Xem mẫu

  1. 8. NỀN VÃN HÓA MAYA MÁY NÉT KHÁI QUÁT LỊCH s ứ Nền văn hóa người Maya, một bộ tộc người Indien, đã sinh sống ở bán đảo Yucatan của Trung M ỹ thuộc vùng Đông Nam Mexico, Bắc Goatemala và Hondurat, cách đây hơn 2000 năm. Qua các cuộc khai quật khảo cổ và các di tích văn bia còn lại, đã cho thấy rằng vào th ế kỷ I sau CN, các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập. Nhưng đến th ế kỷ IX và X, phần lớn các quốc gia này bị tàn lụi vì xẩy ra cuộc chiến tranh tương tàn và sự xâm lược của các bộ lạc Tônchoki ở phía Tây. Chỉ có các quốc gia thành thị nằm trên bán đảo Yucatan thuộc Mexico vẫn còn tồn tại đến nửa đầu thế kỷ XVI, khi thực dân Tây Ban Nha đưa quân tàu chiến đến xâm lược vùng này. Tại đây quân xâm lược ra sức tàn sát cư dân, san bằng nhiều đền đài, cung điện và biết bao công trình kiến trúc nguy nga đều bị sụp đổ dưới bàn tay phá hoại của quân đội xâm lược da trắng. Nhiều tài liệu, thư tịch 448
  2. của người Maya bị chúng đem thiêu huỷ, khiến cho nền văn hóa của người Maya đến nay không còn lại là bao. Tuy vậy, vói s ố di tích còn lại của nền văn hóa Maya bao gồm những kiến trúc đồ sộ bằng đá có khắc các văn bia, các tác phẩm điêu khắc trên các vách hang động, các công cụ sản xuất được tìm thây qua các cuộc khai quật khảo cổ học, cho phép chứng ta hiểu được phần nào về nền văn hóa cổ đại của vùng Trung Mỹ này. Nền kinh tế của người Maya dựa chủ yếu vào nông nghiệp, song kỹ thuật canh tác của họ còn hết sức lạc hậu. Công cụ lao động sản xuâ't chủ yếu bằng đá. Họ dùng rìu đá chặt cây, sau đó đốt cây làm rẫy, dùng gậy thọc lỗ, tra hạt, gieo trồng ngũ cốc. Các loại cây trồng chủ yếu của người dân Maya là: ngô, đậu, ca c a o , cà chua, bí đỏ... Họ cũng trồng bông, gai để lấy sợi dệt vải. Để phục vụ cho công việc canh tác nông nghiệp, người Maya đã xây dựng những hệ thống thuỷ lợi, dẫn thuỷ nhập điền tưới tiêu cho đồng ruộng. Tại Etga, hiện vẫn còn di tích của một hệ thông thuỷ lợi được xây dựng cách nay hơn 2.000 năm. Công trình thuỷ lợi này gồm có các đê, đập, cống với những con kênh dẫn nước dài khoảng 20 km. Riêng con kênh chính rộng 50 mét, vói độ sâu 1,5 mét. Các con kênh này được ăn thông với các hồ nước lớn, có sức chứa đến 2 tỷ mét khối nước. Người Maya thường tìm những nơi có nguồn nước để sinh sống thuận tiện cho việc trồng trọt, sinh hoạt và đi lại, trao đổi hàng hóa. 449
  3. Ngoài nghề nông nghiệp ngày một phát triển, người Maya cũng chú trọng việc chăn nuôi gia súc gia cầm. Nghề chăn nuôi cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đòi sôYig kinh tế xã hội của người Maya. Vì vậy mà kinh tế chăn nuôi của người Maya cũng khá phát triển. Ngoài việc chăn nuôi cầm thú, người Maya săn bắn các loại thú rừng, đánh bắt cá ven sông suối. v ề tiểu thủ công nghiệp của người Maya cũng có bước phát triển khá. Người Maya chủ yếu làm các nghề: dệt vải, làm đồ mộc, chạm khắc đá, làm gốm, thêu thùa, làm đồ trang sức... Riêng đồ gốm của người Maya đã đến độ tinh xảo. Đặc biệt người Maya đã biết sản xuất muối dùng cho bữa ăn. Bằng chứng là người ta đã tìm thấy một hệ thống kênh rạch dẫn nước vào ruộng, nhưng không phải là hệ thống thuỷ lợi không có tác dụng tưới tiêu, nhưng trong những kênh rạch đó có nhiều muối. Các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng chính hệ thống kênh rạch đó là phương tiện sản xuất m uối ăn của người Maya. v ề cơ cấu xã hội, người Maya có 2 tầng lớp: dân tự do và dân nô lệ. Đa số dân tự do là người lao động sản xuất, còn lại một bộ phận không nhiều của dân tự do là tầng lóp thống trị, bao gồm những người có chức sắc, chức tước, quý tộc quân sự và tăng lữ. Người đứng đầu nhà nước là Khalacvinit, có quyền lực tối thượng, kể cả quyền bổ nhiệm ngưòi đứng đầu 450
  4. các quốc gia chư hầu. Giúp việc cho Khalacvinit là một tăng lữ. Vị tăng lữ này có quyền cử các tăng lử dưới quyền mình. Tầng lớp nô lệ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong xã hội. Họ là tầng lóp dưới đáy xã hội, địa vị thấp hèn, họ phải làm tất cả mọi việc nặng nhọc như: chặt cây, đốt rẫy, tra hạt, trồng trọt, săn bắn, xây dựng đường sá, đền đài cung điện. Tóm lại nô lệ là tầng lóp chủ yếu làm ra của cải xã hội, nhưng họ lại không được hưởng bao nhiêu, thậm chí còn bị chủ nô đánh đập, giết chết. Đối với người Maya, tôn giáo tín ngưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Người Maya sùng bái các vị thần tự nhiên, mà theo quan niệm của họ, chính những vị thần đó có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp như: Thần Mặt Trời, Thần Mưa, Thần Nước, Thần Gió... Trong đó Thần Mặt Trời và Thần Mưa là hai vị thần được người Maya tôn trọng kính cẩn nhất. Nên người Maya đã xây dựng nhiều đền thờ. Hằng năm việc tổ chức cúng tế, hiến sinh các vị thần rất được chú trọng. Chẳng hạn để cúng tế Thần Mưa, người Maya có phong tục thả xuống giếng nước những bức tượng nhỏ làm bằng vàng, bằng ngọc hoặc bằng đá hay bằng đồng. Cũng có nơi dùng thiếu nữ chưa chồng con, trinh tiết hiến tế cho thần. Người Maya, hết sức coi trọng tín ngưỡng, để tỏ rõ tâm lòng thành kính, sùng bái của mình đối với các vị 451
  5. thần linh, người Maya đã xây nên những đền đài tráng lệ để cúng tế các vị thần linh đó. Một trong rất nhiêu đền đài còn lại ngày hôm nay đó là khu di tích Chichen - Itza, ở Mexico. Cái tên Chichen - Itza, theo tiếng Yucatan Maya có nghĩa "tại miệng giếng Itza". Vùng phía Bắc Yucatan không có một dòng sông nào chảy qua, nên tại nơi có ba chỗ đất bị sụt tự nhiên xuống sâu, trở thành nơi cung cấp nước quanh năm cho Chichen- Itza. Vì vậy Chichen - Itza trở thành nơi hấp dẫn của người dân Maya. Và hai trong số ba ao trũng đó vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Trong đó "Ao t ìy sinh" là ao nổi tiếng nhất và nước của ao này được dành cho việc cúng tế vị Thần Mưa là Chaac. Nhiều vật thể quý giá như ngọc bích, đồ gốm có giá trị cao và hương trầm được ném xuống để hiến cho Chaac, cầu mong Chaac phù hộ độ trì. Cũng do việc cung cấp nước thuận lợi mà nhiều người dân đến đây làm ăn sinh sống. Chichen - Itza trở thành một vùng nổi tiếng trong khu vực vào khoảng năm 600 Tr. CN (tức là khoảng cuối của giai đoạn Đầu cổ điển). Nhưng phải tới cuối thòi kỳ Hậu cổ điển và nửa đầu cuối cổ điển, nơi đây mới thực sự trở thành một trung tâm tập trung và chi phối chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và đòi sống tại khu vực đất thấp phía Bắc Maya. Nhưng đến thế kỷ thứ X sau CN, nền văn hóa Maya ngày càng suy yếu. Lọi dụng thòi cơ này, vào khoảng năm 987, một vị vua Toltec tên là Quetzalcoatle 452
  6. đưa một đội quân hùng mạnh từ miền Trung Mexico đến đây tấn công cướp lấy quyền khống chế khu vực này và cho tiến hành mở rộng cải tạo khu vực này và biến Chichen - Itza trở thành thủ đô của người Toltec, một phiên bản của thủ đô Tula. KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC Khu di tích Chichen - Itza, tồn tại đến ngày nay, không thật hoàn toàn mang phong cách nghệ thuật kiến trúc Maya và cũng không còn thuần tuý thuộc phong cách nghệ thuật kiến trúc Toltec, mà nó là một sự hỗn hợp của hai mô thức văn hóa, tư tưởng của người Maya và Toltec. Chichen - Itza, từng là thủ phủ mới của vị vua Toltec là Quetzalcoatle. Sau khi nhà vua qua đời, được đồng nhâ"t với thần linh: Trong ngôn ngữ Toltec Quetzacoatle có nghĩa là Thần Rắn có lông vũ và theo tiếng Maya gọi là Kukulcan. Khác vói xã hội Maya thời Đầu cổ điển, Chichen - Itza không nằm dưới quyền cai trị cá nhân một vị vua hay một dòng họ. Theo Sharer và Traxler, hai nhà xã hội học, thì tổ chức chính trị của thành phố Chichen - Itza được xây dựng theo một hệ thống "M ultepal" do một Hội đồng quản lýế Hội đồng này gồm các thành phần tinh tuý nhất của các dòng họ cai trị. Chichen - Itza là một trung tâm kinh tế lớn của vùng đất thấp phía Bắc Maya ở thời cực thịnh của nó. Tham gia vào con đường thương mại trên biển quanh bán đảo thông qua cảng tại Isla Ceritos, Chichen - Itza 453
  7. có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên không có trong khu vực từ những nơi xa xôi thuộc miền Trung Mexico như các loại đá quý hoặc vàng đến từ Nam Trung Mỹ. Dưới thời Quetzacoatle, người ta xây dựng nhiều công trình kiến trúc bằng đá rất vĩ đại. Đó là những đền đài, cung điện, sân khâu, nhà tắm công cộng và sân bóng... Nổi bật nhâ't ở trung tâm Chichen là kim tự tháp do nhà vua Quetzacoatle xây dựng. Ngôi đền này còn được gọi là "Thành trì" gồm 4 mặt. Mỗi mặt đều có 91 bậc thềm. Điều kỳ lạ độc đáo là tổng số bậc thềm và bậc thang của nền đền đều chia chẵn cho số ngày và số tháng của một năm và tượng trưng cho 4 mùa của năm. Đền có 52 phiến đá được chạm khắc tinh vi tượng trưng cho 52 năm là một năm luân hồi trong lịch sử của người Maya. Việc định vị phương hướng cho công trình kỳ vĩ này cũng được các công trình sư tính toán kỹ lưỡng. Các bậc thang 4 mặt của tháp hướng đúng chính Bắc, chính Nam, chính Đông và chính Tây. Ở Chichen - Itza có một sân bóng vào loại tốt nhất vùng Trung Mỹ. Sân bóng có 2 bức tường song hành dài 83 mét, khoảng giữa hai bức tường cách nhau 2 mét. Hai đầu sân bóng, người ta xây dựng nhiều đền đài. Một vấn đề được đặt ra rằng sân bóng được xây dựng ngay cạnh các đền đài có mang ý nghĩa tôn giáo không ? Điều này đến nay còn là một ẩn số ! Nhưng khi quan sát các phù điêu trên tường, ta thây có một số hình người thi đấu bị chặt đầu, điều đó nói lên cuộc thi đâu 454
  8. châm dứt bằng cái chết của một bên. Vào thời đại Aztec, có một bản tường trình về loại thi đâu này. Trong đó nói rằng, trên hai bức tường, mỗi bên đều có một dãy lỗ hổng, người thi đấu, nếu đón được quả bóng từ một lỗ hổng trong số lỗ hổng đó rơi ra, đâu thủ đó là người thắng cuộc. Khán giả sẽ ném y phục của họ cho người thắng cuộc. Đó chính là phần thưởng của khán giả cho đâu thủ thắng. Đội quân thua sẽ bị chặt đầu. Dọc theo hành lang dài dẫn đến đền Các Chiến binh (Templo de los Guerreros), có người gọi là đền Dũng sĩ của Chichen - Itza. Đền Cức Chiến binh gồm một kim tự tháp với các bậc lớn phía trước và các hàng cột điêu khắc mặt bên biểu tượng các chiến binh. Khu vực này tương tự như đền ở thủ đô Tula của Toltec. Qua đó cho thấy có sự giao lưu văn hóa giữa hai vùng miền. Tuy nhiên ngôi đền tại Chichen - Itza, được xây dựng với quy mô lớn hơn. Trên đỉnh kim tự tháp có Chaac Mool - Đền Cức Chiến binh được trang trí nhiều điêu khắc, bích hoạ và có nhiều tác phẩm mang phong cách nghệ thuật Toltec mà chủ đề của những tác phẩm này là hổ châu Mỹ và chim ưng trống. Ngoài ra, thành củ Chichen - Itza còn có một ngôi đền mang tên Cọp dữ, được xây dựng trên một tảng đá lớn, trước cửa đền chạm khắc một con hổ châu Mỹ canh giữ cửa đền và một số lăng mộ của Thầy cúng. Thòi kỳ Chichen - Itza được coi là trung tâm quyền- lực tồn tại không lâu. Cuốn biên niên sử Maya ghi rằng 455
  9. vào năm 1221 một cuộc nổi loạn và nội chiến bùng phát, đã làm tàn rụi Chichen - Itza. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã xác định rằng các mái gỗ của ngôi chợ lớn và đền Các Chiến binh cũng bị đốt cháy. Từ đó Chichen - Itza đi vào giai đoạn suy tàn từ khi quyền cai quản Yucatan rơi vào tay Mayapa. Khoảng chừng vào năm 1224 toàn bộ khu vực này bị bỏ hoang phế. Năm 1531, người Tây Ban Nha do Francisco de Montejo chỉ huy xâm lược vùng đất này, đã tới Chichen - Itza và có ý định biến Chichen - Itza thành thủ đô của Yucatan Tây Ban Nha, nhưng quân xâm lược Tây Ban Nha đã vấp phải cuộc nổi dậy của dân bản xứ chống trả quyết liệt, Montejo và các lực lượng của y đã phải rời bỏ vùng này, từ bỏ ý định trên. Ngày nay khu di tích Chichen-Itza được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1987 và ngày 7-7-2007 được Tổ chức New Open W ordl Coporation (NOWC) bầu chọn là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Một khu di tích thuộc nền văn hóa Maya đó là thành phô" Teotihuacan, nằm cách thủ đô Mexico 50 km về phía Bắc, trong một vùng rừng núi. Thành p h ố Thánh Teotihuacan được thành lập vào khoảng thế kỷ I đến thế kỷ III, cách nay 2000 năm, trải rộng trên một diện tích 8 dặm vuông. Người ta ước tính lúc bấy giờ có khoảng 200.00 người dân sinh sống ở thành phố này. Vào thời hoàng kim của mình, tức là 456
  10. vào năm 600 sau CN, thành phố Teotihuacan quản lý một nhà nước mà có lẽ lớn hơn thành phố Roma, châu Âu. Trung tâm nghi lễ Teotihuacan đặt ở các công trình chính là Kim tự tháp Mặt Trời cao 75 mét tính từ bậc thềm, chiếm một diện tích 350 và Kim tự tháp Mặt Trăng cao 42 mét, cũng như đền Quetzacoatle thờ Thần Rắn lông vũ của người dân Aztec. Trong thành phố Teotihuacan có khoảng 4.000 ngôi nhà xây bằng đá núi lửa trát bùn và những cung điện được trang trí bằng các pho tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, được sắp xếp theo một biểu đồ hình chữ nhật dựa trên các nguyên lý vũ trụ hài hoà. Thành phô" Teotihuacan được chia làm hai phần bởi một đại lộ lớn nối liền các chợ, đền thờ và các quảng trường. Thời bấy giờ nghề sống chính của dân chúng ở đây chủ yếu là sản xuất các dụng cụ cắt gọt bằng đá. Vào thế kỷ VI sau CN, thành phố Teotihuacan thuộc loại nhà nước hùng mạnh có lãnh thổ rộng lớn. Nhưng đến thế kỷ VII, khoảng năm 650, vì một nguyên nhân chưa rõ, thành phố này bị thiêu cháy rụi, toàn bộ các đền đài đều bị cháy ra tro. Từ đó thành phố bị bỏ hoang phế trong nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ XIV khi người Aztec đến thăm trung tâm thương mại và tôn giáo cổ đại này, đã tìm thấy những kim tự tháp khổng lồ của thành phố đổ nát này, 457
  11. thì họ cho rằng mảnh đất này là do thánh thần xây dựng. Do đó họ đã đặt tên cho nó là Teotihuacan, có nghĩa là "Nơi ở của Thần Thánh". Vì người Aztec cho rằng con người bình thường không thể nào xây dựng được các công trình khổng lồ trên một phạm vi rộng lớn như vậy. Người Aztec đã đưa thành phố vào những câu chuyện thần thoại và họ tuyên bố rằng những kim tự tháp đó là nơi sinh ra của Mặt Tròi và Mặt Trăng. Họ đặt tên cho ngôi đền thờ Rắn Thần là Quetzacoatle (Thẩn Gió) mà hơi thở của Thần thành luồng gió của Thần đã m ở đường cho Thản Mưa Tlaloc. Những hình ảnh của các vị thần này được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ngày nay vẫn còn tồn tại trên các bức tường của các ngôi đền hoang phế. Hầu hết các công trình kiến trúc của thành phố Teotihuacan đều được xây bằng đá núi lửa nhẹ nhưng rất bền được trát bằng vôi vữa. 4.000 ngôi nhà của thành phố Teotihuacan được quy hoạch theo ô bàn cờ. Hầu hết người dân thành p h ố Teotihuacan đều sống trong các căn hộ 1 tầng và không có cửa sổ, xung quanh có hiên tránh nắng nóng. Năm 1987 Thành phố Teotihucan được U NESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Người Maya cổ đại họ đã sáng tạo ra nhiều công trình kiến trúc vĩ đại đó là những ngôi Kim tự tháp trong khu rừng rậm Tikal nay thuộc đâ't nước Guatemala. Tại đây người Maya đã xây dựng nên 458
  12. những ngọn núi nhân tạo linh thiêng nằm cao vọt hẳn lên, đó là một trong những kinh đô cổ lớn nhất của người Maya cổ đại. Ngày nay những ngôi đền Kim tự tháp cao 20 tầng rất quý giá ây vẫn còn tồn tạiẵTrên đỉnh của những kim tự tháp - những toà nhà chọc tròi - bằng đá vôi này các vị vua, thánh thần và các cận thần có lẽ đã dược tiếp xúc vói các vị thần và linh hồn các tổ tiên của họ thông qua những ảo giác có được nhờ việc chích máu và hút thuốc lá. Những nhân vật thượng lưu thuộc giới tăng lữ còn tiên đoán về những mối liên kết giữa các hành tinh để quyết định việc tuyên chiến hay trồng trọt và những công việc đại sự quốc gia. Bằng cách sử dụng một hệ thống lịch chi tiết, họ đã có thể đo được thời gian theo từng ngày từ cách nay hàng triệu năm. Và họ đã xây dựng cho mình một hệ thống chữ viết tinh tế nhất châu Mỹ La tinh. Những chữ viết tượng hình được các nhà khoa học giải mã gần đây tại các di chỉ ỞTikal và những nơi khác thuộc nền văn hóa Maya đã chứng minh ngược lại quan điểm xưa kia của các học giả phương Tây, cho rằng: những người Mỹ bản địa này là các nhà toán học và là các nhà chiêm tinh học yêu hoà bình. Những hình ảnh khắc trên đá ở Tikal đã kể về cuộc chiến tranh, những cuộc biểu dương sức mạnh, những cuộc tra tấn dã man và thậm chí dùng những dùi nhọn để xuyên vào dương vật hay xuyên qua lưỡi, hút tuỷ và máu người ra để nuôi thánh thần. 459
  13. Khu di tích đền đài Tikal được xây dựng vào thế kỷ thứ VII Tr. CN. Tikal đã đạt đến sự cường thịnh cùng vói nền văn hóa rực rỡ của Maya cổ đại từ năm 250 đến 990 sau CN. Vào thòi cực thịnh của mình, thành phố Tikal này có diện tích rộng tới 50 dặm vuông và dân số lên tới 40.000 người. Nguồn sống chính của người dân Tikal là thâm canh nông nghiệp và một mạng lưới thương mại dịch vụ trải rộng. Tikal cổ có các ngôi đền Kim tự tháp và các cung điện, những con đường đắp cao và một khu chợ có mái che. Cho đến nay các nhà khảo cổ học đã khai quật được 500 di tích và lập bản đồ di chỉ của khoảng 3.000 di chỉ khác. Theo các nhà khoa học khảo cổ, việc xây dựng thành p hố Tikal không cần đến sự trợ giúp của xe cộ hoặc những công cụ bằng kim loại. Sau một thiên niên kỷ rưỡi, công cuộc xây dựng và tái thiết liên tục với khoảng 50 đền đài mà theo dự định còn xây tiếp mấy chục ngôi đền nữa, nhưng rồi công việc xây dựng ở Tikal bỗng dưng bị dùng lại. Cho đến năm 900 sau CN, toàn bộ dân thành p h ố Tikal bị biến mất, cho đến nay chưa một ai biết lý do của sự biến mất ấy. Ngày nay khu di tích TiKal được U N ESC O ghi vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 1979. Thành phô" được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay trong di sản kiến trúc của người Maya là thành phố Copan, nằm trên lãnh thổ của Honduras. 460
  14. Vào cuối thế kỷ XIX Alfred Madsli người Mỹ, đã đi sâu nghiên cứu trung tâm tôn giáo và thế tục của thủ lĩnh người Maya. Ông đã xây dựng phác thảo đồ án đo đạc địa hình đầu tiên của vùng Copan cùng với bảng kê những ngôi nhà còn lưu giữ lại tói khi đó. Căn cứ vào phác đồ này của Alfred Madsli, các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ra một cầu thang có khắc chữ tượng hình và nhiều mộ táng. Hơn thế nữa những hiện vật thu được trong các cuộc khai quật đã xác định được điểm dân cư thuộc thế kỷ VIII Tr. CN, nhưng sự phồn thịnh của Copan bắt đầu từ thời kỳ trị vì của các triều vua Maya "Mười tám thỏ", "Sóc" và Ạ ‘Thành phô'đang lên". Khi nhà vua cuô"i cùng của người Maya qua đời thì vương triều này mất hết ý nghĩa về kinh tế và chính trị, nhưng nó vẫn còn tồn tại thêm khoảng 100 năm sau. Tất cả 8 đời trị vì của vua chúa của người Maya đã cho xây dựng những ngôi nhà dọc theo bờ sông Copan, lóp nọ chồng lên lớp kia. Tất cả có 20 lớp. Kích thước tổng thể chính của trung tâm nghi lễ Copan là 600 X 300 m được gọi là Acropol, gồm nhiều đền đài, những bậc thang và những bậc thềm, bao bọc bởi 5 bề mặt. Trong đó có 2 ngôi đền, đã bị lũ của dòng sông Copan cuốn trôi. Trên quảng trường nghi lễ, các nghệ sĩ thời đại Maya đã tạo nên cả một tập hợp các bia tưởng niệm, tấm bia lớn nhâ't xưa kia cũng ở quảng trường này. 461
  15. Chiều cao khối đá của tấm bia lớn nhất là 4 mét. Trên mặt phía trước là những mảng chạm khắc miêu tả những hình ảnh nửa người nửa thú với những thuộc tính của thần linh và anh hùng. Còn mặt kia của bia khắc những chữ tượng hình. Dưới tấm bia kỷ niệm hình chữ H, người ta tìm thấy một pho tượng bằng vàng Mexico và Panama. Cách chỗ những tấm bia kỷ niệm không xa là những bàn thờ, cho tới nay chưa một ai có thể khám phá ra những bí mật cuối cùng của chúng. Trang trí cổ nhâ't của một trong những bàn thờ là hình con rắn hai đầu với cái miệng há to, mà trong đó nhấp nhô những đầu ngưòi. Gần quảng trường cũ là ngôi đền với những vòm cuốn đặc trưng cho kiến trúc người Maya, với những chiếc cầu thang rộng 10 mét, được trang trí hình rắn và hình chim cho các lan can. Qua cầu thang "b á o " (con báo) rộng 11 mét, là dẫn tới chiếc mặt nạ khổng lồ hình hành tinh sao Kim. c ầ u thang này thuộc ngôi đền có mặt hình chữ E (ngôi đền này bị phá huỷ trong trận động đất năm 1934). Đây là công trình kiến trúc lớn nhất của người Maya. Cùng với nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc gắn liền với kiến trúc phát triển khá đa dạng. Những hình hoa văn chạm trổ trên tường, trên các xà ngang các cửa ra vào hay những cột đá 4 m ặt, bia đá... vói hình thức khắc nổi (bas relief) là những công trình điêu khắc có giá trị, thể hiện rõ tài năng của các nghệ 462
  16. sĩ của người Maya cổ xưa. Di chỉ thành phố cổ Copan ngày nay được ủ y ban Di sản của UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1980. Bên cạnh nghệ thuật điêu khắc đá là nghệ thuật tạo hình tượng tròn. Tại đây có những bức tượng Thần, tượng người bằng đất nung ở Khaira, những bức hoạ trong đền thờ đá ba mặt ở Bonamnaca (Mexico), đã đạt đến sự hài hoà trong b ố cục và trong kết câu hết sức sinh động. THIÊN VĂN - LỊCH PHÁP Nói chung những công trình kiến trúc của người Maya gắn bó mật thiết với nhận thức về thiên văn học của họ. Cho tới nay nhiều tri thức thiên văn của người Maya vẫn còn là điều bí ẩn đối với thế giới hiện tại. Và một điều kỳ lạ nữa là tri thức thiên văn của người Maya cổ đại vượt xa so với các tri thức khác. Điều này thể hiện rất rõ trong việc xây dựng các công trình kiến trúc và trong hệ thống lịch pháp của người Maya. Chẳng hạn ở Kim tự tháp M ặt Trời ở thành phố Teotihuacan (Mexico), người ta nhận thấy rằng cứ đến 12 giờ trưa ngày 21 tháng 6 hàng năm, mặt trời chiếu rọi khắp 4 mặt tháp. Có thể coi đây "tờ lịch'' thời gian dùng ánh sáng mặt tròi để tính năm và tính mùa. Phía Tây của Kim tự tháp M ặt Trời là núi Cerre Colarado, theo đường thẳng đó, người Maya lại xác định tiếp đường thẳng thứ hai đến một ngọn núi khác. Rồi trên con đường thẳng này người ta xây dựng đại lộ Thần chết, 463
  17. đồng thời trên đại lộ này người ta xây dựng Kim tự tháp Mặt Trăng. Dựa trên hai đường thẳng đó người Maya xây dựng thành phố Teotihuacan của mình. Ngày nay, nhiều nhà khoa học đánh giá rất cao tri thức thiên văn của người Maya. Trong cuốn "Những nền văn minh đa mai một", A. Côntratop, một học giả Ba Lan viết: ‘gCắc tăng lữ của người Maya là tức giả của loại lịch chính xức nhất trong th ế giới cổ đại. H ọ biết xác địntí với độ chính xác thật đứng kinh ngạc, chu kỳ vận động của một s ố thiên thể". Theo tính toán của các nhà thiên văn hiện đại, được trang bị những dụng cụ đo chính xác nhất thì một tháng Mặt Trăng dài 29,53059 ngày. Trong khi đó các tăng lữ của người Maya cổ ở thành p h ố Copan (Honduras) tính được bằng 21,53020 ngày, còn các tăng lữ thành phô" Palencơ tính bằng 29,53086 ngày. Trước đây người Maya xác định năm mặt tròi dài 365,242129 ngày, còn ngày nay trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại là 365,242198 ngày. Dựa theo lịch của ninh người Maya thường xây dựng các thánh đường theo nguyên tắc: Mỗi ngày trong tháng ứng với một bậc thang, mỗi tháng ứng vói một tầng của thánh đưòng, còn bậc thang cuối cùng ở trên đỉnh ứng vói ngày thứ 365 của năm là ban thờ của Chúa Trời. Điều này chứng tỏ rằng người Maya đã quan sát sự chuyển động của các thiên thể đạt đến độ chính xác phi thường. Nhiều nhà khoa học cho rằng để đạt được độ chính xác như vậy, đòi hỏi các nhà thiên văn Maya phải 464
  18. mất hàng chục nghìn năm quan sát. Và nếu vậy, thì nên văn hóa Maya phải cổ hơn rất nhiều so vói những nền văn hóa khác trên hành tinh chúng ta. Người Maya kế thừa các nền văn minh cổ Zapotec (ở Monte Alban) và Olmec (ở La Venta va Tres Zapotec), họ đã sáng tạo lịch pháp của mình. Lịch Maya được xây dựng trên cơ sở năm mặt tròi với 365 ngày. Với độ dài không đổi, một năm mặt trời chia thành 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày (dùng hệ đếm cơ số 20). Năm ngày còn lại được đưa vào tháng cuối năm. Mỗi tháng có một tên gọi, mà dường như không có liên quan gì đến mùa vụ hoặc lễ hội. Tên gọi các tháng được truyền theo truyền thống hoặc mượn từ các thứ tiếng khác hay các nền văn hóa khác. Tên các tháng chỉ có ý nghĩa trong lịch, chứ không giông như tên tháng trong các ngôn ngữ châu Âu hiện nay. Các ngày trong tháng được ghi bằng sô" thứ tự từ 0 đến 19 đặt trước tên tháng (từ 0 đến 4 cho tháng thiếu, cuôl năm chỉ có 5 ngày). Như vậy mỗi ngày được định tên chính xác trên trục thời gian. Các năm nối tiếp nhau không ngừng và không có năm nhuận. TOÁN HỌC Người Maya ở các vùng Guatemala, miền Nam Mexico, ngày nay vẫn còn dùng tiếng M am, tiếng Quiche, tiếng Cakchiquel, tiếng Kekchi và tiếng M yathan... Thực ra người Maya có khoảng 3 chục thứ tiếng nói khác nhau. Điểm chung của các ngôn ngữ khác nhau đó 465
  19. là cách gọi tên một hệ số rất hoàn chỉnh và gần giống nhau. Nhưng trong nhiều thập kỷ nay, người ta không dùng thổ ngữ nữa để gọi các số lớn và ngay cả tên gọi các số hàng đơn vị bằng thổ ngữ cũng dần mai một. Hệ số Maya được sáng tạo ra bằng cách đếm trên đầu ngón tay và ngón chân. Ví dụ trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak có nghĩa là "toàn thân''. Cách đếm này phản ánh trong hệ đếm "thập pìíân”: 11 là hulahuh có nghĩa là 1 cộng với lahuk là 10. Rõ ràng các con số được sử dụng rất giống với cách chúng ta sử dụng để đếm ngày nay, nhưng có một khác biệt là người Maya phải dùng đến những từ phân loại để miêu tả các vật được đếm, chỉ rõ các vật được đếm có hình tròn, dài hay ở trạng thái đặc, lỏng. Ví dụ: nói về thuốc lá người Yucatan sẽ nói: Đây là hun dzit (vật thể dài, hình trụ) gọi là chamal (điếu thuốc lá), chứ không nói "đây là một điếu thuốc lá". CHỦ VIẾT VĂN T ự Việc sáng tạo ra chữ viết, văn tự là một thành tựu rực rỡ về văn hóa của người Maya. Khác vói hệ thống văn tự của người Inca (nền văn hóa Andes), văn tự của người Maya là sự kết họp giữa tượng âm và tượng hình và là văn tự viết duy nhất trong các hệ thống văn tự cổ của người Indien ở châu Mỹ. Tiếc thay những tài liệu chữ viết của người Maya đã không thể tìm lại được, sau khi người Tây Ban Nha chiếm được Trưng Mỹ. Lấy cớ rằng chữ viết của người thổ dân da đỏ là sản phẩm của quỷ sa tăng, vào năm 1672, vị giáo chủ người Tây Ban Nha là Diego do Landa đã ra lệnh đốt hết những bản 466
  20. chép tay của người Maya trước toàn thể dân chúng. Cho đến nay ngoài 4 bản chép tay còn lại, cũng là bốn bộ luật của người Maya đã được tìm thấy, còn phần lớn các di tích văn tự Maya còn lại chủ yếu ở trên các bia đá. Tuy vậy, cũng phải đến giữa thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học mới đọc được các văn bia này. Nội dung mà người Maya ghi lại là các sự kiện trong cuộc đời của các vua chúa, các lễ vật mà họ dâng hiến cho các thần linh, những mẩu chuyện thần thoại và cả những lòi cầu nguyện. Những ghi chép đó phản ánh được phần nào quá trình lịch sử của người Maya trong một thời kỳ kéo dài hàng nghìn năm. C hữ sốM aỵa từ 1 đến 13 dùng vạch và châm • •• • •• 9 12 ••• 10 13 • ••• 4 467
nguon tai.lieu . vn