Xem mẫu

  1. MAN HOÀNG HẬU ĐẠI VƯƠNG1 Vào thời nội thuộc nhà Hán, thái thú Tô Định cai trị rất tham tàn, bạo ngược, nhân dân sống lầm than, cực khổ. Bấy giờ có bà Man hoàng hậu là cháu ngoại vua Hùng, là vợ của một vị Hùng tướng quân ở Giao Châu. Bà sinh được hai con gái. Cô gái lớn tên là Trắc đã gả cho Thi Sách. Sách bị Tô Định giết hại, bà Trưng Trắc thù nhà nợ nước, cùng em gái chiêu tập hào kiệt binh mã được hơn 6 vạn người, hội cùng với mẹ là Man hoàng hậu đóng đồn ở bến Nam Nguyễn, dẹp tan Tô Định, khôi phục 65 thành trì. Bà Trưng tự xưng làm vua, phong cho mẹ là Tôn mẫu Man hoàng hậu, phong cho em gái là Bình Khôi công chúa. Ba năm sau, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh báo thù, bà Trưng thế yếu, tự vẫn. Bà Man hoàng hậu chạy về Bất Bạt, Thanh Xuyên, bị quân Hán truy kích gấp, ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Sơn Tây tỉnh, Tùng Thiện huyện, Cam Thượng tổng, Nam An xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , a10 Nguyễn Hiền sao năm Vĩnh Hựu 3 1737 , ký hiệu AE , tr. 14 1a‐5b. 123
  2. cũng nhảy xuống sông tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Nhân dân thương xót, lập miếu thờ, rất linh ứng. Thời vua Lý Anh Tông, bà hiển ứng giúp vua cầu đảo được mưa, giải hạn cho dân, và được vua phong là Linh trinh phu nhân, Man hoàng hậu đại vương. 124
  3. MINH BẢO PHU NHÂN VÀ Ả NUÔI1 Đời Lý Thái Tông, ở xã Phương Quan, huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng, đạo Hải Dương có ông Lê Công Văn làm chức Tham tụng, vợ là Phạm Thị Nghiêm người Bảo Trung, tuổi cao mà chưa có con. Khi ấy ở Phí Xá có ông Trần Mỹ, vợ là Phan Thị Thiên sinh được một người con gái tên là Ả Nuôi. Ả Nuôi lên 3 tuổi thì cha mẹ đều mất, được Văn Công đem về nuôi. Bốn năm sau, bà Phạm sinh hai con gái đặt tên là Bảo và Châu. Lớn lên hai người giỏi thi họa đàn hát. Ả Nuôi giỏi võ nghệ. Ba người đều đẹp nên được vua vời vào triều. Bảo Nương lấy thái tử, Châu Nương lấy Hoàng đế Đức Quang, Ả Nuôi lấy hoàng tôn Đức Minh. Sau khi Thái Tông mất, thái tử tức vị, hiệu là Thánh Tông. Bảo Nương được phong là đệ tứ cung phi hiệu là Minh Bảo phu nhân. Ba chị em xin vua miễn thuế và ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Thái Bình tỉnh, Hưng Nhân huyện, Quan Bế tổng, Cầu Công xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , Nguyễn a5 Hiền sao năm Vĩnh Hựu 3 1737 , ký hiệu AE , tr. 1a‐10b. 27 125
  4. các việc phu dịch cho dân Phương Quan, Bảo Trung, Phí Xá. Hai xã Bảo Trung và Phương Quan dựng sinh từ thờ Bảo Nương và Châu Nương. Dân Phí Xá dựng sinh từ thờ Ả Nuôi. 126
  5. MỤC PHẬT THÁNH MẪU CÔNG CHÚA1 Vào thời Hùng Nghị Vương, nhà vua có một bà phi thứ 9 tên là Cẩn quê xã Vân Thủy, là người hiếu thuận. Năm 41 tuổi, bà mới sinh được một người con gái, đặt tên là Mị Châu Thụy Hoa công chúa, là người khí chất từ hòa, thuần khiết, nhưng lắm bệnh. Năm nàng 20 tuổi, bà mẹ chết. Ba năm cư tang xong, nhà vua muốn gả chồng, nhưng nàng lấy cớ lắm bệnh, từ chối và xin quy y đầu Phật. Nhà vua bằng lòng. Nàng thụ giới ở chùa Thiên Bản, xã Viên Châu, lấy hiệu là Tuệ Mục thiền sư nương. Một hôm nàng về kinh thành, đi tới bãi cát, bị một con rắn dài 10 thước, đầu có mào ngũ sắc quấn vào người. Từ đó nàng có mang. Sợ vua quở trách, nàng bỏ trốn tới châu Sùng An, mãn kỳ sinh được hai người con trai, đặt tên là Lân và Lý. Sau đó nàng giao con cho ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Sơn Tây tỉnh, Tiên Phong huyện, Kiều Mộc tổng, Viên Châu xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , Nguyễn a10 Hiền sao năm Vĩnh Hựu 3 1737 , ký hiệu AE , tr. 1a‐10b. 9 127
  6. người bản xã nuôi, còn mình trốn đến một ngôi chùa ở xã Thanh Cầu, huyện Thanh Ba, một lòng thờ Phật. Nhà vua nghe tin, cho gọi nàng về triều để tìm hiểu sự tình. Đi tới giữa đường thì nàng hóa. Sau đó, hai ông Lân và Lý được vua đưa về thành Phong Châu nuôi dưỡng, lớn lên giúp vua Duệ Vương cai quản long chu, tuần tra sông nước. Sau khi hóa, hai ông rất linh ứng, nhiều lần phù hộ khiến mưa thuận gió hòa, giải hạn cho thiên hạ. Vua phong cho bà là: ‐ Mục Phật Thánh mẫu công chúa. ‐ Các con là: Thông Hà đại vương và Thủy Giang đại vương. 128
  7. NAM HẢI VƯƠNG CUNG PHI ĐẠI VƯƠNG1 Thời Thục An Dương Vương 257 TCN ‐ 208 TCN ở sách Học Nham, huyện Lôi Dương, phủ Thuận Thiên, thuộc Ái Châu có ông Nguyễn Dung góa vợ, di cư đến giáp Quảng Phúc, phủ Tân Hưng, làm nghề dạy học. Ông lấy bà Phạm Đoan Nương người bản địa, sinh được cô con gái càng lớn càng xinh đẹp, được vua tuyển chọn làm cung phi thứ 5 là Nam Hải Vương cung phi, về sau được phong làm hoàng hậu. Khi ấy, Triệu Úy Đà đem quân đến đánh Thục Vương, Nam Hải Vương cung phi cùng năm em gái cải trang làm nam giới đi chiêu tập binh sĩ đánh Triệu Vương, thắng nhiều trận. Sau bà thua trận, chạy về quê ngoại, gieo mình xuống giếng tự tử. Bà được dân trong giáp dựng đền thờ. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Thái Bình tỉnh, Hưng Nhân huyện, Khánh Mỹ xã, Hương Xá thôn thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký a5 hiệu AE , tr. 1a‐10b. 28 129
  8. NÀNG DIÊN1 Nàng Diên con nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, làm con nuôi ông bà Đặng Tiến và Tạ Thị Đức ở đất Long Biên. Ông bà Tiến trước đã sinh đôi hai trai, đặt tên là Quang và Tĩnh. Khi trưởng thành, nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, ba anh em rủ nhau đến Hát Môn đứng dưới cờ nghĩa của Hai Bà. Nàng Diên được Trưng Trắc giao nhiệm vụ giả làm thường dân buôn bán vào trại quân Tô Định để dò xét tình hình, cung cấp tin tức giúp Hai Bà Trưng đánh thắng Tô Định. Khi Mã Viện kéo quân sang, nàng Diên cùng hai anh sát cánh với Hai Bà Trưng chống Mã Viện. Trong một trận chiến không cân sức, nàng Diên cùng hai anh lui quân về bến Đông Lâm. Ở đây ba anh em bị quân Mã Viện vây chặt. Không để bị giặc bắt, nàng Diên cùng hai anh nhảy xuống sông tự vẫn. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Bắc Giang tỉnh, Hiệp Hòa huyện, Đông Lâm a14 xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu AE , tr. 1a‐ 5 4b. 130
  9. Dân Đông Lâm lập miếu thờ. Các triều đại sau này đều ban tặng sắc phong. Nàng Diên được truy phong Diên Bình và Trinh Thục phu nhân, ngày giỗ là 12‐8 hằng năm. 131
  10. NÀNG NĂM1 Nàng là con út, thứ năm nên cha mẹ đặt tên là nàng Năm. Cha là Trần Thành, mẹ là Trần Thị Chiêu quê ở xã Đại Toán, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 15 tuổi cha mẹ mất, nàng cùng bốn anh trai vào chùa nương náu học đạo. Gặp khi cả vùng bị hạn cỏ cây khô héo, dân quê đói khát, nàng cùng bốn anh trai lập đàn cầu đảo, sau nhiều ngày kiên trì quả nhiên mưa xuống như trút. Trong cơn mưa gió mịt mù ấy, nàng mất. Dân vùng ấy biết ơn tôn thờ, các triều về sau phong làm Lý Nương công chúa. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Bắc Ninh tỉnh, Từ Sơn phủ, Quế Dương huyện, Đại Toán tổng, Đại Toán xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 a7 1572 , ký hiệu AE , tr. 1‐5. 21 132
  11. NGA NƯƠNG1 Nga Nương là con gái gia đình họ Nguyễn ở trang Vạn Điểm, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, xứ Sơn Nam, sinh ngày mồng 9 tháng Giêng, nổi tiếng là có nhan sắc, lại thông minh tài giỏi, quả là trang nữ nhi hào kiệt. Lúc đó Hoàng Đệ Minh Công tuần du qua trang Vạn Điểm, thấy bà có nhan sắc, liền xin cưới làm vợ và đưa về triều bái kiến vua lúc đó là anh trai của Minh Công . Vua phong cho bà làm Thái phi nhân, ban cho trang Vạn Điểm làm đất Hộ nhi hương. Sau khi cha mẹ bà qua đời được 1 năm thì có giặc Ma Lân ở Nam Hải nổi loạn. Vua nhiều lần cho quân đi đánh dẹp nhưng đều thất bại. Lúc đó Hoàng Đệ Minh Công xin được mang quân đi đánh giặc, qua trang Vạn Điểm có ghé vào thăm Thái phi. Được tin Đại vương mang quân đi đánh giặc, Thái phi mộ các thị nữ gia thần được hơn 300 người gia nhập đoàn quân. Đại ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Hà Đông tỉnh, Thường Tín phủ, Thượng Phúc huyện, Vạn Điểm xã, Vạn Điểm thôn thần tích, năm Hồng Phúc a2 1 1572 , ký hiệu AE , tr. 1‐17b. 101 133
  12. vương thấy Thái phi là phận nữ nhi mà có tấm lòng trung quân ái quốc, lấy làm mừng rỡ, đồng ý để bà và đoàn quân cùng ra trận. Quả nhiên trận ấy giặc đại bại. Thắng trận trở về vua phong cho Minh Công là Nam Hải quận vương, phong cho phu nhân là Thái phi phu nhân. Sau khi Minh Công mất, bà trở lại trang Vạn Điểm, tu sửa miếu từ và mất ở đó. Vua vô cùng thương xót, lệnh cho đình thần làm lễ mai táng, tôn cả hai người là Thượng đẳng phúc thần, cho phép trang Vạn Điểm phụng thờ mãi mãi. 134
  13. NGA NƯƠNG CÔNG CHÚA1 Vào thời thuộc Hán, vua Quang Vũ sai Tô Định sang làm thái thú, thi hành nhiều chính sách tàn ác. Bấy giờ ở Hà Trung, Thạch Hà, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa có người họ Đào húy Trung, vợ là Tạ Thị Phương, là người hiền lành tử tế, 50 tuổi vẫn chưa có con. Một hôm bà mơ thấy thần nhân cho một bọc hai quả trứng. Sau đó bà có mang, sinh ra một bọc, nở ra hai người con trai, khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Chàng Lang và Chàng Nghiêm, sau đó lại sinh được một người con gái yểu điệu xinh tươi, đặt tên là Nga Nương. Lớn lên, cả ba đều là bậc văn võ kiêm toàn, giỏi cả thiên văn địa lý. Tô Định nghe tiếng, cho vời ra, nhưng các ông không chịu, bị Định vu cáo làm phản và giết hại bố mẹ. Ba anh em trốn thoát nương náu vào một ngôi chùa, giả xuất gia đầu Phật, nhưng bên trong chiêu dụ hào kiệt phục thù. Nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ba ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Bắc Ninh tỉnh, Lương Tài huyện, Trường Xá tổng, Thuận Trai xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 a7 1572 , ký hiệu AE , tr. 1a‐11a. 14 135
  14. anh em đi theo, trên đường kết nạp cả Dương Công cùng đi. Khi thắng giặc, Hai Bà Trưng khao thưởng quân sĩ, thưởng cho bốn ngươi 100 lạng bạc. Sau khi các ông bà mất, đều được vua phong. Nga Nương được phong là Đương cảnh thành hoàng Nga Triêu tôn linh công chúa. Thời Lý Thánh Tông, các ông bà hiển ứng giúp vua đánh thắng giặc Chiêm, được vua phong Linh chương Thượng đẳng tối linh thần. 136
  15. NGHIÊM PHU NHÂN1 Bà người xã Quang Độ, huyện Đông Ngàn, Bắc Ninh, là em gái Tiến sĩ Nghiêm Ích Khiêm, vợ Tiến sĩ Đàm Thận Huy. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, bà theo chồng khởi binh chống lại. Sau bốn năm lo toan mọi việc quân lương, khi cùng chồng và các binh sĩ bị bao vây chặt ở thành Thọ Vực Yên Thế, bà cùng chồng và một số môn sinh trung nghĩa uống độc dược tự vẫn. Trước khi uống thuốc độc, bà có trối trăng rằng: Thiếp đem tấm thân già này theo chồng muôn dặm không hề sợ chết. Chàng đã cùng đồng môn vì nước khởi binh, việc chưa thành có lẽ do chưa có mưu hay kế lạ, chỉ nguyện lòng trời giúp đỡ cho giữ được một phương khiến thiên hạ vì thế mà biết rằng còn có họ Lê. Thiếp tuy chết đi, ở dưới suối vàng không có điều gì phải ân hận cả. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Bắc Ninh tỉnh, Đông Ngàn huyện, Nghĩa Lập tổng, Hương Mặc xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu a7 AE , tr. 1a‐2b. 5 137
  16. Thời ấy người ta coi bà là một phụ nữ quả cảm và trung nghĩa. Về sau bà được các triều truy phong tôn thờ là Quận phu nhân. 138
  17. NGỌC NGUYỄN THỊ 1 Nguyễn Thị Ngọc người xã Quần Đội, huyện Lôi Dương. Bà và con trai bà là Trần Vận, là một trong những bậc khai quốc công thần nhà Lê, có công lao trong việc bình Ngô giữ nước. Năm Ất Tỵ, vua đi đánh giặc Ngô qua thành Nghệ An. Bà xin cho con trai theo vua đi đánh giặc, còn bản thân mình quyên sinh làm lễ tế thần nhân tại thành Nghệ An. Thái Tông Văn hoàng đế truy tôn bà làm Thái hậu quốc mẫu, sau lại tôn làm Cung từ hoàng thái hậu, lập đền thờ phụng. Từ đó bà vô cùng hiển linh, giúp nước độ dân, ngăn loạn trừ tai có nhiều công lao. Trải các đời vua, đều được phong tặng sắc, xã Lãng Động được phụng thờ mãi mãi. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Thanh Hóa tỉnh, Thiệu Thiên phủ, Cổ Lôi huyện, Lũng Động xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký b2 hiệu AE , tr. 1‐6. 17 139
  18. NGỌC CHÂU TRẦN THỊ 1 Trong số các bà vợ vua Nhân Tông nhà Lý, có bà phu nhân là Trần Thị Ái. Bà Ái một hôm mơ thấy mặt trăng chui vào bụng, sau sinh ra một người con gái, cực kỳ xinh đẹp đặt tên là Châu. Năm 18 tuổi, gả cho Trần Thúc Đạt. Đạt mất sớm, nàng thủ tiết, phụng thờ bà Thái hậu. Thái hậu rất sùng chuộng đạo Phật, bà lập một ngôi chùa nhỏ ở Cam Lộ. Ngọc Châu lúc đó 22 tuổi xin được trụ trì ở đó với một bà dì cũng góa chồng là Trần Thị Bảo. Công chúa tự xưng là Thục Tư đạo cô. Bà thường làm phúc, bố thí cho người nghèo, được dân chúng yêu mến. Bà mất ngày 10 tháng 2, được dân lập đền thờ rất linh ứng. Đến thời Trần bà hiển ứng phù hộ vua Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông do Ô Mã Nhi và Nguyễn Bá Linh sang xâm lược, được vua phong là Thục Tư công chúa. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Kiến Anh tỉnh, An Dương huyện, Quỳnh Hoàng tổng, Cam Lộ xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký a12 hiệu AE , tr. 1a‐10b. 4 140
  19. NGỌC HOA1 Ngọc Hoa con quan Bộ chúa trang Phả Lại, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, mẹ là Đào Phương. Ngọc Hoa sinh ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Tý, mặt mũi sáng sủa, thân hình mềm mại, mắt đẹp mi thanh, trên trán có hai chữ “Phật phó” Phật cho . Ngày tháng trôi qua, năm Ngọc Hoa 14 tuổi, cha mẹ đều qua đời. Một người trong trang ấp thấy Ngọc Hoa nhan sắc, muốn lấy làm vợ. Ngọc Hoa không thuận, bèn tìm đến một chùa thiêng ở nơi khác để thụ giới. Đi ba bốn ngày đường mới tìm được chùa Minh Kính ở trang Văn Mặc, huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, lộ Hải Dương và trụ trì ở đó. Trong một năm Ngọc Hoa đã tu sửa chùa chiền, tô tạo tượng Phật, cảnh chùa trở nên trang nghiêm, dân đến lễ cầu đông đúc. Ngọc Hoa lại đem tiền của ra chẩn giúp người già cả, kẻ nghèo khó. Nhân dân ở đây đều mang ơn Ngọc Hoa. Người dân thường bảo: Có được như vậy là nhờ ơn đức của Ngọc Hoa. ______________________________ 1. Nguyễn Bính: Hải Dương tỉnh, Thanh Hà huyện, Du La tổng, Văn Mặc xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu a6 AE , tr. 32a‐36b. 19 141
  20. Bấy giờ có giặc ngoài biên cương phía tây đến xâm lấn, nhà vua thân chinh cầm quân đi chinh phạt. Vua xa giá đi qua trang Phúc Bố, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, lộ Hải Dương thì trời vừa xẩm tối. Đêm ấy, nhà vua nằm mộng thấy một quan nhân áo mũ rực sáng đến báo cho biết có ngọc nữ hiện đang trụ trì ở chùa gần đấy sẽ giúp nhà vua dẹp tan giặc. Sáng hôm sau, nhà vua đến thăm chùa, quả thấy có một ngọc nữ nhan sắc hiếm có. Nhà vua cho rằng đó là giấc mộng thiêng, bèn sai người đến hỏi ngọn nguồn, tỏ ý muốn đưa về cung tôn làm mẫu nghi thiên hạ. Ngọc Hoa một mực từ chối, chạy ra ngoài trang tự hóa. Bấy giờ là ngày 16 tháng 10. Nhà vua cầm quân ra trận. Trong trận thấy Ngọc Hoa như lúc sinh thời, mặc quần áo giả nam nhi, cưỡi ngựa hồng, hai tay cầm đao, tiên phong xông vào quân giặc, khiến giặc bỏ chạy tan tác. Nhà vua khải hoàn về kinh sư, trên đường có dừng lại bái tạ trước miếu, ban cho dân trang tiền bạc để xuân thu nhị kỳ thờ phụng. Trải qua các đời được bao phong: ‐ Thượng đẳng phúc thần. ‐ Ngọc quân Nga Nương tôn linh công chúa. 142
nguon tai.lieu . vn