Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 11. DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ ThS. Đỗ Thị Thu Hương* Tóm tắt Nước ta là một bộ phận của thế giới, gắn liền với thế giới, vì thế khi nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì không thể không chịu tác động của tất cả những gì diễn ra trên toàn cầu. Những diễn biến của tình hình thế giới và khu vực đặt ra những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi phải có nhận thức thấu đáo, dự báo chuẩn xác, ứng phó kịp thời. Bài viết đưa ra dự báo những biến động kinh tế thế giới năm 2019 với tốc độ tăng trưởng dự báo giảm toàn cầu và sự bất ổn về chính trị, thương mại. Trên cơ sở đó phân tích cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam năm 2019 và đưa ra những nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện. Từ khóa: Cuộc chiến Mỹ - Trung, GDP, World Bank, giá dầu... 1. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2019 Năm 2019 được đánh giá là sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn năm 2018, do căng thẳng thương mại, bất ổn chính trị tiếp tục gia tăng. Điều này là do những nhân tố tiêu cực của năm 2018 vẫn còn tồn tại và chưa tìm được lối thoát. Những nhân tố này dự báo sẽ tiếp tục gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu. * Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 126
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng Nhân tố đầu tiên phải nói đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung và mâu thuẫn gay gắt giữa Nga - Mỹ... Dù trong khoảng cuối năm 2018, cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc Mỹ - Trung đã tạm thời trong trạng thái đình chiến nhưng có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào. Bởi nguyên nhân sâu xa không phải là việc Mỹ muốn đánh thuế hàng hóa hay xử lý một vài doanh nghiệp Trung Quốc mà là chặn đứng việc phát triển quá nhanh và nóng của nền kinh tế Trung Quốc. Hơn thế là cảnh cáo những hành động tiếp tay cho Triều Tiên, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và sự công bằng thương mại... của Trung Quốc. World Bank dự báo năm 2019, tăng trưởng kinh tế Mỹ là 2,9% giảm 0,1% so với năm 2018. Sự sụt giảm nhẹ này nhờ Mỹ có chính sách tài khóa dưới hình thức giảm thuế và tăng chi tiêu kéo lại. Còn nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc từ 6,5% xuống còn 6,2%. Do đó các nhà chức trách Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh các biện pháp tài khóa và tiền tệ để bình ổn thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga gần như không thể cải thiện. Mỹ hiện vẫn đang tiếp tục điều tra việc Nga can thiệp vào chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ít có khả năng chính quyền Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Nga. Còn giới phân tích kinh tế cảnh báo, nền kinh tế Nga sẽ phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao, tăng trưởng giảm, đồng Rúp yếu hơn trong năm 2019, nếu tiếp tục vấp phải các lệnh trừng phạt mới. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga dự kiến đạt 1,5%. Nhân tố thứ hai là việc các ngân hàng trung ương liên tục điều chỉnh lãi suất. Trong năm 2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 3 lần nữa, sau 4 lần nâng lãi suất trong năm 2018 để đối phó với lạm phát tăng. Ngân hàng Trung ương Anh, Canada, Brazil, Ấn Độ và Nga cũng sẽ có những động thái tương tự. Còn các ngân hàng trung ương châu Âu và Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp đến năm 2020 hoặc 2021 để hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tung ra các gói kích thích kinh tế. Nhân tố thứ ba là tình trạng vay nợ chung của thế giới. Khối nợ toàn cầu vào năm 2017 là 247.000 tỷ USD tăng 42% so với năm 2007. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khối lượng nợ này hiện bằng 225% GDP của cả thế giới, trong khi theo ước tính của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) là 245%. Như vậy, nợ của thế giới tăng nhanh hơn mức tăng trưởng GDP của thế giới. Thực trạng này rất đáng lo ngại bởi “bong bóng nợ” đã căng đến mức có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Trong khi các biện pháp phòng ngừa và đối phó của các quốc gia đều đã được áp dụng hết, nếu “vỡ bóng” thì các quốc gia không thể xoay sở chống chọi được. 127
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Nhân tố thứ tư là việc Anh chưa thể tìm được con đường trong hành trình Brexit. Việc Anh muốn tách khỏi EU tạo ra sự mâu thuẫn chia rẽ nước Anh kể từ cuộc trưng cầu dân ý 6/2016. Đến nay nó tiếp tục gây ra một cuộc nổi loạn từ trong chính Đảng Bảo thủ của mình. Thủ tướng Theresa May đã đàm phán một thỏa thuận Brexit với EU nhưng đã không được Nghị viện ủng hộ. Đây được xem là thất bại lớn nhất tại Quốc hội của một Chính phủ trong lịch sử chính trị Anh hiện đại. Trong khi đó, thời hạn Anh buộc phải rời EU đã cận kề (29/3/2019), các lãnh đạo EU cũng tỏ ra tức giận, hối thúc Anh nhanh chóng rời đi. Kịch bản “Brexit hỗn loạn” (Anh rời EU không có thỏa thuận) khả năng xảy ra là rất cao, được dự báo phá vỡ thương mại, làm trì trệ nền kinh tế Anh và tàn phá thị trường tài chính. Điều này không chỉ là thảm họa cho cả xứ sở sương mù lẫn toàn thể châu Âu mà còn lan ra cả thế giới. Các nhân tố trên được cho là sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế các cường quốc và lan rộng ra cả thế giới. Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hạ dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019 chỉ còn tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo trước đó là 3,7% (tháng 9/2018). OECD đã điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước thành viên Nhóm Các nền kinh tế mới nổi và phát triển lớn nhất thế giới (G20). Theo OECD, 19 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị tác động nghiêm trọng nhất, với dự báo tăng trưởng giảm từ 1,8% xuống 1%. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh 128
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng tế của Đức dự báo giảm từ 1,4% xuống 0,7%, của Italy giảm từ 0,9% xuống -0,2%, của Pháp giảm từ 1,5% xuống 1,3% . Riêng đối với Anh, OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế từ 1,4% xuống 0,8% dựa trên giả thuyết cho rằng tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit diễn ra suôn sẻ. Trong trường hợp Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào cả, OECD cho rằng mức dự báo này sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, đồng thời cảnh báo rằng một Brexit hỗn loạn sẽ làm tăng đáng kể phí tổn cho các nền kinh tế châu Âu. OECD cũng giảm dự báo tăng trưởng của 19 nước thành viên trong Eurozonene xuống 1,2% vào năm 2020, giảm 0,4% so với dự báo đưa ra hồi tháng 11/2018. Còn đối với Trung Quốc, OECD đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế từ mức 6,3% đưa ra hồi tháng 11/2018 xuống 6,2% trong năm nay và ổn định ở mức 6% vào năm 2020. OECD cũng cảnh báo rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm mạnh sẽ tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và triển vọng thương mại toàn cầu. 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2019 Năm 2019, trong bối cảnh kinh tế thế giới và các cường quốc tăng trưởng chậm lại, các quốc gia trên thế giới gặp nhiều khó khăn trong thương mại, tài chính, tiền tệ. Bên cạnh đó là những khó khăn thường trực như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng đó... Theo dự báo tăng tưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức 6,6%. Còn theo kịch bản tăng trưởng cho năm 2019 của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), nền kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,84% ở kịch bản cơ sở và 7,02% ở kịch bản cao. Đồng thời, việc chúng ta cam kết và thực hiện mở cửa quốc tế với những hiệp định thương mại như CPTPP, FTA... đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa thách thức lớn với thị trường nội địa, sức cạnh tranh doanh nghiệp trong nước. - Cơ hội Thứ nhất, năm 2019, CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam, kèm theo đó là FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng có hiệu lực, mở ra cơ hội lớn trong việc thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên, nhất là các ngành sản xuất, dịch vụ như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo... Đây là cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế, đặc biệt đối với các mặt hàng trước đây Việt Nam chưa thể xuất khẩu do hàng rào thuế quan còn cao, giờ cũng sẽ có thể tiếp cận được thị trường EU và các nước thành viên với giá cả cạnh 129
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA tranh hơn. Việt Nam còn có thể tận dụng cơ hội này để thu hút đầu tư FDI của các nước thành viên. Một nền kinh tế mà thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài thì sẽ có cơ hội để cải thiện sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó, thông qua thành viên của hiệp định mới là ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chúng ta sẽ học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành hệ thống pháp luật nước ta, cũng như việc quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, chúng ta mở rộng được quan hệ đối ngoại, tránh việc phụ thuộc vào một vài cường quốc khác, dễ bị chi phối về kinh tế. Ngoài ra, mở cửa hội nhập sẽ giúp chúng ta tiếp nhận được kinh nghiệm mới trong công tác quản lý, tiếp thu công nghệ mới, là cơ hội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cơ hội có thêm việc làm cho người lao động, cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Theo đánh giá, CPTPP giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,32% tương đương 1,7 tỷ USD, việc làm tăng từ 20.000 đến 26.000 lao động mỗi năm, số người nghèo giảm 0,6 triệu người cho đến năm 2030, xuất khẩu tăng 4 - 6%/năm. Thứ hai, kết quả tăng trưởng khả quan trong năm 2018 là điều kiện thuận lợi, tạo đà cho tăng trưởng năm 2019. Năm 2018, hoàn thành 12/12 chỉ tiêu được Quốc hội giao; trong đó, có 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra. Tăng trưởng kinh tế GDP đạt mức cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao (6,5 - 6,7%), gắn liền với cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng bước đầu được cải thiện theo hướng bền vững, hiệu quả, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra động lực mới để phát triển. Thứ ba, kinh tế vĩ mô về cơ bản vẫn được đảm bảo, lạm phát được dự báo trong tầm kiểm soát, thanh khoản hệ thống ngân hàng được duy trì tốt, dự trữ ngoại hối được duy trì ở mức cao là căn cứ để đảm bảo tỷ giá và lãi suất không có biến động quá lớn là điều kiện thuận lợi ổn định kinh tế vĩ mô giúp cho tăng trưởng kinh tế 2019. Thứ tư, môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ hơn khi Việt Nam buộc phải thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP, FTA về cải thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, Chính phủ cũng đang nỗ lực “kiến tạo” để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển. - Thách thức Việc Mỹ cấm vận đối với Iran gây ra thực tế giá dầu giảm mạnh. Trong giai đoạn 2019 - 2020, biến động đối với mặt hàng nhiên liệu sẽ vẫn là ẩn số. Nhiều chuyên gia nhận định có thể đẩy giá dầu đạt mức 100 USD/thùng, đồng thời cảnh báo không 130
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng nên đặt nhiều kỳ vọng vào Saudi Arabia, nước được cho là sẽ giúp bình ổn giá dầu thế giới. Điều này ảnh hưởng lớn đến Việt Nam do Việt Nam là một nước nhập khẩu ròng đối với mặt hàng xăng dầu. Hàng năm, Việt Nam đã nhập khẩu ròng xăng dầu các loại khoảng 4,5 - 5 tỷ đô la Mỹ, kết quả này có nghĩa là giá dầu càng cao thì thâm hụt thương mại đối với mặt hàng này sẽ càng lớn. Đồng thời giá dầu tăng cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, đối với Việt Nam, trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người/GDP còn thấp, sự tác động của giá dầu khi tăng cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Vì giá năng lượng thường ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Brexit hỗn loạn của Anh hay tình trạng nợ công tăng cao sẽ ảnh hưởng tới thương mại đầu tư, cũng như tăng trưởng của thị trường trong nước, căng thẳng thương mại cùng xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan đang ngày càng gia tăng là một xu thế điển hình. Điều này là do nhiều quốc gia đang tăng cường bảo hộ thương mại và áp đặt nhiều hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xuất khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung. Rộng hơn nữa, cuộc chiến tranh thương mại sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường đối với thị trường ngoại hối, tài chính, từ đó ảnh hưởng tới xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Với độ mở kinh tế lên tới 90% của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có thể chịu tổn thương nặng nề trước các cú sốc tài chính, thương mại nếu nền tảng trong nước không vững chắc. Bên cạnh đó việc thực thi FTA, CPTPP sẽ tạo ra những tác động tích cực thông qua việc giảm thuế quan cho các doanh nghiệp Việt Nam vào các thị trường đối tác. Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ tác động từ các biện pháp phi thuế quan sẽ không nhiều bởi các hàng rào bảo hộ như an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, nguyên tắc xuất xứ... gia tăng. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chí này thì sẽ gặp khó khăn trong xuất khẩu, dù là có FTA. Thậm chí, mô hình tăng trưởng mặc dù có sự cải thiện song chưa rõ rệt, tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn lực như vốn đầu tư và tín dụng, trong khi chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực này chưa cao. Điều này là do tình trạng lãng phí, thất thoát, chi chưa đúng chế độ, chính sách, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng công trình thấp trong đầu tư và xây dựng vẫn chưa được giải quyết căn bản. Chất lượng thể chế quản lý đầu tư công Việt Nam còn chưa tốt so với thông lệ quốc tế mặc dù Luật Đầu tư công đã được ban hành. Cùng với đó, sự sụt giảm tỷ trọng đầu tư công chưa đi 131
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cùng với gia tăng tương xứng của đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước. Cơ cấu vốn đầu tư chậm thay đổi, vốn đầu tư nhà nước chiếm 37,6%. Thứ năm, chất lượng lao động chưa được cải thiện cùng năng lực khoa học - công nghệ ở mức thấp có thể ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế và khả năng thu hút các dòng vốn tới Việt Nam. Chỉ có trên 23% lao động có bằng cấp, chứng chỉ. Trong số lao động có bằng cấp, chứng chỉ thì có hơn 50% thuộc nhóm trình độ cao đẳng và đại học trở lên, trong khi số có chứng chỉ nghề trình độ trung cấp chỉ chiếm 5,42% và chứng chỉ nghề ngắn hạn chiếm 5,6%. Cơ cấu lao động theo các cấp trình độ đào tạo còn bất hợp lý, chưa thực sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Đánh giá nhân viên trong thời đại số, doanh nghiệp nhận định người lao động còn yếu ở các kỹ năng sử dụng công nghệ tự động hóa, phân tích dữ liệu, tư duy hệ thống, với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 35,7%, 21,7%, 17,9%. Lãnh đạo các doanh nghiệp đều thừa nhận công nghệ di động (mobility), cảm biến thông minh (smart sensors) và điện toán đám mây (cloud computing) là 3 công nghệ mang lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp với xu hướng gia tăng đầu tư trong thời gian tới. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư cho những công nghệ tiên tiến này còn quá thấp. Hiện tại, có đến gần 40% doanh nghiệp chưa đầu tư cho bất kỳ công nghệ nào. Có đến 50% doanh nghiệp cho rằng kết quả sản xuất, kinh doanh đầu năm 2019 sẽ chỉ ở mức cơ bản ổn định, 37% cho rằng chi phí sẽ tăng lên và 18,5% dự đoán lợi nhuận sẽ giảm. Về tổng thể, NCIF nhận định, tăng trưởng năm 2019 có thể vẫn giữ mức cao nhờ kế tiếp đà tăng từ năm 2018, nhưng trong trung và dài hạn, khi nền kinh tế trong nước “ngấm đủ” tác động từ bên ngoài sẽ dẫn tới những hệ quả lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế và chuỗi sản xuất trong nước, lúc đó mới là ảnh hưởng lớn nhất. Đặc thù nền kinh tế Việt Nam khi gặp rủi ro sẽ hấp thụ rất nhanh, trong khi chuyển hóa được các cơ hội lại chậm. Vì thế, nếu không tranh thủ giai đoạn này tích lũy các thuận lợi để tạo nền tảng vững vàng thì sẽ khó chống chịu được các cú sốc trong thời gian tới.  3. NHIỆM VỤ CHO VIỆT NAM TRONG NĂM 2019 Trước những dự đoán tình hình như trên, Quốc hội đã đề ra mục tiêu cho năm 2019 là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô 132
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được Quốc hội thông qua ngày 8/11/2018; theo đó 12 chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6% - 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1% - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24% - 24,5%; Số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%; Phấn đấu thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,5%... Để thực hiện được những chỉ tiêu đề ra, năm 2019 và tiếp theo, Việt Nam tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống 133
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cả nước cần coi trọng củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu sớm vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn của các nước phát triển (OECD). Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiềm năng đóng góp, lan tỏa, gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, bảo hộ quyền tài sản, thí điểm các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, nhất là những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển mạnh các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động và nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ; có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực; cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Quyết liệt đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra, ổn định và tăng thu nhập cho người dân. Phát triển hiệu quả, bền vững với tầm nhìn dài hạn kinh tế rừng, kinh tế biển. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, loại bỏ công nghệ lạc hậu. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; mở rộng áp dụng thị thực điện tử và đơn phương miễn thị thực cho một số địa bàn trọng điểm; thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cơ chế điều phối vùng; phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế, thành phố lớn. Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Nâng cao hiệu quả sử dụng, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc; phòng ngừa, ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng; làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 134
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Triển vọng kinh tế 2019 của OECD 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018). Khung Chính sách kinh tế Việt Nam. Diễn đàn cải cách và phát triển; 3. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kinh tế Việt Nam (2018). Đánh giá tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế đến 2020, Đề tài tư vấn phản biện do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tiến hành; 4. Quốc hội (2018). Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; 5. WEF (2018). Global Competitiveness Report 4.0 in 2018. 135
nguon tai.lieu . vn