Xem mẫu

Phần 4

GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU

191

Chương 10
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU
1. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH
Mục đích của công tác giám định hàng tổn thất là để xác định nguyên
nhân tổn thất và ước tính chính xác mức độ tổn thất. Công việc đó đạt được
mục đích mỹ mãn hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của
giám định viên. Anh ta cần có một số hiểu biết nhất định về đặc điểm và
tính chất của loại hàng mà mình được yêu cầu kiểm tra và biết qua một vài
biện pháp hạn chế tổn thất.
Không phải riêng chủ hàng mua và bán mới có nhu cầu giám định
hàng hóa mà cả người báo hiềm, nó chuyên chở và nhưng cơ quan khác nữa
đều quan tâm đến kết quả giám định, do đó giám định viên cần lưu tâm đến
những yêu cầu của họ trong bản chứng thư. Sự lập luận đúng đắn cộng với
hiểu biết đầy đủ về vấn đề phải giải quyết sẽ giúp giám định viên lập một
bản chứng thư đầy đủ và thỏa đáng và đó là một trong những mục đích của
quyển sách này.
Ngoài việc tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ tổn thất, cung cấp
đầy đủ tình hình trong chứng thư thì giám định viên nên có những đề nghị
thích ứng để hạn chế tổn thất, sửa chữa hàng hư hỏng và nếu cần góp ý về
thị trường thích hợp để tiêu thụ hàng tổn thất trong trường hợp cần phải
quyết định bán lô hàng ấy.
Người yêu cầu giám định có thể có một hợp đồng bảo hiểm trong đó
loại tổn thất đang tranh chấp có thể được hay không được bồi thường. Trong
bất cứ trường hợp nào giám định viên cũng không được bày tỏ ý kiến của
mình dù bằng ngu ý về vấn đề trách nhiệm của người bảo hiểm hay của các
đối tác liên quan. Giăm định viên cần tỏ cho người yêu cầu giám định thấy
rằng trong một phạm vi nào đó họ có thể giúp đỡ trong phạm vi cho phép để
làm giảm thiểu tổn thất vì quyền lợi của các bên liên quan.
Vấn đề khác nữa là giám định viên có thể gặp phải một số chủ hàng
với quan niệm hàng hóa đã mua bảo hiểm rồi khi bị tổn thất thì có giám
định viên báo hiểm lo liệu. Khi chủ hàng không chấp nhận vị từ khách quan
của giám định như vừa nói trên và từ chối thảo luận thêm về vấn đề giải
quyết hàng hóa thì giám định viên phải báo cáo vấn đề này với cơ quan
mình và thông báo với chủ hàng muốn từ bỏ lô hàng tổn thất nên tiếp xúc
với công ty bảo hiểm của họ.
Như vậy công tác giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là kiểm nghiệm,
kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bằng nhưng biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật
192

để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
2. VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN
Giám định viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các tồ chức như.
người bảo hiểm, người xếp hàng, người mua hàng... Hoạt động của
giám định viên biểu hiện chủ yếu ở các điểm sau:
Đảm bảo lòng tin với các tổ chức ủy nhiệm, ghi nhận chính xác Trung
thực các thiệt hại. ..
- Thi hành một cách mẫn cán những chỉ thị nhận được từ chỗ cơ quan
yêu cầu họ và thông tin chính xác tất cả những chi tiết về các sự kiện đã xảy
ra và các vấn đế liên quan trong phạm vi công việc của mình cho cơ quan
yêu cầu.
- Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại Trong mọi
trường hợp, giám định viên không được phép xác Nhận bất cứ rủi ro nào.
Ngoài những điểm nêu trên người làm công tác giám định .phải
nghiêm minh, cẩn thận và hiển biết thấu đáo về lĩnh vực thương mại và
hàng hải cũng như những đặc tính riêng của thị trường buôn bán và bản chất
của hàng hóa nhưng không nhất thiết phải có sự am hiểu kỹ thuật đặc biệt
bởi vì khi cần thiết họ có thể sử dụng ý kiến tư vấn của chuyên gia. Chuyên
gia phải là người có uy tín và kinh nghiệm nghề nghiệp uyên thâm được
nhiều giới công nhận, mang tính khách quan, không dính dấp tới việc mua
bán nhất là đối với mặt hàng cần giám định (chẳng hạn như giáo sư đại học,
viên chức trong các học viện. ..) để khỏi bị ảnh hưởng vì vấn để cạnh tranh.
giám định viên cần nhận thức rằng việc nhờ đến các chuyên gia chẳng
những không ảnh hưởng xấu đến khả năng của mình mà trái lại những khám
phá của chuyên viên còn làm tăng thêm giá trị cho chứng thư của mình. Nếu
có kiểm tra phẩm chất của phòng thí nghiệm thì cần phải đính kèm bản sao
của kết quả phân tích nào và làm thành một phần của chứng thư giám định.
3. CÁC LOẠI HÌNH GLÁM ĐỊNH
Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các loại như sau: . Giám
định số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, đóng gói, giá trị hàng hóa, tổn
thất, an toàn, vệ sinh.
- Giám định trong khâu giao nhận vận chuyển và bảo quản hàng hóa
Giám định quá trình sán xuất và từng khâu sản xuất hàng hóa - Các
loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu khi có
yêu cầu phát sinh.
193

4. TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
Tổ chức giám định hàng hóa có nghĩa vụ thực hiện việc giám định
hàng hóa theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước phù hợp với lĩnh vực kinh
doanh và được cơ quan yêu cầu giám định và trả phí giám định.
Tổ chức giám định hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
Giám định độc lập, khách quan, kịp thời, chính xác
Cấp chứng thư giám định
Nhận phí giám định theo thỏa thuận
- Trả tiền phạt trong trường hợp giám định sai theo thỏa thuận Giữa
hai bên, mức phạt không được quá mười lần phí giám định.
Chỉ các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
dịch vụ giám định hàng hóa mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và
cấp thư chứng thư giám định hàng hóa.
Các tổ chức giâm định nước ngoài chỉ thực hiện dịch vụ giám định
hàng hóa tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam cho phép hoặc được thành lập chi nhánh tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật Việt Nam.

194

Chương 11.
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA:
A. Khái niệm:
Tất cả nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mà vận
tải nhận để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyển giao ở trạm
nhận được gọi là hàng hóa.
B. Đặc tính vận tải của hàng hóa.
Tổng hợp những tính chất của hàng hóa từ đó xác định điều kiện và kỹ
thuật vận chuyển xếp dỡ và bảo quản. Đặc tính vận tải của hàng hóa bao
gồm:
- Đặc tính khối lượng và thể tích của hàng hóa
- Tính chất lý hóa của hàng hóa
- Vật liệu bao gói, cách đóng gói hàng hóa.
Đặc tính khối lượng và thể tích (khối lượng riêng và thể tích đơn vị)
cho phép xác định việc sử dụng hợp lý dung tích và trọng tải chở của tàu.
Tính chất của hàng hoá cùng với các loại tàu hiện có sẽ xác định quy
trình công nghệ vận chuyển bằng đường. biển khác nhau (quyết định việc
chuyên môn hóa tàu).
Vật liệu bao gói. Cách đóng gói có tác dụng đảm bảo an toàn hàng hóa
trong quá trình vận tải. Cùng một loại hàng, nếu vận chuyển không bao gói
sẽ có yêu cầu kỹ thuật hoàn toàn khác với vận chuyển có bao gói.
Hiện nay, một số loại hàng do quy mô vận chuyển tăng về khối lượng
và khoảng cách, cùng với sự tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ đóng tàu và
chế tạo máy đã làm thay đổi phương thức vận tải với hiệu quả kinh tế cao
hơn.
2. PHẤN LOẠI HÀNG HÓA:
Phụ thuộc vào mục đích khác nhau, người ta có các cách phân loại
hàng hóa sau:
A. Theo nguồn gốc tạo thành
- Hàng hóa là sản phẩm của nông nghiệp

195

nguon tai.lieu . vn