Xem mẫu

  1. Đừng chờ chuông mới tỉnh Nói như vậy không phải chỉ nhân vụ việc gần đây ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Hàn Quốc Song Hye Kyo khởi kiện 3 tờ báo Việt Nam vì đã đưa tin sai sự thật về cô, mà để thấy đây chỉ là một giọt nước tràn ly. Sau khi biết mình đang là tâm điểm chính được đưa tin là bị bắt vì buôn thuốc lắc ở Hồng Kông, cô diễn viên mỹ miều của Hàn Quốc Song Hye Kyo và luật sư của mình đã nhờ các cơ quan chức năng tiến hành thủ tục pháp lý đòi khởi kiện 3 tờ báo của Việt Nam vì đã đưa tin sai sự thật.
  2. Một cô gái dễ thương xinh đẹp nằm trong danh sách 10 mỹ nhân Hàn Quốc, được các fan hâm mộ qua những bộ phim tình cảm lãng mạn của Hàn Quốc như Trái tim mùa thu, Ngôi nhà hạnh phúc v,v… bỗng chốc có thể xấu đi trong mắt các fan khi họ đọc được những dòng tin này. Họ có thể tẩy chay cô nếu sự việc báo chí đưa tin là đúng. Các nhà quảng cáo khai thác hình ảnh của Song Hye Kyo cũng có thể quay lưng với cô, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thu nhập chính của cô. Việc “thông tin sai sự thật”, và đôi khi gián tiếp “bôi nhọ hình ảnh” người nổi tiếng thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện trên báo chí Việt Nam.
  3. Một tờ báo đăng bài phỏng vấn người nổi tiếng hoàn toàn không có một hành vi tác nghiệp nào (trường hợp ca sỹ Cẩm Vân), hoặc một phóng viên khai thác quá mức, đi sâu chi tiết đời tư của một nữ diễn viên chỉ để cạnh tranh về tin nóng, sốt dẻo, giật gân mà không hề quan tâm tới ảnh hưởng, tác động của bài báo đó tới xã hội (trường hợp ca sỹ-diễn viên điện ảnh Yến Vy), và mới nhất là trường hợp đưa tin sai sự thật về Song Hye Kyo khi không kiểm tra nguồn tin. Những vụ việc trên cho thấy tác giả của các bài báo đó rất thiếu hiểu biết về pháp luật. Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế và bùng nổ Internet, mọi thông tin đều dễ dàng đưa lên mạng. Tốt có, xấu có. Thực có, hư có. Thông tin cũng được chuyển tải rất nhanh, được thảo luận
  4. rùm beng trên các forum. Điều đó cho thấy rằng nếu không tỉnh táo thì phóng viên sẽ dễ bị thông tin kiểm soát, rơi vào vòng xoáy, và đưa tin sai lệch, không kiểm tra được thông tin. Theo tác giả Nguyễn Đại Phượng Tiền Phong Online ngày 23/8/2005, ông đã có bản copy tiếng Anh dịch không chính thức “Thư xin lỗi” của báo Pháp Luật TP HCM gửi tới Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà nội, công ty Sidus và nữ diễn viên Song Hye Kyo. Thư xin lỗi do Tổng biên tập Nam Đồng viết nói rằng bài báo dịch với tựa đề “Nữ diễn viên Hàn Quốc Song Hye Kyo mang theo những viên ecstasy” đăng trên báo Pháp Luật TP HCM ngày 10/8/2005 là không đúng sự thật. Bài báo do một cộng tác viên lấy thông tin từ trang web New7.com.tw (Đài Loan) và tác giả bài báo không trình ra được bản gốc tài liệu đó. Và báo Pháp Luật
  5. xin lỗi nữ diễn viên này vì đã không kiểm tra thông tin truóc khi đăng bài báo đó… Tờ báo cũng khẳng định trong tương lai sẽ không sử dụng bất kỳ bài báo nào của cộng tác viên đó. Có thể bạn đọc cũng không quan tâm xem sự việc rồi sẽ đi đến đâu. Có thể Song Hye Kyo và luật sư của mình sẽ bỏ qua. Song những người làm báo thực sự, hãy dừng bút lại một chút để suy nghĩ. Nếu như đây chỉ là một vụ việc đưa sai thông tin hay vụ việc bôi xấu hình ảnh, nhưng không ai khởi kiện thì chúng ta có tỉnh lại không? Chúng ta được tự do hành nghề, tự do viết. Đó là một may mắn lớn. Và để xứng đáng với quyền lợi thì chúng ta cần nghĩ đến nghĩa vụ. Chúng ta cần có trách nhiệm với xã hội hơn nữa.
  6. Không bao giờ nên quên bài học về kiểm tra nguồn tin, bài học về tính khách quan khi đưa tin và bài học về tính trung thực, mà trước hết là trung thực với chính bản thân mình./.
nguon tai.lieu . vn