Xem mẫu

Chương 5

SINH HOẠT VĂN HÓA
5.1. TÍN NGƯỠNG
Tín ngưỡng là tin vào một điều mà ta có cảm nhận, có linh cảm là
đúng và có thật, rồi từ đó tìm ra các cách thức, hình thức, biện pháp để thể
hiện niềm tin, lòng tin ấy.
Tín ngưỡng là biểu hiện đầu tiên của sinh hoạt văn hóa nhằm mục
đích tìm về cội nguồn của con người, giữ gìn và tự cải tạo bản thân con
người trong mối tương tác với tự nhiên; đồng thời, thông qua đó có biện
pháp khuyến thiện, trừ ác.
Tín ngưỡng là hình thái đặc trưng của tôn giáo và do đó nó khác với
mê tín. Tín ngưỡng nằm trong khuôn khổ và được định hướng bởi mục tiêu
rõ ràng. Tín ngưỡng thuộc về đức tin, tôn thờ có giới hạn trong khuôn khổ
giáo lý, tập tục.
Người sống có tín ngưỡng đúng đắn thì có sự suy xét minh mẫn về
hành vi của mình đúng với mục tiêu tâm linh đã được xác định, và do đó
luôn hướng thiện và cổ vũ cho lối sống đạo đức, sống có lý tưởng.
Mê tín là tin một cách vô căn cứ, tin bừa bãi, tin mà không suy xét,
không kiểm chứng, tin mù quáng. Người mê tín khi gặp nghịch cảnh dễ bị
kích động bùng phát thành cuồng tín. Đã là người cuồng tín thì sẵn sàng bất
chấp đạo đức, pháp luật, và do đó trở thành kẻ hung dữ, có thể huỷ diệt
người khác vì cho rằng mình đang phụng sự đức tin.
Tín ngưỡng chia ra ba nhóm: sùng bái tự nhiên, sùng bái con người,
tín ngưỡng phồn thực.
5.1.1. Sùng bái tự nhiên
Đây là giai đoạn tất yếu của tín ngưỡng dân gian trong quá trình phát
triển văn hóa của các dân tộc. Nó thể hiện sự hùng vĩ của tự nhiên, của vũ
trụ mà con người phải sùng bái, bởi sức mạnh của tự nhiên chứa đầy bí ẩn,
ngay cả đối với con người của thời đại văn minh với nhiều loại hình công
nghệ tiên tiến.
101

Mỗi dân tộc có cách sùng bái tự nhiên riêng của mình. Chẳng hạn, ở
Việt Nam, các dân tộc Tày, Nùng tin rằng có rất nhiều thần thánh, ma quỷ
hiện hữu ở trên trời, trong rừng và trong nhà (phi phạ ở trên trời, phi đông ở
trong nhà, phi pấu pú ở tổ tiên con người). Tự ngàn xưa họ coi vạn vật trong
vũ trụ đều mang tính linh thiêng, đều có hồn (vạn vật hữu linh).
Trong sùng bái tự nhiên, trước tiên phải nói đến việc sùng bái các vật
tổ (gốc gác tổ tiên; và sau đó là tên họ, dòng họ; thánh thần). Người Việt
Nam có các sùng bái như sau:
- Sùng bái cá sấu, cá voi (vùng sông nước); sùng bái trâu (vùng đất
ruộng); sùng bái cóc, gà (biểu hiện của mối liên hệ giữa trời-đất-người:
tiếng cóc gọi trời mưa, tiếng gà gáy sáng); sùng bái chim, hươu nai (vùng
rừng núi).
- Sùng bái thực vật: thờ các loại cây chỉ mùa màng, tức là các loại cây
cho thức ăn và đồ mặc (thờ thần lúa, thần đỗ, thần dâu tằm); các loại cây chỉ
truyền thuyết (trầu, cau, dừa), v.v..
- Sùng bái đất đá: thờ các hòn đá (đặt tên cụ thể gây ấn tượng: Hòn
trống mái, Hòn chồng, An ninh thần đồng, Hòn vọng phu); thờ các nấm mồ
(mồ yên mả đẹp, đào sâu chôn chặt, chôn sâu lấp kín); thờ các vùng đất đá.
Cũng như phần lớn cư dân Nam Á, cư dân Việt Nam thờ thần mặt trời
- biểu tượng cao nhất của tự nhiên (về mặt thuật ngữ, lúc đầu người Việt gọi
là Bà Trời - ông Trăng (ông Giăng), về sau chuyển đúng tính chất của nó
Ông Trời- chị Hằng). Rồi sau đó, đến những năm đầu công nguyên ở Việt
Nam còn thờ các hiện tượng trong tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp (Pháp
Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Khi Phật giáo vào Việt Nam, người ta
thờ bộ Tứ Pháp này ở các chùa (chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà
Tướng, chùa Bà Giàn). Việc thờ bộ Tứ Pháp được đặc biệt chú ý vào thời
nhà Lý (thế kỷ XI): triều đình cho rước Pháp Vân đi theo quân lính đánh
giặc với niềm tin rằng gió, mây xua đuổi được kẻ thù.
Việc sùng bái tự nhiên để lại dấu ấn trong tên gọi các bộ lạc, bộ tộc,
địa danh theo vật tổ, chẳng hạn xóm Gà (Cổ Loa), bộ lạc Dâu (Hà Bắc), bộ
tộc Cau, bộ tộc Dừa; đồng thời, về sau trở thành truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam, chẳng hạn, truyền thống đền ơn đáp nghĩa. Tục thờ cá voi
(cá Ông, ông Nam Hải) là một ví dụ. Cá voi thường xuất hiện lấy thân mình
102

đưa thuyền ngư dân vào bờ khi họ gặp phải phong ba ngoài biển khơi. Để
đền ơn, một khi cá Ông vướng phải lưới chăng của ngư dân thì họ có tục mở
hết các cửa chướng và cửa nồm, rồi khấn vái cho đến khi cá Ông thoát khỏi
lưới mới thôi. Hoặc tục thờ ngọc cốt của ông Nam Hải tại các lăng Ông một
khi có cá Ông chết (1).
Người Việt Nam có một quan niệm luận rõ ràng về tầng bậc của vũ
trụ: tầng trên là trời, tầng giữa là người, tầng dưới chia đôi gồm đất (trên) và
nước (dưới). Quan niệm này ảnh hưởng đến các tạo tác văn hoá phẩm,
chẳng hạn, việc chế tác trống đồng. Trần Quốc Vượng cho rằng trống đồng với mặt trống và thân trống chia thành 3 phần là tang-trụ-chân cũng có thể
coi là một biểu tượng vũ trụ. Quan niệm luận về tầng bậc vũ trụ còn ảnh
hưởng đến các sinh hoạt văn hoá, chẳng hạn, phong tục chôn cất người chết
theo lối địa táng (chôn đất), thuỷ táng (táng bằng quan tài gỗ hình thuyền
được định vị dưới nước), hoặc thiên táng (táng bằng quan tài được định vị tự
do trong không gian rừng cây). Quan niệm luận về tầng bậc vũ trụ còn
hướng người Việt Nam thờ các thần coi sóc các phương và các thần coi sóc
thời gian. Đó là việc thờ Ngũ phương chi thần, Thập nhị hành khiển. Tín
ngưỡng ngày càng thể hiện tính thống nhất của văn hóa nhận thức người Việt
Nam: không gian thống nhất với thời gian để tạo thành vũ trụ, 5 phương (ứng
với ngũ hành) đi liền với 12 thần coi sóc 12 tháng trong năm (2).
Theo thời gian, người Việt Nam càng có ý thức hơn về tín ngưỡng liên
quan đến con người, đặc biệt là phụ nữ. Việc thờ các bộ Tam phủ, Tứ phủ là một
bằng chứng: Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Liễu Hạnh.
Ngoài việc thờ các bộ Tam phủ, Tứ phủ, người Việt Nam còn thờ
Thần Nông. Thần Nông được thờ cùng với Thần làng (Thành hoàng) ở các
đình làng (các tỉnh phía Bắc) hoặc thờ ở các miếu thờ riêng (một số tỉnh
phía Nam), hoặc thờ cúng ở đàn Xã Tắc (hoàng thành Huế).

(1)

Trước đây, khi có cá Ông chết, người ta neo xác dưới nước cho đến khi còn lại bộ
xương. Xương cá Ông được đem về làng, tắm bằng rượu, phơi khô, đặt vào quan quách để
thờ tại lăng Ông. Lễ hội cầu ngư thường diễn ra tại lăng Ông để hội tụ được phần linh
thiêng của cá Ông.
(2)
Quan niệm luận của người Việt về không gian là tính tầng bậc, về thời gian là tính
chu kỳ. Trần Quốc Vượng cho rằng tính chu kỳ của thời gian được biểu thị bởi các dải
vòng tròn quanh ngôi sao giữa mặt trống đồng (tài liệu đã dẫn, tr. 146).

103

Việc thờ Tam Phủ, Tứ phủ, Thần Nông là chỗ dựa tinh thần giúp cho
cư dân nông nghiệp lúa nước vượt qua thiên tai, không bệnh tật, có được
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đỉnh cao trong sùng bái tự nhiên là việc thực hiện hai nhóm lễ quan
trọng của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Đó là lễ Tịch điền và lễ Nam Giao.
Lễ Tịch điền (hay còn gọi là lễ Hạ điền) được tổ chức lần đầu tiên ở
nước ta vào năm 987 (đời vua Lê Đại Hành). Theo truyền thuyết, năm ấy,
khi cày ruộng vua bắt gặp một chum vàng, năm sau lại bắt gặp một chum
bạc. Do đó những thửa ruộng này được gọi là kim ngân điền (ruộng vàng
ruộng bạc).
Đến đời nhà Lý, vua cho xây đàn cúng tế, làm lễ Thần Nông xong rồi
mới xuống ruộng cày vài đường cầu cho mùa màng bội thu, qua khỏi thiên
tai, con dân nhờ đó mà làm ăn thịnh vượng.
Dưới triều nhà Trần, lễ Tịch điền có phần bị coi nhẹ. Vua không thân
hành ra làm lễ Tịch điền, không đích thân xuống ruộng cày, mà chỉ sai quan
lại lập đàn Xã Tắc để cúng tế.
Đến đời Lê Thánh Tông, lễ Tịch điền được coi trọng trở lại. Vua cho
dựng đàn Tiêu Nông ở ngoài thành Thăng Long để hàng năm ra cúng tế
Thần Nông, làm lễ Tịch điền, đích thân xuống ruộng cày.
Dưới triều Nguyễn, lễ Tịch điền được các nhà vua coi trọng và tổ chức
một cách nghiêm trang. Vua Gia Long cho xây đàn Xã Tắc (cúng tế Thần
Nông) và lập khu Tịch điền ở khu vực Tây Lộc hiện nay. Vua Minh Mạng
ban dụ cho phục hồi và chỉnh đốn lại các nghi lễ cổ truyền liên quan đến lễ
Tịch điền. Chẳng hạn, việc tổ chức lễ Tịch điền giao cho Bộ Lễ; lập đài cao
(quan canh) cho vua ngự xem cày; chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thóc giống
cho việc cày ruộng; chuẩn bị long đình để rước cày, bừa và thóc giống; sắm
sửa lễ vật cho lễ Tịch điền như trâu, dê, lợn, xôi, rượu, hoa quả, hương nến,
lụa trắng, ngọc trắng; chuẩn bị các nghi thức cần thiết khác cho buổi lễ được
bắt đầu đúng vào giờ Mão (5 giờ sáng). Khi ra cày trong lễ Tịch điền, vua
mặc áo bào, cầm cày sơn son thếp vàng và roi mây. Đại nhạc và nhã nhạc
được cử lên, rồi đoàn nhạc sinh múa cờ vàng. Vua cày xong ba đường thì
đến lượt hoàng tử, hoàng thân cày năm đường và sau đó các quan cày chín
đường. Sau buổi lễ, vua hồi cung và ban yến cho hoàng tử, hoàng thân và
104

đại thần. Lễ Tịch điền được duy trì cho đến khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta.
Lễ Nam Giao: Lễ diễn ra tại đàn Nam Giao. Đây là lễ tế Trời. Kinh
thư có nói: “Trời muốn giúp đỡ dân mới đặt ra vua. Trời thương dân, vua
phải vâng mệnh trời. Cho nên, lúc tế Giao vua cáo Trời, tức là đem cái
nhiệm vụ của mình đối với dân và cái cảm tình của dân đối với Trời mà giải
bày trước Thượng đế, xin Thượng đế giáng phúc cho dân”.
Lễ tế Giao (Nam Giao) của Việt Nam có từ năm 1154 dưới đời vua Lý
Anh Tông (3 năm làm một lễ lớn, 2 năm làm một lễ trung, mỗi năm một lễ
nhỏ). Đến thời nhà Lê, lễ tế Giao được tiến hành hàng năm, trong suốt thời
gian ba trăm năm. Đến thời nhà Nguyễn, vào năm 1806, đàn Nam Giao
được đắp ở phía Nam Kinh thành Huế.
Đàn Nam Giao cao 4,7m, có 3 tầng, xây bằng gạch và đá. Tầng cao
nhất là hình tròn (viên đàn), tượng trưng cho trời, màu xanh, đường kính
38,4m, cao 2,8m, gồm 10 án thờ. Tầng giữa có hình vuông (phương đàn),
tượng trưng cho đất, màu vàng, mỗi cạnh 76m, cao 1,6m, gồm 8 án thờ.
Tầng dưới cùng cũng là một hình vuông, sơn màu đỏ, mỗi cạnh 130,8m, cao
0,84m, mặt trước có xây 2 hàng đá tảng, mỗi hàng có 6 tảng để cắm tàn.
Tiến trình Lễ Nam Giao như sau:
- Trước lễ chính 3 ngày, Bộ Lễ cho chuẩn bị một số thủ tục bắt buộc.
- Đại lễ (chính lễ) cử hành vào giờ Tý (từ khoảng 1 giờ sáng), cho đến
khoảng giờ Dần, giờ Mão. Các lễ chính là: Lễ tiến trầm, lễ tiến tửu (tiến
rượu, cả thảy có 3 lần tiến rượu), lễ tấn trở (tiến thực phẩm, dâng thức ăn;
rồi chia cho các quan theo thứ tự phẩm tước), lễ triệt và đốt phẩm vật. Lễ
Nam Giao lần cuối cùng của triều Nguyễn được cử hành vào giờ Tý rạng
ngày 23 tháng 3 năm 1945.
5.1.2. Sùng bái con người
5.1.2.1. Tại sao phải sùng bái con người
Bản chất con người: Con người, về thực chất là một vũ trụ thu nhỏ, là
một thành phần của tự nhiên, thuộc về tự nhiên, sản phẩm của tự nhiên, cho
nên tuân thủ đúng các quy luật của tự nhiên. Đến khi xã hội phát triển, con
người lại mang trong mình đặc trưng xã hội, tức là bổ sung tính tổng hòa
105

nguon tai.lieu . vn