Xem mẫu

CHƯƠNG V CUỘC VẬN ðỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở VIỆT NAM I. VIỆT NAM NHỮNG NĂM ðẦU TRÊN CON ðƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN (1930 -1935) 1. Xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929-1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa ñều bị ñình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào ñó là nền chuyên chính của chủ nghĩa phát xít. Nước Pháp bước vào khủng hoảng có muộn hơn nhưng lại kéo dài và cũng như nhiều ñế quốc khác muốn ra khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu qủa nặng nề của nó lên ñầu nhân dân lao ñộng ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc ñịa. ðông Dương lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ rất sớm và ngày càng trầm trọng. Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị sụt nhanh chóng: Giá gạo từ 13,1 ñồng/tạ năm 1930, xuống còn 3,2 ñồng/tạ năm 1933; giá cao su từ 20 france/kg năm 1929, xuống còn 4 france/kg năm 1931. Hàng ngàn héc ta ñồng ruộng bị bỏ hoang, hàng trăm ñồn ñiền bị thu hẹp diện tích hoặc ngưng hoạt ñộng. Từ năm 1930 - 1933 diện tích ñất hoang hóa tăng lên từ 200.000 ha - 500.000 ha. Sản xuất gạo giảm từ 1.797.000 tấn năm 1928, xuống còn 959.000 tấn 1931. 84 Sản xuất công nhgiệp cũng bị ñình ñốn, nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà máy xí nghiệp ñóng cửa. Thương mại xuất nhập khẩu ñều bị sút giảm, trị giá xuất khẩu giảm từ 18.000.000 ñồng ðông Dương (năm 1929) chỉ còn 10.000.000 ñồng ðông Dương (năm 1934). Hàng vạn công nhân và lao ñộng bị sa thải hoặc nghỉ việc. ðể góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc và giữ cho ðông Dương trong qũy ñạo thộc ñịa, thực dân Pháp phải ngưng cuộc khai thác thuộc ñịa lần thứ hai ở ðông Dương, ñồng thời khẩn trương áp dụng những biện pháp cấp thiết ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trước hết là việc thắt chặt hàng rào thuế quan, ưu tiên cho hàng hóa Pháp vào ðông Dương, giữ ñộc quyền thương mại ở thị trường này. Hàng Pháp vào ðông Dương từ chỗ chỉ chịu mức thuế thấp nhất (2,5%) ñến việc miễn thuế hoàn toàn, trong khi hàng các nước vào thị trường này chịu thuế ngày một cao, có thứ phải nộp thuế 100% giá trị hàng hóa. Việc tăng thuế cũng là một biện pháp sớm ñược chú ý. Thuế thân ở Bắc kỳ và Trung kỳ tăng 20%, thuế môn bài tăng từ 3 - 8 lần. Các biện pháp thu tài chính khác ở ðông Dương như mở công trái, lạc quyên, vay dài hạn… cũng ñược áp dụng, tất cả ñã ñem về cho Liên bang một nguồn thu lớn. Chỉ tính năm 1930 có 17 khoản thu ngoài thuế, ñem về cho ngân sách 117.000.000 ñồng. Chính phủ Pháp còn qui ñịnh lại giá trị ñồng bạc ðông Dương, tiến hành thu bạc cũ ñổi bạc mới có lượng bạc kém hơn. Khoản thu chênh lệch 7 gram/1 ñồng ñã thu ñược 49.000.000 ñồng. ðối với giới chủ tư bản, chính quyền thực dân thực hiện “Trợ cấp tài chính” ñể giúp họ khỏi bị phá sản. Một số nhà tư bản ñược hợp nhất lại cả vốn liếng và qui mô kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn, nhất là trong các ngành trồng lúa, cao su, cà phê. Trong quan hệ chủ - thợ, chính phủ thực dân cho ban hành một số qui chế 85 lao ñộng mới như chế ñộ lao ñộng ñối với phụ nữ, trẻ em, trách nhiệm vi phạm luật lệ lao ñộng, hòa giải tranh chấp về lao ñộng…, nhìn chung là các “Qui chế” này chỉ nhằm bảo vệ giới chủ tư bản, góp phần xoa dịu bớt mâu thuẫn của giới lao ñộng. Về chính trị - xã hội, chính quyền thực dân ở ðông Dương thi hành chính sách hai mặt. Một mặt là ñẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéo người bản xứ, tranh thủ các tầng lớp thượng lưu, tô vẽ cho cái gọi là “Văn minh khai hóa”, ñề cao tư tưởng chống cộng, coi chống cộng là một chủ thuyết trong các hoạt ñộng chính trị - xã hội. Mặt khác, sau khởi nghĩa Yên Bái tháng 2/1930, chúng thi hành chính sách khủng bố trắng ở cả thành thị và thôn quê. Bạo lực của chính quyền thực dân ñã gây ra nhiều tổn thất cho các lực lượng yêu nước, nhưng ñịch vẫn không tạo ñược sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội; ngược lại nó chỉ làm ngột ngạt thêm không khí chính trị ở thuộc ñịa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những ngọn lửa ñấu tranh quyết liệt mà thôi. Dưới tác ñộng của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc ñịa Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên. Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ phận ñông ñảo nhất trong xã hội, cũng là hai ñối tượng chủ yếu của chính sách bóc lột vơ vét của tư bản Pháp ở thuộc ñịa. Họ lại có ñời sống bần cùng hóa và hiện ñang bị ñe dọa trực tiếp bởi nạn chết ñói, thất nghiệp. Người Pháp lúc ñó ñã tận mắt nhìn thấy và loan báo “Người ta có thể cầm chắc là nông dân sống ở cái mức cùng cực của ñói kém và nghèo khổ”; còn công nhân thì có ñồng lương “không bao giờ vượt qúa từ 2 - 2,5 france/ngày (tức là 20 - 25xu/ngày). Trong các xưởng dệt, ngày làm việc từ 7 giờ sáng ñến 9 giờ tối, ở các ñồn ñiền công nhân phải làm việc từ 15 - 16 giờ một ngày…”. Ngòai ra còn luôn có nguy cơ bị sa thải. Các tầng lớp lao ñộng như nông dân, thợ thủ công, vô sản cùng những người làm nghề tự do ở cả thành thị và thôn quê, ñều 86 mong muốn ñấu tranh ñòi cải thiện ñời sống và chống lại xã hội thuộc ñịa. Ngay trong giai cấp ñịa chủ, tư sản và tầng lớp thượng lưu bản xứ cũng có nhiều bộ phận gặp khốn khó vì bị phá sản, bị chèn ép, bị vỡ nợ bởi thuế má ngày một cao và không ñủ sức cạnh tranh với tư bản Pháp. Từ năm 1929-1933 ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn có 502 vụ án khánh tận và 160 vụ án phát mãi tài sản… ðó cũng là lúc các thuộc ñịa nói chung, ðông Dương nói riêng, từ trong cùng cực của ñời sống kinh tế, từ bờ vực thẳm của khủng hoảng xã hội, tất cả ñã thấy cần phải hành ñộng, phải giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại bang bằng chính sức mạnh của mình. ðông Dương trong cuộc khủng hoảng kinh tế không còn bình yên như trước kữa, ñã trở thành một ðông Dương sục sôi hành ñộng. Trong ñiều kiện vật chất xã hội ấy, các tư tưởng mới tiếp tục du nhập vào Việt Nam. Tư tưởng tư sản vẫn tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội, nhưng kể từ sau thất bại của Việt Nam Quốc Dân ðảng, những bộ phận tích cực ñi theo ñường lối ấy bị thất bại và tan vỡ về tổ chức, làm cho nhiều người mất phương hướng; một số ñi theo ñường lối cải lương, thì hoặc tán dương chủ thuyết Pháp - Việt ñề huề, hoặc lao sâu vào con ñường tiêu cực, chống phá cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lúc ñó tư tưởng vô sản tiếp tục phát triển và ăn sâu vào các tầng lớp nhân dân. Sự xuất hiện ðảng Cộng Sản Việt Nam ñầu năm 1930 khác hẳn sự ra ñời của các tổ chức chính trị ñương thời, thu hút sự chú ý của ñông ñảo các tầng lớp xã hội. Sự tuyên truyền chống cộng ñã phản tác dụng, vô hình chung lại ñề cao chủ nghĩa Cộng sản. ðó cũng là lúc hình ảnh nhà nước công-nông ở Liên-xô ñang có sức thuyết phục khá lớn, nhiều dân tộc bị áp bức ñang mơ ước chế ñộ Xô viết… 87 Như thế một thời kỳ ñấu tranh cách mạng ñi theo xu hướng mới nhất ñịnh sẽ bùng nổ. 2. Cao trào ñấu tranh cách mạng 1930-1931 Ở Việt Nam từ năm 1930 trở ñi, con ñường cách mạng vô sản ñã dẫn dắt nhân dân ta ñấu tranh bằng những cao trào rộng lớn. Mở ñầu cho những bước phát triển mới là sự bùng nổ cao trào chống ñế quốc phong kiến những năm 1930-1931, ñỉnh cao là sự xuất hiện các Xô viết ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Không phải là do “Cộng sản kích ñộng” như các quan chức thực dân lúc ấy nhận ñịnh, cao trào cách mạng những năm 1930-1931 bùng nổ ngay sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, là hậu qủa trực tiếp của chính sách kinh tế - xã hội của thực dân Pháp ở ðông Dương trong giai ñoạn này. ðảng Cộng Sản Việt Nam ra ñời ñầu năm 1930, ñã kịp thời ñưa ra ñường lối phù hợp với nguyện vọng ñấu tranh của xã hội lúc ñó, và trở thành người lãnh ñạo phong trào dân tộc. Bắt ñầu là những cuộc ñấu tranh ôn hòa ủng hộ các chiến sĩ Yên Bái, chống chính sách khủng bố trắng của Pháp, nổ ra từ tháng 2/1930 ñến tháng 4/1930: các cuộc bãi công ở các ñồn ñiền, hầm mỏ, nhà máy, lan nhanh ra khắp thành thị và thôn quê ở cả Bắc - Trung -Nam. Qua thực tiễn ñấu tranh, các ðảng bộ ñịa phương ñược thống nhất về tổ chức, quần chúng công nông ñược tập hợp lại, tinh thần ñấu tranh của nhân dân tiếp tục ñược hâm nóng lên và gây dựng thành phong trào mới. Ngày 1/5/1930 nhân kỷ niệm Quốc tế lao ñộng, ðảng Cộng Sản Việt Nam ñã chủ ñộng giành lấy việc phát ñộng phong trào trên phạm vi toàn quốc với hai lực lượng ñông ñảo nhất là vô sản và nông dân. Cờ ñỏ búa liềm lần ñầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn và nhiều vùng thôn quê. Những cuộc mít tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng kỷ niệm ngày 1/5 ñược tổ chức thật rầm rộ, nhất là ở Vinh - 88 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn