Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN

BẢNG PHÂN LOẠI THẬP TIÊN DEWEY
RÚT GỌN ÚNG DỤNG
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - 2002

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
ThS. Nguyễn Huy Chưong

BAN CHỈNH LÝ
ThS. Nguyễn Văn Hành

Trưởng ban

ThS. Hoàng Thị Hoà

Phó Trưởng ban

ThS. Trương Thị Kim Thanh

Ưỷ viên thư ký

TS. Trần Thị Quý

Ưỷ viên

ThS. Trần Thị Phượng

Uỷ viên

MỤC LỤC
Giới thiệu chung

2

Giới thiệu DDC xuất bản lần thứ 21

24

Bảng rút gọn 100 mục

26

Giải thích nội dung bảng rút gọn 100 mục

30

C ác bảng trợ kí hiệu
Bảng 1 Tiểu phân mục chung

45

Bảng 2 Khu vực địa lý, con người

50

Bảng 3 Tiểu phân mục văn học (xếp ngay sau lớp 800)
Bảng 4 Tiểu phân mục ngôn ngữ (xếp ngay sau lớp 400)
Bảng 5 Các nhóm chủng tộc, tộc người, dân tộc

64

Bảng 6 Các ngôn ngữ
Bảng 7 Các nhóm người

66
68

C á c ỉớp cơ b ả n
000

Tổng loại (Mục chung)

70

100 Triết học và các lĩnh vực liên quan

84

200 Tôn giáo

98

300 Các khoa học xã hội

111

400 Ngôn ngữ

171

Bảng tiểu phân mục ngôn ngữ

178

500 Các khoa học tự nhiên và toán học

180

600 Kỹ thuật (Các khoa học ứng dụng)

223

700 Nghệ thuật. Mỹ thuật. Nghệ thuật trang trí

265

800 Văn học

299

Bảng tiểu phân mục văn học
900 Địa lý. Lịch sử và các khoa học bổ trợ
Bảng tra

312
317
344

1

CÁC BẢNG PHÂN LOẠI
Một sô nét đại cương
Việc tạo lập ra một bảng phân loại dùng cho việc tìm kiếm tài liệu
đặt ra những vấn đề phức tạp. ớ đây chúng tôi trình bày một cách ngắn
gọn những nguyên tắc chung về biên soạn và những đặc tính của các
bảng phân loại dùng cho việc sắp xếp tối ưu những cuốn sách trên giá.
Trong trường hợp này cách giải quyết phù họp là dung hoà được những
đòi hỏi sắp xếp trình tự về mặt nội dung trí tuệ - phải được trình bày một
cách logic và có mối liên kết chặt chẽ - và sắp xếp trình tự về mặt vật
chất kèm theo những giải pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu của độc giả.

1. CẤU TRÚC

Những bảng phân loại bách khoa chính được sử dụng trong các thư
viện công cộng đề cập đến hai quan niệm khác nhau:
• Một số bản dựa trên hệ thống triết học khoa học. Việc lựa chọn
các lớp cơ bản và các cấp phân chia tiếp theo cũng như trình tự liệt kê sắp
xếp phản ánh một hệ thống các khoa học. Chẳng hạn như "Bảng phân
loại mở rộng" của ông Charles Cutter người Mỹ. Đây là bảng phái sinh từ
hệ thống phân loại của Auguste Comte, cũng như vậy với ông Henry
Bliss người Anh là tác giả của hệ thống các khoa học và một bảng phân
loại dành cho việc sắp xếp sách gọi là "phân loại thư mục".
• Một số bảng khác ngược lại, trước hết lại tính đến những vấn đề
cụ thể để sắp xếp sách không dựa vào một phân loại triết học của các lĩnh
vực tri thức nào cả, đó là trường hợp Thư viện Quốc hội Washington. Dù
bảng phân loại này phái sinh từ bảng Cutter, song được tạo ra theo thực
tế tài liệu có ở thư viện từ đầu thế kỷ XX và mở rộng cho tương lai. Tầm
quan trọng và vị trí mỗi lớp không theo logic mà theo vốn tài liệu của thư
viện, trong 23 lớp cơ bản có 2 lớp dành cho lịch sử nước Mỹ và một lóp
dành cho Châu Âu.
Các hệ thống này tuy nhiên đều có những đặc tính chung là chúng
đều có cấu trúc đẳng cấp. Mỗi ngành tri thức phù hợp với một lớp, mỗi
lớp tiếp theo lại chia ra các lớp con, mỗi lớp con lại chia nhỏ ra tuỳ theo
mức độ cần thiết của việc thể hiện đầy đủ khái niệm. Trong mỗi bậc phân
chia, có một dấu hiệu được ghép vào thuật ngữ chính. Hệ thống này
được giới thiệu bằng một biểu đồ như một cây phả hệ. Ví dụ, từ lóp cơ
bản cuả một ngành khoa học chính xác có các lóp con là Toán học, Vật
lí, Hoá học, v.v. và từ lớp con Toán học có các mục Đại số, Giải tích,
Hình học, v.v.

2

Khoa học chính xác

Toán

Đại số

Giải tích

Vật lí

Hoá học

Hình học

Nói một cách khác, các đề mục con của một lớp càng phát triển thì
các quan niệm hoặc các khái niệm định sẵn càng chính xác, ở đây chỉ có
một loại quan hệ giữa chúng, đó là quan hệ phụ thuộc.
Nhưng dù là bảng phân loại Dewey, UDC hay phân loại Thư viện
Ọuốc hội Mỹ, hoặc bảng phân loại Bliss thì không một hệ thống phân
loại bách khoa nào thoát khỏi những nhược điểm khó tránh:
- Trên thực tế không một bảng phân loại nào có thể có được sự ủng
hộ hoàn toàn của đồng nghiệp và những người sử dụng: phân loại là tạo
ra những trật tự trong các tri thức và gán một vị trí nhất định trong một hệ
thống định trước cho một khái niệm hiện có. Dù là các ngành khoa học,
kỹ thuật và đặc biệt có thể là các ngành khoa học xã hội, thì tính chất liên
ngành đã có từ mấy chục năm nay. Trong một số trường hợp việc lựa
chọn người phân loại cũng có thể rất tuỳ tiện.
- Tiếp theo, tất các bảng phân loại đều không tránh khỏi bị cũ bởi
vì nó được sinh ra trong một trình độ khoa học ở một thời điểm nhất
định, như trong bảng phân loại Brunet, không có một lớp phân loại nào
có thể dự trữ đủ chỗ cho các ngành khoa học xếp chung với các ngành kỹ
thuật trong vị trí thứ ba. Trong bảng phân loại Dewey coi Tâm lý học chỉ
là một đề mục của Triết học, ngày nay nó là một bộ môn khoa học hoàn
toàn độc lập. Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực tri thức trong
vài chục năm gần đây làm xuất hiện các ngành khoa học kỹ thuật mới, ví
dụ như Hàng khỗng vũ trụ, Tin học. Một số bộ môn khoa học đã có
những thay đổi như sự xuất hiện của Toán học hiện đại đã làm đảo lộn cơ
bản lĩnh vực toán học, mặt khác ngày nay không thể nghiên cứu văn học
mà không tính đến sự đóng góp của ngôn ngữ. Để phản ánh sự tiến triển
không ngừng của tổng thể các lĩnh vực tri thức, các tác giả của các bảng
phân loại lớn buộc phải thường xuyên xem xét lại các hệ thống phân loại
của họ. Việc hiệu đính các bảng phân loại luôn có sự kết hợp với các
chuyên gia và các nhà chuyên môn.
- Cuối cùng, mỗi bảng phân loại phản ánh - chắc là không tránh
khỏi - một nền văn minh hoặc một hệ tư tưởng. Bảng phân loại Dewey
cũng như bảng phân loại UDC đều mang dấu ấn của xã hội tư bản
Phương Tây; các lĩnh vực Triết học, Tôn giáo, Ngôn ngữ, Văn học không
3

nguon tai.lieu . vn