Xem mẫu

  1. Đưa tin sai đôi khi trở thành tội ác Tôi xin nói lên vài suy nghĩ của mình việc thông tin sai lệch hoặc thờ ơ với thông tin của nhà báo và cơ quan báo chí. Việc đưa tin thiếu chính xác để rồi tòa soạn phải đính chính, phải xin lỗi với bạn đọc do sự vô tình, thiếu cẩn thận của phóng viên. Theo tôi nghĩ, đó là chuyện trong một số trường hợp cụ thể, gay cấn có thể thông cảm được. Điều đáng sợ nhất là sự chủ động, cố tình đưa tin sai sự thật của nhà báo để hướng dư luận hiểu sai ý đồ cá nhân hay một tổ chức
  2. nào đó nhằm trục lợi bất chính. Bên cạnh đó là sự thờ ơ, vô cảm của nhà báo hay tòa soạn trong đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực vì ngại đụng chạm, vì sợ mất quyền lợi cá nhân…Những hành động đó thật đáng buồn, đáng thẹn cho người làm báo. Trong trường hợp này, nhà báo không những góp phần làm mất niềm tin đối với bạn đọc mà đôi khi trở thành tội ác với nhân dân, với xã hội. Tôi luôn tâm niệm rằng, phía sau một thông tin của mỗi bài báo là số phận, là cuộc sống của một hay nhiều người. Một bản tin, một bài báo sai sự thật có thể làm sụp đổ sự nghiệp cả đời của một người hay của một tập thể nào đó…Phía sau một bài báo sai lệch thông tin có thể là sự thiệt thòi, khốn khổ của hàng ngàn hộ dân hay công nhân lao động. Rồi biết bao nhiêu hệ luỵ khác kéo theo trong gia đình của những “nạn nhân” bị thông tin sai. Đặc
  3. biệt là những người nghèo. Thực tế đã có những hiện tượng “bóp méo” hoặc thờ ơ với thông tin vì quyền lợi cá nhân, làm mất niềm tin công chúng. Nếu hỏi tôi làm gì để giữ lấy niềm tin của bạn đọc, của công chúng với báo chí thì tôi nói rằng chỉ có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp chân chính trong thông tin mới giữ được thôi. Tôi xin nói lại điều mà nhiều người cho là cũ, nhưng đối với tôi luôn là chuyện đáng quan tâm. Bác Hồ dạy chúng ta viết báo là xác định: Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào. Chúng ta đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhắc điều đó để tôi soi rọi công việc làm báo hàng ngày của mình: Viết như thế có đúng sự thật không, đã công tâm chưa? Viết như thế mang lại lợi ích gì
  4. cho nhân dân, cho xã hội? Đặt ra những câu hỏi đó để mình làm đúng lương tâm , trách nhiệm của nghề báo. Những điều đó luôn thôi thúc tôi phải có trách nhiệm nghề nghiệp. Đó không chỉ là trách nhiệm đối với bản thân nhà báo mà còn là đạo lý đối xử có nghĩa, có tình của người Việt Nam. Những ai đi ngược lại truyền thống đó, làm điều sai lệch để trục lợi bất chính tất sẽ bị lên án. Tôi xem hành động đó là sự xúc phạm nghề nghiệp, là một tội ác và tôi tin rằng những thông tin không chân chính sẽ không xuất hiện trên những tờ báo có ban biên tập chân chính.
nguon tai.lieu . vn