Xem mẫu

Ts. NGÔ VĂN THƯ Bàn về tiểu thuyết của KHÁI HƯNG NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI LỜI GIỚI THIỆU N ói đến Văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945, chúng ta không thế không nhắc tới Tự lực văn đoàn, trong đó Khái Hưng thuộc diện trụ cột, có sáng tác phong phú nhất và đóng góp nổi bật hơn cá ở lĩnh vực tiểu thuyết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn chương Khái Hưng, về tiểu huyết của ông ở những khía cạnh, bình diện, mức độ khác nhau với những diễn biến phức tạp qua từng thời gian. Đến thời điểm này, đã hội tụ những điều kiện, kể cả độ lùi thời gian cần thiết để có thể nhận diện, đánh giá tiểu thuyết cũng như văn nghiệp của Khái Hưng một cách khách quan, khoa học. Thực hiện công trình BÀN VỀ TIỂU THUYẾT CỦA KHÁI HƯNG, Ngô Văn Thư một mặt tiếp thu có chọn lọc thành quả của những người đi trước, mặt khác làm việc công phu, nghiêm túc trên tinh thần khoa học. Điều đó thể hiện từ công việc sưu tẩm, kHảo sát kĩ nhiều nguồn tư liệu, rồi trăn trở suy nghĩ, cố gắng phân tích sâu, tổng hợp, khái quát chuẩn xác ở mức độ có thể. Trên cơ sở một quan điểm nghiên cứu đúng đắn, một thái độ khách quan, khoa học, anh mạnh dạn đưa ra những ý kiến riêng, giàu sức thuyết phục. Trước hết, nghiên cứu tiểu thuyết của Khái Hưng, Ngô Văn Thư không chỉ tập trung phân tích, đánh giá tác phẩm mà còn rất chú ý đến chủ thể sáng tạo (con người và cuộc đời quan niệm xã hội, nhân sinh và văn chương của Khái Hưng). Đồng thời, anh cũng quan tâm thích đáng đến mối quan hệ qua lại giữa nhà văn và môi trường hoạt động văn chương của họ (đặt Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn). Và, qua việc đi sâu nghiên cứu những cảm hứng chú yếu trong tiểu thuyết của Khái Hưng, như chống lễ giáo và đại gia đình phong kiến, Ngô Văn Thư đã tìm ra được bên cạnh những đặc điểm chung của Tự lực văn đoàn còn thấy những đặc sắc riêng của ngòi bút Khái Hưng. Hoặc khi nói về sự đấu tranh, cổ vũ cho quyền sống cá nhân, nếp sống Âu hoá (và cải cách xã hội) thì tác giả công trình đã nhìn ra được nỗi Băn khoăn của nhà văn về cái tôi cá nhân và nếp sống âu hoá cực đoan, thái quá (thấp thoáng trong mấy tác phẩm ớ thời kỳ trước và rõ nhất trong Băn khoăn, một sáng tác ớ chặng đường cuối). Ngô Văn Thư cũng có nhiều tìm tòi, suy nghĩ mới khi trình bày những cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng (chú yếu là cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ), góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung thực sự đi vào quĩ đạo hiện đại. Có thể nói, công trình BÀN VỀ TIỂU THUYẾT CỦA KHẢI HƯNG đã cũng cấp một cái nhìn tương đối toàn diện, và có hệ thống, khắng định những giá trị, đóng góp đáng kể (cá phần hạn chế) của tiểu thuyết Khái Hưng vào quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Có thể, 2 còn bất cập ở điểm này, điểm khác, nhưng cuốn sách trên đảm báo tính khoa học cần thiiết. (Từ một luận án tiến sĩ được sửa chữa và bổ sung thêm sau khi được bảo về tại Viện Văn học năm 2005 và được Hội đồng cấp Nhà nước đánh giá là xuất sắc, do quan điểm nghiên cứu đúng đắn và chất lượng tốt). Tôi nghĩ rằng công trình của Ngô Văn Thư có thể là một tư liệu tham khảo cần thiết, có ích trong nhà trường (ớ bậc trung học, đại học và trên đại học). Nó góp thêm một lời bàn không chi vào việc đánh giá tiểu thuyết của Khái Hưng mà rộng ra là sự nghiệp văn chương của nhà văn này, của Tự lực văn đoàn, và của cá Văn học lăng mạn giai đoạn 1932 - 1945. Hà Nội, ngày 21 - 4- 2006 PGS, TS. LÊ THỊ ĐỨC HẠNH VIỆN VĂN HỌC 3 Chương I SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TIỂU THUYẾT CỦA KHÁI HƯNG I. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ Hơn 70 năm qua, việc đánh giá tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, cũng như Khái Hưng có nhiều diễn biến phức tạp. Quá trình đó có thể phân chia như sau: 1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1945 Tiểu thuyết của Khái Hưng được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Ông là một trong những tác giả được nhiều người nói tới qua các bài viết đánh giá chung về nhà văn, hoặc các bài phê bình, giới thiệu sách của Nhất Linh, Trương Tửu, Đức Phiên, Trần Thanh Mại, Thái Phỉ, Lê Thanh, Hồng Điều, Cung Giữ Nguyện, Mai Xuân Nhàn, PTT, TV... đăng trên các báo Loa, Sông Hương, Phụ nữ thời đàm, Ngọ báo, Nhật tân, Ích hữu... Ngoài ra là các công trình nghiên cứu của Trương Chính - Dưới mắt tôi (1939), Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại (1942), Dương Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu (1942), Lê Thanh Cuốn Sổ tay văn học. Ông được tôn vinh là nhà tiểu thuyết có tài, là một văn sĩ mở đầu cho một kỷ nguyên văn nghệ mới. Nhiều cuốn tiểu thuyết của nhà văn được đánh giá rất cao. Chẳng hạn, T. V. nhận xét: "Ông Khái Hưng từ khi ra quyển Hồn bướm mơ tiên, người ta công nhận ông là một nhà tiểu thuyết không hổ với cái tên ấy" [114, 1180]. Hay, Cung Giữ Nguyện cũng khen ngợi: "Ông Khái Hưng viết văn giản dị, với tác phẩm này (tức Trống mái - N.V.T.), ông vẫn là một nhà văn có giá trị nhất ở nước ta hiện nay" [114, 1181]. Tiểu thuyết của tác giả được đánh giá là vừa có nội dung tư tưởng tiến bộ, vừa có những cách tân về mặt nghệ thuật. Dương Quảng Hàm viết: Về đường xã hội, các nhà thuộc văn đoàn ấy muốn phá bỏ hủ tục để cải cách xã hội theo các quan niệm mới. Bới thế các nhà ấy thường viết những phong tục tiểu thuyết hoặc luận đề tiểu thuyết để chỉ trích các phong tục, tập quán cũ mà giãi bày những lý tưởng mới về cuộc sinh hoạt trong gia đình hoặc trong xã hội [48, 445]. Và: “ông Khái Hưng có một cách tả người, tả Cảnh tuy xác thực mà có một vẻ nhẹ nhàng, thanh tú, khiến cho người đọc thấy cảm" [48, 447]. Trương Chính cũng nhận xét: Ông Khái Hưng là người đầu tiên thấy cần phải làm tiêu diệt cái trạng thái liệt bại gây bới thứ lãng mạn hạ tầng ấy, đương hãm hại thanh niên nước nhà. Ông quyết thổi vào văn chương một luồng hơi êm mát và trong sáng hơn. Bởi thế tiểu thuyết của ông trẻ trung, vui vẻ, người trong truyện của ông yêu đời, ham sống [136, 197]. 4 Các nhà phê bình đánh giá cao nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng ở nhiều khía cạnh. Trần Thanh Mại nhận xét: Cái quan trọng nhất nhờ đó mà sau này quyển Hồn bướm mơ tiên sẽ là một quyển sách bắt họ là "cái văn thể, cách dàn cảnh và cách phô bày tâm lý của những vai chủ động [120, 701]. Vũ Ngọc Phan khen ngợi khả năng quan sát và miêu tả tâm lý của tác giả: "Sự quan sát của ông rất chu đáo, người đọc có thể tin những người và việc dưới ngòi bút của ông đều thật cả" [136, 31]. Hay nghệ thuật ngôn ngữ: "Trống mái tuy truyện không được thiết thực nhưng ai đã đọc cũng phải chú ý đến lời văn trác tuyệt và bát ngát của Khái Hưng" [136, 16]. Tuy nhiên, dưới con mắt của một số nhà phê bình đương thời thì tiểu thuyết của Khái Hưng cũng còn ít nhiều hạn chế, đôi khi tư tưởng không thiết thực, có tác phẩm kết cấu không chặt chẽ, thậm chí hành văn còn có những lỗi về dùng từ, đặt câu... 2. THỜI KỲ SAU NĂM 1945 Sau Cách mạng tháng Tám, trong điều kiện chiến tranh, suốt một thời gian dài tiểu thuyết của Khái Hưng không được quan tâm. Phải đến sau năm 1954 nó mới được đề cập đến. Những, do phức tạp của tình hình chính trị nên ở hai miền Nam - Bắc có cách đánh giá khác nhau. Ở miền Nam: Các tác phẩm của Khái Hưng vẫn tiếp tục được tái bản với số lượng lớn, được học chính thức và là trọng tâm của chương trình bậc phổ thông và đại học. Nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá tiểu thuyết của nhà văn. Các ý kiến bao gồm: Trước hết, phải kể đến những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, đã phân tích, bình giảng, khảo luận về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và Khái Hưng, như Việt văn khảo luận của Lữ Hồ; Việt văn toàn thư của Vũ Ký; Bình giảng về Tự lực văn đoàn của Nguyễn Văn Xung; Khảo luận về Khái Hưng của Lê Hữu Mục; Luận đề về Khái Hưng của Nguyễn Duy Diễn và Bằng Phong; Luận đề về Khái Hưng của Nguyễn Bá Lương và Tạ Văn Ru... Nhiều bài báo, chuyên luận nghiên cứu về Tự lực văn đoàn, về tiểu thuyết hiện đại cũng khảo sát, đánh giá tiểu thuyết của Khái Hưng như nhũng sự kiện, hiện tượng tiêu biểu. Chẳng hạn: Về Tự lực văn đoàn, Bàn về tiểu thuyết, Văn học và tiểu thuyết của Doãn Quốc Sĩ; Phác họa hiện tượng luận về thẩm mĩ học của tiểu thuyết, Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Nghĩ về một thái độ trí thức... của Nguyễn Văn Trung; Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Phê bình văn học Việt Nam thế hệ 32 - 45 của Thanh Lãng; Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn tiền chiến 1932 - 1945 của Thế Phong; Ý hướng cải tạo xã hội của Tự lực văn đoàn của Trần Triệu Luật; Từ phong trào Duy tân đến Tự lực văn đoàn của Nguyễn Văn Xuân; Gặp Tự lực văn đoàn của Võ Hồng; Đi tìm 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn