Xem mẫu

Phần IV(4): TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA
(tiếp theo)
7. “Buồn ngủ gặp chiếu manh,
hay là việc tổ chức Thanh niên Tiền phong
Sau cuộc đảo chánh Nhật 9/3, bọn tôi lần lượt đặt ra cho Xứ bộ mấy nhiệm vụ cần kíp:
Một là, nhiệm vụ tuyên truyền; sự tuyên truyền lúc này nhằm vào mấy đề tài lớn sau đây:
- Đảo chính 9 tháng 3 và việc Nhật tuyên bố Việt Nam (Trung, Bắc) độc lập không phải là một nghĩa cử
của Nhật, mà là hành động vì lợi ích ích kỷ của Nhật. Nhưng hành động đó, khách quan góp phần tạo ra
cho nhân dân ta một số điều kiện thuận lợi để ta đẩy cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc tới
trước.
- Chính phủ Bảo Đại lập ra, dầu có gồm những nhân sĩ trí thức, “nhân sĩ” nào đi nữa, cũng chỉ là một chính
phủ bù nhìn tay sai của Nhật, chính phủ đó, dầu các cụ Thượng có thiện chí đến đâu, cũng sẽ không làm
được việc gì cho đất nước và nhân dân đâu. Phải chống nó như chống tay sai của đế quốc Nhật, chứ không
phải ủng hộ nó, giúp sức nó; cũng không phải chờ xem nó làm gì.
Nội các Trần Trọng Kim, từ trái sang phải: Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng
Kim (bị micro che mặt), Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh,
Nguyễn Hữu Thi (ảnh Trung Bắc Chủ Nhật, 20.5.1945, Thư viện Quốc gia Pháp).
- Nhật cố giữ Nam Kỳ làm thuộc địa, như Triều Tiên, như Lưu Cầu, như Đài Loan. Làm chủ Nam Kỳ thì
khống chế toàn bộ Đông Dương. Nhật không muốn một nước Việt Nam độc lập thống nhất. Nó chống lại sự
thống nhất của dân tộc Việt Nam. Trái lại thì thống nhất, độc lập là mục tiêu lớn của cách mạng. Phát xít
Nhật là đối tượng của cách mạng Việt Nam.
- Phe Trục sẽ hoàn toàn bị đánh bại. Cách mạng sẽ thành công trong một loạt nước, trong đó phải có nước
Việt Nam. Việt Nam phải ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới bằng một cuộc cách mạng thắng lợi; nếu không
làm được cách mạng thắng lợi trong thời cơ này thì ách nô lệ sẽ còn kéo dài không biết tới bao giờ.
Hai là, nhiệm vụ tổ chức: nhiệm vụ tổ chức gồm có:
- Tổ chức Đảng mau chóng lớn mạnh, nối liên lạc hệ thống với Bắc, Trung. Đồng thời, tập hợp tất cả các
đồng chí cũ ẩn náu bấy lâu nay ở căng mới về, ở tù mới được thả, đưa anh em vào công tác cho thích hợp
với khả năng của họ, với yêu cầu của Đảng. Cách mạng là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, lúc
này không ai được thoái thác, không ai được chần chừ lo làm ăn; ai cũng phải đem hết sức lực, dùng hết
thời giờ cho Đảng. (Riêng tôi có dặn các đồng chí là lúc này mà đồng chí cũ nào không chịu hoạt động thì
kể như không còn là đảng viên nữa).
- Tổ chức hội quần chúng công, nông, binh, thanh, phụ, lão cho mạnh nhất, rộng nhất, hoạt động nhất xưa
nay (hơn cả thời kỳ Mặt trận bình dân gấp bội), đưa ý thức chính trị, cách mạng vào mỗi đoàn thể, mỗi

người. Tổ chức mặt trận bao gồm các chánh đảng yêu nước, các cánh tôn giáo tiến bộ và yêu nước, các hội
quần chúng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đưa các tổ chức quần chúng ra hoạt động nửa công
khai và công khai để cho tổ chức và phong trào có thể phát triển nhảy vọt thì mới kịp với tình hình. Trong
tình hình này, tổ chức và phong trào mà chỉ phát triển từ từ thì sẽ hoá ra lạc hậu, trễ tràng, bất lực. Tổ chức
phải tính với con số hàng trăm ngàn, hàng trăm vạn, chớ không phải tính với con số hàng ngàn, hàng vạn
như trước đây.
- Đặc biệt chú trọng vào Sài Gòn và ngoại ô phụ cận. Trong Sài Gòn, thì đặc biệt chú trọng vào công vận,
thanh vận, binh vận (xem đó là cái kiềng ba chân của một phong trào cách mạng bền vững, là cái lõi của sự
tập hợp “ một đạo quân chính trị ”, lớn nhất xưa nay). Phải tổ chức tự vệ chiến đấu mạnh mẽ, hướng tới
thành những lực lượng xung kích như chỉ thị của Lênin hồi tháng 10 năm 1917, ở Nga. Sự phát triển của tự
vệ chiến đấu và xung kích phải đồng nhịp với sự phát triển của hội quần chúng và phong trào đấu tranh.
Phải làm sao để trong một thời gian không lâu, mấy tháng thôi, ở Sài Gòn và ngoại ô, Đảng Cộng sản (và
các tổ chức yêu nước xung quanh Đảng) trở thành mạnh hơn tất cả các chính đảng và giáo phái hợp lại;
đường lối làm cách mạng giải phóng dân tộc, lập chính quyền dân chủ cộng hoà phải chiếm ưu thế trong tư
tưởng của quảng đại đồng bào ta. Ta có điều kiện và khả năng để đạt mục tiêu cao ấy bởi vì tình hình chiến
tranh thế giới, tình hình chính trị xã hội trong nước và tổ chức của Đảng, cũng như các đoàn thể đã phát
triển khá rồi; có thể đoán trước là thuận lợi mỗi lúc mỗi nhiều. Các đồng chí tự tin, tin dân và nỗ lực hết
mức thì làm được. Tôi giải thích hàng chục lần ở hàng chục cấp ủy và địa phương, cố làm cho các đồng
chí thấy được nhiệm vụ phải lớn lên cực nhanh như Phù Đổng Thiên Vương, bằng không thì sẽ không có
cách mạng, cách mạng chỉ ở trên giấy mà thôi.
Nói thì dễ, thì xuôi như vậy, chớ làm cho được thì khó, rất khó. Không ít người bảo rằng đó chỉ là ảo
tưởng, mơ mộng, chuyện Phù Đổng chỉ là một thần thoại. Nhưng số đông các đồng chí trả lời rằng: đó là
thần thoại Việt Nam; nghĩa là nhân dân Việt Nam muốn tồn tại, muốn tên nước Việt Nam đừng bị bôi bỏ
trên mặt địa cầu, thì dân Việt Nam phải thật có “phép” Phù Đổng chớ không phải chỉ ước mong mà thôi.
Nhân dân Việt Nam tới nay vẫn tồn tại, tức hiện tượng Phù Đổng phải là một sự thật lặp đi, lặp lại nhiều
lần. Đại Việt đánh bại quân Nguyên là một hiện tượng Phù Đổng trong lịch sử nước nhà. Vậy khó thì rất
khó, nhưng làm được, chắc được. Miễn là các đồng chí đều nỗ lực đến mức cao nhất, thì khó mấy cũng
không sao.
Khó khăn đáng sợ nhất, chưa phải là Nhật, là đại Nhật Bản với số quân ở Đông Dương sáu, bảy hay mười
vạn người có quá đầy đủ súng đạn, thừa can đảm, thạo chinh chiến; bởi vì quân Nhật sắp thua rồi, ta đâu
cần phải đánh đồn phá luỹ của chúng nó, tuy không phải có lúc phải làm như vậy ở nơi này, hay nơi nọ.
Khó, khó khăn thực tế đáng chú ý nhất mà nhất thiết phải vượt qua là các giáo phái ở Nam Kỳ lớn lắm, và
thực ra đó là những chánh đảng hoạt động dưới hình thức tôn giáo. Cao Đài đông hàng triệu người, tỉnh
nào cũng có, họ tập trung ở Sài Gòn đến mấy vạn làm công nhân và làm binh lính, chính phe của Trần
Quang Vinh lấy danh nghĩa là Đảng Phục Quốc. Hoà Hảo đông hàng chục vạn người, nhiều nhất là ở Hậu
Giang, họ theo gương Cao Đài tập trung lên Sài Gòn cũng khá đông đến nhiều ngàn. Hoà Hảo hoạt động
lấy danh nghĩa là Dân Xã Đảng. Giáo phái Tịnh độ cư sĩ, không đông bằng hai nhóm trên mà đã có hàng
vạn, họ không tập trung lên Sài Gòn, nhưng họ làm cơ sở quần chúng cho Quốc Gia Đảng (phân biệt với
đảng Quốc Gia Độc Lập). Phe Trốt-kít từ 1930 nằm im lìm, bây giờ sau 9 tháng 3 đã bắt đầu cựa quậy lại.
Đám này không có sức lực gì đáng kể nhưng có ý đồ tập hợp tất cả các lực lượng chống cộng, chống đệ
tam. Một cánh Trốt-kít, cánh Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn Phương nhảy ra cầm đầu Sở Mật thám và Sở Cảnh
sát Nam Kỳ dưới chế độ Nhật, tự tạo ra một cái thế mà họ cho là thuận lợi để bảo vệ cho mấy cánh khác
hoạt động. Nghe phong phanh, họ bàn tới việc vận động lập “Mặt trận quốc gia thống nhất”. Tất cả những

tổ chức kể trên đều thân Nhật, đều được Nhật sử dụng. Từ sau 9 tháng 3, họ tăng cường hoạt động. Còn
những tổ chức có năm, bảy trăm, vài ba ngàn người thì nhiều lắm, quây quần xung quanh Sở Sen đầm
Kempeitai của Nhật.
Ta phải làm gì để trở nên mạnh cho thật nhanh, và mạnh hơn tất cả các tổ chức trên cộng lại?
[Trước khi trả lời cho câu hỏi đó tôi muốn thêm vào đây một việc xảy ra sau 1995, nghĩa là 50 năm sau
Cách mạng tháng Tám, việc ấy liên quan sâu xa đến việc người ta vu cáo tôi và Xứ ủy Nam Kỳ là “không
chịu theo đường lối, chỉ thị của Trung ương”, cứ theo đường lối riêng của mình. Năm 1995, Nhà xuất bản
Chính trị có cho ra đời hai quyển sách về Cách mạng tháng Tám; một quyển có tính chất tổng kết, một
quyển có tính chất hồi ký. Cả hai đều có đóng góp tốt. Trong quyển có tính chất hồi ký, người đọc thấy có
bài của Thép Mới[1] nói rằng: Trung ương họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) thì đêm ấy, ở Hà Nội (9/3) Nhật
đảo chánh. Trung ương ra nghị quyết “Nhật – Pháp đánh nhau, hành động của chúng ta”; đồng chí Trường
Chinh liền đem nghị quyết đó sang nhà in Cờ Giải phóng in ra nhiều bản, một bản trao cho đồng chí
Nguyễn Thị Thập và đồng chí Dân Tôn Tử (tức Trần Văn Vi) đem về Nam Bộ. Nếu vậy là chỉ thị rất kịp
thời!... Tôi xin trễ tràng cải chính (mà cải chính để làm gì?). 9 tháng 3 năm 1945, chị Mười Thập còn ở
Mỹ Tho (Nam Bộ), anh Vi (sau trong kháng chiến mới lấy tên là Dân Tôn Tử còn ở căng (trại tập trung) Bà
Rá! Ngày 10 tháng 3, tù nhân căng Bà Rá mới ra khỏi căng. Thì làm gì hai đồng chí ấy đã có mặt ở Hà Nội
để lãnh chỉ thị “Nhật Pháp đánh nhau hành động của chúng ta”. Chị Mười tới tháng 7 mới ra Bắc. Dân Tôn
Tử tới năm 1954 mới ra Bắc. Vậy Thép Mới lấy “tin tức” ở đâu? Hay là, hoặc “vô tình” hoặc “cố ý” đưa
ra một “bằng cớ” là Xứ ủy Nam Bộ, cụ thể là Trần Văn Giàu đã được chỉ thị nghị quyết của Trung ương
mà không chịu thi hành? Sự thật trăm phần trăm là mãi cho đến Tổng khởi nghĩa, chúng tôi, Xứ ủy Nam Kỳ
chưa hề tiếp được chỉ thị nào của cấp trên cả. Sau 9 tháng 3, các nhiệm vụ đều do chúng tôi tự mình đặt ra
cho mình. Đúng, sai là một việc khác, chẳng lẽ mình ngồi chờ?]
Đặt ra nhiệm vụ nặng nề, lớn lao như thế có phải là chúng tôi chủ quan ảo tưởng chăng?
Nếu không đủ mạnh, mạnh hơn tất cả các đảng phái khác cộng lại, nếu ta lẹt đẹt trong vòng cô độc, không
ai trông thấy lực lượng hùng hậu của ta mà chỉ nghe tiếng tăm của ta thôi, thì, vào lúc Nhật Bản bị bại trận,
khủng hoảng chính trị xảy đến, các đảng phái quốc gia và giáo phái sẽ giành chính quyền, chớ ta nhỏ yếu
thì làm gì được? Vậy ta cấp tốc phải trở nên mạnh. Nhưng làm cách nào để trở nên mạnh cho thật nhanh?
Hội truyền bá quốc ngữ, đoàn SET[2] hoạt động công khai, nhưng sức thu hút quần chúng của các tổ chức
đó đều có giới hạn. Những hội biến tướng như tương tế, thể thao, trợ táng, v.v… thì, lúc này không làm sao
tập hợp được đông đảo nhân dân, nhất là không làm sao xung động được phong trào, không làm sao có sức
đưa quần chúng xuống đường biểu tình theo một số khẩu hiệu chính trị được.
Phải tìm một số hình thức tổ chức và hoạt động công khai – không nhất thiết phải là hợp pháp – hợp với ý
đồ của ta, mang tính chất động viên chính trị cao, trước hết là cho thanh niên, động viên được hàng vạn,
hàng chục vạn, hàng triệu người dân, đưa họ xuống đường theo khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.
Nghĩ mãi không ra. Song chúng tôi cho rằng hễ có vấn đề đặt ra một cách hợp lý thì tất phải có giải đáp
cần thiết. (Lúc này tôi nhớ đến câu nói của Hegel: “Những cái gì hợp lý là hiện thực” – tout ce qui est
rationel est réel).
Trong lúc bọn tôi còn đang lúng túng, thì thống đốc Nhật ở Nam Kỳ Minoda và Tổng lãnh sự Ida mời bác
sĩ Phạm Ngọc Thạch và kỹ sư Ngô Tấn Nhơn đứng ra tổ chức thanh niên ở Nam Kỳ. Thạch báo cáo với
Xứ ủy, bàn riêng hơn thiệt với Hà Huy Giáp (ở Trung Kỳ mới vào) và tôi, Hà Huy Giáp nằm ở nhà thương
của Thạch, tại đường Chasseloup-Laubat (bây giờ là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh).

Tụi Nhật ở Nam Kỳ nhờ Phạm Ngọc Thạch đứng ra tổ chức thanh niên thì cũng như ở Trung, Bắc tụi nó
nhờ Phan Anh, Tạ Quang Bửu đứng ra tổ chức thanh niên ở ngoài đó, chẳng có gì khác đâu ở trong ý đồ
của Nhật. Cái khác là ở chỗ Phạm Ngọc Thạch là đảng viên Đảng Cộng sản và Minoda, Ida hoàn toàn
không biết, không ngờ rằng đằng sau lưng Phạm Ngọc Thạch là một Xứ ủy đang tìm kiếm một hình thức tổ
chức và hoạt động công khai của thanh niên, không phải trong phương hướng thể thao, văn hoá đi trong
đường hướng Đại Đông Á, mà trong phương hướng chính trị yêu nước và độc lập dân tộc. Cũng phải nói
thật: nếu không được anh Giáp, anh Giàu đồng ý thì Bác sĩ Thạch chẳng chịu đứng ra tổ chức Thanh niên
Nam Kỳ theo đề nghị của Minoda và Ida đâu, mà dầu có đứng ra làm cũng không gây ra được một phong
trào rộng lớn đâu, bất quá cũng như Phan Anh ở Bắc, ở Trung. Và, nếu việc quan trọng đó không được một
đồng chí có nhân cách, tài ba như Phạm Ngọc Thạch và các bạn thân thiết của anh đứng ra phụ trách tập
hợp thanh niên thì Xứ ủy cũng không biết lấy ai đảm nhiệm công việc lớn lao này.
Đúng là tụi Nhật (chính khách và quân nhân) không biết, không thể biết Thạch là cộng sản. Biết sao nổi?
Thánh cũng không biết! Thạch lấy vợ đầm (một bà đầm không có chánh kiến nào khác hơn là chánh kiến
của đức ông chồng (3) ); có vợ đầm nên cũng là dân Tây; Thạch lại là cháu ngoại của người hoàng tộc; anh
học ở Hà Nội rồi học ở Pháp, giỏi chuyên môn (trị bệnh lao), có nhà thương tư, làm bác sĩ cho gia đình
đại tư bản số một Sài Gòn Hui Bòn Hỏa với lương tháng trên vài ngàn đồng bạc Đông Dương thuở ấy;
riêng Thạch có nhiều đất ruộng ở Đồng Tháp Mười, ở đồng bằng sông Cửu Long, và có gần trăm mẫu cà
phê ở Dran trên đường Phan Rang-Đà Lạt. Giao du rộng, chơi thân với nhiều tai to mặt lớn Pháp, rồi chơi
thân với Minoda, Ida và mấy tướng lãnh Nhật. Nghe nói Minoda cũng có vợ đầm như Thạch. Thì ai có thể
ngờ rằng cái ông bác sĩ dân Tây, cháu hoàng tộc, lắm đất, lắm tiền này lại là cộng sản, là đảng viên Đảng
Cộng sản Đông Dương? Nhật không ngờ nên mới mời.
Nhận hay không nhận?
Làm hay không làm?
Bọn tôi bàn bạc, lật ngược lật xuôi, cân nhắc lợi hại, có thể xem là kỹ. Có thể có anh em (trước hết là
nhóm “Giải Phóng”) ngờ ta làm việc không công hay, hơn nữa, làm tay sai cho Nhật; họ vốn cô độc hẹp
hòi, bệnh cô độc hẹp hòi là bệnh mãn tính của nhiều anh em ta xưa nay; thời nào cũng có; anh em họ không
quan niệm được rằng ngay ở thời chiến ta vẫn có thể lợi dụng công khai để mở rộng hoạt động quần chúng
chống Nhật, chống thực dân, chống chiến tranh xâm lược. Thì ta sợ gì cái đánh giá sai lầm của người cô
độc hẹp hòi? Cũng có thể là, lúc nào đó, Nhật ép buộc tổ chức thanh niên phục vụ không nhiều thời ít cho
hoạt động chiến tranh Đại Đông Á của nó. Nhưng, nếu ta không đứng ra nắm thẳng việc tổ chức thanh niên
thì Nhật cũng lựa được người khác (thiếu gì) để làm việc đó. Khi ấy Nhật sẽ nắm thanh niên chắc hơn, sẽ
lợi dụng thanh niên nhiều hơn. Trái lại nếu ta nắm được thanh niên một cách vững vàng thì ta sẽ có nhiều
khả năng vận động thanh niên chống lại mọi cách lợi dụng của Nhật mà Nhật không làm sao tự tung tự tác
được, nhất là lúc nó ở trong thế yếu, thế thua. Chắc hẳn có đồng chí ít cô độc hẹp hòi hơn là Giải Phóng
bảo rằng ra không nên đứng ra “bao” cái việc tổ chức thanh niên, ta hãy chờ khi kẻ thân Nhật đứng ra tổ
chức, rồi khi ấy ta sẽ chen vào mà hoạt động, như vậy sẽ không mang tiếng, mà vẫn theo đúng lời dạy của
Lenin trong sách “Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản”. Có thể trả lời cho các đồng chí ấy rằng,
việc đã sẵn có những tổ chức thanh niên của người thân Nhật lập ra thì tất nhiên ta sẽ chen vào đó để mà
hoạt động quần chúng chống bọn lãnh tụ cơ hội và phản động (việc này thì ta đang làm đối với một số tổ
chức thanh niên do Nhật lập ra như đoàn phòng vệ Nhật Việt). Nhưng nếu có cơ hội để chính chúng ta đứng
ra tổ chức thanh niên, vạch ra phương hướng, tư tưởng chính trị, sắp xếp cơ cấu tổ chức, bố trí các người
lãnh đạo ở Trung ương và địa phương, ở các ban, đưa hàng chục vạn thanh niên vào hàng ngũ một tổ chức
công khai mà chúng ta vẽ ra phương hướng, chúng ta điều khiển một cách khôn khéo, theo đường lối cơ

bản của ta, của cách mạng giải phóng dân tộc, thì tại sao ta chối từ, tại sao ta không làm, tại sao ta chần
chừ để cho đám tay sai của Nhật tổ chức rồi ta mới lần hồi và lẽ tẻ chen vào ở cấp cơ sở và cấp dưới,
dưới quyền chỉ huy của những kẻ kém về mọi mặt, nhất là mặt chính trị? Làm như thế, khác nào ta để mặc
cho bọn kia thao túng?
Có thể là, trước sau rồi thì Nhật cũng biết ta (cộng sản) nắm tổ chức thanh niên; nó có thể sẽ ra tay khủng
bố, nó bắt, nó giết hết thì làm sao? Không sợ! Khi Nhật đã vào bước suy tàn nhưng ngày nay thì nó sợ ta
hơn là ta sợ nó; nó cố không gây chuyện với nhân dân ta để còn có thể đương đầu với địch thủ của nó là
Mỹ. Vả lại, sự hoạt động của ta trong thanh niên sẽ khôn khéo hết sức, ta chĩa mũi nhọn đấu tranh vào nguy
cơ thực dân Pháp trở lại, ta đặt vấn đề giành độc lập dân tộc, giành thống nhất Tổ quốc lên trên hết, tất
nhiên ta không công khai nói cộng sản, ta nói yêu nước là chính, thì Nhật lấy cớ gì để khủng bố, để bắt giết;
vả lại bắt giết ta có dễ đâu khi mà phong trào nhân dân vì độc lập tự do đã lên cao trong lúc uy thế của
Nhật Bản xuống thấp, trong lúc Nhật Bản sắp phải đầu hàng? Mà cho dầu Nhật cuối cùng biết Phạm Ngọc
Thạch hoạt động theo đường lối của Đảng Cộng sản đi nữa, thì lúc ấy đã trễ quá rồi, Nhật trở tay sao kịp?
Phải đành chịu thôi! Nói cho rõ hơn, nếu hồi 1942, 1943 mà Nhật lật đổ Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập,
lúc ấy uy thế Nhật lên cao, Nhật đang thắng, chiến tranh đang mở rộng, nếu lúc bấy giờ mà Nhật mời bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch đứng ra tập hợp thanh niên, làm thủ lãnh thanh niên, thì Xứ ủy chắc không tán thành đâu.
Còn như vào giữa năm 1945, Ý, Đức đầu hàng, Nhật Bản trơ trọi, chết tới nơi, ta rất có thể và cần phải
đứng ra lợi dụng công khai để huy động hàng chục vạn, hàng trăm vạn nhân dân làm lực lượng chính trị
giành chính quyền khi thời cơ chín muồi, khi quân phiệt Nhật sụp đổ. Ở Nam Kỳ mà không làm như vậy thì
cô độc, không tranh nổi với các đảng quốc gia, và giáo phái, tức là không có cách mạng thắng lợi. Cái điều
đáng lo nhất, cần phải tránh nhất là sự khiêu khích cực tả, đặc biệt là khiêu khích của đám Trốtkít nhiều âm
mưu nham hiểm.
Vậy cái hại không phải to lớn gì, không phải không thể trừ bỏ được. Còn cái lợi thì khỏi cần phải giải thích
cho nhau làm gì nữa. Tụi này ở Nam Kỳ đã quen lợi dụng công khai, hợp pháp từ lâu đời rồi. Từ hồi
Nguyễn An Ninh ra báo La Cloche Fêlée, diễn thuyết ở Xóm Lách, thanh niên đảng thành lập mà không xin
phép, vận động bầu cử hội đồng thành phố và hội đồng quản hạt, làm biểu tình hàng vạn người và hàng mấy
chục cuộc rước “lao công đại sứ” Justin Godart, ra báo Dân Chúng mà không xin phép, v.v… trong khi tổ
chức Đảng Tiền phong vẫn bí mật thì tổ chức và hoạt động quần chúng công khai, nhờ vậy mà Đảng Cộng
sản phát động được rất nhiều phong trào rộng lớn. Bây giờ, sau 9 tháng 3 năm 1945, nảy sinh ra một tình
hình mới chứa đựng nhiều khả năng cho chúng ta một lần nữa sử dụng công khai, hợp pháp trên một trình
độ cao hơn trước thì chắc là ta sẽ đạt hiệu quả lớn nhất xưa nay.
Bấy giờ chúng tôi thường nói với nhau: trên bầu trời, tinh tú nào lớn nhất thì có sức hút mạnh nhất. Đảng
Cộng sản và Mặt trận dân tộc phải lớn mạnh nhất thì mới thu hút được tất cả lực lượng yêu nước vào quỹ
đạo giải phóng của mình. Muốn được vậy phải thừa cơ tổ chức một đoàn thể thanh niên lớn mạnh, ở đó
tinh thần yêu nước, thương dân, chống thực dân, tinh thần hy sinh, đấu tranh cho độc lập thống nhất sẽ là tư
tưởng chính trị bao trùm.
Cuối cùng theo sự đề nghị của Giáp và Giàu, Xứ ủy quyết định cho đồng chí bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
đứng ra công khai tổ chức Thanh niên. Một số đồng chí khác sẽ được phái vào tổ chức này để, khắp các
tỉnh cùng với tất cả những người thanh niên cộng sản, nhanh chóng tạo ra một đoàn thể yêu nước rộng rãi
mang tinh thần chiến đấu cao, có khả năng thu hút mạnh, đi theo đường lối cách mạng giải phóng dân tộc.
Đó là vào tháng 5 năm 1945.
Về sự lựa chọn những nhân vật đứng ra lãnh trách nhiệm tổ chức Thanh niên ở Nam Kỳ, Xứ ủy quan niệm

nguon tai.lieu . vn