Xem mẫu

  1. Đường đi của kịch bản /Ngôn ngữ điện ảnh 2 Qua phần mở đầu kịch bản Bảy Võ sĩ đạo và một phần kịch bản Những nhà giải phẩu được trích dẫn trên đây, đó là sáng tác mà người ta gọi là kịch bản văn học của trước những năm 80 của thế kỷ 20, thời tôi mới vào nghề so với hình thức viết kịch bản hiện nay mà hầu hết các nền điện ảnh trên thế giới đang sử dụng như chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần sau thì hoàn toàn khác xa nhau. Một bộ phim ra đời không thể thiếu nhà biên kịch, bởi vì anh ta chính là người làm cái công việc đẻ từ không ra có.. Do vậy, vào những năm đó, đã xảy ra những mâu thuẫn rất gay gắt giữa biên kịch và đạo diễn. Đạo diễn sau khi viết xong phân cảnh kỹ thuật thì bảo kịch bản của mình, chẳng có công lao gì của biên kịch cả; còn biên kịch hay đúng hơn là nhà văn làm việc, ăn lương của Hãng Phim, hay được Hãng Phim mời cọng tác viết kịch bản. Sau khi đọc kịch bản phân cảnh của đạo diễn thì tá hỏa vì không còn thấy chữ nghĩa của mình đâu hết, không ít người phẩn nộ đòi rút lại kịch bản, hoặc từ chối để tên trên générique và thề sẽ không bao giờ hợp tác với Hãng Phim trong công việc viết kịch bản nữa. Tại sao? Theo thiển kiến của tôi, sở dĩ có tình trạng đó một phần, vì người viết kịch bản(nhà văn) không am hiểu ngôn ngữ điện ảnh, và không biết viết thế nào cho đúng chuẩn mực một kịch bản chuyên nghiệp hay nói khác hơn, tác giả chưa tiếp xúc với cách soạn thảo và trình bày một kịch bản phim một cách có bài bản, hoặc chưa được giới thiệu để sử dụng format viết kịch bản hiện đang rất phổ biến.. Xã hội ngày càng phát triển, ngôn ngữ ngày càng trở nên phong phú hơn. Ngôn ngữ chính của loài người là tiếng nói. Nói một cách ví von, sau khi thất bại trong công cuộc xây dựng tháp Babel nhằm chứng tỏ khả năng siêu việt của mình với
  2. đấng Tạo hoá, loài người buộc phải phân tán khắp tứ xứ do ngôn ngữ bất đồng, mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng để diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng của mình, và mong có thể hiểu biết, cảm thông nhau, ít nhất là trong phạm vi đất nước mình. Dân tộc nào càng văn minh ngôn ngữ dân tộc ấy càng phong phú, đa dạng và tinh tế. Không thể phủ nhận tiếng nói khác biệt ở mỗi vùng lãnh thổ, ở mỗi quốc gia, vì thế nên phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ thường bị hạn chế giữa các dân tộc. Trong mối giao lưu giữa con người với con người trên bình diện thế giới, vượt qua những giới hạn của ngôn ngữ riêng biệt, loài người đã có những nỗ lực không ngừng nhằm bổ sung cho tiếng nói, phát minh ra những ký hiệu liên quan đến nghe và nhìn để làm phương tiện tiếp xúc trao đổi giữa nhau, vượt qua ranh giới quốc gia. Cách thế diễn đạt của điện ảnh khác với cách thể hiện văn học. Đối với một nhà văn, khi mô tả một người mà anh cho là can đãm, có thể nhà văn chỉ cần viết: “Linh là một con người can đãm..”, người đọc có thể cảm nhận ngay Linh là một con người thế nào. Nhưng đối với điện ảnh, viết như vậy thì đạo diễn và quay phim không biết phải quay thế nào, đơn giản là vì câu văn trên không có hình. Muốn quay phim được nhà biên kịch phải viết cho thấy hình và nghe tiếng, nghĩa là nhà biên kịch phải đẩy nhân vật của mình vào một tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách mà nhà biên kịch muốn mô tả, như chúng tôi tạm dẫn chứng sau đây: 54. CON DỐC- NGOẠI - NGÀY Từ trên con dốc, một chiếc xe tãi chỡ đá băng băng chạy xuống. Linh đang ngược chiều từ dưới dốc đi lên. Anh vừa đi vừa cất tiếng hát nho nhỏ. LINH Đừng tuyệt vọng. Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Lá mùa ..
  3. (trích Tôi ơi đừng tuyệt vọng, Trịnh Công Sơn) Từ trong một ngôi nhà ven đường, bất ngờ một đứa nhỏ 3,4 tuổi lững thững bước ra, muốn băng qua đường. Trước mặt Linh ,chiếc xe tãi đang lao xuống. Rất nhanh, Linh đảo người chộp lấy đứa bé, lăn người vào lề đường. Chiếc xe vụt qua. Linh ôm đứa bé, lồm cồm bò dậy. Bên khung cửa ,bà mẹ của đứa bé há hốc mồm nhìn ra. Mặt khác, việc diễn tả tư tưởng của nhân vật là một vấn đề đặc thù của kịch bản điện ảnh, điều hòan tòan trái ngược với tiểu thuyết như Gérard Brach ( Christian SALÉ,33 ) đã nói:”Trong một tiểu thuyết, các nhân vật suy nghĩ; trong một bộ phim, bạn không thể làm cho họ suy nghĩ nếu không phải qua trung gian của tiếng nói bên ngòai, nhưng cho thấy họ đang suy nghĩ…”( Michel Chion , Ecrire un Scénario, Cahiers du Cinéma/I.N.A tr.81 ) Còn nhiều sự khác biệt nữa, William Kenedy là nhà tiểu thuyết chuyên nghiệp và có một lần hiếm hoi đã viết kịch bản cho bộ phim Ironweed, một kịch bản phim. Kennedy đã từng tìm hiểu cả hai loại hình văn nghệ có liên quan đến công việc chuyển thể, nên những nhận xét của ông phản ánh đầy đủ sự khác biệt đó: “ Điện ảnh đòi hỏi sự chặt chẽ. Tiểu thuyết cũng vậy, nhưng trong tiểu thuyết có thể đưa vào những hành động phụ dông dài mà những nhà làm phim hiện đại không thể chấp nhận. Do tiểu thuyết đòi hỏi sự biểu hiện những hiểu biết sâu rộng, sự gần gũi với trí tuệ và tư duy của độc giả. Tiểu thuyết cho phép ngôn từ được dàn trải phóng túng và do đó có thể xâm nhập vào chiều sâu. Nhưng điện ảnh là sự bộc lộ trực tiếp và cuộc sống sinh động đ ược cảm nhận trong khoảnh khắc xãy ra,
  4. nên sự rộng mở quanh co được coi là không thích hợp vì đã làm loãng và làm chệch với trung tâm chính yếu của câu chuyện” (American Film,Tháng 1.1988, tr.25) Nói như vậy không có nghĩa tôi phủ nhận tiểu thuyết hiện đại không có những tác phẩm được viết rất hình, rất điện ảnh buộc những nhà làm phim không thể làm ngơ với nó được. Một sự thật không thể phủ nhận được, vì làm thế nào mà văn chưông ( tiểu thuyết) không bị tác động bởi thứ văn hóa mới, văn hóa nghe nhìn. Những tác phẩm tiểu thuyết đó đã được thực hiện thành phim như The Old man and The Sea (Ông già và biển cả,WB,1958 ) của John Sturges; A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí, Par. 1957) của Charles Vidor ; For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai, Par. 1943 của Sam Wood) từ tiểu thuyết của Ernest M. Hemingway , hay Of Mice and of Men (Của chuột và của người, UA,1939) của John Steinbeck v.v…Thật ra, đó chỉ là một trong muôn nghìn tiểu thuyết được đưa lên màn ảnh. Mặc dù nghệ thuật điện ảnh vẫn đang trên đà phát triển vượt bậc của kỹ thuật, ngôn ngữ điện ảnh cũng hòa nhập theo sự tiến triển đó. Nhưng bản thân của nghệ thuật điện ảnh có thể đã đạt được một nền móng vững vàng, được tạo dựng cho một kiến trúc bền bĩ, chắc chắn không ai nghĩ đến việc triệt phá hay hủy diệt những gì đã có được , để thay thế bằng một nền tảng hoàn toàn mới, khác với cái đã có, mà các nhà điện ảnh chỉ tập trung toàn lực, không ngừng cải tạo dần để ngành nghệ thuật này ngày càng hoàn chỉnh, tuyệt diệu hơn. Để hình thành một nghệ thuật mang tính tổng hợp, và có lẽ nghệ thuật điện ảnh được nhìn nhận ưu việt bởi tính tổng hợp đó. Nghệ thuật điện ảnh bao gồm và tiếp thu tất cả các ngành nghệ thuật đã sản sinh ra trước nó. Nhưng chính yếu, điện ảnh là nghệ thật của thính giác và thị giác tức nghe và nhìn ,được sáng tác, thưởng ngoạn thông qua hệ thống hình ảnh và âm thanh. Những yếu tố này hình thành trên cơ sở của kỹ thuật quay phim , một kỹ thuật đặc thù – kỹ thuật tạo ra ảo gic và kỹ
  5. thuật thu thanh với khả năng thay đổi không gian và thời gian, thay đổi vị trí, góc độ, động tác của máy quay( chuyển động my quay, kể cả việc giải phóng máy quay ra khỏi chân máy đđể di chuyển theo ý muốn) trên đối tượng được quay, điện ảnh và truyền hình đem lại cho người xem những cái nhìn khác nhau về cỡ cảnh : Một đặc tả, một cận cảnh, một travelling lùi, một travelling tới, một travelling cong (travelling circulaire) ; động tác (một cú PAN lên, PAN xuống, PAN qua trái, PAN qua phải) ; góc độ (một cú máy chúc lên, chúc xuống) kể cả việc sử dụng máy steadicam , một thiết bị giảm sốc và cân bằng đặc biệt , giúp nhà quay phim có thể ghi được những hình ảnh có chất lượng và sự ổn định kỹ thuật rất cao, đồng thời cũng là một phương tiện kể chuyện vô cùng hữu hiệu, hoặc flying-cam, thiết bị mà cả máy bay lẫn máy quay phim gắn trên đó đều được điều khiển từ xa. Chỉ khỏang hơn một mét, chiếc trực thăng tí hon này có thể mang được cả những máy quay phim nhựa l ên không trung và bay lượn tự do, thậm chí có thể nhào lộn với những đường bay vô cùng phức tạp. Nói chi đến những máy quay kỹ thuật số thì vấn đđề còn đơn giản hơn nhiều… Điện ảnh cũng tạo cho chúng ta nhận biết được các hiệu quả đặc biệt từ việc xử lý âm nhạc, âm thanh để có được … một khoảng im lặng, một tràng sấm sét hay tiếng đạn pháo, tiếng đám đông gào thét, tiếng trẻ khóc la.., Đồng thời cũng cho thấy đ ược nghệ thuật diễn xuất của diễn viên (đối với công chúng diễn viên thường là một nhân vật thực sự tồn tại), kỹ thuật của hóa trang, dàn dựng và thiết kế bối cảnh của họa sĩ. Bên cạnh đó, điện ảnh còn cho chúng ta thấy những biểu hiện đặc thù khác của kỹ thuật dựng phim (montage), của sự tĩnh lược (ellipse)- đốt giai đoạn- nhằm lượt bỏ trình tự diễn tiến hành động trong thực tế, tập trung miêu tả những gì kịch tính nhất, ý nghĩa nhất. Đồng thời, điện ảnh còn là nghệ thuật của” tượng trưng” (symbol) và “ẩn dụ” (allégorie). Ngôn ngữ tạo hình điện ảnh cũng như ngôn ngữ điện ảnh được hình thành dần trong quá trình điện ảnh chuyển hóa từ một trò giải trí thành một bộ môn nghệ thuật. Ngôn ngữ tạo hình điện ảnh là tập hợp phức tạp của nhiều yếu tố tạo hình.
  6. Nó được bỗ sung, hoàn thiện dần cùng với sự phát triển của kỹ thuật điện ảnh. Có thể nói ,những kỹ thuật được sử dụng hiện nay đã rất tối tân vẫn chưa phải phưông tiện kỹ thuật cuối cùng mà những người làm điện ảnh có thể sử dụng để thể hiện theo những đòi hỏi nghệ thuật của mình. Khoa học kỹ thuật vẫn còn tiếp tục phát triển, và chúng ta có quyền hy vọng ở sự ra đời của những phương tiện hỗ trợ quay phim mới, để từ đó tiếp tục bổ xung, hoàn thiện ngôn ngữ tạo hình điện ảnh. 3. Tư tưởng là cái quan trọng nhất Không chỉ nỗ lực trong phạm vi kỹ thuật, điện ảnh và truyền hình ngày càng đào sâu hơn, nhất là về mặt tư tưởng triết lý, bởi vì điện ảnh đã thực sự là phương tiện con người dùng để tư duy, để chiêm nghiệm, tư vấn hay trải nghiệm những xúc cảm, để sáng tạo cuộc sống tinh thần. Ví dụ, một chàng trai đã thực sự rung động ngay phút đầu tiên bởi cái nhìn của một cô gái xinh đẹp mà anh ta tình cờ gặp gỡ. Muốn cô gái hiểu và đón nhận tình cảm của mình dành cho cô. Tất nhiên có nhiều cách, một trong muôn vàn cách đó là,có thể anh ta đặt bút xuống trang giấy, hoặc mở trang thư điện tử ra với ý định viết thư cho cô gái. Chắc chắn anh ta phải đắn đo, tìm câu tìm chữ để diễn đạt điều mình muốn nói. Trên tất cả, anh ta không chỉ biểu đạt cảm xúc, mà phải bộc lộ được cái tâm ý , cái nguyện vọng sâu xa và chân thật nhất trong lòng mình để có thể thuyết phục được người đẹp. Duy chỉ với một bức thư của một chàng trai viết và gửi đến cho một cô gái cũng đòi hỏi phải có được cái tâm ý, không lý nào viết một kịch bản điện ảnh, nhà biên kịch không nhằm gởi đến cho người thưởng ngoạn một điều gì. Nhà biên kịch phải truyền đạt cái gì mà anh ta cảm nhận được, với sự trung thực. Tôi muốn nói nhà biên kịch nhất định phải gởi đến cho người xem một thông điệp bao hàm tính tư
  7. tưởng triết lý, cái mà nhà biên kịch cảm nhận được ở cuộc đời, trong chính cuộc đời một cách sâu sắc và có ý nghĩa bằng cặp mắt nhìn đời của nhà biên kịch. Ở đây, để viết một kịch bản điện ảnh, công việc của nhà biên kịch không giống như chàng trai kia, không chỉ gửi đến cho một người là người đẹp mà chàng trai kia phải lòng yêu thương, mà nhà biên kịch phải ý thức được rằng, qua kịch bản mình sẽ gửi đến cho hàng triệu triệu người xem phim. Trong đó, đủ hạng người, trình độ, sở thích khác nhau, và không chỉ trong phạm vi quốc gia, nếu bộ phim được phổ biến khắp thế giới. Nếu có nhà biên kịch nào không nuôi tham vọng đó, theo tôi, người đó không nên tiếp tục giữ ý định muốn trở thành nhà biên kịch điện ảnh và truyền hình nữa.
nguon tai.lieu . vn