Xem mẫu

LỜI NÓI ĐẦU
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Vào cuối những năm 1970, khi tôi đang tìm kiếm một công việc trong ngành
báo chí, tờ Thời báo phố Wall đã thuê tôi phụ trách mảng thị trường kim loại
đồng. Công việc của tôi là theo dõi những nhà giao dịch các hợp đồng mua
bán đồng trên thị trường và sau đó viết báo cáo về những dao động hàng
ngày. Đó là thời kỳ tỉ lệ lạm phát đang ở mức cao và giá đồng cũng nằm
trong xu hướng đó. Dưới con mắt quan sát cẩn thận của một người chưa hề
được đào tạo như tôi, tôi nhận thấy rằng giá đã tăng từ 80 xu lên 90 xu và
cuối cùng là một đô-la một cân (1 cân Anh = 454g). Sau khi phát hiện ra
những nguồn tin mới ngay lập tức tôi làm báo cáo rằng giá đồng tăng lên là
do “có nhiều người mua hơn người bán.”
“Người mua nhiều hơn người bán!” vị sếp của tôi cười lớn. Ông luôn là một
người hài hước và sắc sảo; Ông luôn nhìn thấy sự hài hước trong mọi việc,
đặc biệt là đối với người phóng viên mới này. “Công việc của anh là cho
chúng tôi biết tại sao lại có nhiều người bán hơn người mua.”
Đây dường như một lời khuyên thẳng thắn đã đưa tôi vào mê cung của
những nhà giao dịch, trong đó mọi thứ đều hầu như chỉ dựa vào sự phỏng
đoán nếu không muốn nói là do tưởng tượng. Một ngày kia, tôi được người
ta nói cho biết rằng sự tăng giá (hay giảm giá) do những “nhà đầu tư” khởi
xướng có thể suy đoán được xu hướng của tương lai. Một ngày khác, sự thay
đổi giá cả lại được gán cho những “nhà đầu cơ”. Đặc biệt hơn nữa, giá cả có
thể biến động do những “nguyên nhân kỹ thuật”. Trong những trường hợp
đó, người ta nói rằng cho dù nguyên nhân nào thì nó cũng không mấy quan
trọng. Tuy nhiên, giá vẫn tăng lên?
Giá đồng vượt quá mức 1,5 đô-la và trong suốt quá trình tăng giá, nó không
chịu ảnh hưởng gì từ những nguyên nhân như trên đây. Tôi biết rằng trong
những phân tích của mình có cái gì đó không ổn, nhưng tôi không biết đó là
yếu tố nào. Vấn đề ở đây là do thiếu sự chuẩn bị chu đáo. Tôi chưa được đọc
cuốn Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán của Ledwin Lefèvre, do
đó tôi không biết cách viết như thế nào về các thị trường hàng hoá, thị
trường chứng khoán hay bất cứ thị trường nào khác.
Nếu tôi được đọc cuốn sách này, tôi đã có thể hiểu được rằng bảng tin có sức
mạnh thuyết phục hơn bất kì lý lẽ hay những lời hứa hẹn, tuyên thệ nào. Bạn
không thể tranh luận với bảng tin, bạn không phải giải thích về nó hay tìm

cách phá hoại nó. Và tôi đã có thể đọc được đoạn văn như sau:
Tất nhiên những sự dao động giá cả luôn có lý do của nó, nhưng bảng tin
bản thân nó không quan tâm tới những lý do của sự dao động đó. Nó không
đưa ra những lời giải thích. Tôi không bao giờ đặt ra câu hỏi với bảng tin khi
tôi 14 tuổi và bây giờ khi tôi đã 40 tuổi, tôi cũng không bao giờ làm như vậy.
Điều đó thì có ý nghĩa gì chứ?
Tác giả của những dòng viết này, con trai của một sĩ quan quân đội, được
đào tạo để trở thành một kỹ sư mỏ nhưng theo tiếng gọi của lòng đam mê,
vào những năm 1890, ông đã chuyển sang viết về những thương vụ diễn ra
tại phố Wall. Mặc dù thời đó cũng như bây giờ, công chúng luôn mong
muốn khám phá những ẩn khuất diễn ra trong thị trường chứng khoán,
nhưng vào giai đoạn đó thông tin còn rất hạn chế. Lefèvre là một nhà văn
kiêm nhà báo, luôn có sở trường trong trong việc nắm bắt những âm thanh
hình ảnh diễn ra ngay tại thị trường phố Wall. Năm 1922, ông tạo nên một
cơn chấn động với câu chuyện được đăng nhiều kỳ về một nhà đầu cơ chứng
khoán nổi tiếng – hay cũng có thể nói là đáng hổ thẹn - người đã tiết lộ
những bí mật của công việc giao dịch cho độc giả của tờ báo The Saturday
Evening Post. Câu chuyện của ông ta đã được tái bản thành sách sau đó một
năm.
Mặc dù Lefèvre viết cuốn sách này dưới ngôi thứ nhất, nhưng cuốn hồi ký
được dựa trên một số cuộc phỏng vấn với nhà giao dịch mà ông gọi là Larry
Livingston. Livingston không thực sự tồn tại; đó chỉ là một tên gọi khác của
Jesse Livermore, một trong những nhà đầu cơ chứng khoán vĩ đại nhất mọi
thời đại.
Livermore khởi đầu sự nghiệp vào cuối thế kỷ trước với một công việc có
đồng lương còm cõi tại một công ty mua bán cổ phiếu chui, do những người
chủ không thể tạo một tài khoản tại các công ty môi giới tham gia vào những
thương vụ quy mô nhỏ. Công ty này đã đuổi việc ông do một “sai phạm” là
thường xuyên giành chiến thắng. Đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ Nhất,
Livermore kiếm được và cũng đã mất hàng triệu đô-la, đồng thời bị cáo buộc
là thủ phạm của tất cả các vụ khủng hoảng trên thị trường chứng khoán hay
thị trường hàng hoá, mặc dù không phải không có lý do.
Mặc dù ông đóng vai trò hàng đầu trong vụ sụp đổ thị trường năm 1929,
trước khi sự nghiệp của ông kết thúc quá sớm trong bi kịch, song cuốn hồi
ký chỉ tiểu thuyết hoá những ký ức về thời kỳ đầu và cũng là những năm
tháng thành công của Livermore. Bạn không nên đặt câu hỏi phần nào là

thực, phần nào là hư cấu; Livermore chính là một trong những nhân vật độc
đáo của nước Mỹ mà mỗi sự hư cấu (đặc biệt là dưới ngòi bút tài năng của
Lefèvre) chỉ tăng thêm vẻ thật trong mỗi câu chuyện của ông.
Và như vậy chúng ta sẽ được theo dõi một lời tự thú về công việc của những
nhà giao dịch trong giai đoạn trước khi Luật Chứng khoán Liên bang ra đời;
về những ngươi cung cấp tin nội bộ; về công việc vận động làm giá, những
cố gắng không mệt mỏi của những vị giám đốc tìm cách thao túng cổ phiếu
của chính họ và luôn được biết những thông tin quan trọng trước công
chúng. Giờ đây, gọi cuốn hồi ký này là chân dung của “một giai đoạn của thị
trường chứng khoán đã không còn tồn tại nữa.” Điều này vừa đúng lại vừa
không đúng. Bản chất của con người không thay đổi nhiều từ thời Lefèvre và
cả những nguyên tắc đạo đức của những người bị thu hút tới phố Wall nhằm
tìm kiếm một nguồn lợi nhuận dễ dàng cũng vậy. Khi Lefèvre trong nhân vật
Livingston quan sát rằng “trong những đợt bùng nổ thị trường nhiều công ty
được thành lập vì lý do chủ yếu, nếu không muốn nói là chỉ với một mục
đích duy nhất, đó là nhằm kiếm lợi từ nhu cầu cổ phiếu của công chúng”,
chúng ta sẽ nghĩ tới không ít những kẻ vụ lợi trong thời đại hiện nay (ví dụ
như những người khởi xướng các công ty dot.com).
Tuy nhiên, những ngôn ngữ nhân vật của ông sử dụng thực sự thuộc về
những năm 20 ồn ã của thế kỷ trước. Livingston tại thành phố Atlantic, khi
nghỉ ngơi và tách khỏi thị trường chứng khoán, hoàn toàn có thể trở thành
một tay ham mê đua ngựa tại trường đua Damon Runyon.
Một buổi sáng sau khi ăn sáng và đọc xong các tờ báo của New York, và sau
khi đã chán ngồi xem đám chim mòng biển nhặt những chú sò, ngậm chặt
chúng bay lên cao hai mươi foot và ném xuống nền cát để kiếm một bữa
sáng, chúng tôi bắt đầu đi dạo lên phố Broadwalk… Anh em nhà Harding có
một chi nhánh tại Broadwalk và chúng tôi thường ghé qua đó mỗi buổi sáng
xem họ mở cửa. Đó chỉ là một thói quen mà thôi…
Điều này cho thấy Livingston luôn có niềm đam mê đối với công việc giao
dịch và chỉ cần thị trường có một động thái khác thường nào đó.
Tôi đang theo dõi bảng báo giá các loại cổ phiếu, chú ý tới những mã có thay
đổi. Phần lớn giá đều tăng lên. Bỗng nhiên tôi chú ý tới Union Pacific. Tôi
có cảm giác rằng mình cần bán ra số cổ phiếu này. Tôi không thể nói gì hơn.
Tôi chỉ cảm thấy cần phải bán ra.
Mọi việc đều có lí do của nó. Nhưng ít nhất chúng ta có thể đề cập tới ở đây

hai lý do. Thứ nhất đó là tính cá nhân. Kể từ sau khi chia tay với công việc
theo dõi thị trường kim loại đồng, trong phần lớn sự nghiệp của mình tôi đã
theo đuôi những nhà buôn tài chính, những người chúng ta có thể nói không
hề thánh thiện gì thậm chí đôi lúc rất gian xảo. Phần lớn họ đều giấu mình
sau những kẻ phát ngôn đã được thuê từ trước (và sau đó là sau lưng các luật
sư của họ). Họ thường chỉ đưa ra một nhận xét được xử lý rất khéo léo hay
đôi khi chẳng có nhận xét nào cả.
Livingston mặc dù được thừa nhận chỉ là một hình tượng văn học nhưng qua
đó tác giả đã nói thẳng thắn với chúng ta. Ông đã chỉ mặt đặt tên những nhân
vật rất cụ thể. Chẳng phải đã có một vị chủ tịch của Borneo Tin Company,
một ông Wisenstein nào đó đã nói với vợ của Livingston trong một bữa tiệc
tại Palm Beach rằng bà ta có thể kiếm được một khoản kha khá nếu mua cổ
phiếu của ông ta? Cuốn hồi ký của Livingston đã phơi bày tất cả những cám
dỗ của tình trạng tham nhũng lan tràn tại phố Wall trong những ngày chưa
được quản lý chặt chẽ, nhiều hơn bất kì nguồn thông tin nào khác, chứ không
nói đến bất kì ấn phẩm nào nào khác.
Phản ứng của Livingston đối với lời “tiết lộ” này, chúng ta sẽ không nhắc tới
ở đây, nhưng cần nhận thấy rằng Livingston đã chuẩn bị trước cho chúng ta
về nhân vật của bối cảnh đó. Một ông Weisenstein nào đó cũng chính là
giám đốc một tổ hợp đầu cơ. Điều đó có nghĩa là một vị chủ tịch tập đoàn
cũng đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động trên thị trường chứng
khoán (việc này hiện nay được coi là phi pháp) đang tìm cách thao túng làm
giá cho chính cổ phiếu của công ty đó! Khi công chúng bắt đầu chỉ trích về
những quy định đang tồn tại khi đó thì chúng ta cần đặt ra câu hỏi rằng
những “ngày xưa tươi đẹp” đó có thật sự tươi đẹp không?
Livingston cũng không hề phải hổ thẹn khi nhớ lại những chiến dịch vận
động làm giá của chính mình. Tôi chưa từng nghĩ rằng người ta có thể, thông
qua việc mua vào một cách đúng lúc và có tính toán cẩn thận, mang về
những khoản lợi nhuận khổng lồ do đẩy giá của một cổ phiếu nào đó lên
trong khi phân phối lại số cổ phiếu đó. Livingston coi trò lừa đảo tại hãng
Imperial Steel là một “nghệ thuật vận động làm giá tuyệt vời” khi ông ta tự
cho phép được tán dương công việc của chính mình. Có thể ông ta đã có chút
gì đó muốn tự bảo vệ cho bản thân mình khi cho rằng việc vận động làm giá
không có gì là xấu và cho rằng không có gì lừa lọc hay lén lút trong đó. Đó
là một cuộc chơi đòi hỏi sự dũng cảm, tuy nhiên trong những phương pháp
do ông đề nghị nhằm làm trong sạch thị trường chứng khoán, nhiều ý trong
đó cũng tương đồng với luật chứng khoán được ban hành ngay sau đó, đã đi
ngược lại điều này. Nhưng suy cho cùng, chúng ta cũng được nghe chính

nguon tai.lieu . vn