếc làm giảm đi sự thỏa mãn chúng ta có được,
cho dù sự hối tiếc đó có được biện minh đi chăng nữa. Hối tiếc được báo trước
chỉ làm cho tình hình tồi tệ thêm, bởi vì nó sẽ mang lại không chỉ sự bất mãn mà
còn cả cảm giác trì trệ. Nếu một người nào đó tự yêu cầu mình mua một căn nhà
chỉ để khám phá ra một căn khác tốt hơn vào tuần tới, cô ta sẽ không mua nó.
Cả 2 loại hối tiếc – dự báo trước và hậu quyết định – sẽ làm tăng những rủi ro
tình cảm của quyết định. Hối tiếc dự báo trước càng làm cho việc đưa ra quyết
định khó khăn hơn và hối tiếc hậu quyết định sẽ làm mất cảm hứng tận hưởng thành
quả do quyết định đó mang lại.
Không phải cá nhân nào cũng dễ hối tiếc như nhau. Nhớ lại trường hợp tôi và
đồng nghiệp đánh giá những khác biệt cá nhân khi hối tiếc, chúng tôi nhận ra rằng
những ai có điểm số hối tiếc cao thường ít hạnh phúc, ít hài lòng, ít lạc quan và có
xu hướng trở thành những người cầu toàn. Thực sự, chính những nỗi lo về hối tiếc
là nguyên nhân mấu chốt khiến cho một người trở thành cầu toàn. Cách duy nhất để
một người không cảm thấy hối tiếc về quyết định của chính mình là phải làm
sao tận dụng cho được quyết định tốt nhất có thể. Vì vậy, về phương diện tâm lý,

nguon tai.lieu . vn