Xem mẫu

LỜI GIỚI THIỆU
“Dù là một triệu đô la, hay mười triệu đô la, thì tôi đều đầu tư
toàn bộ. Lợi suất cao nhất mà tôi đạt được là trong những năm
1950. Tôi đã đánh bại chỉ số Dow. Các anh nên xem lại những
con số hồi ấy. Nhưng khi đó tôi chỉ đầu tư nhỏ lẻ. Không có
nhiều tiền là một lợi thế lớn về cơ cấu. Tôi nghĩ tôi có thể mang
về cho các anh lợi suất 50% một năm trên một triệu đô la.
Không, tôi biết tôi có thể làm được. Tôi bảo đảm.”
- WARREN BUFFETT, BUSINESSWEEK, 1999
ăm 1956, Warren Buffett làm việc tại New York với thầy dạy của
mình, cũng là cha đẻ của đầu tư giá trị(1), Benjamin Graham.
Khi Graham quyết định nghỉ hưu, ông ngỏ ý cho người học trò
xuất sắc nhất của mình một phần vốn ở Công ty Hợp danh GrahamNewman, song chàng thanh niên Buffett 25 tuổi khi đó lại chọn
phương án trở về quê nhà. Không lâu sau, theo yêu cầu của bốn thành
viên trong gia đình và ba người bạn, một công ty hợp danh đầu tư
mới – Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Buffett Associates – được thành
lập. Tuy nhiên, trước khi nhận séc của họ, ông đề nghị họ tới ăn tối
cùng ông tại Omaha Club. Tiền ăn chia đều cho tất cả.
Buổi tối hôm đó, Buffett đưa cho mỗi người một vài trang tài liệu
pháp lý về thỏa thuận hợp danh chính thức và bảo họ không cần phải
lo lắng quá nhiều về việc trong đó viết những gì, bởi sẽ không có bất
ngờ nào cả. Buổi tụ họp nhằm bàn luận về một điều mà ông cho rằng
quan trọng hơn nhiều, đó là Những Nguyên tắc Cơ Bản. Ông đã phôtô bản danh sách nguyên tắc này thành nhiều bản và nói kỹ về từng
mục. Buffett kiên quyết yêu cầu có quyền tự quyết hoàn toàn. Ông
không có ý định nói về những gì mà Công ty Hợp danh này thực sự sẽ
làm; ông đưa ra rất ít thông tin về cổ phần thực tế của mình. Ông nói
với họ: “Những nguyên tắc cơ bản này là triết lý hành động. Nếu các
vị đồng ý thì chúng ta hãy tiến hành. Còn nếu các vị không đồng ý thì
tôi cũng thông cảm.”

Những nguyên tắc cơ bản
1. Không bao giờ bảo đảm bất kỳ mức lợi suất nào cho các thành
viên góp vốn. Các thành viên góp vốn mà rút một nửa trong số 1%
hàng tháng chỉ được làm đúng như vậy thôi – rút tiền. Nếu chúng ta
kiếm được trên 6% mỗi năm trong vài năm, số tiền rút ra sẽ được lấy
từ số tiền thu về, và tiền vốn sẽ tăng lên. Nếu chúng ta không kiếm
được 6%, những khoản thanh toán hàng tháng sẽ là một phần hay
toàn bộ tỷ lệ thu nhập trên vốn.
2. Năm nào chúng ta không đạt được ít nhất trên 6% thì tới năm
tiếp theo, tiền thanh toán hàng tháng cho các thành viên góp vốn sẽ
giảm xuống.
3. Khi nói đến lợi nhuận hay thua lỗ hàng năm tức là nói đến các
giá trị thị trường; có nghĩa là tình hình tài sản của chúng ta theo định
giá thị trường vào thời điểm cuối năm so với thời điểm đầu năm ra
sao. Điều này có thể có ít mối liên hệ với các kết quả được ghi nhận
nhằm phục vụ cho mục đích tính thuế trong năm đó.
4. Kết quả hoạt động tốt hay kém của chúng ta sẽ không đo lường
qua mức tăng trưởng dương hay âm trong năm. Thay vào đó, nó sẽ
được đánh giá dựa trên tình hình chung trên thị trường chứng khoán
với thước đo là chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow-Jones, các công
ty đầu tư hàng đầu, v.v. Nếu kết quả của chúng ta tốt hơn so với
những thước đo này, chúng ta sẽ coi đó là một năm hiệu quả, dù con
số là âm hay dương. Nếu kết quả kém hơn, chúng ta xứng đáng bị ăn
trứng thối.
5. Mặc dù tôi thích thử nghiệm 5 năm hơn, nhưng tôi cho rằng ba
năm là khoảng thời gian tối thiểu hoàn hảo để đánh giá hiệu quả hoạt
động. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp những năm hiệu quả hoạt động của
công ty kém hơn, thậm chí kém hơn hẳn, so với chỉ số Dow. Nếu kết
quả hoạt động trong giai đoạn ba năm hoặc dài hơn là yếu kém, tất cả
chúng ta có lẽ đều nên tính đến chuyện bỏ tiền vào chỗ khác – ngoại
trừ trường hợp ba năm đó diễn ra một vụ bùng nổ đầu cơ trong thị
trường giá lên(2).
6. Tôi không làm nhiệm vụ dự đoán tình hình thị trường chứng
khoán nói chung hay những biến động trong kinh doanh. Nếu các bạn

nghĩ tôi có thể làm điều đó, hay cho rằng đó là điều quan trọng cần có
trong một chương trình đầu tư, thì các bạn không nên tham gia vào
công ty hợp danh này nữa.
7. Tôi không thể hứa hẹn kết quả gì với các thành viên góp vốn.
Những gì tôi có thể và dám hứa là:
a. Những khoản đầu tư của chúng ta sẽ được lựa chọn dựa trên
cơ sở giá trị chứ không lựa theo xu hướng;
b. Chúng ta sẽ cố gắng đưa rủi ro lỗ vốn dài hạn(3) (không phải lỗ
danh nghĩa ngắn hạn(4)) xuống tối thiểu bằng cách đạt được biên an
toàn(5) lớn trong từng khoản đầu tư và sự đa dạng trong các khoản
đầu tư; và
c. Gần như toàn bộ giá trị tài sản ròng của tôi và vợ con tôi sẽ
được đầu tư vào công ty hợp danh này.
Mọi người được mời tới Omaha Club tối hôm đó đều ký tên xác
nhận và Buffett nhận séc của họ. Khi có thành viên mới tham gia,
từng người đều được hướng dẫn cặn kẽ về những nguyên tắc cơ bản
này. Sau đó, mỗi thành viên góp vốn đều được nhận bản cập nhật
hàng năm.
Trong những năm sau đó, Buffett chia sẻ về hiệu quả làm việc
cũng như nói về các hoạt động của mình qua hàng loạt lá thư ông gửi
cho nhóm những người đi theo ít ỏi nhưng số lượng ngày một gia
tăng này. Ông dùng những lá thư đó làm công cụ giảng dạy nhằm
củng cố và bổ sung cho những ý tưởng đằng sau các nguyên tắc cơ
bản, trao đổi về những kỳ vọng của ông đối với hiệu quả hoạt động
trong tương lai, và bình luận về tình hình thị trường. Ban đầu, những
lá thư này được gửi mỗi năm một lần, nhưng khi nhiều thành viên lên
tiếng than phiền rằng một năm là quá lâu, ông chuyển sang viết ít
nhất nửa năm một lần.
Những “Bức thư gửi thành viên góp vốn” này giống như một biên
niên sử ghi lại những ý tưởng, phương pháp, và suy nghĩ của ông
ngay trước giai đoạn đình đám tại Berkshire Hathaway(6); đây là giai
đoạn ông ghi dấu bằng những kỷ lục đầu tư thành công vô tiền
khoáng hậu, thậm chí với chính cả những thành tích của ông tại

Berkshire. Tuy vẫn cho rằng sẽ có những năm hoạt động tốt và không
tốt, song ông tin rằng mức lợi nhuận cao hơn chỉ số Dow 10% trong
hầu hết các giai đoạn 3-5 năm là khả dĩ, và đó là điều ông sẵn sàng
thực hiện.
Nhưng trên thực tế, điều ông đạt được còn tốt hơn nhiều. Ông
liên tục đánh bại thị trường và không hề có một năm thụt lùi nào.
Trong cả giai đoạn trên, ông đã làm tăng vốn của các thành viên lên
gần 24% mỗi năm, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Trong giai
đoạn ban đầu này, ông đã có những năm hoạt động tốt nhất trong sự
nghiệp của mình.
Những bài học từ những bức thư này là định hướng có giá trị
vượt thời gian cho mọi nhà đầu tư – từ những người mới bắt đầu,
những nhà đầu tư nghiệp dư, cho tới những nhà đầu tư lão luyện.
Chúng đặt ra một hệ thống những nguyên tắc và phương pháp nhất
quán, hiệu quả cao giúp tránh được những cám dỗ mang tính trào lưu
và kỹ thuật vốn đầy rẫy trên thị trường thời nay (hoặc bất kỳ thời
nào). Tuy hàm chứa những phân tích tinh vi, hợp “khẩu vị” của
những chuyên gia kỳ cựu, song những lá thư này cũng là phương tiện
để Buffett truyền đạt kiến thức nhập môn về đầu tư, bởi chúng mang
đến một phương thức tiếp cận cơ bản, hợp lý và dễ hiểu đối với tất cả
mọi người.
Lần đầu tiên qua cuốn sách này, những bức thư gửi thành viên
góp vốn và những kiến thức uyên thâm được truyền tải trong đó được
tập hợp đầy đủ, bao gồm những nguyên tắc nền tảng như chiến lược
đa dạng hóa(7) khác người của ông, sự tán dương gần tới ngưỡng tôn
thờ mà ông dành cho lãi kép(8), và quá trình ra quyết định thận trọng,
đi ngược với lối tư duy thông thường của ông. Những bức thư này
cũng đề cập đến các phương pháp đầu tư của Buffett đối với các
nhóm Tổng quát, Tính toán và Kiểm soát, ba “phương pháp hoạt
động” chính của ông – theo thời gian, những phương pháp này được
phát triển và biến hóa theo những cách thức rất thú vị và quan trọng
mà chúng ta sẽ cùng khám phá trong cuốn sách này.
Về cơ bản, giá trị to lớn của những bức thư này nằm ở chỗ chúng
miêu tả được tư duy của một nhà đầu tư trẻ thành công khi khởi sự
với khoản tiền hết sức khiêm tốn ban đầu – thứ tư duy mà các nhà
đầu tư có thể vận dụng để đạt được thành công lâu dài khi họ dấn

nguon tai.lieu . vn