Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HOÀNG TRUNG THÀNH NGHIÊN CỨU HỌ DƠI LÁ MŨI (CHIROPTERA: RHINOLOPHIDAE) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62420103 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2017
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS. Vũ Đình Thống - PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào hồi giờ ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU Bô Dơi là bộ thú duy nhất bao gô m như ng loa i thú có khả năng bay thực sự. Với khả năng bay, dơi cũng là nhóm thú có khả năng phát tán tốt nhất [Kunz & Pierson, 1994]. Dơi có vai trò đặc biệt quan trọng trong các “dịch vụ” hệ sinh thái tư nhiên, như thụ phấn và phát tán nhiêu loa i thực vật; go p phân quan trọng trong việc duy trì và tái sinh rừng tư nhiên sau khi bị tàn phá. Măt kha c, dơi săn bắt và tiêu thụ một số lượng lớn côn trùng và nh ng động vật c nh ; đồng thời, chúng là thức ăn của một số loài chim, bò sát và thú [Kunz (ed.), 2009]. Bên cạnh nh ng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái, nhiều loài dơi đã được xác định là vật chủ trung gian có thể truyền một số bệnh, trong đó có nh ng bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với các loài động vật và con người như bệnh Nipah, Ebola, SARS, tiêu chảy [Li, 2005; Calisher, 2006; Chu, 2008]. Một số loài dơi đã được xác định có mang các chủng thuộc nhóm coronavirus gây bệnh SARS, trong đó có các loài R. pearsoni, R. pusillus, R. macrotis [Li, 2005], R. sinicus [Lau, 2005; Wang, 2006]. Cho đến nay, họ Dơi lá mũi Rhinolophidae được xác định là một trong hai họ dơi có số lượng loài nhiều nhất ở Việt Nam, với 19 loài trong tổng số 123 loài dơi đã được ghi nhận ở nước ta [Furey và cộng sự, 2009; Kruskop, 2013; Gorfol và cộng sự, 2014; Nguyen Truong Son và cộng sự, 2015; Vuong Tan Tu và cộng sự, 2015, 2017]. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về dơi nói chung và dơi lá mũi nói riêng, nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về dơi lá mũi ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng thông tin về sự tồn tại của một số loài dơi lá mũi ở nước ta khi các nghiên cứu trước vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định. Ngoài ra, mới chỉ có một số ít thông tin về đặc điểm nhận dạng, phân bố, đặc điểm sinh học và hiện trạng của một số loài. Trước thực tế đó, đề tài "Nghiên cứu họ Dơi lá mũi (Chiroptera: Rhinolophidae) ở Việt Nam" được thực hiện nhằm làm rõ vị trí phân loại của một số taxon còn đang nghi ngờ về mặt phân loại học, trên cơ sở kết hợp các phương pháp định loại bằng so sánh hình thái, di truyền phân tử và siêu âm. Bên cạnh việc xác định chính xác thành phần loài, nghiên cứu cũng cung cấp các thông tin về đặc điểm nhận dạng, một số đặc điểm sinh học và sinh thái học, phân bố, hiện trạng của nh ng loài có giá trị bảo tồn, … Kết quả của nghiên cứu này hy vọng sẽ cung cấp nh ng thông tin cơ bản cần thiết cho các nghiên cứu sau này khi nghiên cứu về thành phần loài, nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học, xây dựng kế hoạch quản lý và bảo tồn cũng như kiểm soát các dịch bệnh có liên quan đối với một số loài dơi lá mũi. Mục tiêu của luận án 1. Xem xét đánh giá sự đa dạng của các loài dơi thuộc họ Dơi lá mũi ở Việt Nam; 1
  4. 2. Kiểm định/tu chỉnh vị trí phân loại của các loài còn nghi ngờ dựa trên các đặc điểm phân loại hình thái, di truyền phân tử và siêu âm; 3. Bổ sung dẫn liệu sinh học, sinh thái học và hiện trạng bảo tồn của một số loài thuộc họ Dơi lá mũi ở Việt Nam. Nội dung nghiên cứu 1. Xác định thành phần loài, đánh giá hiện trạng phân loại của họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae) ở Việt Nam; mô tả các loài và xây dựng khóa định loại cho các loài thuộc họ Dơi lá mũi hiện biết ở Việt Nam; 2. Đánh giá khả năng định loại các loài thuộc họ Dơi lá mũi bằng di truyền phân tử, phân tích đặc điểm di truyền phân tử, xác định khoảng cách di truyền, quan hệ phát sinh gi a các loài được ghi nhận; 3. Đánh giá khả năng định loại các loài dơi lá mũi bằng siêu âm, xác định đặc điểm siêu âm của họ Dơi lá mũi ở Việt Nam, phân tích mối tương quan gi a tần số siêu âm với một số chỉ số về hình thái, kích thước; 4. Xác định vùng phân bố, đặc điểm phân bố địa lý của các loài thuộc họ họ Dơi lá mũi ở Việt Nam. 5. Đánh giá hiện trạng của một số loài dơi lá mũi ở Việt Nam có giá trị bảo tồn. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1. Luận án đã cung cấp nhiều dẫn liệu mới và đầy đủ nhất về tính đa dạng và hiện trạng phân loại; khả năng sử dụng di truyền phân tử và siêu âm trong định loại; đặc điểm di truyền phân tử và siêu âm của họ Dơi lá mũi ở Việt Nam; bổ sung dẫn liệu sinh học, sinh thái học và hiện trạng của một số loài thuộc họ Dơi lá mũi ở Việt Nam có giá trị bảo tồn. 2. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp nh ng thông tin cơ bản cần thiết cho các nghiên cứu sau này khi nghiên cứu về thành phần loài, nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học, xây dựng kế hoạch quản lý và bảo tồn cũng như kiểm soát các dịch bệnh có liên quan đối với một số loài dơi lá mũi ở Việt Nam. Những đóng góp của luận án 1. Đã xác định được danh sách gồm 20 loài thuộc họ Dơi lá mũi Rhinolophiadae ở Việt Nam. Đã chính thức bổ sung thêm loài R. osgoodi vào thành phần loài dơi ở Việt Nam, chính thức khẳng định sự có mặt của loài R. pusillus, làm rõ sự có mặt của loài R. siamensis, góp phần bổ sung 7 dạng loài vào thành phần loài dơi lá mũi ở nước ta, gồm 2 dạng loài của R. affinis; 1 dạng loài của R. malayanus, 1 dạng loài của R. thomasi, 1 dạng loài của R. macrotis, 1 dạng loài của R. paradoxolophus và 1 dạng loài của R. marshalli. Đã mô tả đặc điểm nhận dạng và xây dựng khóa định loại chi tiết cho các loài và dạng loài kể trên. 2. Lần đầu tiên có nghiên cứu đầy đủ nhất về tần số siêu âm và sử dụng tần số siêu âm trong định loại họ các loài thuộc họ dơi lá mũi ở Việt Nam. Trong đó, lần đầu tiên công bố chính thức về tần số siêu âm của loài R. 2
  5. osgoodi và R. subbadius; đánh giá tương quan gi a tần số siêu âm với kích thước cơ thể và chiều cao tai của các loài thuộc họ Dơi lá mũi ở Việt Nam. 3. Lần đầu tiên sử dụng di truyền phân tử trong định loại hầu hết các loài thuộc họ Dơi lá mũi ở Việt Nam; đánh giá về quan hệ phát sinh và xác định khoảng cách di truyền gi a các loài. Trên cơ sở đó, đã xác định được khoảng cách di truyền trong trình tự gene COI gi a các loài; xác định các nhóm quan hệ di truyền trong họ Dơi lá mũi ở Việt Nam. 4. Lần đầu tiên có phân tích về đặc điểm phân bố địa lý của các loài dơi lá mũi ở Việt Nam theo 5 vùng địa lý sinh vật: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, và Nam Bộ. 5. Đã đánh giá hiện trạng số lượng, phân bố của một số loài dơi lá mũi có giá trị bảo tồn ở Việt Nam. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 149 trang, chia thành 3 chương với 6 bảng, 49 hình, 219 tài liệu tham khảo. Phần phụ lục gồm 7 Phụ lục, cung cấp thêm các thông tin chi tiết, số liệu bổ sung và thông tin về các mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỘ DƠI CHIROPTERA Bộ Dơi (Chiroptera) gồm nh ng loài thú có khả năng phát tán tốt nhất và là một trong hai bộ thú có số lượng loài nhiều nhất. Chúng thường tạo thành nh ng tập hợp cá thể lớn và có thể là bộ thú có số lượng cá thể phong phú nhất trong số các bộ thú hiện có trên Trái đất. Bô Dơi cũng là bộ duy nhất bao gồ m nh ng loà i thú có khả năng bay lượn thực sự. Khả năng bay góp phần làm tăng tính đa dạng về đặc điểm sinh học và sinh thái học của dơi như tính đa dạng về thức ăn, tập tính ngủ nghỉ, các chiến lược sinh sản và tập tính xã hội của dơi [Kunz & Pierson, 1994]. Dơi phân bố ở tất cả các lục địa trên thế giới và chỉ không có mặt ở các vùng cực và một số đảo đại dương bị cách ly [Kunz & Pierson, 1994]. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ HỌ DƠI LÁ MŨI RHINOLOPHIDAE 1.2.1. Tính đa dạng và phạm vi phân bố Theo Csorba và cộng sự [2003], họ Dơi lá mũi Rhinolophidae chỉ có duy nhất một giống Rhinolophus. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 95 loài dơi lá mũi thuôc 23 nhó m loà i biết trên toàn thế giới [Csorba và cộng hiên sự, 2003; Simmons, 2005; Yoshiyuki & Lim 2005; Soisook và cộng sự, 2008; Sun và cộng sự, 2008; Wu và cộng sự, 2008, 2009; Zhou và cộng sự, 2009; Wu & Vu Dinh Thong 2011, Chattopadhyay và cộng sự, 2012; Taylor và cộng sự, 3
  6. 2012; Benda & Vallo, 2012; Peterhans và cộng sự, 2013; Soisook và cộng sự, 2015, 2016]. Họ Dơi lá mũi phân bố rộng khắp cựu lục địa, từ Tây Âu và châu Phi đến Đông Nam Á, Nhật Bản, Philippine, New Guinea và Australia [Corbet & Hill 1992; Csorba và cộng sự, 2003]. Dơi lá mũi chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới, nhưng một số loài có thể chịu đựng được nhiệt độ thấp ở vùng ôn đới bằng cách ngủ đông, một đặc điểm rất hiếm gặp ở nh ng loài dơi nhiệt đới [Altringham, 1996]. 1.2.2. Đặc điểm hình thái Một trong nh ng đặc điểm đặc trưng của họ Dơi lá mũi là chúng có các lá mũi, gồm một số chóp da kỳ dị, phức tạp và phần da ở phần lá mũi mở rộng tạo thành hình móng ngựa bao quanh hai lỗ mũi. Các nếp da này được chia làm ba phần, gồm lá mũi trước (horseshoe), lá mũi gi a (sella) và lá mũi sau (lancet). Hình dạng và sắp xếp của các lá mũi thay đổi tùy thuộc vào từng nhóm loài và từng loài khác nhau [Nowak, 1994]. 1.2.3. Đặc điểm siêu âm Họ Dơi lá mũi Rhinolophidae có hệ thống thu phát âm thanh mang tính đặc trưng giúp chúng có khả năng phát và thu âm đồng thời. Các lá mũi phức tạp cùng các xoang mũi rộng liên quan đến việc phát và truyền tín hiệu, trong khi vành tai lớn và cấu tạo ốc tai giúp chúng thu nhận các tín hiệu hồi âm [Csorba và cộng sự, 2003]. Tín hiệu âm thanh của dơi lá mũi được đặc trưng bởi một đoạn ổn định CF (constant-frequency), một đoạn khởi đầu iFM (initial frequency- modulated) và đoạn kết thúc tFM (terminal frequency-modulated) (hình 1.2) [Altringham, 1996; Csorba và cộng sự, 2003]. 1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Nghiên cứu về phân loại học họ Dơi lá mũi trên thế giới Họ Dơi lá mũi Rhinolophidae hiện nay chỉ gồm các loài thuộc giống duy nhất Rhinolophus [Csorba và cộng sự, 2003]. Giống này được đề xuất và sử dụng đầu tiên bởi Lacépède vào năm 1799, thuộc họ Vespertilionidae [Servent và cộng sự, 2003]. Năm 1825, Gray chia họ Vespertilionidae thành 5 phân họ, trong đó có phân họ Rhinolophina. Năm 1907, Miller nâng bậc phân loại của các phân họ Rhinolophinae và Phyllorhininae thành bậc họ. Trong đó, họ Rhinolophidae có một giống duy nhất Rhinolophus. Bên cạnh việc mô tả rất nhiều loài mới và dạng mới thuộc giống Rhinolphus, Andersen [1905b-e], căn cứ vào một số đặc điểm như: kích thước và hình dạng của lá mũi, kích thước và hình dạng của tai, chiều dài khẩu cái, chiều dài tương đối của các xương ngón tay, các đốt ngón để chia giống Rhinolophus thành 6 nhóm loài (group) khác nhau. Sau đó, có nhiều tác giả bổ sung, phân chia lại hoặc sắp xếp lại các nhóm loài trên cơ sở sắp xếp ban đầu của Andersen, nhưng không có sự thay đổi nhiều [Servent và cộng sự, 2003]. 4
  7. 1.3.2. Nghiên cứu về di truyền phân tử Bên cạnh việc sử dụng nh ng phương pháp phân loại dựa vào các đặc điểm hình thái, trong nh ng năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp phân loại bằng di truyền phân tử trong nghiên cứu phân loại các nhóm sinh vật nói chung và nhóm dơi cũng như họ Dơi lá mũi nói riêng. Trong xu thế đó, DNA ty thể được sử dụng như một công cụ quan trọng trong nghiên cứu về phân loại học dơi. Nh ng phương pháp này đã góp phần bổ trợ cho phương pháp phân loại bằng hình thái trong việc định loại các loài, xác định vị trí phân loại của một số taxon có vị trí phân loại còn chưa rõ ràng [Thomas, 2000; Clare và cộng sự, 2006; Li và cộng sự, 2006; Soisook và cộng sự, 2008; Puechmaille và cộng sự, 2014; Ith và cộng sự, 2015], phát hiện nh ng loài ẩn sinh trong các tổ hợp loài có hình thái và kích thước gần tương tự nhau hoặc phân biệt nh ng loài có quan hệ họ hàng gần [Li và cộng sự, 2006; Clare và cộng sự, 2006 ; Sun và cộng sự, 2008, 2009; Boston và cộng sự, 2014], mô tả các loài mới cho khoa học [Mucedda và cộng sự, 2002; Zhou và cộng sự, 2009; Chattopadhyay và cộng sự, 2012; Taylor và cộng sự, 2012; Benda và Vallo, 2012; Peterhans và cộng sự, 2013; Gorfol và cộng sự, 2014; Soisook và cộng sự, 2015, 2016]. Các kỹ thuật trong di truyền phân tử cũng được áp dụng nhiều trong nghiên cứu sinh thái học và bảo tồn đối với một số loài [Rossiter và cộng sự, 2000, 2007; Francis và cộng sự, 2010; Bilgin, 2012, 2016; Dool và cộng sự, 2016]. 1.3.3. Nghiên cứu về siêu âm Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được có khoảng hơn 70% số loài dơi sử dụng siêu âm [Surlykke & Moss 2000] trong khoảng 1.270 loài dơi đã biết [Herkta và cộng sự, 2016]. Các tần số được sử dụng trong siêu âm ở dơi thường nằm trong khoảng gi a 11 kHz (thí dụ ở loài Euderma maculatum) [Fullard và Dawson, 1997] và 210 kHz (loài Coelops frithii) [Vu Dinh Thong, 2011] hoặc đến 212 kHz (loài Cloeotis percivali) [Fenton và Bell, 1981]. Hiện nay, nh ng nghiên cứu về dơi trên thế giới thường sử dụng siêu âm các nghiên cứu về thành phần loài, định loại và mô tả loài mới [Sun và cộng sự, 2008; Soisook và cộng sự, 2008, 2010, 2015, 2016; Kruskop và cộng sự, 2010; Ith và cộng sự, 2011; 2015; Nesi và cộng sự, 2011; Chattopadhyay và cộng sự, 2012; Taylor và cộng sự, 2012; Zamora-Gutierrez và cộng sự, 2016]; mô tả đặc điểm tiếng kêu siêu âm của loài [Ing và cộng sự, 2016; Morni và cộng sự, 2016]; tập tính siêu âm của dơi [Surlykke & Moss, 2000; Fenton và cộng sự, 2011]; sinh học thần kinh của tiếng kêu siêu âm [Moss và cộng sự, 2003; Covey, 2005; Ulanovsky & Moss, 2008], tiến hóa và thích nghi trong tiếng kêu siêu âm của dơi [Fenton và cộng sự, 1995, 2012; Russo và cộng sự, 2007; Puechmaille và cộng sự, 2014; Jacob & Bastian, 2016]. 5
  8. 1.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1.4.1. Tình hình nghiên cứu phân loại học họ Dơi lá mũi ở Việt Nam Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XX trở về trước, nh ng nghiên cứu có liên quan đến dơi ở Việt Nam nói chung và Dơi lá mũi nói riêng là không nhiều. Dơi lá đuôi Rhinolophus affinis có lẽ là loài dơi lá mũi đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam, vào năm 1878, khi Dobson công bố kết quả phân tích các mẫu vật dơi trong bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris. Sau đó loài này được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu khác: Thomas [1928], Osgood [1932], Delacour [1940]. Từ đó đến nay đã có nhiều công bố của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về khu hệ thú hoặc khu hệ dơi nói chung, trong đó có nhắc đến các loài dơi lá mũi [Pousargues, 1904; Kloss 1921; Thomas, 1925; Kloss, 1926, Osgood, 1932; Van Peenen, 1969; Đào Văn Tiến, 1985; Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994; Hendrichsen và cộng sự, 2001; Lê Vũ Khôi, 2001; Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008], hoặc trong các nghiên cứu vê dơi lá mũi [Sanborn, 1939; Bourret, 1951; Hill 1972b; Topal, 1974; Hill & Topal, 1990; Csorba và Jenkins, 1998; Soisoook và cộng sự, 2008; Nguyễn Trường Sơn và cộng sự, 2010]. Đến năm 2013, Kruskop cho rằng họ Rhinolophidae ở Việt Nam có 19 loài, trong tổng số 120 loài dơi có ở Việt Nam. Có thể nói, đây là nghiên cứu đầy đủ nhất đến thời điểm hiện tại về các loài dơi ở Việt Nam nói chung, trong đó có họ Dơi lá mũi nói riêng, với các thông tin về đặc điểm định loại, phân bố, đặc điểm sinh học và sinh thái học của các loài. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về di truyền phân tử Trong nh ng năm gần đây, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu về di truyền phân tử kết hợp với phương pháp hình thái trong nghiên cứu về phân loại học, mô tả loài mới, nghiên cứu địa lý phát sinh, quan hệ phát sinh của các loài dơi ở Việt Nam và khu vực lân cận [Borisenko và cộng sự, 2008; Vuong Tan Tu và cộng sự, 2014, 2015; 2017]. Việc sử dụng phương pháp sinh học phân tử kết hợp với phương pháp phân tích hình thái cũng được tiến hành trên một số nghiên cứu khác do các nhà khoa học nước ngoài phối hợp với các nhà khoa học trong nước cũng đã phát hiện thêm các loài dơi mới [Gorfol và cộng sự, 2014], phân biệt nh ng loài có quan hệ họ hàng gần [Ith và cộng sự, 2011], phân biệt các dạng khác nhau của cùng một loài [Ith và cộng sự, 2015] cũng như nghiên cứu về thành phần loài [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2015]. 1.4.3. Tình hình nghiên cứu về siêu âm Nghiên cứu về siêu âm của dơi – một mảng quan trọng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ vài chục năm trước, đến nay cũng đã được thực hiện ở Việt Nam với một số nghiên cứu ban đầu về đặc điểm tiếng kêu siêu âm của một số loài [Vũ Đình Thống và cộng sự, 2007, 2011, 2012 a, b; Vu Dinh Thong, 2011, 2014a, b, 2015; Nguyễn Viết Thịnh và cộng sự, 2015; Nguyen Truong Son và cộng sự, 2015]. 6
  9. Trong nh ng năm gần đây, nhiều taxon mới đã được công bố, nhiều loài ần sinh trong họ dơi này đã được ghi nhận bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Ở Việt Nam, phương pháp phân loại dơi nói chung và dơi lá mũi nói riêng vẫn chủ yếu dựa vào so sánh về hình thái, chỉ một số tác giả gần đây mới kết hợp phương pháp phân loại bằng hình thái với phân tích di truyền phân tử và siêu âm. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về dơi nói chung và dơi lá mũi nói riêng, nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về họ Dơi lá mũi ở Việt Nam. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng thông tin về sự tồn tại của một số loài thuộc họ này ở Việt Nam khi các nghiên cứu trước vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định. Ngoài ra, mới chỉ có một số ít thông tin về đặc điểm nhận dạng, phân bố, đặc điểm sinh học và hiện trạng của một số loài. Chƣơng 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Trong giai đoạn 2013 – 2017, các đợt khảo sát về dơi lá mũi được tiến hành riêng rẽ hoặc kết hợp với các nghiên cứu khác tại 15 địa điểm và sử dụng các mẫu vật được thu thập từ trước từ 39 địa điểm khác nhau. 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Mẫu vật : Mẫu vật nghiên cứu gồm 1.140 mẫu dơi lá mũi hiện lưu tr tại lưu tr tại Phòng Động vật học có xương sống và Phòng Bảo tàng Động vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bảo tàng Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trình tự di truyền: 21 trình tự gene COI từ nghiên cứu này và 67 trình tự gene COI của các loài dơi lá mũi được công bố trên GenBank. Danh sách các trình tự di truyền trình bày trong phụ lục 2 của luận án. Tín hiệu siêu âm: 300 file tín hiệu siêu âm của các loài dơi lá mũi ở Việt Nam. 2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP THU MẪU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU 2.3.1. Bẫy bắt và xử lý mẫu vật Mẫu được thu bằng bẫy thụ cầm và lưới mờ. Bẫy thụ cầm được sử dụng có kích thước 1.6x1.8 và 1.8 x 2.0m với bốn dàn cước đặt song song, khoảng cách gi a các sợi cước là 2.5 cm. Lưới mờ được sử dụng gồm các kích thước: 3 x 4m; 3 x 6m, 3 x 9m, 3 x 12 m. Phương pháp đặt bẫy thụ cầm và lưới mờ theo Nguyễn Trường Sơn & Csorba [2007]; Kunz (ed.) [2009]; Vu Dinh Thong [2011]. 7
  10. 2.3.2. Ghi tín hiệu tiếng kêu siêu âm Tiếng kêu siêu âm của dơi được thu ở 3 trạng thái: cầm trên tay,bay trong màn bay (cao 2m x rộng 4m x dài 4m) và trong trạng thái đậu cố định trên vách màn. Tiếng kêu siêu âm được thu bởi 4 loại thiết bị khác nhau: Hệ thống PCTape, phần mềm Batman được sản xuất bởi Trườ ng Đai hoc Tổ ng Tuebingen, hơp CHLB Đứ c; máy dò siêu âm Pettersson D-240 (Pettersson Elecktronik, Thụy Điển); máy ghi siêu âm Echometer EM3 và máy ghi siêu âm Song Meter SM2BAT (Wildlife Acoustics, Hoa Kỳ), tùy từng đợt thực địa. 2.3.3. Đo các chỉ số hình thái ngoài, sọ-răng - Các chỉ số hình thái ngoài: (dùng thước kẹp cầm tay với độ chính xác đến 0.1mm). Các số đo được sử dụng trong định loại các loài dơi lá mũi, theo Bates và Harrison [1997], Csorba và cộng sự [2003]. 2.3.4. Tách chiết DNA, nhân dòng và đọc trình tự gene Mẫu để tách chiết DNA là mô cơ, lấy từ mô cơ ngực của mẫu vật. Việc tách chiết DNA, nhân dòng gene bằng phản ứng PCR được thực hiện tại phòng thí nghiệm Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sản phẩm sau khi tinh sạch được gửi cho công ty 1st Base Company (Singapore) để đọc trình tự. 2.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH LOẠI, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.4.1. Định loại bằng hình thái Tất cả các mẫu vật được lưu gi , kết hợp với ảnh chụp tương ứng, được định loại theo nh ng tài liệu đã được công bố về khu hệ dơi nói chung và dơi lá mũi nói riêng của Việt Nam và các nước lân cận. Các tài liệu này bao gồm công bố của Corbet & Hill [1992], Bates & Harrison [1997], Csorba và cộng sự, [2003], Borissenko & Kruskop [2003], Simmons [2005], Francis [2008], Kruskop [2013]. 2.4.2. Phân tích thống kê Nh ng khác biệt về hình thái, đặc biệt là các chỉ số kích thước ngoài và kích thước sọ-răng gi a các taxon được xác định bởi Phân tích Thành phần chính (Principle Components Analysis – PCA) thực hiện trên phần mềm PAST v3.14 (PAlaeontological Statistics) [Hammer và cộng sự, 2001]. 2.4.3. Phân tích tiếng kêu siêu âm Sau khi hoàn thành việc ghi âm, các file âm thanh được chuyển vào máy tính. Nh ng file được ghi bởi Hệ thống PCTape, Echometer EM3, và Song Meter SM2BAT được phân tích bằng phần mềm Avisoft SASLab Pro (Avisoft Bioacoustics, CHLB Đức). Nh ng file được ghi bởi máy dò siêu âm Peterson D240 được phân tích bởi phần mềm Wavesurfer (KTH Royal Institute of Technology, Thụy Điển). Sử dụng đồ họa ảnh phổ để xác định tần số ổn định (constant frequency) ở mức năng lượng cực đại (Frequency of maximum energy 8
  11. (FMAXE) kHz). Trong tiếng kêu của mỗi cá thể, chọn đoạn âm thanh liên tục trong 5-s được thể hiện trên ảnh phổ màu với khoảng sai số trung bình 50-60Hz. 2.4.4. Phân tích di truyền Các trình tự thu được được kiểm chứng với d liệu từ GenBank bằng công cụ BLAST [Altschul và cộng sự, 1997], sau đó tinh chỉnh bằng phần mềm Bioedit version 7.2.5 [Hall, 1999]. Các trình tự gene COI cùng với 68 trình tự gene tham khảo từ Genbank (phụ lục 2) sử dụng cho phân tích được được sắp xếp (alignment) bằng công cụ ClustalW trong MEGA 6 [Tamura và cộng sự, 2013]. Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI DƠI LÁ MŨI Ở VIỆT NAM 3.1.1. Đa dạng các loài dơi lá mũi ở Việt Nam Trên cơ sở phân tích 1.140 mẫu vật, cùng với các d liệu có liên quan, chúng tôi đã ghi nhận được ở Việt Nam có 20 loài dơi lá mũi thuộc họ Rhinolophidae, cùng với 7 dạng loài khác biệt so với nh ng taxon đã công bố trước đây ở Việt Nam (bảng 3.1). Năm 2013, Kruskop, trong tài liệu "Bats of Vietnam – Checklist and an identification manual" – công bố đầy đủ nhất về các loài dơi ở Việt Nam từ trước đến nay - cho rằng ở Việt Nam có khoảng 120 loài dơi, trong đó có 19 loài dơi lá mũi [Kruskop 2013], bao gồm: R. affinis, R. chaseni, R. malayanus, R. stheno, R. microglobosus, R. sinicus, R. thomasi, R. subbadius, R. pusillus, R. cf. lepidus, R. acuminatus, R. pearsonii, R. yunnanensis, R. shameli, R. macrotis, R. siamensis, R. luctus, R. paradoxolophus, R. marshalli. Trong số này có 16 loài có mẫu kiểm chứng, 2 loài tham khảo từ các công bố trước đó (R. yunanensis, R. siamensis). Ngoài ra, loài R. subbadius được đưa vào danh sách nhưng không có mẫu kiểm chứng và cũng không có nguồn thông tin trích dẫn. Tác giả có bàn luận về kết quả của một số nghiên cứu trước về loài R. subbadius nhưng là do định loại nhầm và không có thông tin thuyết phục về sự tồn tại của loài này ở Việt Nam. So với công bố của Kruskop [2013], nghiên cứu này đã bổ sung thêm một loài dơi lá mũi cho Việt Nam – loài Dơi lá Ô gút R. osgoodi. Bên cạnh đó, với các vật mẫu thu được, chúng tôi đã khẳng định sự có mặt của loài R. subbadius ở Việt Nam, làm rõ sự có mặt của loài R. siamensis, đồng thời góp phần bổ sung 7 dạng loài vào thành phần loài dơi lá mũi ở nước ta, gồm 2 dạng loài của R. affinis (R. cf. affinis 1 và R. cf. affinis 2); 1 dạng loài của R. malayanus (R. cf. malayanus), 1 dạng loài của R. thomasi (R. cf. thomasi), 1 dạng loài của R. macrotis (R. cf. macrotis), 1 dạng loài của R. paradoxolophus (R. cf. paradoxolophus) và 1 dạng loài của R. marshalli (R. cf. Marshalli 2). Nh ng taxon này đều có nh ng khác biệt đáng kể so với nh ng loài tương ứng đã được mô tả. Cơ sở khoa học của nh ng nhận định này và nh ng khác biệt cơ bản gi a các taxon mới được ghi nhận với loài tương ứng được thảo luận ở mục 3.1.2. Bảng 3.1. Các loài dơi lá mũi (Rhinolophus) được ghi nhận ở Việt Nam qua nghiên cứu này và trước đây (n: số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu này) 9
  12. ST Tình trạng bảo Tên loài Nguồn thông tin T tồn Các Nghiên IUCN nghiên SĐVN Tên Việt Nam Tên khoa học cứu Red List cứu 2007 này 2017 trƣớc "megaphyllus “ group 1. Dơi lá đuôi Rhinolophus affinis s.s. 8, 10, 11, x [n = 178] 13, 14, 15 R. cf. affinis 1 [n = 21] x R. cf. affinis 2 [n = 24] x 2. Dơi lá sa đen R. chaseni [n = 6] x 11, 13 R. malayanus s.s. [n = 71] x 10, 11, 13 3. Dơi lá mã lai R. cf. malayanus [n = 10] x Dơi lá mũi 4. R. stheno [n = 21] x 10, 11, 13 nam Dơi lá mũi 8, 10, 11, 5. R. microglobosus [n = 92] x bắc 13 "rouxii “ group Dơi lá trung R. sinicus [n = 20] 10, 11, 6. x hoa 13 7. Dơi lá tô ma VU R. thomasi s.s. [n = 86] x 10, 11, 13 (B2a) R. cf. thomasi [n = 24] x "pusillus“ group 8. Dơi lá nâu R. subbadius [n = 6] x 1, 13, 16 Dơi lá mũi 10, 11, 9. R. pusillus [n = 144] nh 13, 15 10. Dơi lá le pit R. lepidus [n = 46] x 10, 11, 13 11. Dơi lá ô gút R. osgoodi [n = 7] x DD Dơi lá mũi 12. R. acuminatus [n = 48] x 11, 13 nhọn "euryotis“ group 13. Dơi lá sa men R. shameli [n = 40] x 11, 13, 15 "pearsonii“ group Dơi lá pec 10, 11, 14. R. pearsonii [n = 138] x xôn 13, 15 Dơi lá đôp 15. R. yunnanensis [n = 27] x 12 xôn "philippinensis“ group 16. Dơi lá thái lan R. siamensis [n = 44] x 11, 13 Dơi lá tai dài R. macrotis s.s. [n = 16] x 1, 17 17. R. cf. macrotis [n = 3] x 17 10
  13. ST Tình trạng bảo Tên loài Nguồn thông tin T tồn Các Nghiên IUCN nghiên SĐVN Tên Việt Nam Tên khoa học cứu Red List cứu 2007 này 2017 trƣớc 18. Dơi lá quạt R. paradoxolophus s.s. 2, 9, 10, VU x [n = 22] 11, 13 (D1) R. cf. paradoxolophus x [n = 1] 19. Dơi lá ma san 4, 6, 10, R. cf. marshalli 1 [n = 38] x 11, 13 R. cf. marshalli 2 [n = 2] x "trifoliatus“ group 5, 7, 10, 20. Dơi lá lớn R. luctus [n = 5] x 11, 13 x : kết quả của nghiên cứu này; 1 - Osgood [1932]; 2 - Bourret [1951]; 3 - Topal [1974]; 4 - Hill & Topal [1990]; 5 - Topal & Csorba [1992]; 6 - Csorba & Topal [1994]; 7 - Đặng Huy Huỳnh và cộng sự [1994]; 8 - Csorba & Jenkins [1998]; 9 - Eger & Theberge [1999]; 10 - Hendrichsen và cộng sự, [2001]; 11 - Đặng Ngọc Cần và cộng sự [2008]; 12 - Furey và cộng sự [2010]; 13 - Kruskop [2013]; 14 - Ith và cộng sự [2015]; 15 – Nguyen Truong Son và cộng sự [2016]; 16 - Corbet & Hill [1992]; 17 – Vuong Tan Tu và cộng sự (2016). Năm 1969, Van Peenen cho rằng các mẫu vật của phân loài R. blythi calidus trong công bố của Osgood (1932) thuộc về loài R. cornutus. Loài này được cho là hơi khác với R. pusillus bởi thùy liên kết rất dài, hình tam giác hẹp, hình dạng giống-sừng [Csorba và cộng sự, 2003; Kruskop, 2013]. Tuy nhiên, đặc điểm hình dạng thùy liên kết cũng biến đổi rất nhiều ở loài R. pusillus [Bates và Harrison, 1997; Vũ Đình Thống, 2014b]. Thông tin về loài R. cornutus sau đó được Đặng Huy Huỳnh và cộng sự [1994] kế thừa. Theo Csorba và cộng sự [2003], Sano và Amstrong [2010], loài R. cornutus chỉ có ở Nhật Bản. Kruskop [2013] đề nghị đưa loài này ra kh i danh sách các loài dơi ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chưa phát hiện được mẫu vật nào giống như mô tả đặc điểm của loài R. cornutus, do đó chúng tôi không đưa loài này vào danh sách các loài dơi lá mũi đã được ghi nhận ở Việt Nam. Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của Kruskop [2013], đề nghị đưa R. cornutus ra kh i danh sách các loài dơi ở Việt Nam khi chưa có bằng chứng rõ ràng về sự có mặt của loài này. Ngoài ra, theo Soisook và cộng sự [2015], loài R. francisi thuộc nhóm loài “trifoliatus”, một loài mới cho khoa học được mô tả năm 2015 cũng có thể có phân bố ở Việt Nam. Nhận định này được đưa ra trên cơ sở so sánh hình ảnh sọ và phân tích các trình tự gene được công bố trên genebank [Soisook, 2015]. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm các đặc điểm chi tiết trên một số mẫu vật đã được 11
  14. thu ở Việt Nam, đồng thời so sánh với đặc điểm của mẫu chuẩn loài R. francisi để làm rõ nhận định này. 3.1.2. Cơ sở khoa học của những ghi nhận mới 3.1.2.1. Dơi lá ô gút R. osgoodi Loài Dơi lá Ô gút đã được Đặng Huy Huỳnh và cộng sự xếp vào danh lục các loài thú Việt Nam (1994) dựa trên một công bố năm 1986 của Solokov, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự. Tuy nhiên, trong công bố năm 1994, các tác giả vẫn đặt dấu h i về sự có mặt của loài ở Việt Nam và không có thông tin về nơi lưu tr vật mẫu [Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994]. Kết quả phân tích tiếng kêu siêu âm cũng cho thấy tần số siêu âm của R. osgoodi cũng thấp hơn so với R. lepidus (90-90.9 kHz so với 94 kHz). Đây là lần đầu tiên chính thức có công bố về loài này ở Việt Nam trên cơ sở các mẫu vật được kiểm chứng. Ngoài ra, đây là lần thứ hai chính thức có ghi nhận về R. osgoodi, sau một thời gian dài các nhà khoa học không có thêm thông tin gì về loài này ngoài thông tin về các mẫu được sử dụng để mô tả bởi Osgood [1932] và Sanborn [1939]. 3.1.2.2. Dơi lá nâu R. subbadius Kết quả phân tích hình thái so sánh gi a R. subbadius và R. pusillus được kiểm chứng băng phân tích thành phần chính (PCA) trên 7 chỉ số kích thước sọ-răng của 6 mẫu R. subbadius trong công bố của Hill [1962], 1 mẫu R. subbadius trong công bố của Osgood [1932], 4 mẫu R. subbadius trong nghiên cứu này, 31 mẫu R. pusillus. Kết quả cho thấy, PC1 (giải thích cho 70,05% tổng phương sai) thể hiện sự khác biệt về kích thước sọ một cách có ý nghĩa gi a hai loài này. Dựa trên PC 1 cho thấy có hai nhóm: (1) các mẫu R. subbadius trong công bố của Hill (1962), 1 mẫu R. subbadius trong công bố của Osgood [1932], 4 mẫu R. subbadius trong nghiên cứu này, và (2) các mẫu của R. pusillus. Trong nhóm thứ nhất, các mẫu R. subbadius trong công bố của Hill [1962], 1 mẫu R. subbadius trong công bố của Osgood [1932], 4 mẫu R. subbadius trong nghiên cứu này có phần trùng nhau và không có sự phân tách. Kết quả phân tích tiếng kêu siêu âm cũng cho thấy tần số siêu âm của các mẫu R. subbadius cao hơn so với tần số siêu âm của R. pusillus (107 – 112 kHz so với 99 – 106.8 kHz) Như vậy, sau một thời gian dài không được công nhận, loài dơi lá nâu lại được chính thức ghi nhận ở Việt Nam. Nếu kể cả các mẫu vật trong công bố của Osgood (1932) và của Dao Van Tien (1978), đây là lần thứ ba loài dơi lá nâu được ghi nhận trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 3.1.2.3. Dơi lá đuôi R. cf. affinis 1 và R. cf. affinis 2 Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận loài Dơi lá đuôi R. affinis ở Việt Nam có ít nhất 3 dạng loài khác nhau, được tạm gọi là R. affinis s.s., R. cf. affinis 1 và R. cf. affinis 2. Các dạng loài này khác nhau cả về các đặc điểm hình thái, kích thước sọ, tần số siêu âm và khoảng cách di truyền. Trong đó, R. affinis s.s. (dạngphổbiến nhất thường gặp ở Việt 12
  15. Nam, phân bố rộng trên cả nước) mang đặc điểm đặc trưng của loài với lá mũi trước rộng có dạng hình móng ngựa; lá mũi gi a có đầu mút khum tròn và hơi nhô về phía trước, hai cạnh bên có dạng thắt eo ở gi a tạo nên hình dạng đặc trưng cho loài; thùy liên kết hơi cao và khum tròn; lá mũi sau có hình tam giác, cao và nhọn. Tần số siêu âm của R. affinis s.s. nằm trong khoảng 85-88 kHz. Trong khi đó, R. cf. affinis 1 (phân bố ở Lâm Đồng) có lá mũi trước rộng, tròn, lá mũi gi a hẹp với phần chóp nh , phần gốc phình to, tần số siêu âm 81 – 82 kHz. R. cf. affinis 2 (phân bố ở Lào Cai, Sơn La) có lá mũi trước nh , tròn, lá mũi gi a hẹp với hai cạnh gần như song song, tần số siêu âm 87 – 88 kHz. Về mặt di truyền, các dạng loài này đều khác nhau với khoảng cách di truyền từ 2,4 % đến 7%. Trong đó, R. cf. affinis 2 khác biệt nhất với các dạng loài khác, với khoảng cách di truyền từ 4,1% đến 7%. Nh ng khác biệt kể trên cũngphù hợp với kết quả so các sosánh chỉ số kích thước sọ-răng gi a các mẫu vật đại diện cho các dạng loài dựa vào phân tích thành phần chính (principle component analysis – PCA). Kết quả phân tích thành phần chính (PCA) trên 11 chỉ số kích thước sọ-răng của 14 mẫu R. affinis s.s., 8 mẫu R. cf. affinis 1 và 16 mẫu R. cf. affinis 2 thể hiện sự khác biệt rõ ràng gi a 3 dạng loài này. Dựa trên PC 1 cho thấy ba dạng loài này tách hẳn thành ba nhóm riêng biệt. Trong đó, R. affinis s.s. khác R. cf. affinis 1 ở hầu hết các chỉ số, trừ IOW và AMSW; R. cf. affinis 1 khác R. cf. affinis 2 ở tất cả các chỉ số được so sánh; R. affinis s.s. khác R. cf. affinis 2 ở hầu hết các chỉ số được so sánh, trừ IOW, PL và C1-C1. Ngoài ra, d liệu công bố trên Genbank cho thấy ở Hoàng Liên Sơn, Lào Cai còn cho thấy có một số mẫu vật thuộc loài R. affinis mang trình tự di truyền cũng tương đối khác biệt so với các dạng đã nêu ở trên, với khoảng cách di truyền so với các dạng nêu trên từ 2,6 – 5,6 %. Điều này cho thấy có thể còn tồn tại một dạng khác n a của loài R. affinis ở Việt Nam, đặc biệt ở Hoàng Liên Sơn có tồn tại cả R. cf. affinis 2 và dạng còn chưa biết này. 3.1.2.4. Tổ hợp loài R. siamensis, R. macrotis s.s. và R. cf. macrotis Trước đây, tổ hợp loài R. macrotis ở Việt Nam được cho là chỉ có một loài – R. macrotis [Đặng Huy Huỳnh 1994; Đặng Ngọc Cần 2008]. Kruskop [2013] cho rằng ở tổ hợp loài này ở Việt Nam có cả R. macrotis và R. siamensis.Nhận định này được đưa ra trên cơ sở tham khảo công bố của Hendrichsen và cộng sự năm 2001[Kruskop, 2013]. Theo Francis [2008], có thể phân biệt hai loài này dựa vào kích thước cơ thể, kích thước sọ và tần số siêu âm. Dựa trên các kết quả phân tích về hình thái, siêu âm và di truyền, chúng tôi cho rằng tổ hợp loài R. macrotis ở Việt Nam có ba dạng loài khác nhau, được xác định là R. siamensis, R. macrotis s.s. và R. cf. macrotis. Trong đó, R. siamensis có chiều dài cẳng tay nằm trong khoảng 38-42 mm, tần số siêu âm khoảng 63 – 71.7 kHz; R. macrotis s.s. có chiều dài cẳng tay 43-45 mm, tần số siêu âm 52-54 kHz; R. cf. macrotis có chiều dài cẳng tay 47.6 – 49.5 mm, tần số siêu âm 44.5 kHz. 13
  16. Phân tích thành phần chính (PCA) được thực hiện trên 6 chỉ số kích thước sọ-răng của 24 mẫu R. siamensis, 11 mẫu R. macrotis s.s., 3 mẫu R. cf. macrotis, 5 mẫu R. m. topali trong công bố của Csorba và Bates [1995], mẫu type của R. episcopus và mẫu type của R. e. caldwelli trong công bố của Allen [1923], 2 mẫu type của R. siamensis và 1 mẫu R. m. macrotis trong trong công bố của Gyldenstolpe [1917], 1 mẫu paratype của R. siamensis trong công bố của Hendrichsen và cộng sự [2001]. Kết quả phân tích PCA cho thấy các mẫu đã tách thành các nhóm khác nhau: (1) nhóm gồm các mẫu chuẩn (types), đồng chuẩn (paratype) của R. siamensis và các mẫu R. siamensis trong nghiên cứu này; (2) gồm R. m. topali, R. m. macrotis, R. episcopus, và R. macrotis s.s. trong nghiên cứu này; (3) gồm các mẫu của R. cf. macrotis. Riêng R. e. caldwelli nằm tương đối tách biệt với các nhóm còn lại do tương đồng với nhóm R. macrotis khi xét về theo thành phần PC 1 nhưng tương đối khác khi xét về theo thành phần PC 2. Về cơ bản, các mẫu vật thuộc R. siamensis trong nghiên cứu này có kích thước sọ hơi lớn hơn so với các mẫu chuẩn của loài trong công bố của Gyldenstolpe [1917] nhưng tương đồng với mẫu đồng chuẩn (paratype) trong công bố của Hendrichsen và cộng sự [2001]. Trong nhóm thứ hai, R. macrotis s.s. rất gần với R. m. topali. Taxon này cũng tương đồng với R. m. macrotis khi xét theo thành phần PC 1, nhưng tương đối khác nhau khi xét theo thành phần PC 2. Như vậy, R. macrotis s.s. chưa xác định được là thuộc phân loài nào nhưng chắc chắn thuộc về loài R. macrotis. Các kết quả phân tích này đều ủng hộ cho nhận định đã được đưa ra ở phần trên: tổ hợp loài R. macrotis ở Việt Nam chắc chắn có cả hai loài R. siamensis và R. macrotis, trong đó R. macrotis có hai dạng loài khác nhau R. macrotis s.s. và R. cf. macrotis. Theo quan điểm của chúng tôi, hầu hết nh ng ghi nhận lâu nay về loài R. macrotis ở Việt Nam, với nh ng mẫu vật có chiều dài cẳng tay nằm trong khoảng 38 – 42 mm có thể xác định thuộc về R. siamensis. Loài này được xác định là phổ biến với có số lượng nhiều hơn, hiện có phân bố rộng ở Việt Nam. Trong khi đó, các cá thể mang đặc điểm của R. macrotis s.s. mới chỉ được phát hiện ở Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, với số lượng ít, mỗi nơi chỉ mới phát hiện một vài cá thể. Kết quả trên cũng cho thấy, các mẫu thuộc về R. cf. macrotis tách riêng thành một nhóm, do có kích thước lớn hơn hẳn. Về kích thước cơ thể, taxon này tương đồng với kích thước của R. episcopus (mới chỉ được ghi nhận ở Trung Quốc) trong mô tả của Allen [Allen, 1923] nhưng khác nhau về các chỉ số sọ. Do R. episcopus hiện được cho là synonym của R. macrotis [Corbet và Hill, 1992; Csorba và cộng sự, 2003; Simmons, 2005],.nên chúng tôi tạm thời xếp R. cf. macrotis là một dạng loài của R. macrotis. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có nh ng nghiên cứu sâu hơn về vị trí phân loại của taxon này, khi nó được xác định 14
  17. khác với các nhóm còn lại cả về kích thước cơ thể, kích thước và hình thái sọ, siêu âm (như đã phân tích ở trên), và đặc điểm di truyền. 3.1.2.5. Dơi lá mã lai R. malayanus s.s. và R. cf. malayanus R. cf. malayanus – taxon mới ghi nhận, khác với R. malayanus s.s. – dạng phổ biến của loài ở Việt Nam - ở chỗ chúng có lá mũi gi a hẹp, hai cạnh hơi song song với phần gốc to và phần chóp nh , trong khi R. malayanus s.s. có lá mũi gi a tương đối rộng với hai cạnh song song [Csorba và cộng sự, 2003]. Phân tích thành phần chính (PCA) được thực hiện trên 9 chỉ số kích thước sọ-răng của 29 mẫu R. malayanus s.s., 8 mẫu R. cf. malayanus và các chỉ số kích thước của mẫu chuẩn (holotype) của R. malayanus trong công bố của Soisook và cộng sự [2008]. Kết quả cho thấy có hai hai nhóm khác biệt: nhóm (1) các mẫu của R. cf. malayanus, trong khi nhóm (2) gồm các mẫu R. malayanus s.s. và mẫu chuẩn của loài. Trong phân tích này, đặc điểm sọ của các mẫu thuộc R. cf. malayanus cũng nh so với các mẫu R. malayanus s.s. một cách có ý nghĩa, thể hiện rõ nhất ở các chỉ số chiều dài xương khẩu cái (PL), chiều dài xương hàm dưới (ML), chiều dài dãy răng hàm trên (CM3L) và chiều dài dãy răng hàm dưới (CM3L). Về di truyền, trình tự gen Cytochrom Oxydase I (COI) của các mẫu R. cf. malayanus khác với các mẫu của R. malayanus s.s. với khoảng cách di truyền 2,3% – 2,7% (chi tiết trong mục 3.3), nằm trong khoảng khác biệt về di truyền ở bậc loài trong họ Dơi lá mũi (1,5% – 15%) [Servent và cộng sự, 2003]. 3.1.2.6. Dơi lá tô ma R. thomasi s.s. và R. cf. thomasi Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở loài Dơi lá tô ma, ngoài dạng điển hình R. thomasi s.s., ở Việt Nam còn có một số cá thể có thể thuộc một taxon với nh ng khác biệt nhất định về hình thái, kích thước, siêu âm và đặc điểm di truyền, tạm gọi là R. cf. thomasi. Trong hai dạng loài này, R. thomasi s.s.có kích thước nh hơn (dài cẳng tay 42,5 – 47,5); các lá mũi tương đối m ng với lá mũi trước hơi tròn, lá mũi sau ngắn và thấp; sử dụng tín hiệu siêu âm ở tần số 80 kHz (cá thể đực), 86 kHz (cá thể cái). R. cf. thomasi có kích thước lớn hơn (chiều dài cẳng tay 44.6 – 51.2 mm), với các lá mũi tương đối dày và lá mũi trước thuôn đều, lá mũi sau dài, nhọn và có hai cạnh lõm; sử dụng tín hiệu siêu âm ở tần số 77 kHz (cá thể cái). Phân tích thành phần chính (PCA) được thực hiện trên 13 chỉ số kích thước sọ- răng của 12 mẫu R. sinicus, 31 mẫu R. thomasi s.s., 15 mẫu R. cf. thomasi cùng với các mẫu chuẩn (type) của R. thomasi và R. sinicus trong mô tả của Andersen [1905b]. Kết quả cho thấy các mẫu được phân tích kể trên tạo thành ba nhóm khác nhau: nhóm (1) gồm các mẫu của R. thomasi s.s. và mẫu chuẩn của loài, nhóm (2) gồm các mẫu R. sinicus và mẫu chuẩn của loài này. Nhóm (3) gồm các mẫu của R. cf. thomasi (hình 3.6). Có thể thấy, về các chỉ số kích thước sọ, R. cf. thomasi có vẻ gần với R. sinicus hơn là với R. thomasi s.s. Tuy nhiên, về hình thái (chi tiết trong mục 3.4) và di truyền (chi tiết trongmục 3.3), chúng có quan hệ gần gũi hơn với R. cf. thomasi. Cần có nghiên 15
  18. cứu kỹ hơn để khẳng định chính xác vị trí phân loại của các taxon này, đặc biệt là R. cf. thomasi. 3.1.2.7. Dơi lá ma san R. cf. marshalli 1 và R. cf. marshalli 2 Cho đến nay đã phát hiện ở Việt Nam nói riêng và trong khu vực tồn tại hai dạng khác biệt của loài Dơi lá ma san, tạm gọi là R. cf marshalli 1 và R. cf. marshalli 2. Cả hai dạng có hình thái cơ bản giống với đặc điểm của R. marshalli theo mô tả của Thonglongya [1973], Hill và Topal [1990], Csorba và cộng sự [2003], Vu Dinh Thong [2012], Kruskop [2013], nhưng khác nhau và khác với mẫu chuẩn của loài một cách có ý nghĩa về các chỉ số hình thái ngoài, kích thước và hình thái sọ (hình 3.7, 3.8). Trong đó, R. cf marshalli 1 là dạng phổ biến của dơi lá ma san vẫn được ghi nhận từ trước đến nay. R. cf marshalli 2 mới được ghi nhận trong nghiên cứu này. Phân tích thành phần chính (PCA) được thực hiện trên 8 chỉ số hình thái ngoài của 15 mẫu R. cf. marshalli 1, 3 mẫu R. cf. marshalli 2 cùng mẫu chuẩn của R. marshalli type trong mô tả của Thonglongya [1973]. Kết quả, PC 1 cho thấy: về kích thước cơ thể, R. cf. marshalli 1 hoàn toàn giống với mẫu chuẩn của R. marshalli và tạo thành nhóm riêng tách biệt và có kích thước nh hơn so với R. cf. marshalli 2. Trong khi đó, PC 2 không thể hiện sự khác biệt về hình dạng cơ thể gi a các mẫu này. Phân tích thành phần chính (PCA) cũng được thực hiện trên 8 chỉ số kích thước sọ-răng của các mẫu trên. Kết quả, cho thấy, R. cf. marshalli 1, R. cf. marshalli 2 và R. marshalli type tạp thành 3 nhóm riêng trên biểu đồ. Trong đó, PC 1 (phản ánh các đặc điểm về kích thước) cho thấy: về kích thược sọ - răng, R. cf. marshalli 1 nh hơn hẳn so với R. cf. marshalli 2, tạo thành hai nhóm tách biệt nhau trên biểu đồ. Trong khi đó, PC 1 chothấykhôngcósự khácbiệt về kích thước sọ gi a R. cf. marshalli 2 với R. marshalli type. PC 2 (phản ánh các đặc điểm về hình thái) cho thấy: về hình thái sọ, R. cf. marshalli 1 và R. cf. marshalli 2 không vó sự khác biệt, nhưng cả hai dạng này đều khác nhiều so với R. marshalli type. Kết quả phân tích di truyền cũng cho thấy R. cf. marshalli 1 và R. cf. marshalli 2 tạo thành hai nhánh gần nhau trên cây quan hệ chủng loại phát sinh với khoảng cách di truyền khoảng 0,6 - 1%. Về tiếng kêu siêu âm, R. cf. marshalli 1 ở Việt Nam sử dụng tần số siêu âm cao hơn hẳn so với R. cf. marshalli 2 (42-45.2 kHz so với 34.5 kHz). Tần số 42 – 45kHz cũng được ghi nhận ở loài R. marshalli có ở Lào [Francis, 2008], Thái Lan [Soisook, số liệu cá nhân]. Kết hợp với kết quả phân tích di truyền phân tử cho thấy R. cf. marshalli 1 có vẻ phổ biến hơn ở Việt Nam và khu vực lân cận. Các kết quả trên cho thấy, không chỉ ở Việt Nam, dơi lá ma san R. marshalli trong khu vực không chỉ là một loài mà có thể là một tổ hợp loài với nhiều hơn một dạng loài, với nh ng khác biệt rõ ràng về hình thái, siêu âm và khác biệt một phần về di truyền phân tử. Cần có nghiên cứu chi tiết hơn về hình thái, siêu âm, và di truyền trên phạm vi rộng hơn để xác định rõ đặc điểm phân loại học của loài Dơi lá masan này. 16
  19. 3.1.2.8. Loài dơi lá quạt R. paradoxolophus s.s. và R. cf. paradoxolophus Kết quả nghiên cứu ghi nhận được ở Việt Nam hai dạng loài khác nhau của Dơi lá quạt R. paradoxolophus, tạm gọi là R. paradoxolophus s.s. và R. cf. paradoxolophus. Trong hai dạng loài này, R. paradoxolophus s.s. là dạng phổ biến của loài Dơi lá rẻ quạt ở Việt Nam, với tai lớn, lá mũi sau rất ngắn, khum tròn, bị che khuất bởi các phần khác, thùy liên kết rất thấp, lá mũi gi a rất lớn có dạng chiếc lá với nếp da bên gốc phát triển. Phần đài gian mũi phát triển với lá mũi phụ lớn tạo thành hình cốc xòe rộng. R. cf. paradoxolophus đặc điểm hình thái tương tự nhưng có kích thước lớn hơn (chiều dài cẳng tay 56,8 mm so với trung bình 53 mm ở R. paradoxolophus s.s.), lá mũi sau dài và nhô cao hơn so với các mẫu điển hình của R. paradoxolophus s.s. Về tiếng kêu siêu âm, R. paradoxolophus s.s. sử dụng tiếng kêu siêu âm có tần số 27.3 – 31.9 kHz, trong khi R. cf. paradoxolophus sử dụng tiếng kêu siêu âm có tần số thấp hơn, 25 kHz. Về kích thước, R. cf. paradoxolophus lớn hơn hẳn R. paradoxolophus s.s. và tương đương với kích thước của R. rex, được mô tả bởi Allen [1923], một loài được cho là chỉ có phân bố ở của Trung Quốc [Csorba và cộng sự, 2003]. Tuy nhiên, việc xác định R. paradoxolophus và R. rex là thuộc về một loài hay là hai loài riêng biệt vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh luận [Csorba và cộng sự, 2003]. Trong khi một số tác giả cho rằng chúng là hai loài riêng biệt [Thonglongya, 1973; Csorba và cộng sự, 2003; Eger và Fenton 2003] thì một số tác giả cho rằng chúng có thể thuộc về cùng một loài [Corbet và Hill, 1992; Simmons, 2005]. Hai loài này có hình dạng ngoài rất giống nhau, chỉ có thể phân biệt bằng kích thước [Csorba và cộng sự, 2003]. Để kiểm tra quan hệ về mặt phân loại học gi a R. paradoxolophus s.s., R. cf. paradoxolophus và R. rex, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính trên các chỉ số hình thái ngoài và đặc điểm kích thước sọ-răng gi a mẫu vật của hai taxon trên với các mẫu R. rex ở Trung Quốc, kể cả so với mẫu chuẩn trong công bố của Allen (1923). Ngoài ra, chúng tôi cũng so sánh trình tự di truyền (gene COI) của một số mẫu vật đại diện. Kết quả phân tích PCA trên 5 chỉ số hình thái ngoài của 11 mẫu R. paradoxolophus s.s., 1 mẫu R. cf. paradoxolophus, 12 mẫu R. rex (gồm cả mẫu chuẩn) cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ số hình thái ngoài gi a R. paradoxolophus và R. rex (PC 1 và PC 2 giải thích lần lượt 38,0% và 26,9% phương sai), không có yếu tố nào thể hiện sự khác biệt rõ ràng gi a hai loài này. Kết quả phân tích PCA trên 10 chỉ số kích thước sọ-răng của 12 mẫu R. paradoxolophus s.s., 1 mẫu R. cf. paradoxolophus, 16 mẫu R. rex (gồm cả mẫu chuẩn) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa gi a R. paradoxolophus và R. rex (PC 1 và PC 2 giải thích lần lượt 63,0% và 7,9% phương sai). Tuy nhiên, trong số 10 chỉ số kích thước sọ được phân tích, không có yếu tố nào thể hiện sự khác biệt rõ ràng gi a hai loài này. Các kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Csorba và cộng sự, (2003) khi cho rằng: “không có sự khác biệt đáng kể nào về 17
  20. đặc điểm hình thái ngoài và đặc điểm sọ-răng có thể quan sát hay đo lường gi a hai loài này” [Csorba và cộng sự, 2003]. Kết quả phân tích PCA trên các chỉ số kích thước sọ-răng cho thấy mẫu R. cf. paradoxolophus thuộc cùng một nhóm và rất tương đồng với các mẫu thuộc R. rex, trong khi các mẫu R. paradoxolophus s.s. lại nằm tương đối tách biệt với loài này. Tuy nhiên, kết quả phân tích về di truyền (trình tự gen COI) cho thấy khoảng cách di truyền gi a mẫu vật của R. cf. paradoxolophus thuộc một nhánh riêng, trong khi các mẫu thuộc R. paradoxolophus s.s. và R. rex lại thuộc cùng một nhánh. Khoảng cách di truyền gi a R. cf. paradoxolophus với R. paradoxolophus s.s. và R. rex lần lượt là 2,6-2,8% và 2,8%. Trong khi khoảng cách di truyền gi a R. paradoxolophus s.s. và R. rex là 0-0,4%. Từ các kết quả nêu trên, có thể khẳng định ở Việt Nam tồn tại hai dạng loài khác nhau của loài R. paradoxolophus. Hai dạng loài này khác nhau cả về hình thái, kích thước, đặc điểm siêu âm và di truyền. Ngoài ra, gi a R. paradoxolophus và R. rex có nh ng đặc điểm chồng chéo, khó phân biệt, kể cả về hình thái, kích thước và di truyền. Cần có nghiên cứu sâu hơn để xác định rõ quan hệ và vị trí phân loại học của hai loài này. 3.2. ĐẶC ĐIỂM TIẾNG KÊU SIÊU ÂM CỦA CÁC LOÀI DƠI LÁ MŨI Ở VIỆT NAM 3.2.1. Tần số siêu âm của các loài dơi lá mũi ở Việt Nam Kết quả phân tích tiếng kêu siêu âm của 25 dạng loài dơi lá mũi ở Việt Nam cho thấy, tất cả các taxon trên đều có tiếng kêu siêu âm đặc trưng của họ dơi lá mũi Rhinolophidae, với mỗi tín hiệu gồm ba thành phần: thành phần khởi đầu có tần số biến điệu iFM (initial frequency-modulated), thành phần có tần số ổn định CF (constant frequency) dài và thành phần kết thúc có tần số biến điệu tFM (terminal frequency-modulated) (cấu trúc iFM-CF-tFM) [Csorba và cộng sự, 2003]. Theo Neuweiler và cộng sự [1987] các loài dơi lá mũi thường sử dụng hai họa âm, trong đó họa âm thứ hai là họa âm trội, phần lớn năng lượng tập trung ở họa âm này [Furey và cộng sự, 2009b]. Đây cũng là tần số siêu âm chính trong tiếng kêu của dơi lá mũi [Kingston và Rossiter, 2004], là công cụ h u hiệu trong định loại các loài dơi sử dụng tín hiệu CF [Furey và cộng sự, 2009b; Vu Dinh Thong, 2011] với độ chính xác có thể đến 89,1 % [Furey và cộng sự, 2009b]. Trong nghiên cứu này, thành phần có tần số ổn định trong họa âm thứ hai (CF2) của các loài dơi lá mũi ở Việt Nam nằm trong khoảng 24 kHz (R. paradoxolophus form 2) đến 112 kHz (R. subbadius). Nhìn chung, các loài dơi lá mũi thuộc nhóm loài "pusillus" có tần số siêu âm cao nhất (88 – 112 kHz), tiếp đến là nhóm loài "megaphyllus" (70 – 100 kHz), và nhóm loài "rouxii" (76.5 – 85 kHz). Nhóm loài "pearsonii" và "euryotis" có tần số thuộc loại trung bình (lần lượt là 53 – 66 kHz và 64.6 – 68.6 kHz). Tần số siêu âm thấp nhất thuộc về nhóm loài "philippinensis" (24 – 54 kHz) (ngoại trừ 18
nguon tai.lieu . vn