Xem mẫu

LÉP TRỐTXKI

đời tôi
TẬP I

TỦ SÁCH NGHIÊN CỨU
1998

LÉP TRỐTXKI

đời tôi
tập một

TỦ SÁCH NGHIÊN CỨU
1998
Lép Trốtxki: Đời tôi
Nguyên tác:

ЛЛЕЕВВ ТТРРООЦЦККИИЙЙ:: ММООЯЯ ЖЖИИЗЗННЬЬ II––IIII
Tủ sách Nghiên cứu dịch theo bản tiếng Pháp:

Léon Trotsky: Ma Vie
Nhà xuất bản Gallimard, Paris 1953
Hoàng Nguyễn đối chiếu, sửa chữa
và chỉnh lý theo bản tiếng Hung:

Lev Trockij: Életem
Nhà xuất bản Kossuth, Budapest 1989
Trình bày bìa: Hoàng Giang
In lần thứ nhất tại Hungary, 1998

2

Tủ sách Nghiên cứu giữ bản quyền ấn bản Việt ngữ
Vietnamese Copyright

© 1998 by Tủ sách Nghiên cứu

LỜI CÁM ƠN
Cuốn sách này được ra đời nhờ sự góp sức của một tập thể anh em gồm có những
người trốt-kít và những người không xu hướng đảng phái chính trị, trong số đó, có người ở
Việt Nam, có người ở Pháp, có người ngụ cư ở Đông Âu.
Mặc dầu ở cách xa nhau hàng ngàn cây số, họ đã liên lạc, phân công và hợp tác với
nhau trong việc dịch thuật, hiệu đính, chỉnh lý, sửa chữa bản thảo và in ấn.
Thay mặt bộ biên tập Tủ sách Nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành cảm ơn hết thảy
các bạn và mong rằng sự hợp tác này sẽ tiếp tục để những cuốn sách khác của Trốtxki có
điều kiện ra mắt đông đảo độc giả, theo chương trình đã ấn định.
Paris tháng Ba năm 1998
Hoàng Khoa Khôi

LỜI GIỚI THIỆU

H
ơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày tên sát nhân gốc Tây Ban Nha Ramôn Méccađe [Ramon Mercader]
thực hiện bản án của những ông chủ từ Mạc Tư Khoa dành cho người sáng lập Đệ tứ Quốc tế.
Trong khi Trốtxki [Trotsky] còn sống cũng như sau khi ông bị giết, tên tuổi ông thường xuyên là
đề tài bôi nhọ, vu cáo và thóa mạ của những kẻ tự đặt mình dưới sự dắt dẫn của điện Cẩm Linh.
Độc giả các quốc gia xã hội chủ nghĩa (cũ) nói chung, và Việt Nam nói riêng, biết rất sơ sài về
Trốtxki. Có thời muốn kết tội một ai, chỉ cần vu cho anh ta là trốt-kít! Một thời gian dài, trong những tài
liệu tuyên truyền cộng sản, cái tên Trốtxki đồng nghĩa với phát-xít, bán nước, phản cách mạng, chỉ điểm,
điệp viên cho đế quốc...
Vậy, hẳn nhiều người có thể đặt câu hỏi: ''Trốtxki là ai?''

*
Nhắc đến Trốtxki, những người am tường lịch sử thường nghĩ đến hình ảnh một nhà cách mạng
''siêu việt'' (chữ của báo chí phương Tây đương thời), lãnh tụ chủ chốt của thợ thuyền Xanh-Pêtécbua
[Saint-Pétersbourg] trong các cuộc cách mạng 1905 và 1917 trên cương vị chủ tịch Xô-viết thành phố. Đặc
biệt, giữ chức chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng, bên cạnh Lênin [Lénine], Trốtxki là người lãnh đạo tối
cao của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Nga năm 1917. Chính Lênin về sau cũng phải
công nhận: trong những ngày cách mạng tháng Mười, không có người bôn-se-vích nào hơn Trốtxki. Là
người sáng lập và tổ chức Hồng quân Liên Xô kiêu hùng một thời, Trốtxki còn có vai trò chính trị và quân
sự nổi bật trong thời nội chiến Nga. Không phải ngẫu nhiên mà trong ''di chúc chính trị'' viết khi lâm trọng
bệnh, Lênin từng khẳng định: ''Về mặt cá nhân, hẳn có lẽ đồng chí ấy [Trốtxki] là người tài năng nhất
trong Ban Trung ương [đảng bôn-se-vích] hiện nay''.
Dĩ nhiên những chi tiết này đều bị Xtalin [Staline] và bè cánh của ông ta xuyên tạc hoặc giấu
nhẹm trong những thập kỷ kế tiếp. Chẳng những thế, trong cả ba vụ án ngụy tạo lớn ở Mạc Tư Khoa thời
kỳ 1936-1938, Trốtxki còn là bị cáo chính (vắng mặt!) với những tội danh bịa đặt như ''kẻ cầm đầu mọi tổ
chức đối lập'', ''người khơi mào và tổ chức chính yếu các hành động khủng bố''... Mười năm sau ngày thành

3

lập nhà nước Xô-viết mà Trốtxki là một trong những người có công lớn nhất sau Lênin, tên tuổi và hình
ảnh ông bị xóa khỏi mọi sách báo, tự điển, tổng luận, phim ảnh.
Vào những năm ''cải tổ'' và ''công khai'' cuối thập niên 80 ở Liên Xô (cũ), đại đa số các nhà cách
mạng bôn-se-vích bị chết oan uổng dưới triều đại Xtalin đều được phục hồi danh dự. Nhưng chưa bao giờ
Trốtxki, tác giả những cuốn sách đề cập đến cốt lõi của thể chế xta-lin-nít như Cuộc cách mạng bị phản bội,
Trường phái giả mạo lịch sử kiểu xta-lin-nít..., được đưa vào danh sách ''minh oan'' này.
''Chủ nghĩa trốt-kít là kẻ thù hung hãn nhất của chủ nghĩa lê-nin-nít'': đó vẫn là lời đánh giá chính
thức của phe cộng sản ''chính thống'' Nga.
Ngày nay, theo đánh giá của nhiều sử gia và các nhà nghiên cứu nghiêm túc, Trốtxki và chủ thuyết
''cách mạng thường trực'' của ông là một nhánh đặc biệt trong lịch sử những phong trào cách mạng mác-xít.
Trong sự nghiệp chính trị của ông, nhân tố ''người anh hùng cô đơn'' luôn tồn tại như một nét chủ đạo.
Trốtxki ''cô đơn'', vì trong mọi trường hợp, ông đều cấp tiến và đều theo đuổi những giải pháp độc đáo so
với thời đại ông sống. Về căn bản, nhiều ý tưởng và vấn đề ông đặt ra, cho đến nay vẫn còn nguyên tính
thời sự và đáng để chúng ta suy ngẫm.

*
Có điều, nếu chỉ nhìn nhận Trốtxki như một chính khách xuất sắc - có tầm nhìn chiến lược sáng
suốt, sâu rộng và nhiều khi có những ý tưởng vượt thời đại -, thì dẫu đúng nhưng chưa đủ. Người ta đã
không quá lời khi nói rằng Trốtxki còn là một cây bút siêu việt. Nói về tài diễn thuyết của Trốtxki,
Lunatrácxki [Lounatcharsky] cho rằng ông là diễn giả ''cừ khôi nhất thời đại'' với những bài phát biểu đậm
tính văn chương. Phải nói rằng, tài văn chương của Trốtxki, có lẽ không thua kém tài diễn thuyết của ông là
bao.
Một đặc điểm nổi bật là các nhà chính trị cách mạng mác-xít nổi tiếng nửa cuối thế kỷ trước và
đầu thế kỷ này thường là những học giả, những cây bút xuất sắc trên báo chí. Mặt mạnh của họ cố nhiên là
ở các bài viết, bài luận về đề tài triết học hay chính luận: với mục đích ''tải đạo'' (theo nghĩa tuyên truyền
những ý tưởng, những đường lối của bản thân họ hay đảng họ). Trong một thời kỳ mà bạo lực chưa được
coi là liều thuốc chính yếu để chữa mọi căn bệnh, nhiều khi một cuốn sách sắc sảo, một bài báo đanh thép
có tác động mạnh đến xã hội đương thời hơn súng đạn.
Về mặt này, Trốtxki không thuộc ngoại lệ. Nói về sự nghiệp cầm bút của ông, cần phải nhấn mạnh
rằng trước hết ông là một nhà báo chính luận tài ba. Trong đời hoạt động cách mạng chìm nổi, Trốtxki từng
là chủ nhiệm, đồng thời ông cũng là cộng tác viên và là cây bút chủ lực của nhiều tờ báo, tạp chí Nga ngữ
như Tạp chí phương Đông, Bình minh, Tia lửa, Báo nước Nga, Buổi đầu, Sự thật, Tư tưởng Kiép [Kiev],
Tiếng nói của chúng ta, Thế giới mới... (trước năm 1917) và Thông tin Đối lập... (sau ngày bị trục xuất khỏi
Nga). Trong số đó, không ít tờ có tiếng vang lớn cả ở Tây Âu. Ngoài ra, trong thời gian sống lưu vong ở
nước ngoài, Trốtxki cũng viết thường xuyên cho báo chí xã hội Pháp, Đức, Áo, Ba Lan... với phong cách
được giới hiểu biết đương thời đánh giá là ''chói lọi'',''quyến rũ'' và ''xuất chúng''. Bản thân Lênin - ngay
trong lần đầu gặp gỡ - cũng phải thừa nhận chàng trai 24 tuổi Trốtxki là một ''ngòi bút'' (Piêrô) [Péro] ''có
năng lực phi thường'' (Piêrô là biệt danh do các đồng sự dành cho Trốtxki, bằng chứng công nhận bút lực
lớn lao của ông).
Nếu không tham gia phong trào công nhân và cách mạng, rất có thể Trốtxki đã trở thành một văn
sĩ thuần túy. Nhưng, hoạt động tuyên truyền và tổ chức phong trào từ thủa thanh niên cùng những ngày
tháng tù đày biệt xứ đã biến ông thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Từ đó trở đi, nói chung, Trốtxki
thường dùng cây bút của mình như một vũ khí sắc bén trên chính trường (như lời bộc lộ của chính ông: ''Kể
từ năm 1897, tôi chiến đấu chủ yếu bằng ngòi bút. Thành thử, lịch sử đời tôi đã đọng lại trên những trang
in hầu như liên tục trong suốt ba mươi hai năm''.)
Vốn có học thức sâu rộng, thông thạo nhiều ngoại ngữ, Trốtxki không ngừng trau dồi tầm hiểu
biết của mình qua sách vở thuộc đủ các thể loại trong những năm lưu lạc qua Áo, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp,
Hunggari [Hongrie], Mỹ, Canađa [Canada]... trước cách mạng tháng Mười 1917. Chính vì thế, những bài
viết của ông không chỉ bó gọn trong khuôn khổ chính trị, ý thức hệ, đảng phái...: các tác phẩm của ông về
đời sống nông dân Nga, xã hội Nga, văn hóa Nga... cũng đều có giá trị không nhỏ. Cạnh đó, tác phẩm Văn
học và cách mạng cho ta thấy một quan niệm rộng rãi, bao dung về mối quan hệ giữa văn nghệ và quyền uy,
rất khác (và có nhiều nét trái ngược) với chính sách văn nghệ ở nhiều xứ cộng sản theo mô hình xta-lin-nít.
Đó là chưa nói đến những diễn giải mang tính phê bình về lịch sử văn học Nga với nhiều sắc thái rất ''đặc
thù'' Trốtxki.
Dĩ nhiên, một độc giả bình thường không quan tâm đến chính trị cùng mọi khái niệm phức tạp và
rối rắm của nó, hẳn sẽ đặt câu hỏi: ''Trốtxki có một văn nghiệp 'thuần túy' không?'' Đây là điều cần khẳng

4

định, đồng thời cũng là một ''điểm son'' khiến Trốtxki có chỗ đứng cao hơn trên văn đàn so với các chính trị
gia, triết gia... chỉ viết những tác phẩm mang nội dung chính luận.
Từ những năm còn rất trẻ, Trốtxki đã có nhiều tiểu luận văn học đặc sắc về các văn hào cổ điển
Nga như Goócki [Gorki], Anđrâyép [Andréiev], về các nhà văn phương Tây như Ípxen [Ibsen], Haotman
[Hauptmann] hay Môpátxăng [Maupassant]. Phải nói con mắt sắc sảo của Trốtxki đã khiến ông có biệt tài
trong thể loại ''chân dung văn học'' này: về sau, Trốtxki còn nhiều phác thảo rất hay và đậm tính thơ về các
văn hào (Maiacốpxki [Maiakovsky], Goócki, Manrô [Malraux]...), bạn bè, đồng chí và người thân
(Lunatrácxki, Cơrúpxcaia [Kroupskaia], Riadanốp [Riazanov], Lép Xêđốp [Léon Sedov]...). Với kẻ thù,
địch thủ của mình (Xtalin, Iagôđa [Iagoda]...), ông cũng có những biếm họa tỉnh táo và sắc nét. Ngay trong
Đời tôi, người đọc cũng hay gặp những bức chân dung, nhiều khi ngắn gọn mà rất đủ ý và hóm hỉnh. Đây
là sở trường chính của ông.
Nhưng, muốn hiểu rõ tư cách con người cũng như văn phong, nghệ thuật cầm bút của Trốtxki,
không gì hơn là đọc Đời tôi, một cuốn sách thuộc thể loại văn-hồi ký mà tác giả đã cho ra đời từ đầu thập
niên 30. Giới sử học tìm thấy ở đây nguồn tư liệu vô cùng quý giá về cách mạng Nga và những người khởi
sự nó. Đối với độc giả ''ngoại đạo'' thông thường, cuốn sách cũng có thể đem đến nhiều thông tin, dữ kiện
bổ ích về một thời kỳ tuy đã xa vời, nhưng vẫn có những tác động không nhỏ đến thời đại chúng ta đang
sống. Đặc biệt, Đời tôi rất có ích cho thế hệ thanh niên, muốn tìm hiểu quá khứ trên căn bản tài liệu và sự
thực.

*
Viết hồi ký - trong đó cố làm đẹp và biện minh cho những thất bại hay sai lầm của mình trong quá
khứ - là việc làm thường thấy và dễ hiểu của các chính khách, các lãnh tụ cao cấp khi họ không còn ở tột
đỉnh của quyền lực. Nhưng Đời tôi của Trốtxki, xét trên nhiều phương diện, là một cuốn hồi ký đặc biệt.
Được viết khi các sự kiện còn nóng hổi và tác giả cuốn sách còn theo đuổi một cuộc đấu tranh không khoan
nhượng, khi đa số các nhân vật chính còn sống - thậm chí còn hoạt động chính trị tích cực -, Đời tôi vừa
trung thực, vừa mang tính luận chiến sắc sảo, khác những tự truyện của các chính khách về già, không còn
quan hệ với ''đời'', viết sách chỉ nhằm ''trà dư tửu hậu'' và ngầm ca ngợi bản thân.
Trong số những địch thủ của Xtalin, có lẽ Trốtxki là người duy nhất có thời gian và điều kiện để
viết lại cuộc đời mình cùng mọi thăng trầm của cuộc cách mạng Nga: đa số các yếu nhân khác của đảng
Cộng sản (bôn-se-vích) Liên Xô như Camênhép [Kamenev], Dinôviép [Zinoviev], Bukharin [Boukharine],
Rưcốp [Rykov], Rađéc [Radek]..., hoặc bị hành quyết sau những phiên tòa ngụy tạo (mặc dù đã quy phục,
''hối cải'' và trở thành con rối trong tay bộ máy đàn áp khổng lồ G.P.U. -N.K.V.D.), hoặc gục ngã trong lao
tù của ''nhà độc tài đỏ''.
Ngành mật vụ của Xtalin đã phạm sai lầm gây tai hại lớn cho họ khi cho phép Trốtxki rời Liên Xô
được mang theo toàn bộ những thư từ, giấy tờ cá nhân của ông. Được lưu trữ trong các kho văn khố và thư
khố ở Bốtxtôn [Boston], Xtenpho [Stanford] và Amxtécđam [Amsterdam], những tư liệu đó vô cùng quý
báu và không thể thiếu được cho các sử gia cũng như những người muốn tìm hiểu về phong trào công nhân
và cách mạng Âu châu đầu thế kỷ XX nói chung, cũng như cách mạng Nga và Trốtxki nói riêng. Những
văn kiện ấy đã giúp Trốtxki một phần không nhỏ trong quá trình viết hồi ký.
Trong di cảo để lại của Trốtxki, chúng ta đuợc biết ông đã có ý định viết những hồi tưởng về cuộc
đời mình ngay trong thời kỳ bị đày ải và lưu trú tại Anma-Ata [Alma-Ata] (đầu tháng 2-1928). Mùa xuân
năm 1989, kho thư khố Amxtécđam công bố một bài viết bằng tiếng Nga dài bảy trang của Trốtxki, có
dáng dấp một bản tiểu sử tự thuật. Dường như đó chính là dàn ý đầu tiên cho cuốn hồi ký đồ sộ sau này.
Trốtxki khởi sự công việc vào giữa hè năm 1928 theo lời khuyên của Prêôbơragienxki
[Préobrajensky]. Cuốn hồi ký cũng được Racốpxki [Rakovsky] tán đồng, trong một lá thư gửi Trốtxki được
lưu trữ trong kho tư liệu ở Bốtxtôn, ông coi nó rất có ý nghĩa về mặt nguyên tắc. Trong vòng gần một năm
tại Anma-Ata, Trốtxki đã hoàn thành chừng một phần ba Đời tôi: ông hoàn tất những chương về thời niên
thiếu và thanh niên, về hai lần đi đày ở Xibêri [Sibérie]. Xét về mặt văn học, có thể nói rằng đây là phần
tươi tắn nhất, nhuần nhuyễn nhất và chứa nhiều dấu ấn cá nhân nhất trong cuốn hồi ký.
Ngày 18-1-1929, theo quyết định của Ban Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô, cơ quan mật vụ
G.P.U. buộc Trốtxki lập tức phải rời khỏi quê hương bởi ''những hoạt động chống chính quyền Xô-viết'' (!)
của ông. Sau khi bị ''các nền dân chủ Tây Âu'' khước từ, Trốtxki đến Cônxtatinốp [Constantinople] (Thổ
Nhĩ Kỳ) ngày 12-2-1929, rồi định cư ở đảo Prinkipô [Prinkipo].
Với sự trợ giúp của vợ (Natalia Xêđôva [Natalia Sédova]) và con trai (Lép Xêđốp), Trốtxki bắt tay
ngay vào việc bổ sung những phần đã khởi thảo và viết tiếp những chương mới của Đời tôi. Ông dự định sẽ
cho ra đời cuốn sách đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày sinh của mình, ngày 7-11-1929. Để thực hiện

5

nguon tai.lieu . vn