Xem mẫu

  1. DỰ ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Nguyễn Thảo My, Trần Hồng Nhung, Nguyễn Thị Kim Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Bích Diệp TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi với kết quả thu về từ 275 bảng khảo sát hợp lệ. Các thang đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, xây dựng mô hình hồi quy. Kết quả có 4 yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Nguồn vốn, (2) Thái độ, (3) Nhận thức và (4) Nhóm ảnh hưởng. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời giúp sinh viên tự tin hơn khi khởi nghiệp. Từ khóa: dự định, khởi nghiệp, nhân tố, sinh viên, Thành phố Hồ Chí Minh. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp đang là những phong trào được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển. Ở Việt Nam khởi nghiệp đã và đang là một câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước là một chìa khóa vàng để mở ra con đường phát triển và tăng trưởng cho đất nước ra. Dưới sự ủng hộ của chính phủ tinh thần khởi nghiệp không chỉ lan tỏa ở thế hệ doanh nhân trẻ mà còn lan rộng khắp các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt, năm 2016 được Chính phủ lựa chọn là “Năm Quốc gia khởi nghiệp”, Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 cũng xác định: “Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo” là một trong những nhiệm vụ thiết yếu và trọng tâm nhất. Với mong muốn trải nghiệm những điều mới mẻ nhiều bạn sinh viên đã tham gia các cuộc thi về khởi nghiệp không chỉ để hiện thực hóa ý tưởng mà còn xem đây là cơ hội thử thách bản thân. Và khẳng định được bản lĩnh của mình. Nhìn lại những năm trở lại đây các hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên ngày càng sôi nổi nhiều cuộc thi khởi nghiệp, câu lạc bộ khởi nghiệp mọc lên như nấm, hàng loạt dự án xuất sắc đã được các bạn sinh viên cho ra đời. Tuy nhiên, mặt khác không phải đa phần hầu hết tất cả các sinh viên đều muốn khởi nghiệp và đã có sẵn những ý định khởi nghiệp. Phần lớn theo như thống kê thì đa phần sinh viên khi ra trường đều có xu hướng là nộp đơn đăng ký tuyển dụng vào những doanh nghiệp hơn là tự mình khởi nghiệp. Vậy từ vấn đề đó ta đặt ra câu hỏi “Vậy tại sao các bạn không khởi nghiệp mà lại đi làm trong công ty”? Để tìm hiểu rõ hơn về dự định khởi nghiệp của sinh viên đại học chúng ta cần phải biết được yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên? Từ đó chúng ta khuyến khích, thúc đẩy được hoạt động khởi nghiệp của các bạn khi mới ra trường hoặc đang còn trên giảng đường đại học. Vì vậy, nghiên cứu 2563
  2. các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên là việc làm cần thiết. Việc nghiên cứu này sẽ lý giải được phần nào về tình trạng chỉ thích làm thuê, không thích làm chủ của sinh viên. Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Dự định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)” để thấy rõ được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề khởi nghiệp hiện nay của sinh viên cũng như phân tích sâu hơn về các yêu đó ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. HCM. Từ những phân tích đó nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất một số kiến nghị cho các bên liên quan nhằm đưa ra cách thức hỗ trợ phù hợp, tổ chức hoạt động đào tạo có hiệu quả, khơi dậy ý định khởi nghiệp của sinh viên TP. HCM. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khởi nghiệp là việc mở một doanh nghiệp mới (Krueger và cộng sự, 1944) hay là “tinh thần doanh nhân - entrepreneurship” (MacMillan, 1991). Theo Laviolette và cộng sự (2012), khởi nghiệp là việc tự làm chủ, tự kinh doanh. Khởi nghiệp được gắn chủ yếu 02 hướng nghiên cứu chính sau: Hướng thứ nhất, khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế lao động là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình nên gắn khởi sự kinh doanh với thuật ngữ “tự tạo việc làm” (Kolvereid, 1996) và các nghiên cứu về lựa chọn nghề nghiệp. Theo hướng nghiên cứu này khởi nghiệp là lựa chọn nghề nghiệp của những người chấp nhận rủi ro, mong muốn tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình không phụ thuộc vào người khác và thậm chí thuê người khác làm công cho họ (Linan và Chen, 2006). Hướng thứ hai, khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh gắn với thuật ngữ “tinh thần doanh nhân”. Bird (1988) cho rằng khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới. Hay như Gupta và Bhawe (2007) định nghĩa đây là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo ra một doanh nghiệp mới. Dự định khởi nghiệp của sinh viên là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp, là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp. Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình. Dự định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo. Khởi nghiệp đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết lượng lớn việc làm cho người thất nghiệp, huy động được các nguồn lực xã hội, góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ươm mầm các tài năng kinh doanh. Như vậy, khởi nghiệp đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế của một quốc gia. Nhóm nghiên cứu nhận thấy lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) có sự ảnh hưởng trong việc nghiên cứu. Theo lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991), ý định khởi nghiệp kinh doanh chịu tác động bởi 3 yếu tố chính: 1. Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; 2. Chuẩn chủ quan; 3. Nhận thức tính khả thi. 2564
  3. Thái độ đối với một hành vi là “mức độ mà một người có đánh giá thuận lợi hay không có lợi về việc khởi nghiệp kinh doanh”. Đây chính là một sự phản ánh của các thẩm định cá nhân đối với hành vi và việc thẩm định có thể đi từ thuận lợi đến không thuận lợi. Chuẩn mực chủ quan, trong đó đề cập đến “Áp lực xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi”, biến này sẽ là ảnh hưởng không chỉ bởi nền văn hóa kinh doanh, mà còn là thái độ của các cá nhân, đặc biệt như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... Mô hình cho cũng cho thấy, kỳ vọng và áp lực càng lớn thì lực hấp dẫn đối với hành vi đó càng nhiều. Kiểm soát hành vi liên quan đến mức độ mà các cá nhân cảm thấy có khả năng thực hiện hành vi. Nó được dựa trên việc cá nhân biết làm thế nào và kinh nghiệm của họ hoặc quan niệm của họ về những trở ngại có thể xảy ra để thực hiện hành vi. Dưới góc độ khảo sát thực tế cụ thể là khảo sát 239 sinh viên tại các trường đại học ở TP.HCM cũng như thừa hưởng các bài nghiên cứu trước, nhiều tác giả nghiên cứu trong nước cho rằng, các yếu tố như thái độ đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên; quy chuẩn chủ quan đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên; nhận thức về kiểm soát hành vi đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên, có sự ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên... Một lần nữa nhóm nghiên cứu đưa các giả thuyết này vào quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đánh giá mức độ tác động của từng biến cụ thể: Giả thuyết H1: nguồn vốn ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên TP.HCM. Giả thuyết H2: thái độ ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên TP.HCM. Giả thuyết H3: nhận thức ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên TP.HCM. Giả thuyết H4: nhóm ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên TP.HCM. Tóm lại, thông qua các khái niệm đề xuất nghiên cứu ở trên nội dung của từng giả thuyết mang đến những tính cấp thiết không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Yếu tố: Nguồn vốn, Thái độ, Nhận thức, Nhóm ảnh hưởng,.. 04 yếu tố trên tạo nên yếu tố Dự định khởi nghiệp. Tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng như thế nào sẽ được trình bày thông qua khảo sát nghiên cứu thực tế từ các bạn sinh viên ở các trường đại học TP.HCM. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, có 05 thang đo được xem xét: Nguồn vốn, Thái độ, Nhận thức, Nhóm ảnh hưởng và Dự định khởi nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã tham khảo từ các bài nghiên cứu trước cũng như được kế thừa từ các bài của Nguyễn Quốc Nghi cùng các cộng sự (2016), Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017), Lê Vũ Trọng Bảo (2020),... Dữ liệu thu thập thông qua 21 câu hỏi thông qua khảo sát hợp lệ từ 239 bạn sinh viên đến từ các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Các thang đo trong mô hình lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng trong việc phân tích dữ liệu. 2565
  4. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho thấy cả 05 thang đo: Nguồn vốn, Thái độ, Nhận thức, Nhóm ảnh hưởng, Dự định khởi nghiệp, đều đạt độ tin cậy lớn hơn 0,6. Kết quả xây dựng mô hình hồi quy cũng cho thấy, mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu là 42,8% và 02 giả thuyết của mô hình nghiên cứu cũng được chấp nhận. Bảng 1. Mô hình hồi quy lần cuối Std. Error of R Adjusted R Model R the Durbin- Watson Square Square Estimate 1 0,658 0,433 0,428 0,63149 1.977 a Predictors: (Constant), NT,TD b Dependent Variable: DD Thông qua phân tích hồi quy, các biến quan sát như Nguồn vốn và Nhóm ảnh hưởng không thỏa điều kiện. Qua đó cho thấy, các giả thuyết này không được chấp nhận và nó không ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Từ kết quả đó cũng có thể thấy rằng, có 02 nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai trích là 61,281% đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt là thái độ và nhận thức. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định tiếp tục cho thấy dữ liệu phù hợp, độ tin cậy và độ giá trị của các khái niệm nghiên cứu, biến quan sát. Hình 1. Mô hình chính thức điều chỉnh Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức, mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, nhóm tác giả xây dựng được mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như trên. Như vậy, giả thuyết H2 và H3 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận. Các giả thuyết có mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Giả thuyết H5: thái độ ảnh hưởng cùng chiều và tương quan trung bình đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. 2566
  5. Giả thuyết H3: nhận thức ảnh hưởng cùng chiều và tương quan trung bình đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thông qua nghiên cứu có 02 nhân tố tác động đến dự định khởi nghiệp của sinh viên TP.HCM đó là yếu tố Thái độ và Nhận thức. Trong đó, yếu tố Nhận thức là một trong 02 yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành dự định khởi nghiệp của sinh viên. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này nên nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên một phần nào đó hiểu được Nhận thức ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với việc Khởi nghiệp cụ thể là: - Các trường đại học nên thường xuyên mời các doanh nhân thành đạt và tổ chức những buổi hội thảo nhằm chia sẻ quan điểm của họ về lợi ích của việc trở thành một doanh nhân để sinh viên có thể có động lực bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. - Đồng thời các trường đại học cũng cần tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp như “Khởi nghiệp trẻ” để sinh viên có thể bộc lột hết khả năng của mình gửi đề xuất kinh doanh của mình song song với đề xuất thành công thì sinh viên sẽ được khen thưởng vì điều này sẽ làm tăng động lực và ý định trở thành doanh nhân của sinh viên. Như chúng ta đã biết thì việc kiểm soát tốt quá trình công việc mình đang làm sẽ rất quan trọng, cụ thể ở đây là việc khởi nghiệp đê kiểm soát tốt một công việc thì chúng ta cần lên kế hoạch khi làm một việc nào đó. Việc lên kế hoạch cho con đường mà sinh viên đang muốn thực hiện và hướng tới sẽ giúp sinh viên kiểm soát tốt, chặt chẽ được những gì đang diễn ra trong công việc mình đang làm để từ đó đạt được những kết quả mà bản thân đã đặt ra và mong muốn: - Đầu tiên, sinh viên cần xác định được chính xác điều mà bản thân mong muốn. - Tiếp theo ta cần viết ra những việc cần làm trước tiên sau xác định thời gian cụ thể để hoàn thành những mục tiêu, kế hoạch trên. - Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ta nên học cách ăn mừng cho dù đó là những thành tựu nhỏ nhất. Bên cạnh đó, nhóm tác giả nhận thấy nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, để thu được 239 bảng khảo sát, tác giả đã khảo sát từ nhiều trường khác nhau. Tuy nhiên, kích thước mẫu tương đối nhỏ và phân bố không đồng đều, vì vậy các nghiên cứu khác có thể chọn phương pháp phân tầng để chọn mẫu, và tăng kích thước mẫu trong nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu trên chỉ quan tâm đến 04 yếu tố gồm: Nguồn vốn, Thái độ, Nhận thức và Nhóm ảnh hưởng. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu mang tính bao quát và đưa ra kết quả chính xác, toàn diện hơn thì trong các nghiên cứu tới, các tác giả cần quan tâm và tìm hiểu đến nhiều yếu tố khác bên cạnh 04 yếu tố nêu trên. Đồng thời, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chính vì vậy để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với mô hình nghiên cứu thì cần kết hợp thêm nghiên cứu định tính. 2567
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Quốc Nghi cùng cộng sự (2016). “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ”. [2] Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ”. [3] Syed Ali Raza cùng cộng sự (2018). “Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ và ý định trở thành doanh nhân của sinh viên đại học kinh doanh”. [4] Dư Thị Hà cùng cộng sự (2018). “Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên”. [5] Shamsul Bahari cùng cộng sự (2019). “Kiểm tra các yếu tố quyết định đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ngành Khách sạn và Du lịch”. [6] Lê Vũ Trọng Bảo (2020). “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. [7] Lê Duy Thắng cùng cộng sự (2019). “Ảnh hưởng của giới tính tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội”. [8] Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt (2016). “Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên”. [9] Bùi Thị Thu Loan cùng cộng sự (2018). “Các yếu tố ảnh hưởng đến định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội”. [10] Ths. Nguyễn Thị Bích Liên (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 2568
nguon tai.lieu . vn