Xem mẫu

Chương 6 Hòa nhập với Con người Trẻ trung Hơn Một nữ nha sĩ 37 tuổi nói : “Khi còn con gái, tôi rất mong muốn một cách tuyệt vọng sao cho mẹ tôi yêu thương tôi. Tôi cảm thấy khao khát được đơn giản đụng chạm vào hoặc bất cứ loại tình cảm nào. Tôi cho rằng đó là lý do tại sao tôi không muốn nhìn lại. Tôi không thích biết về bản thân mình, ít nhất vào lúc đó. Có phải thực sự đây là con người của tôi không? Tôi từ chối tin vào điều này. Tôi thích nghĩ rằng đứa con gái này đã chết từ lâu trước đây, và tôi là một người khác nào đó”. Khi chồng cô bỏ cô, anh ta than phiền rằng dường như cô không có khả năng để trao tặng hoặc đón nhận tình yêu, thì cô càng hoang mang và quậy phá; cô thú nhận rằng cô không hiểu anh có ý gì. Một lập trình viên máy tính 46 tuổi lập lại: “Tôi không thích nhớ lại bản thân mình khi còn là một đứa trẻ. Tôi luôn luôn rất sợ hãi. Cha tôi trở về nhà trong tình trạng say xỉn – ông đánh bất cứ ai đến gần ông. Mẹ tôi không bao giờ bảo vệ chúng tôi. Tôi phải trốn đi; phải tìm những chỗ để ẩn nấp; tôi quá khiếp sợ ngay cả khi nói chuyện. Thật là kinh tởm. Đứa trẻ này đã chán ngấy. Tôi cảm thấy không có bất cứ quan hệ nào đối với ông ta”. Những đứa con của ông không hiểu tại sao cha chúng dường như không thể chơi đùa với chúng. Về mặt cảm xúc, chúng chỉ biết rằng cha chúng hiếm khi có mặt ở đó – như thể chúng không hề có cha. Một nữ y tá 31 tuổi nói : “Mẹ tôi rất hay châm biếm. Cái lưỡi của bà có thể giết người. Khi còn nhỏ, tôi không thể chịu đựng nổi điều đó. Tôi đã khóc rất nhiều. Tôi khúm núm khi nghĩ đến bản thân năm tôi lên 3, 4, 5 tuổi”. Bao nhiêu người đã than phiền về lối cư xử thô lỗ và những nhận xét đôi khi cay cú của nữ y tá này. Cô biết mình có khuynh hướng bị căm ghét, nhưng cô vẫn bối rối không biết tại sao. Một luật sư 51 tuổi nói : “Khi tôi 12 tuổi, có một gã hay bắt nạt ở khu nhà chúng tôi khiến tôi khiếp sợ. Hắn đánh tôi vài lần rồi, và sau đó, chỉ cần nhìn thấy hắn, tôi đã cảm thấy co rúm mình lại. Tôi không thích nhớ đến điều đó. Tôi không thích nói về điều đó. Thật vậy, tôi không thích thừa nhận rằng tôi đã từng là một cậu bé đầy khiếp sợ. Tại sao cậu bé này không thể xử lý tình huống một cách tốt hơn? Tôi phải hoàn toàn sớm quên đi thằng nhỏ này”. Mặc dù luật sư này sáng chói trong công việc, nhưng chỉ có vài thân chủ của ông ưa thích ông. Họ nhận thấy ông không nhạy cảm và tàn nhẫn. Hơn một thân chủ đã nhận xét: “Ông ta là một kẻ hách dịch”. Có những nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy họ không thể tha thứ cho đứa trẻ mà họ đã từng là. Giống như các thân chủ trích dẫn trên đây, họ khước từ và phủ nhận đứa trẻ đó. Khi được thể hiện thành lời, thì thái độ của họ có nghĩa là như sau: Tôi không thể tha thứ rằng mẹ tôi đã khiến tôi quá khiếp sợ; tôi rất khao khát một cách tuyệt vọng đối với sự tán thành của bố tôi; tôi cảm thấy mình thật không đáng yêu; tôi quá mong ước tình cảm và được chú ý; tôi rất bối rối trước các sự kiện; bằng cách này hay cách khác, tôi đã khuấy động mẹ tôi về mặt tính dục; tôi đã làm điều gì đó, ngay cho dù tôi không có ý kiến gì, để khiến cho bố tôi làm phiền tôi; tôi rất vụng về trong lớp học thể thao; tôi rất hay bị giáo viên của tôi hăm dọa; tôi bị tổn thương quá nhiều; tôi không được nhiều người trong lớp ưa thích; tôi quá nhút nhát; tôi hay mắc cở; tôi không cứng rắn hơn; tôi e ngại rằng mình không vâng lời cha mẹ; tôi sẽ làm bất cứ điều gì để được yêu thích; tôi thèm khát sự tử tế; tôi tức giận và thù địch; tôi ghen tị đối với em trai tôi; tôi cảm thấy tất cả mọi người đều hiểu biết nhiều hơn mình; tôi không biết làm gì khi tôi bị chế giễu; tôi không dũng cảm đương đầu với mọi người; quần áo của tôi luôn luôn nghèo nàn nhất và xoàng xĩnh nhất so với bất cứ người nào trong trường v.v... Trong thực tế, chúng ta có thể trải nghiệm đứa trẻ mà mình đã từng là như một nguồn gốc của nỗi đau đớn, thịnh nộ, sợ hãi, bối rối hoặc nhục nhã, bị đàn áp, phủ nhận, từ bỏ, quên lãng. Có lẽ hoàn toàn giống như những người khác đã từng làm, chúng ta khước từ đứa trẻ này – và sự tàn nhẫn của chúng ta đối với nó có thể vẫn tiếp tục hàng ngày và vô tận suốt cuộc đời chúng ta, tại nơi mà đứa trẻ này vẫn tiếp tục tồn tại như một con người phụ thuộc vào con người-trẻ thơ. Khi không ý thức về những gì mình đang làm, có thể chúng ta thú nhận tìm được bằng chứng bị khước từ khắp mọi nơi trong các mối quan hệ hiện nay của chúng ta, mà không nhận ra rằng nguồn gốc đối với kinh nghiệm bị khước từ của chúng ta ở ngay trong nội tâm, thay vì bên ngoài. Toàn bộ cuộc sống chúng ta có thể là những hành động không ngừng tự-phủ nhận mình, trong khi chúng ta lại cứ tiếp tục than phiền rằng những người khác không yêu thương mình. Khi chúng ta học hỏi để tha thứ cho đứa trẻ mà chúng ta đã từng là, về những điều nó không biết, không thể làm, hoặc không thể đương đầu với, cảm thấy hoặc không cảm thấy; khi chúng ta hiểu biết và chấp nhận rằng cách thức đứa trẻ đó đấu tranh để tồn tại là cách thức tốt nhất mà nó có thể làm – thì con người-trưởng thành không còn ở trong mối quan hệ thù địch với con người-trẻ thơ nữa. Một bộ phận không còn xung đột với một bộ phận khác. Những phản ứng người lớn của chúng ta phù hợp hơn. Trong chương 2, tôi đã giới thiệu khái niệm về con người-trẻ thơ – vốn tiêu biểu cho nội tâm của đứa trẻ mà chúng ta đã từng là, cả chuỗi những thái độ, cảm giác, giá trị và viễn cảnh đã từng là của chúng ta từ lâu trước đây, và chúng được hưởng tính bất tử về mặt tâm lý như một thành phần của toàn bộ con người chúng ta. Đây là một con người phụ thuộc, một nhân cách phụ thuộc– một tình trạng tâm trí có thể bị thống trị ít nhiều vào bất cứ lúc nào, vì vậy, đôi khi chúng ta hành động một cách khá riêng biệt, mà không nhất thiết ý thức rằng mình đang làm như vậy. Chúng ta có thể (hoàn toàn) gắn liền với con người-trẻ thơ một cách ý thức hoặc vô ý thức, rộng lượng hoặc thù địch, thương cảm hoặc tàn nhẫn. Như tôi vẫn tin, các bài tập trong chương này sẽ làm sáng tỏ, khi có quan hệ một cách ý thức và tích cực , thì con người-trẻ thơ có thể được đồng hóa và hòa nhập vào toàn bộ-con người. Khi có quan hệ một cách vô ý thức và/ hoặc tiêu cực, thì con người-trẻ thơ bị bỏ mặc trong một kiểu lãng quên xa lánh. Trong trường hợp sau, khi con người-trẻ thơ bị bỏ mặc vô ý thức, hoặc bị phủ nhận và khước từ, thì chúng ta đều tan vỡ; chúng ta không cảm thấy toàn vẹn; ở mức độ nào đó, chúng ta cảm thấy xa lánh-bản thân, và lòng tự trọng bị tổn thương. Khi bị bỏ mặc không được nhìn nhận, không được hiểu, hoặc bị khước từ và bỏ rơi, thì con người-trẻ thơ có thể biến thành một “kẻ gây rối”, ngăn cản chúng ta tiến triển cũng như vui hưởng sự hiện hữu. Cách diễn tả bên ngoài của hiện tượng này là đôi khi, chúng ta sẽ bộc lộ lối cư xử ấu trĩ có hại, hoặc rơi vào những kiểu lệ thuộc không phù hợp, hoặc trở nên quá tự yêu mình, hoặc trải nghiệm thế giới như là lệ thuộc vào “những người trưởng thành”. Mặt khác, khi được nhìn nhận, chấp nhận, đi theo, và do đó được hòa nhập, thì con người-trẻ thơ có thể trở thành một nguồn gốc cao quý, phong phú hóa cuộc sống chúng ta, với tiềm năng của nó về sự hồn nhiên, vui chơi và óc sáng tạo. Trước khi bạn có thể trở thành bạn bè hoặc hòa nhập với con người-trẻ thơ, sao cho nó tồn tại trong mối quan hệ hài hòa với con người còn lại của bạn, thì trước hết, bạn phải quan hệ với thực thể bên trong thế giới nội tâm của bạn. Khi giới thiệu cho các thân chủ hoặc sinh viên con người-trẻ thơ của họ, đôi lúc , tôi vẫn yêu cầu họ đi vào một hình ảnh tưởng tượng, tự tưởng tượng mình đang đi dạo dọc theo một con đường làng, để nhìn thấy một đứa trẻ đang ngồi bên thân cây, cách họ một khoảng, và họ tiến lại gần, để nhìn thấy đứa trẻ đó chính là con người mà họ đã từng là. Sau đó, tôi yêu cầu họ ngồi bên thân cây và nói chuyện với đứa trẻ. Tôi khuyến khích họ nói lớn, đào sâu thực tại của kinh nghiệm. Họ muốn và cần nói gì với nhau? Rất thường có những giọt nước mắt, đôi khi còn có cả niềm vui nữa. Nhưng họ luôn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn