Xem mẫu

DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần CHƯƠNG III 142 DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần DỊCH LÀ GÌ? Có kẻ cho rằng nguyên tự là hội ý 2 chữ nhật [Hán Văn] và nguyệt [Hán Văn] để chỉ sự luân chuyển biến hóa của Âm Dương. Đó là theo Thuyết Văn [Hán Văn] của Hứa Thận. Nhưng cũng có thuyết cho rằng Dịch là chữ tượng hình con tích dịch tức là con kỳ nhông (caméléon). Con kỳ nhông là một loài thú sống trên cây, luôn luôn biến đổi màu sắc theo thời gian và không gian. Đó là tượng trưng chữ THỜI [Hán Văn] và chữ BIẾN [Hán Văn], căn bản của kinh Dịch. “Biến” đây là biến theo thời gian và không gian. Sách Luận ngữ có chép: Tử tại xuyên thượng, viết: “Thệ gia như tư phù, bất xả trú dạ” [Hán Văn] (Phu tử đứng trên sông nhìn nước chảy, than: “Cứ chảy mãi như thế này ư, ngày đêm không bao giờ ngưng!”) Ý muốn bảo: sự vật lúc nào cũng biến đổi, cuộc sống cuồn cuộn chảy như dòng sông không bao giờ ngưng. Theo Trịnh Huyền [Hán Văn] Dịch gồm có 3 nghĩa: 1. Biến dịch [Hán Văn] 2. Bất dịch [Hán Văn] 3. Giản dị [Hán Văn] 143 DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần 1.BIẾN DỊCH Trong Hệ từ có viết: “Dịch, cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”68 (Theo Dịch thì có cùng mới có biến, có biến mới có thông, có thông mới lâu bền). Chữ cùng do [Hán Văn] và chữ cung [Hán Văn] tức là thân bị đè nên phải co rút lại như bị dồn vào một cái hang (huyệt [Hán Văn]); đó là do sự việc bị dồn về tuyệt lộ. Nhưng sự vật có bị dồn về “cùng đường” tất phải tìm con đường đi ra (thông [Hán Văn]). Theo Dịch, điều đáng lo nhất là chữ “cùng” [Hán Văn]. Hệ từ thượng có câu: “Nhứt hạp, nhứt tịch vị chi biến; vãng lai bất cùng vị chi thông”69 (Một đóng một mở, gọi là biến; qua rồi lại, lại rồi qua, qua lại không cùng, gọi là thông). (Chương 10). Ở quẻ Kiền cũng có viết: “Kháng long hữu hối, cùng chi tai dã” [Hán Văn] Đó là cái họa của những sự vật khi bị đưa vào chỗ cùng. Vì vậy, Lão-Tử khuyên ta: “Khứ thậm, khứ xa, khứ thái”. Cái thái quá sẽ biến cái gì ta muốn thành cái nghịch lại với cái điều ta muốn. Ở Hệ từ hạ, chương 8, có câu: “Vi đạo dã, lũ thiên biến động bất cư, chu lưu lục hư, thượng hạ vô thường; cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích”. [Hán Văn]. 68 [Hán Văn] Người Pháp dịch câu này: “Pháp văn” 69 [Hán Văn] 144 DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần Đạo của Dịch là biến mãi, biến động không ở yên một nơi nào cả, chu lưu khắp, lên xuống không chừng70, cứng mềm thay đổi lẫn nhau, cho nên không thể lấy cái gì làm chủ yếu điển hình (cố định) mà chỉ biến để thích ứng hay thích nghi mà thôi. Câu văn trên đây đã định nghĩa được một cách rõ ràng về huyền nghĩa của Dịch. “Lũ thiên” là biến thiên dồn dập mau lẹ như sóng cồn. “Cương nhu tương dịch”, là biến dịch không những tự sinh, tự hóa Âm hay Dương riêng ra, mà là một sự tương sinh tương hóa do ảnh hưởng lẫn nhau của Âm và Dương. (Chữ Cương và Nhu, là ám chỉ Dương và Âm). Nói tự sinh, rồi lại nói tương sinh, phải chăng là nói mâu thuẫn. Đúng, mâu thuẫn là định nghĩa luật bất di bất dịch của Dịch đạo. Phải nói Dịch tự sinh mà cũng là tương sinh. Nghĩa là tương sinh, nhưng khi sinh thì gồm cả tự sinh: đóa hoa hồng nhờ có những trợ duyên bên ngoài mà nở (tương sinh) nhưng khi nở thì nở hoa hồng chứ không nở thứ hoa nào khác (tự sinh). Câu “Vi đạo dã… duy biến sở thích” có hai phần: phần đầu nói về tính cách biến dịch; phần sau 70 Lên xuống bất thường, là do luật Phản Phục. Lấy 2 quẻ Bác và Phục, ta nhận thấy rõ lẽ ấy: Dương ở hào cao vót (thượng cửu), nhưng là đã dọn đường đi xuống ở quẻ Phục một cách bất thường (sơ hào). Dương, tuy sơ ở sơ hào quẻ Phục, nhưng là thứ Thiếu Dương, sức cường tráng bắt đầu tiến lên và làm mòn lần lực lượng của ngũ Âm. Thượng, không hẳng là cao; Hạ, không hẳn là thấp. Cho nên mới gọi: “Thượng hạ vô thường”. Cũng có khi “thượng” không thành thượng; “hạ” không thành hạ mà thượng lại thành hạ, hạ lại thành thượng, gọi là Âm Dương phản trắc. 145 DỊCH HỌC TINH HOA – Cụ Nguyễn Duy Cần nói về cách thức của sự biến dịch. Sự thất thường của Âm Dương phản phúc biến thiên, nên không thể giữ mãi một hình thức nào dùng làm điển yếu: “bất khả vi điển yếu”. Cũng vì “bất khả vi điển yếu”, nên Thiền mới đề xướng “bất lập văn tự”, nhà Lão đề xướng “bất ngôn chi giáo”. Danh từ thuộc về tịnh giới, Dịch thuộc về động giới, lại động biến thiên hai chiều xuôi ngược vô thường. Và cũng vì thế mà danh từ dùng trong kinh Dịch, cũng như trong các kinh sách Đạo học đều là cưỡng dụng, cho nên phải hiểu đến chỗ “ý tại ngôn ngoại”, “thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”. Phải biết “tinh nghĩa nhập thần” để mà “dĩ trí Đạo dã”. Nghĩa là phải biết “thần nhi hóa chi” văn tự trong giới nhị nguyên tịnh (dualisme statique) để tìm các động không ngừng của sự vật. Tóm lại, đạo của Dịch là Biến: cái gì “ở một chỗ” cũng biến; cái gì “chu lưu” cũng biến; cái gì “vô thường” cũng biến; cái gì “đối lẫn nhau” cũng biến. Cái gì cũng biến, thì không có cái gì co thể dùng làm điển yếu cả. “Duy biến sở thích”, là biến để cho “nội ngoại tương ứng” với nhau. Dịch Hệ từ hạ (chương 4) mới bảo: “Đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhiệm trọng, tiễn bất cập hỉ” [Hán Văn] Đức mỏng mà ngôi cao, trí nhỏ mà mưu việc lớn, sức yếu mà gánh việc nặng, khó mà thành công. Lại còn nguy hiểm đến bản thân, luôn cả cho xã hội xung quanh là khác. 146 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn