Xem mẫu

  1. Nil ONỌH1 - VỌHNVANva lynx VHN 1V®1NYHN VQ3 N01VQH NVA N M U U IM N M M 7iTfTếĩtTêV* OIMjO A H I H N V1AI N V > I ± H
  2. NHỮNG NỀN VĂN HÓA LỚN CỦA NHÂN LOẠI
  3. TRẦN MẠNH THƯỜNG (Biên soạn) lùng nển văn hóa lỉm CỦA M Ò LOẠI NHÀ X U Ấ T BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN
  4. LỜI NÓI ĐẦU Thế giới đã gần được 6 tỷ tuổi thọ, tuy nhiên lịch sử loài người chỉ mới hiện diện khoảng 100.000 năm qua, đã phải trải qua bao thăng trầm, biến đổi và qua hàng ngàn năm chiến tranh khủng khiếp, nhưng cuộc sống con người vẫn phải luôn luôn tồn tại và phát triển qua các hình thức tổ chức xã hội khác nhau. Song bất luận dưới hình thức xã hội nào, con người vẫn phải tự xây dựng cho mình một đời sống văn hóa cộng đồng. Tuỳ từng hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên mà sự phát triển văn hóa ở mỗi vùng, miền, dân tộc có sự khác nhau. Và vì vậy không có một dân tộc nào, để tồn tại và phát triển lại không tạo dựng một nền văn hóa riêng. Bất luận trong hoàn cảnh nào, từng cộng đồng dân tộc cần xây dựng cho bản thân một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình. Điều đó cho thấy trên khắp hành tinh chúng ta, có bao quốc gia dân tộc là có bấy nhiêu nền văn hóa. Cuốn sách -Những nền văn hóa lớn của nhân loại- mà người biên soạn muốn giới thiệu với bạn đọc, không có tham vọng giới thiệu đầy đủ các nền văn hóa đó. ở đây chỉ xin giới thiệu những nền văn hóa lớn có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử và có một ảnh hưởng nhất định đối với nền văn hóa thế giới. Đó là các nền văn hóa: 5
  5. - Nền văn hóa dưới đáy Đại dương - Nền văn hóa sông Nile - Ai Cập - Nền văn hóa Hy Lạp - Nền văn hóa La Mã - Nen văn hóa Tây Á (bao gồm: văn hóa Lưỡng Hà, văn hóa Babilon, văn hóa Assyria và Tây Babilon, văn hóa Phénicia, văn hóa Palestine). - Nền văn hóa sông Hằng - Ân Độ - Nền văn hóa Trung Hoa - Nền văn hóa Maya - Nền văn hóa Aztec - Nền văn hóa Andes Nội dung cuổn sách khá phong phú đề cập nhiều vấn đề cốt lõi của cội nguồn văn hóa, gồm những sự kiện lịch sử, nhân vật ở cách thời đại chúng ta hàng ngàn năm lịch sử, lại diễn ra trên một diện rộng khắp các châu lục, trong một thời gian rầt dài. Đây sẽ là một khó khăn cho người biên soạn trong việc kiểm chứng tư liệu. Do vậy sự thiếu sót sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Mong bạn đọc gần xa góp ỳ, để cho lần tái bản sau được tốt hơn. Người biên soạn 6
  6. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI l ẵ S Ụ SỐNG LÀ G /ễ* Thế giới sinh vật tồn tại đến ngày nay trên trái đất có khoảng từ 4 đến 10 triệu loài: Mỗi loài một vẻ, không pha trộn và cũng không loại trừ lẫn nhau. Đến nay việc phân loại sinh vật vẫn chưa đến hồi kết, bởi sự hiểu biết con người ngày càng phát triển không ngừng. Mặt khác đặc trưng của mỗi loài sinh vật vẫn chưa được khám phá tường tận. Hơn nửa do tác động của nhiều nguyên nhân và sự ảnh hưởng lẫn nhau của mỗi loài, mà mỗi ngày lại sinh ra nhiều loài mới. Với sự phát triển của khoa học, việc phân biệt các sinh vật và các loài vô sinh không thể chỉ căn cứ vào những tiêu chí mà con người đặt ra trong những thế kỷ trước là sự hô hâp, sự sinh sản và sự vận động. Đặc tính cơ bản của sinh vật là tính năng động. Và từ khi trong vũ trụ có sinh vật, sự nặng động của sinh vật đã làm cho thế giới ngày một đa dạng phong phú hơn. Hơn nửa chỉ có sinh vật mới có khả năng sinh ra 7
  7. sự chênh lệch đối xứng. Trong những hoàn cảnh không thuận lọi, chỉ có sinh vật mới có khả năng thoát khỏi hoặc thích nghi để tồn tại và phát triển. Cũng chỉ có sinh vật mói có khả năng hoạt động tự xức tác, tìm kiếm, tổng hợp những chất mà cơ thể thiếu hoặc cần phải có cho sự tồn tại và phát triển. Bản thân cơ thể sinh vật, để hình thành và phát triển, đòi hỏi nhiều thành phần hóa học, chủ yếu là các họp chẩt của cacbon kết hợp vói oxy, hyđro và nitơ. Cơ thể sinh vật cũng cần một lượng nhỏ kim loại như nhôm, sắt, natri. Đặc biệt nước chiếm một lượng rất lớn, có trường họp chiếm 85% trọng lượng cơ thể như cơ thể con sứa. Trong khi silic là thành phần chủ yếu của khoáng vật. Ngoài ra sinh vật còn khác khoáng vật ở chỗ những yếu tô" tổng họp thành sinh vật được sắp xếp thành phân tử như: đường, chất béo, axit am in o ... là những phân tử đặc thù của sinh vật. Axit desoxyri­ bonucleic, gọi tắt là ADN là phân tử đặc thù nhẩt tạo nên nhiễm sắc thể trong cơ thể sinh vật, có thể tái sinh và chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết cho sự sống. Phân tử này hình xoắn kép, xếp thành dãy tạo nên mã di truyền. 2. N G U Ồ N GỐC S Ụ SỐNG Đầu tiên người ta đi tìm nguồn gốc sự sống qua thuyết tha sinh xuyên thiên thể để giải thích sự sống trên trái đất bắt nguồn từ một hạt của một thiên thể nào 8
  8. đó, cho nên người ta đã dày công nghiên cứu từ những thiên thạch "cháy thành than". Năm 1884, một thiên thạch rơi xuống ở Organcil gần Toulouse, Pháp, qua nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy thiên thạch này chứa đầy hydrocacbua no, mà chất này thì không thể tạo nên môi trường sống. Từ những nghiên cứu mang tính khoa học, các nhà học giả khẳng định rằng cần phải tìm nguồn gốc sự sống ngay trên Trái Đất chúng ta - và họ cho rằng sự sống bắt nguồn từ nước - thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể sống - do một phản ứng hoá học dây chuyền phức tạp nào đây (như năng lượng bức xạ vũ trụ) trong một môi trường khác hẳn hiện nay. 3ệ THỜI G IAN XUẤT H IỆN s ụ S ố N G - Các nhà khảo cổ đã tìm thây ở Greenland, Đan Mạch và Transvall, Nam Phi các hoá thạch sinh vật có từ 3 - 8 tỷ năm tuổi... xuất hiện nhiều tảo mầu xanh trên đá vôi, tạo thành lóp đá rêu, nhờ khả năng quang họp lớn tạo nên khí oxy, đó là dạng sơ khai của sự hô hấp. Các cơ thể này rất bé nhỏ chỉ khoảng dưới 60 micromet (phần triệu mét), những tế bào đơn giản không có nhân. Vào khoảng 1,45 tỷ năm xuất hiện cơ thể lớn hơn từ 100 - 600 micromet có nhân và có bào quan. Theo giáo sư Linn Margulis, Trường Đại học Boston, Hoa Kỳ, thì 9
  9. các bào quan đó là do các tế bào không nhân, cộng sinh với nhau tạo nên. Những thể hạt sinh ra vi khuẩn, các thể viên sinh ra tảo và các tiên mao sinh loại vi khuân trùng xoắn. Các nhà khoa học cho rằng bên cạnh giới sinh vật còn tồn tại tói ngày nay qua hàng tỷ năm biến hoá còn có thêm 4 giói sinh vật nửa tách biệt han nhau: - Giới nấm là loại thực vật thiếu diệp lụcỆ Có loại nấm đơn bào như nấm men, đa bào như nấm gỗ. - Giói thảo mộc gồm rêu, cây hình nón và thảo mộc có hoa. - Giới sinh vật đơn bào như amip, trùng roi, trùng tia và các loại tảo nâu, tảo xanh, tảo đỏ... - Giói động vật gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và cả các loài khác nhau như: san hô, bọt biển, giun, sâu, ròi. Từ -570 đến - 240 triệu năm, thòi đại c ổ sinh, nhiều nhóm động vật không xương sống và có xương sống cùng xuâ't hiện. Động vật có xương sống đầu tiên xuất hiện là loài cá không có hàm dưới, không có chi đại diện là lóp miệng trên có 84 loài, có mang, sống dưới nước như loài cá mút đá đã có 470 triệu năm tuổi. Khoảng - 420 triệu năm có trên 5 loài cá cốt nơạnh hoá thạch xu ất hiện với hàm, tiếp đó là các loài giáp cứng, hiện nay là loài cá mập vóc dáng khổng lồ dà 1 6m là đại diện còn lại. 10
  10. ít lâu sau khi đã có hàm, vây quanh miệng phát triển thành răng. Vây cá từng đôi một cứng dần lên, trở thành chi trước, chi sau vận động bằng cơ. Cũng có loài cá có tai ở gần mang, giống như hai lá phổi thông vói 2 lỗ mũi bên ngoài, một đường cho nước mắt chảy ra - loài cá này sống dưới n'ước, có 2 cách thở, bằng mang hoặc bằng phổi, gọi là lưỡng phế. Từ biển, cá bơi vào sông hồ để chinh phục đất liền. Có loài cá trôi giạt lên cạn, mang không còn tác dụng, thì hai túi ở bên cạnh có chức năng hấp thụ oxy, hydro, nitơ trong không khí để tồn tại. Đó là loài cá lưỡng cư. Loài lưỡng cư phát triển thành một lớp riêng đó là lóp ếch nhái. * Lớp bò sát Khoảng - 290 lóp bò sát xuất hiện, nhưng sự xuất hiện của chúng không đồng nhất. Ở kỷ Đại Trung sinh, khắp nơi lớp bò sát phát triển rất mạnh. Bò sát sinh ra loài chim và loài có vú. Sau này, hai loài tách ra, phân hóa trở thành lóp riêng. Bò sát có vú xuất hiện đầu tiên khoảng -280 triệu năm - Thằn lằn xuất hiện cách nay 230 triệu năm là dạng trung gian giữa bò sát và động vật có vú. Một điều chưa một ai giải thích thoả đấng là vào kỷ Đại Trung sinh, loài bò sát trên cạn cũng như dưới nước, đều có kích thước khổng lồ dài khoảng 20 - 30 mét, bò sát có cánh, sải cánh dài 27 mét. Đến cuối kỷ 11
  11. Đại Trung sinh (cón gọi là kỷ Phấn trăng), cách nay khoảng 65 triệu năm, các cổ sinh vật khổng lô như thăn lằn khủng khiếp, thằn lằn bạo chúa, khủng long, và hàng nghìn loài khác, kể cả thực vật dưới biển, trên đât liền bị chết đồng loạt trong một khoảng thòi gian ngắn. Qua các nghiên cứu về các tầng lớp đất đá cổ ở thời kỳ này người ta thấy lượng iridi (kim loại nặng rất độc hại) chiếm tỷ lệ rất cao. Phải chăng do ảnh hưởng của núi lửa hay một thiên thạch khổng lồ nào đó va chạm trái đất phát ra năng lượng cực mạnh với nhiều mảnh vỡ lớn và đang che lấp ánh sáng mặt trời hay do mưa axit giết chết tất cả trứng của loài bò sát khổng lồ trên mặt đất, trừ loài có vứ mang thai trong bụng, các con vật sống sâu dưới đáy nước, các loài cá sấu, rùa đẻ trứng vùi sâu dưới cát. Và chỉ còn một số loài chim là sống sót để bước vào kỷ thứ 3, dưới 60 triệu năm trở lại nay. * Lớp chim và lớp có vú Giữa kỷ Đại Trung sinh còn gọi kỷ Jura, trên 100 triệu năm, lớp chim và lóp có vú xuất hiện, nhưng sang kỷ 3, cách nay 60 triệu năm thì các loài chim và động vật có vú phát triển mạnh, có lẽ do câu tạo cơ thể nên thoát được thảm hoạ thiên nhiên cuối kỷ Đại Trung sinh (ở thòi kỳ này 60 - 70% loài vật sống ở biển và hàng nghìn giống loài ở lục địa bị tiêu diệt). Các giông loài chim tồn tại đến ngày nay phần lớn xuất hiện từ kỷ thứ 3 - Muộn nhất là loài chim sẻ, cũng có từ cách nav 12
  12. 20 triệu năm. Các loài chim khổng lồ nay không còn. Loài chim voi lớn nhất hiện nay tìm thấy ở Madagasca có chiều cao 3 mét. Hai đặc điểm nổi trội của động vật có vú là răng có nhiều loại khác nhau, chức năng khác nhau. Căn cứ vào phương thức sinh sản, các nhà khoa học chia lớp có vú thành 3 nhóm lớn: - Nhóm đơn huyết: là nhóm nguyên thu ỷ nhất, hiện còn sống ở Australia. Loài này đẻ trứng. - Nhóm túi đẻ ấu trùng, tiếp tục phát triển trong một cái túi ở bụng. Trước đây nhóm này có mặt ở khắp nơi, nhưng có lẽ do sức ép của nhóm có vú, mang thai bụng và nuôi thai bằng nhau thai, cho nên nhóm có túi bị mai một dần. * Nhóm có nhau thai: là nhóm có nhiều hơn cả. Sau khi thụ thai, thai tiếp tục phát triển trong tử cung, có nhau bao quanh làm nhiệm vụ nuôi thai và loại bỏ chất thải. Khi sinh, con còn non đã có thể hoàn chỉnh được nuôi bằng sữa mẹ. Động vật có vú xuất hiện vào kỷ Đại Trung sinh, nói chung cơ thể thấp bé, nhưng ở kỷ 3, thì những động vật có vú sống trên cạn có kích thước to lớn như con Baluchitherium, có họ vói loài tê giác cao gần 7 mét từ vai đến chân, và một số chim khổng lồ, nhưng đã tuyệt chủng do khí hậu lạnh dần từ thế kỷ 3. * Bộ linh trưởng: Linh trưởng gồm 200 loài, nhưng 13
  13. cũng không đông lắm so vói các loài khác trong lớp động vật có vú. Nhưng tiến hoá nhất và quan trọng nhất ở chỗ trong bộ linh trưỏng có họ người, trình độ phát triển cao hơn hẳn các động vật khác, cơ thể tinh vi phức tạp với những khả năng kỳ diệu mà tói nay con người văn minh hiện đại chúng ta vẫn chưa khám phấ hết. Bộ linh trưởng thuộc lóp động vật có vú, đi trên gan bàn chân, có những đặc điểm sau: - Thần kinh sọ não phát triển so với khối mặt tương đối nhỏ, mõm mất dần. - Hai hốc mắt phía trước xa vùng thái dương, liền với xương trán, có gò bao quanh. Thị giác phát triển, phân biệt được chiều nông, sâu, cao, thấp, trước sau của các đồ vật trước mặt, rất thích hợp vói cuộc sống trong lùm cây rậm rạp vùng rừng nhiệt đới. Khứu giác, xúc giác kém phát triển so vói các động vật khác. - Bộ răng hoàn chỉnh, từng đôi một, nhiều kiểu bao gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm,... vói những chức năng khác nhau như: cắn, xé, nghiền... Hàm dưới cử động theo chiều thẳng đứng, thích hợp với cách ăn thực vật, rau quả, củ... - Cột sống có 26 đến 33 phần tử không kể đốt đuôi. Tuỳ loài mà có đuôi dài hoặc ngắn, thậm chí có loài đuôi thoái hoá cụt hẳn... - Xương đòn có vai trò quan trọng (có một số động vật có vú không có xương đòn) đỡ hai chi trên. 14
  14. - Xương chậu phát triển theo hình thang đỡ hai chi dưới. Đầu các chi có 5 ngón cử động dễ dàng, thuận tiện cho việc trèo, di chuyển bằng cách bấu víu chặt các cành cây rồi đánh đu sang cành khác. Ngón cái to hon các ngón khác. Riêng ngón tay cái có thể chụm được vào trong các ngón khác. - Khối xương cổ tay có 9 xương. Trong đó có xương đậu và xương giữa, xương thuyền và xương vừng trăng tách rời nhau; xương trụ và xương quay cử động riêng rẽ, khiến bàn tay có thể úp ngửa dễ dàng. Ở cẳng chân, xương ông quyển và xương mác tách rời nhau. Vuốt ở đầu tứ chi mất dần chức năng tự vệ thay bằng móng có vai trò bảo vệ các đầu chi. Vú của loài động vật có vú thường có một cặp vú trước ngực; tử cung đơn giản, có hai vòi. Nhau thai hình đĩa, cùng phát triển song song với thai, có chức năng hấp thụ thức ăn để nuôi thai và lọc thải châ't bã của thai. Các con linh trưởng đầu tiên xuất hiện cách nay 70 triệu năm. Môi trường sống của chúng là những rừng cây, đồng cỏ. Linh trưởng đầu tiên được các nhà khảo cổ học và cổ sinh vật biết đến con linh trưởng đầu tiên là con Purgatorius. sốn g cùng thòi với loài khủng long, ở cuối kỷ Phân trắng. Hoá thạch của nó tìm thẩy ở thung lũng Purgatoire bang Montana, Mỹ. Tuy chỉ có 44 răng còn lại, trong đó có 3 răng cửa, 1 răng nanh và 4 răng hàm 15
  15. nhỏ. Con linh trưởng hoá thạch purgatorius được các nhà khảo cổ và cổ sinh vật học xếp vào nhóm Plesiadapiforme, đại diện là con plesiadapis - hoá thạch tìm thấy ở Cernay gần Reims (Pháp) sống ở đầu kỷ 3 thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, thân hình bé nhỏ, hốc mắt liền với hố thái dương, vuốt ở đầu chi, chưa biến thành móng, bộ răng đã hoàn chỉnh, chứng tỏ thức ăn đa dạng. Nhóm Plesiadapiforme được các nhà khoa học gọi là bán linh trưởng (Peneprimates) - Đến đầu đời Êoxen, cách nay khoảng 50 đến 55 triệu năm trên lục địa cổ Laurasie (bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu - châu Á lúc đó còn liền nhau xuất hiện nhóm Adapiforme đại diện là con Adapisparisiensis - hóa thạch tìm thấy ở đồi Monmartre vào năm 1882, nhưng phải 80 năm sau đến đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học mới thừa nhận là linh trưởng. Ở Bắc M ỹ người ta cũng tìm thấy con Notharcus đều là những con linh trưởng chính tông đi 4 chân, di chuyển bằng cách nhảy từ cành này sang cành khác. Riêng con Sivaladapis còn sống ở các miền nhiệt đới của An Độ đến cuối thời Mioxen cách nay 10 triệu năm phần lớn thuộc loài Adapiformes bị diệt vong vào thời kỳ băng hà cuối thời Êoxen, cách nay 40 triệu năm, không được xếp vào loại linh trưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học lại cho rằng giông vượn cáo (Lemuriformes) hay còn gọi là khỉ bậc thâp (prosimiens) là hậu duệ của con Sivaladapis, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận bởi lẽ chưa xác định được niên đại rõ ràng. Hơn nữa giống vượn cáo gốc gác châu Phi nhưng tói nay chưa tìm thấy 16
  16. hóa thạch nào của con Adapis ở Phi châu cả. Người ta chỉ mói biết giống vượn cáo Lemuriformes xuất hiện ở miền Đông Phi vào giữa thời Miôxen cách nay 15 triệu năm sau khi các con Adapiformes đã bị diệt vong. Trong giống vượn cáo này còn có loài cu li (Lorisidae) thường sống ở châu Phi, Nam Á và ở Madagasca. Ngày nay chúng luôn luôn bị đe doạ tuyệt chủng, bởi nạn phá rừng. Nhưng cách nay vài nghìn năm chúng đã trải qua một quá trình tiến hoá đáng kinh ngạc. Qua bộ sưu tập xương hóa thạch của loài vượn cáo Madagasca cho thấy chúng phát triển cao hơn cả những con khỉ châu Phi thực thụ. Đó là các con Megaladapis hoá thạch rất giống gấu con hay con Palacopropithecus có xương sống đang phát triển gần vói loài khỉ. Cùng với giống vượn cao câp Lemuripormes, trong phân bộ khỉ bậc thấp prosimiens có con phủ hầu Tarsier sống ở một số đảo thuộc vùng Đông Nam Á, hiện còn nhiều ở Indonesia, chỉ to bằng con chuột cống, đuôi dài không có lông, sống bám vào thân cây hoặc các cành thẳng đứng, di chuyển bằng cách nhảy rất nhanh và dài, do khối xương cổ chân dài và khoẻ. Mắt to, dễ nhìn ban đêm. Loài phủ hầu rất gần với O momyidae có ở châu Âu và Bắc Mỹ vào thời Êoxen cách nay 50 triệu năm cùng thời với giống Plesiadapiformes. Phần lớn loài Om om yidae cũng không sông được qua thời Êoxen, ngoại trừ con 17
  17. Ekgmowechashala, xương hóa thạch của nó tìm thây ở Bắc Mỹ có niên đại cách nay 30 triệu năm, thời Ổligôxen. Về nguồn gốc của con phủ hầu Tarsier, người ta cho rằng nó là láng giềng với loài pseudoloris xuât hiện ở Tây Âu đầu thời Êoxen. Theo nhà động vật học tiêu biểu R. I. Pocock thì con phủ hầu Tarsier có nhiều đặc trưng gần với loài khỉ chính tông (Euprimate). Cùng với loài Omonyidae nó tạo thành giông phủ hầu. Tarsiiformes có nhiều đặc trưng tiến hoá hơn các linh trưởng khác phải được xếp với loài khỉ simiens trong một nhóm chung gọi là linh trưởng mũi bình thường (Haplorhini), còn giống vượn cáo Lemuriformes và giôVig Adapiformes thuộc nhóm linh trưởng mũi xoắn (Strepsirhini), mũi dài hơn, có nhiều tuyến nhờn, môi trên tách khỏi mũi, trong khi nhóm linh trưởng mũi bình thường, môi trên liền vói mũi, vùng giữa lỗ mũi khô ráo, có lông, không có tuyến nhờn. Tuy nhiên cách phân loại như trên còn gây ra tranh cãi chưa đi đến hồi kết. Mới đây, năm 1996, nhà động vật học và phân loại học nổi tiếng Schwartz đã cân nhắc cách lập luận khác nhau, kết họp nguyên tắc phân loại và nguyên lý phát sinh giống loài để đi đến kết luận trở lại cách phân loại cũ là chia ra bộ phận tiền khỉ prosimiens (hay còn gọi là linh trưởng hạ đẳng), có m ở rộng thêm giống phủ hầu Tarsius gồm giông vượn cáo 18
  18. Lemuriformes, giống cu li Loriiformes và phân bộ khỉ chính tông simiens vói tên gọi Anthropodea. * Phân bộ khi Sỉmiens (Simiiformes hay Anthro- podea) Gồm các loài khỉ chính tông xuất hiện cách nay khoảng 50 triệu năm với con Pondaungia và Amphipithecus sống vào đầu thòi Êoxen ở Mianma, muộn hơn có giống Parapithécidés (hoá thạch tìm thây ở Fayoum gần thủ đô Cairo, Ai Cập) với các con Qatranỉa, Apidium và Parapithecus sống cách nay 35 - 32 triệu năm thời Ôligôxen. Tuy không khẳng định chúng có phải là tổ tiên của giống khỉ châu Phi không nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng rất gần gũi với giôVig Khỉ mũi tẹt (Platyrhiniens) với các đặc trưng sau: hai lỗ mũi nằm cách xa nhau, nhưng thẳng ra phía trước, ngón tay cái không hoàn toàn chụm vào 4 ngón khác, đuôi phát triển và nắm được, làm nhiệm vụ bàn tay thứ năm. Khi mũi tẹt - hoá thạch lâu đòi nhất là con Branisella tìm thây ở Bolivia, có niên đại khoảng 35 triệu năm. Khỉ mũi tẹt, ngoài Nam Mỹ ra, không thây có ở đâu cả và cho tới nay cũng chưa tìm thây hoá thạch có niên đại lớn hơn Branisella. Theo R. Hoffstetter, người phát hiện ra Pranisella thì khỉ mũi tẹt từ châu Phi vượt Nam Đại Tây Dương, trên những chiếc bè kết tự nhiên bằng các cành hay các thân cây. Các hải lưu thời đó không thuận lợi cho việc vượt biển theo hướng Nam - Bắc, ngược lại thuận lợi cho hướng Đông - Tây. 19
  19. Khỉ mũi dưới (Catarhimiens) có đặc trưng là hai lô mũi gần nhau, hướng lên trên hoặc dưới, hàm trên không có răng hàm nhỏ (chỉ có 32 răng), răng hàm nhỏ ở dưới tạo với răng nanh ở trên thành hai mũi kéo giao nhau; ở các đầu chi, móng bẹt thay dần vuôt nhọn, không có đuôi hoặc đuôi ngắn, không nắm được, ngón tay cái hoàn toàn chụm vào 4 ngón tay khác. Khỉ mũi dưới có niên đại lâu đời nhất là 35 triệu năm. Các hoá thạch khỉ mũi dưới tìm thấy ở Đông Phi, Bắc Phi và châu Âu có niên đại cách hoá thạch Fayọum gần chục triệu năm. Cách nay hơn 20 triệu năm thời Miôxen, khỉ mũi dưới đã chia thành hai họ lớn: Họ khỉ đuôi Cercopithecoidea và họ khỉ dạng người Hominoidea. Khỉ Cercopithecus có răng hàm trên giống răng hàm dưới với các núm rất khớp nhau, răng nanh hàm trên tạo vói răng hàm nhỏ phía dưới thành hai mũi kéo rất sắc nhọn như một vũ khí lợi hại. M ột số loài khỉ đuôi sông trên cây, nhưng cũng có một số loài sống trên mặt đất, với đôi chân di chuyển chậm chạp. Thức ăn phong phú, một phần còn giữ lại ở hai bên túi má trước khi nhai. Gan và dạ dày đơn giản hơn. Khỉ đuôi hoá thạch có niên đại sớm nhât là 16 - 18 triệu năm , được tìm thây ở hô Victoria (Kenya), Đông Phi, với tên gọi Victoriapithecus và tìm thây ở Bắc Phi được đặt tên là Prohylobates... Họ khỉ dạng người (Hominoidea) gồm tâ^t cả khỉ mũi dưới, trừ khỉ đuôi Cercopithecus và O reopithecus 20
  20. Ngày nay đại diện cho họ khỉ này chỉ còn các loài khỉ châu Á không đuôi Gibbon, loài đười ươi Orang Outan, loài hắc tinh tinh Chimpanze, loài khỉ Gorila và loài Người chúng ta. Nhưng khoảng 15 triệu năm trước đây vào thời Miôxen, chúng có đến 10 loài khác nhau. Đặc trưng của khỉ dạng người Hominoidea khác khỉ đuôi Cercopithecoidea ở chỗ tuy vẫn sống trong rừng rậm rạp nhưng chúng không di chuyển chậm chạp bằng 4 chân như khỉ có đuôi mà di chuyển theo chiều ngang đánh đu từ cành này sang cành khác, do đó hai chi trên dài và khoẻ có thể nâng cả trọng lượng cơ thể, ngực nở, xương bả vai gắn liền với lưng, khớp xương cánh tay khoẻ hơn, cổ tay vận động mềm dẻo hon, nhưng khuỷu tay co ra co vào vững chắc và dứt khoát hơn. Xương trụ ở cánh tay, không dính liền với khối xương cổ tay, nên bàn tay có thể úp xuông, ngửa lên dễ dàng. Xương chậu rộng ra và ngắn lại cũng như hai chi dưới, đuôi có xu hướng cụt dần rồi biến mất. Bộ não phát triển, cánh kéo giữa răng nanh và hàm trên và răng hàm nhỏ ở hàm dưới không sắc cạnh như ở khỉ đuôi. Núm răng bớt nhọn, không tạo thành những đỉnh theo chiều ngang như ở khỉ đuôi. Giống khỉ dạng người Hominoidea cổ xưa nhất là con khỉ rừng rậm Dendropithecus sống vào cuối thời Miôxen (cách nay 20 triệu năm), ở miền Đông Phi có nhiều điểm giống khỉ châu Á không đuôi Gibbon, thân hình không to lớn với hai chi trước nhỏ nhắn hơn. Loài khỉ Pliopithecus sống vào giữa thời Miôxen ở châu Âu 21
nguon tai.lieu . vn