Xem mẫu

  1. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) Luận văn Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy dứa Thanh Hóa - ThaFoods ……….., tháng … năm ……. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -1-
  2. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) MỤC LỤC Lời nói đầu. ......................................................................................................................................... 4 I: Căn cứ cơ sở xác định dự án đầu tư. ............................................................................................ 4 1.Tên dự án: ..................................................................................................................................... 4 2.Chủ đầu tư: .................................................................................................................................... 4 3. Cơ sở pháp lí: ............................................................................................................................... 4 3.1. Các căn cứ pháp lí: ................................................................................................................ 4 3.2.Hệ thống văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật chính: ........................................................................ 5 3.3. Thủ tục thực hiện dự án đầu tư: ............................................................................................ 5 II. Phân tích địa điểm. ....................................................................................................................... 6 1.Địa điểm 1: Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá ........................................................................ 6 2.Địa điểm 2: Thị Xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá .......................................................................... 7 III. Phân tích thị trường. ................................................................................................................. 10 1.Phân tích thị trường đầu ra. ......................................................................................................... 10 1.1 Đánh giá thị trường. ............................................................................................................. 10 1.2. Khách hàng mục tiêu. ......................................................................................................... 14 1.3. Thị phần và các đối thủ cạnh tranh. .................................................................................... 15 1.4 Thách thức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh .......................................................... 18 1.5 Năng lực đáp ứng thị trường ................................................................................................ 18 1.6 Phương pháp cạnh tranh và tiếp cận thị trường ................................................................... 18 1.7Chiến lược kinh doanh .......................................................................................................... 19 2.Phân tích thị trường đầu vào. ...................................................................................................... 21 1.Nguồn nguyên liệu .................................................................................................................. 21 2.Nguồn nhân lực ....................................................................................................................... 22 3.Điều kiện khác ........................................................................................................................ 23 4.Công nghệ ............................................................................................................................... 23 IV: Phân tích kĩ thuật ...................................................................................................................... 23 1.Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấo các yếu tố đầu vào sản xuất ................................ 23 2.Quy mô và chương trình sản xuất ............................................................................................... 24 3.Công nghệ và trang thiết bị ......................................................................................................... 24 4,Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác ..................................................... 37 5,Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình .......................................................................... 37 6,Tổ chức sản xuất kinh doanh . .................................................................................................... 39 7, Các rủi ro trong sản xuất ............................................................................................................ 40 8,Đảm bảo an toàn sản xuất ........................................................................................................... 42 V. Phân Tích Tài Chính .................................................................................................................. 44 1.Chi phí xây dựng cơ bản: ............................................................................................................ 44 2. Trang thiết bị, phương tiện vận tải:............................................................................................ 45 3. Chi phí thuê đất nông nghiệp ..................................................................................................... 46 4. Chi phí:....................................................................................................................................... 48 5. Khấu hao: ................................................................................................................................... 49 6.Tổng hợp kết quả: ....................................................................................................................... 51 VI. Phân tích lợi ích kinh tế - Xã hội. ............................................................................................. 53 NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -2-
  3. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) 1 Khả năng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp .............................................................................. 53 2 Khả năng khai thác tiềm năng sẵn có.......................................................................................... 54 VII. Kết luận và đề xuất. ................................................................................................................. 55 NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -3-
  4. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) Lời nói đầu. I: Căn cứ cơ sở xác định dự án đầu tư. 1. Tên dự án: - Dự án Công Ty chế biến thực phẩm Thanh Hoá – TAFOODS Diện tích: 40.000 m2 - - Địa điểm: Khu công nghiệp Bỉm Sơn – Thị Xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá 2. Chủ đầu tư: - Nhóm 5 – Lớp PTLDA đầu tư Trường Đh Thăng Long 3. Cơ sở pháp lí: 3.1. Các căn cứ pháp lí: Dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm Thanh Hoá dựa trên những cơ sở pháp lí sau:  Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành  Luật đầu tư 2005  Nghị định 108/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư  Quyết định số 108/2006/QĐ-BKH của bộ kế hoạch và đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện luật đầu tư tại Việt Nam  Luật đất đai năm 2003  Thông tư 07/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.  Luật bảo vệ môi trường năm 2005  Nghị định 80/2006/NĐ –CP hướng dẫn luật bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan.  Chủ trương, chính sách phát triển xã hội khác của Tỉnh Thanh Hoá  Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình  Quyết định số 24/2008 – QD TT ngày 05-02-2008 về việc ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -4-
  5. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) 3.2.Hệ thống văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật chính:  Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng"  Quyết định 03/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch Xây dựng.  Nghị định 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.  Bản đồ khảo sát địa hình khu vực quy hoạch, tỷ lệ 1/500  Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực quy hoạch  Các số liệu kinh tế - xã hội khu vực quy hoạch  Các tiêu chuẩn, quy phạm liên quan hiện hành của nhà nước 3.3. Thủ tục thực hiện dự án đầu tư: Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm với điều kiện thuê đất của Nhà nước thông thường được thực hiện qua một số bước như sau: 1 - Tìm kiếm địa điểm thực hiện dự án khu vui chơi giải trí và tiến hành xin chấp thuận chủ trương của UBND tỉnh, thành phố về địa điểm dự định đầu tư. 2 - Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 xây dựng khu vui chơi giải trí trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. 3 - Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật. 4 - Thực hiện các thủ tục liên quan đến khu đất thuê: lập hồ sơ xin thuê đất, tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. 5 - Thực hiện các thủ tục về xây dựng nhà máy: lập thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thi công để tiến hành xây dựng. 6 - Thực hiện một số thủ tục khác như: đánh giá tác động môi trường, xin thỏa thuận điện, nước, phòng cháy, chữa cháy... 3.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và cơ hội trên thị trường. 3.4.1. Điều kiện tự nhiên. - Thanh hoá là tỉnh có tới 75% dân số hoạt động chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó có tới 50% là chuyên canh cây công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của vùng chính là cây công nghiệp như dứa, mía, vải, nhãn… - Nơi đây có vùng nguyên liệu rộng lớn, có đường quốc lộ 1A đi qua, cách TP Thanh Hoá 40 km, là 1 trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá. 3.4.2. Cơ hội trên thị trường. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -5-
  6. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) - Thanh Hoá là 1 tỉnh có vùng nguyên liệu rộng lớn, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 1 nhà máy chế biến thành phẩm Dứa. TRên thị trường, các sản phẩm của quả Dứa hiện đang còn rất ít, không khai thác hết tính năng hiệu quả của loại quả này. - Hiện nay chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về những sản phẩm tươi mát, chất lượng cao ngày càng lớn. Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm của quả Dứa có thời gian sử dụng rất ngắn (khoảng 3 tháng đối với sp tươi mát và 6 tháng với sp sấy khô) không đáp ứng được yêu cầu về thời gian bảo quản,khó khăn khi vận chuyển đi xa và bảo quản lau dài. - Nhu cầu sản phẩm nước dứa và dứa sấy trong nước khá lớn, hiện tại ở EU, dứa đóng hộp đang là 1 sản phẩm rất được ưa chuộng, các rào cản gia nhập không phức tạp. - Nhà máy khi ra đời, sẽ có 1 thị trường tiềm năng và rộng lớn bao gồm trong nước và quốc tế. II. Phân tích địa điểm. Qua quá trình khảo sát và tham khảo thị trường, có 2 địa điểm mà công ty dự định sẽ lựa chọn để xây dựng nhà máy. 1.Địa điểm 1: Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá -Vị Trí: Khu công nghiệp Lam Sơn – Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá Diện tích: 100.000 m2 - - Giá thuê : + Tiền thuê đất: 4.300 đ/ m2 /năm + Giá thuê đất thay đổi theo từng năm. + Cuối năm thanh toán giá thuê đất 1 lần - Hiện trạng đất: Đã bồi thường và giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng nhà máy phân xưởng. - Cơ sở hạ tầng giao thông: + Nằm trong tam giác vàng của tỉnh (Khu công nghiệp Lam Sơn, khu công nghiệp Bỉm Sơn và khu công nghiệp Nghi Sơn) + Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lơi, nằm cạnh quốc lộ 15A, gần đường Hồ Chí Minh, gần Sân bay Sao Vàng, Cách TP Thanh Hoá 40km. - Thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại, Internet … đầy đủ - Điện nước: NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -6-
  7. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) + Có nguồn điện công nghiệp sủ dụng cho nhà máy ,đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. + Nguồn nước: Nguồn nước công nghiệp và nước sạch đều sẵn có, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. - Khí hậu, môi trường: Mát mẻ, địa chất cao nên hok lo ngập lụt Bản đồ thể hiện vị trí dự án – Khu Công Nghiệp Lam Sơn - Các chính sách hỗ trợ: + Được hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi về giá thuê đất, về thuế từ UBND tỉnh. - Chi phí xử lí môi trường: 3000đ/ m2 2. Địa điểm 2: Thị Xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá - Vị Trí: Khu công nghiệp Bỉm Sơn – Bỉm Sơn – Thanh Hoá Diện tích: 92.000 m2 - - Giá thuê : + Tiền thuê đất: 4.600 đ/ m2 /năm + Giá thuê đất thay đổi 2 năm 1 lần. + Thanh toán tiền thuê đất 2 năm 1 lần - Hiện trạng đất: Đã bồi thường và giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng nhà máy phân xưởng. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -7-
  8. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) - Cơ sở hạ tầng giao thông: + Nằm trong tam giác vàng của tỉnh (Khu công nghiệp Lam Sơn, khu công nghiệp Bỉm Sơn và khu công nghiệp Nghi Sơn) + Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lơi, nằm trên quốc lộ 1A, tất cả các con đường đều được làm mới cách đây 2 năm, thuận lợi cho vận chuyển nguyen liệu và sản phẩm. - Thông tin liên lạc: Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc của Thị xã, tổng đài đặt tại trung tâm điều hành khu công nghiệp. Bản đồ thể hiện vị trí dự án – Khu Công Nghiệp Bỉm Sơn - Điện nước: + Có nguồn điện công nghiệp sủ dụng cho nhà máy ,đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Tất cả hệ thống điện đều được hạ ngầm. Có trạm biến áp riêng + Nguồn nước: Nguồn nước công nghiệp và nước sạch đều sẵn có, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. - Hệ thống xử lí nước thải: + Có hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt. Nước thải được bố trí xử lí cục bộ tại nguồn sau đó đưa về xử lí chung. Nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào hệ thống xử lí nước của Thị Xã. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -8-
  9. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) Chi phí xử lí môi trường: 3300đ/ m2 - - Giá nhân công: + Giá tham khảo: 2.000.000 đến 4.000.000 /người/tháng - Chính sách ưu đãi: + Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. + Ưu đãi theo các chính sách hiện thời của tỉnh.  Ta có bảng so sánh ưu và nhược điểm 2 vị trí đó như sau. Thọ Xuân Bỉm Sơn - Giá rẻ hơn so với khu - Có địa điểm giao thông Ưu điểm công nghiệp Bỉm Sơn rất thuận tiện đi sang các tỉnh khác. - Diện tích đất sử dụng rộng lớn - Cơ sở vật chất phục vụ xây dựng nhà máy hoàn - Có thể dễ dàng mở rộng chỉnh. sản xuất kinh doanh nếu muốn. - Được sự ưu đãi lớn của BLĐ khu công nghiệp và - Nguồn nguyên liệu gần UBND Thị Xã. và phong phú. - Gần những nông trường - Giá thuê nhân công rẻ lớn của tỉnh, nên nguồn cung nguyên liệu đầy đủ và thuận tiện. - Khả năng thu hút khách hàng rất lớn. - Cách xa khu trung tâm -Giá thuê mặt bằng xây Nhược điểm tỉnh, giao thông không dựng nhà máy đắt hơn Thọ thuạn tiện đi sang các tỉnh Xuân. khác. - Khả năng mở rộng của - Cơ sở hạ tầng phục vụ nhà máy khá là hạn chế. cho xây dựng nhà máy - Giá thuê nhân công ở đây kém. đắt hơn khu vực khác. - Khả năng thu hút khách - Vì nằm trong khu dân cư hàng kém. đông đúc nên phải tuân thủ nghiên ngặt vệ sinh môi NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ -9-
  10. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) trường sống.  Bảng đánh giá địa điểm. Chỉ tiêu Trọng Điểm số (100) Tổng số Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 1 Địa điểm 2 1.Giá 0,15 90 80 13.5 12 2.Thu hút khách hàng 0,3 70 90 21 27 3.Diện tích phù hợp 0,15 90 90 13.5 13.5 4.Cơ sở hạ tầng 0,15 80 90 12 13.5 5.Khả năng mở rộng 0,1 60 50 0.6 0.5 6.Tính cạnh tranh trong 0,15 80 90 12 13.5 khu vực Tổng 1 470 490 72.5/100 80/100 Dựa vào tổng điểm đánh giá của hai địa điểm, ta quyết định chọn Khu công nghiệp Bỉm sơn – Thị Xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá làm địa điểm xây dựng nhà máy. III. Phân tích thị trường. 1. Phân tích thị trường đầu ra. 1.1 Đánh giá thị trường. Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ có công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ. Các sản phẩm chính của nhà máy sẽ là : + Nước dứa cô đặc + Nước dứa tươi + Dứa lạnh đông vô trùng + Dứa sấy khô  Hình ảnh 1 số sản phẩm của nhà máy. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 10 -
  11. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) Mứt dứa Dứa sấy khô Dứa lạnh đông vô trùng Nước dứa tươi NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 11 -
  12. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) Nước dứa cô đặc Ngoài ra, nhà máy sẽ còn những sản phẩm phụ đi kèm đó là: Bã dứa dùng cho chăn nuôi, phân vi sinh dùng cho nông ngiệp.  Tình hình mức tiêu thụ hiện tại: - Thị trường các nước EU: Thị trường dứa EU tăng nhanh chóng trong những năm gần đây tại tất cả các nước. Trong số các nước EU, Đức, Italia và Anh là những thị trường lớn nhất. Ngoài ra, các nước thành viên mới gia nhập EU cũng là những thị trường đầy triển vọng trong tương lai. -Dứa đóng hộp xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường Nga, Đức, Hoa Kỳ. Trong khi đó, dứa đông lạnh được xuất khẩu ổn định đi thị trường Hà Lan, Ai Len. -Nguồn cung dứa đạt mức cao vào tháng 03/2007 đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu mạnh, do là tháng thu hoạch dứa. Kim ngạch xuất khẩu dứa trong tháng 03 đạt xấp xỉ 1,4 triệu USD, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước, trung bình tăng gấp 1,5 đến 1,6 lần so với hai tháng đầu năm. Thời gian này các doanh nghiệp xuất khẩu dứa sang 09 thị trường chính. Kim ngạch xuất khẩu dứa sang hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó Nga, Hà Lan, Đức là thị trường có mức tăng kim ngạch lớn. Trong đó thị trường Nga, Hà Lan và Hoa Kỳ là những thị trường xuất khẩu dứa có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm từ 13% đến 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước trong thời gian này. -Nga vẫn là thị trường dẫn đầu trong các nước nhập khẩu dứa của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa. Nhu cầu thực phẩm đóng hộp của người dân Nga đang tăng. Hiện nay, 80% người tiêu dùng Nga mua những sản phẩm đóng hộp như rau, đậu, hoa quả, salat, đồ ăn nhanh và đồ uống đóng hộp. Thị trường Nga – thị trường xuất khẩu dứa lớn nhất nước ta, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 nghìn USD, chiếm 29,4 % tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 12 -
  13. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) -Giá xuất khẩu dứa đóng hộp dao động từ 8 đến 11 USD/thùng, chủ yếu xuất khẩu đi thị trường Nga, Hoa Kỳ. Trong đó những lô hàng có đơn giá cao nhất đi Nga có thể lên tới 20 USD/thùng (FOB, Cảng Cát Lái Hồ Chí Minh). * Khó khăn: Áp dụng tiêu chuẩn GAP: Khó khăn hàng đầu cho trái cây Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới trong đó có EU là rào cản chất lượng và các rào cản này ngày lại càng khắt khe hơn. Rau, quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt). Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng nhưng cũng khó đạt đối với doanh nghiệp Việt Nam vì hầu hết doanh nghiệp chế biến trong nước là vừa và nhỏ, trong khi nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển ngang các nước. Với những vùng chuyên canh lớn, để phát triển ngành công nghiệp hoa quả đáp ứng các tiêu chuẩn GAP, sản lượng xuất khẩu chắc chắn sẽ tăng. Hiện nay, rất nhiều cánh cửa đang mở rộng đối với những nhà vườn Việt Nam có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn GAP. Ngày nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn GAP vào việc kiểm tra các loại nông phẩm nhập khẩu vào đất nước mình. Mặc dù Nga, EU và Hoa Kỳ là những thị trường khó tính, nhưng nếu áp dụng được tiêu chuẩn GAP vào trong canh tác, chắc chắn trái cây của Việt Nam có thể cất cánh ngang bằng với các loại trái cây của Thái Lan hay Trung Quốc. Ngoài những khó khăn trong công tác bảo quản, các nhà xuất khẩu trái cây của Việt nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các loại trái cây đến từ Thái Lan và Trung Quốc. Hiện nay, mặc dù sản phẩm trái cây của Việt Nam rất lớn song nước ta lại nhập khẩu một lượng tương đối lớn trái cây của Thái Lan để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Nhiều người dân có thu nhập cao lại ưa dùng những sản phẩm trái cây của Thái Lan hơn do chất lượng tốt hơn và đảm bảo hơn của Việt Nam. Thêm vào đó, các sản phẩm trái cây của Trung Quốc mặc dù chất lượng không cao nhưng giá thành lại rất rẻ, do đó các sản phẩm này được đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp ưa dùng. -Thị trương trong nước: Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng lớn trái cây cho xuất khẩu nhưng hầu như chưa có các công ty thu mua ở địa phương. Do đó, hầu hết việc xuất khẩu đều do các nhà trồng vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nhỏ. Nhiều nhà nhập khẩu phải đến tận vườn thu mua sản phẩm rồi tự tìm hiểu cách thức đóng gói, bảo quản NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 13 -
  14. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) và vận chuyển về nước. Đây chính là hạn chế lớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam. 1.2. Khách hàng mục tiêu. Sản phẩm nước dứa cô đặc rất được ưa chuộng hiện nay trên thế giới. Nước Dứa có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người và đặc biệt là hệ thống tiêu hoá. Nó làm giảm lượng Cholesterol trong máu. Bước đầu, các sản phẩm của công ty sẽ tập trung vào thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của người dân về các sản phẩm nước hoa quả chất lượng cao. Với hệ thống siêu thị, cửa hàng mọc lên ngày càng nhiều, cty sẽ tìm đến họ giới thiệu sản phẩm và hợp tác bán hàng với họ. Khi đã có nền tảng vững chắc tại thị trường trong nước, công ty sẽ xúc tiến, hợp tác với các đối tác nước ngoài đưa sản phẩm ra các thị trường ngoại quốc. Đặc biệt là thị trường Châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ. Tại Châu Âu thì cây dứa không được trồng, Người tiêu dùng tại tất cả các nước EU ở tất cả các độ tuổi đều ưa thích mặt hàng dứa. Dứa đã trở thành một sản phẩm phổ biến ở nhiều siêu thị, đặc biệt là các khu vực thành thị. Những nước có thu nhập cao ở Tây Âu có mức tiêu dùng cao nhất. Tuy nhiên, các nước Đông Âu có thu nhập thấp cũng đang tăng trưởng rất nhanh theo xu hướng tiêu dùng của các nước phương tây và ngày càng quan tâm nhiều đến các loại hoa quả ngoại nhập như dứa. Các nước Nam Âu như Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có lịch sử tiêu dùng dứa từ rất lâu…. Một nguyên nhân nữa chính là Việt Nam là nước xuất khẩu dứa và các sản phẩm từ dứa hàng đầu trong khu vực, đã tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng của các bạn hàng quốc tế. Vì thế, khi các sản phẩm của công ty thâm nhập thị trường nước ngoài sẽ được giảm bớt và hạn chế các rào cản thương mại. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 14 -
  15. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn)  Dự đoán nhu cầu trong tương lai: Kênh phân phối: Dứa đóng hộp hiện đang trở thành sản phẩm phổ biến trong hệ thống bán lẻ ở EU. Việc giới thiệu dứa sạch tại các siêu thị lớn đã dẫn đến một lượng khách hàng ngày càng mở rộng. Các nhà bán lẻ lớn đều có hệ thống phân phối chặt chẽ với các nhà cung cấp chính. Những nhà phân phối dứa lớn trên thế giới là De Monte Fesh Produce của EU, Dole Fresh Fruit Europe của Đức… Siêu thị không chỉ là nơi tiêu thụ dứa mà cửa hàng rau quả, chợ xanh cũng có một thị phần đáng kể về doanh thu hoa quả nhập ngoại ở nhiều nước trong EU. Các kênh phân phối này chủ yếu mua dứa từ các nhà nhập khẩu, đại lý. Họ là những đối tác kinh doanh tiềm năng nhất đối với những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Họ có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường thế giới và có mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp và người mua. Họ có thể cộng tác, giúp đỡ các nhà cung cấp tìm ra phương pháp phân phối tốt nhất cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, bên cạnh việc tập trung vào thị trường trong nước, những nhà nhập khẩu này còn rất năng động trong việc xuất khẩu sang các thị trường EU khác. Cơ hội xuất khẩu của Việt Nam Xuất khẩu dứa của Việt Nam trong năm 2007 diễn ra thuận lợi. Trong 6 tháng cuối năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước đạt xấp xỉ 8 triệu USD. Hiện nay, các thị trường xuất khẩu dứa chính của Việt Nam là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…, trong đó, thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hà Lan, Đức, Anh là những thị trường nhập khẩu dứa chủ yếu của Việt Nam trong EU. Kim ngạch xuất khẩu dứa của Việt Nam sang EU năm 2007 đạt hơn 10 triệu USD nhưng mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu dứa của thị trường này (hơn 1,5 tỷ USD). - Để sản phẩm chế biến từ dứa của Việt Nam có thể phát triển ra thị trường lớn trên thế giới, Chính phủ cần phải có những sự trợ giúp thiết thực để hình thành nên các hợp tác xã tổ chức chuyên canh và áp dụng các kỹ thuật trồng trọt hiện đại, các công ty thu mua làm đầu mối giao nhận trái cây, giúp các nhà vườn có thể phát triển xuất khẩu sản phẩm. Với sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước và các tổ chức quốc tế, cùng với sự đầu tư hợp lý vào canh tác, phát triển sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung sẽ tăng trong các năm tới, đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu trái cây của khu vực châu Á. 1.3. Thị phần và các đối thủ cạnh tranh. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 15 -
  16. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 11 nhà máy chế biến dứa và các sản phẩm từ dứa để xuất khẩu.Nổi trội lên trong những nhà máy chế biến dứa này là Công ty NaFoods, Công ty chế biến dứa xuất khẩu Bắc Giang. Đây là 2 nhà máy đi đầu trong việc thu mua và chế biến sản phẩm dứa xuất khẩu. Một vài trong số các nhà máy hoạt động có lãi, còn lại đều là hoạt động cầm chừng hoặc không hoạt động. Các nhà máy tập trung khá nhiều khu vực Thanh Hoá, NGhệ An, Hà Tĩnh. Thị trường cho sản phẩm dứa ở nước ta hiện còn rất tiềm năng. Vì như đã nói ở trên, các nàh máy sản phẩm dứa hiện nay đều cho ra những sản phẩm dứa có thời gian bảo quản kém, chất lượng chưa được đầu tư tối đa. Vì thế, khi nhà máy đi vào hoạt động với lợi thế đánh mạnh là chất lượng và thời gian bảo quản lâu, nhất định sẽ có những nhiều bạn hàng.  Các đối thủ cạnh tranh chính.  Nhà máy chế biến dứa Như Thanh – Thanh Hóa Nhà máy được xây dựng năm 2003, công suất thiết kế là 7 tấn nguyên liệu/ giờ. Đây là nàh máy được xây dựng tại Huyện Như Thanh – Tỉnh Thanh Hóa.Cách nhà máy của chúng ta 70km, nguồn nguyen liệu chủ yếu của nhà máy từ nông trường Như Thanh và các vùng lân cận.Tuy nhiên, do phương thức hoạt động không tốt, người dân đã từ chối bán sản phẩm cho nhà máy. Với 1 nhà máy chế biến thực phẩm, nguồn cung nguyên liệu luôn là vấn đề rất quan trong…Nhà máy Như Thanh do không có nguồn cung đều đặn và đầy đủ hoạt động rất hạn chế. Hiện nay nhà máy đang cải tổ lại thượng tầng lãnh đạo, cơ chế thay đổi chuyển từ công ty TNHH nhà nước thành công ty cổ phần, chuyển đổi cho nông trường Lạc Yên tại Yên Định làm chủ. Tương lai đây sẽ là 1 đối thủ lớn của chúng ta…có vị trí địa lí gần nhà máy, sử dụng chung nguồn nguyên liệu…Tuy nhiên trong khoảng thời gian 3 đến 4 năm tới, nhà máy mới có thể đưa vào và hoạt động hiệu quả trở lại. Do thời gian lâu không sử dụng, máy móc và các hạ tầng kĩ thuật khác đã xuống cấp rất nhanh, cần phải tu sửa hoặc thay mới hoàn toàn.Nhà máy của chúng ta cần 2 năm để hoàn thành và đưa vào sử dụng do đó đủ thời gian để tạo uy tín và chiếm lĩnh thị trường sản phẩm cũng như nguyên liệu trong tỉnh.  Nhà máy dứa Nghệ An – NAFOODS NAFOODS là một trong những công ty chế trái cây hàng đầu của Việt Nam. Công ty có vùng nguyên liệu 5000 ha và một dây chuyền chế biến Dứa, Vải dưới dạng puree, cô đặc. Công nghệ tiên tiến của Italia và Đức với công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ. Xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao cho thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông và một số quốc gia Châu Á khác. Nhà máy chế biến Dứa xuất khẩu Nghệ An là dự án được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An giao cho Công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An làm chủ đầu tư theo Quyết định số: 3747/UB.CN ngày 05/12/2000 của UBND tỉnh Nghệ An. Đây là mô hình mới, là sự kết hợp giữa những nhà doanh nghiệp trẻ từ các tỉnh khác nhau cùng tham gia đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dứa xuất khẩu với công suất 5.000 tấn sản phẩm/ năm, tương đương 10 tấn nguyên liệu đầu vào/giờ. Nhà máy NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 16 -
  17. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) được khởi công xây dựng ngày 15/05/2002 tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau 1 năm tiến hành xây lắp, ngày 10/06/2003, nhà máy chế biến dứa xuất khẩu Nghệ An chính thức đi vào hoạt động, cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng lòng mong mỏi của các cấp, các ngành, nhân dân địa phương và nhà đầu tư và đặc biệt bước đầu làm thoả mãn khách hàng các nước Châu Âu, các nước thuộc Bắc Mỹ và các nước thuộc Trung Đông. Sản phẩm nước dứa cô đặc rất được ưa chuộng hiện nay trên thế giới. Nước Dứa có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người và đặc biệt là hệ thống tiêu hoá. Nó làm giảm lượng Cholesterol trong máu. Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc của nhà máy chế biến Dứa xuất khẩu được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại của ITALIA và ĐỨC, sản xuất năm 2002 đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương với 10 tấn nguyên liệu/giờ. Trong suốt quá trình chế biến, các biện pháp kĩ thuật luôn được quan tâm. Nguyên liệu được rửa sạch qua nhiều công đoạn bằng hệ thống vệ sinh hiện đại, sản phẩm sau cùng được chiết rót vào bao vô trùng và đóng vào thùng phuy loại 220 lít, tương đương với 265 kg/thùng và được cất giữ trong kho thành phẩm, bảo đảm các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trước khi xuất hàng. sản phẩm về dứa của cty nước dứa ép đóng bao vô trùng nước dứa cô đặc Nhận xét:  sản phẩm dứa của công ty chưa được đa dạng  ngoài dứa cty còn ché biến về các hooa quả khác như:chanh chua, dịch lạc tiên, cam và lựu nên viêc thu mua nguyên liêu găp nhiều kho khăn.  Công ty chế biến thực phẩm Bắc Giang Giới thiệu về doanh nghiệp: Địa chỉ: Khu công nghiệp Tân Xuyên, huyện Lạng Giang ,Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Công ty có nhà máy ở phía bắc Việt Nam, nằm trong cụm công nghiệp Tân Xuyên, trên diện tích 36.000m2, cách thủ đô Hà Nội 50km và cảng Hải Phòng 120km. sản phẩm dứa khoanh nước đường dứa miếng nước đường Nhận xét : sản phẩm của công ty chưa được đa dạng, chưa có sản phẩm dứa tươi xuất khẩu và phục vụ trong nước. NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 17 -
  18. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) cty có lợi thế về vị trí 4. Năng lực đáp ứng nhu cầu thi trường Sản phẩm sản xuất 30% tiêu thụ trong nước và 70% xuất khẩu 1.4 Thách thức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh Thanh hóa có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông sản dứa như điều kiện đất đai, khí hậu, nông dân co kinh nghiệm canh tác lâu năm và đc hỗ trợ kĩ thuật, nhưng quy mô sản xuất nguyên liệu đầu vào nhỏ và phân tán, đó là thách thức thứ nhất. Một thách thức nữa, là thị trường yêu cầu chất lượng ngày càng cao, kể cả thị trường trong nước, đời sống người dân càng ngày càng khá lên thì nhu cầu về trái cây càng cao, nhưng chỉ đạo sản xuất lại chưa kịp. Thực tế sản phẩm nước ép trái cây, đồ hộp, mứt hoa quả của nước ngoài cũng như của các doanh nghiệp cũng ngành, vốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt đẹp, rẻ, chất lượng tốt và giá thành hợp túi tiền người tiêu dùng. Nguồn lực vốn góp cổ phần, còn hạn chế trong quy mô sản xuất cũng như tính đa dạng trong mặt hang sản phẩm. Đó cũng là một hạn chế đối với thị trường thực phẩm đầy cạnh tranh và dẫn bão hòa như hiện nay. Chuỗi cung ứng còn lạc hậu, rất nhiều nông dân không hiểu được chuỗi cung ứng là gì. Từ sản xuất đến tiêu thụ chúng ta bị gián đoạn cho nên rất khó cạnh tranh. Hiện tại, nếu như không liên kết thì không thể cạnh tranh được. Cách thu hoạch thủ công, nhất là sản phẩm sau thu hoạch để dưới đất không an toàn. Chúng ta cần chú ý hơn đến công nghệ trong quá trình thu hoạch, cách thu hoạch thủ công đã làm giảm chất lượng sản phẩm đáng kể. Giá thành sản phẩm ước tính vẫn cao so với mặt bằng sản phẩm chung. 1.5 Năng lực đáp ứng thị trường Về thị trường, dự báo mức tiêu thụ nội địa tăng 10%/năm. Theo số liệu của FAO, nếu mức thu nhập bình quân tăng 1% thì nhu cầu tăng 1,3%. Còn thị trường xuất khẩu tiêu thụ tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi sản lượng chỉ tăng 2,8% cung vẫn chưa đáp cầu kể cả nước Việt Nam. 1.6 Phương pháp cạnh tranh và tiếp cận thị trường NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 18 -
  19. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) Trước tiên, nhà sản xuất phải thấy được thiếu xót của mình để khắc phục. Chúng ta phải xây dựng kinh tế tập thể mới có thể tập trung đầu tư vào một diện tích lớn, sản xuất ra loại dứa có lợi thế cạnh tranh. Thực hiện quy trình canh tác tiến tiến đồng nhất, ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, sản xuất tập trung sản phẩm với năng suất và chất lượng cao (đẹp, ngon, an toàn), đáp ứng những mặt hàng thị trường cần, giảm chi phí sản xuất để có giá cạnh tranh. Sản xuất an toàn theo quy trình GAP, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường, an toàn cho người sản xuất, truy nguyên được nguồn gốc. Đối với nhà doanh nghiệp, phải liên kết để xây dựng chuỗi cung ứng tiên tiến, xây dựng Thương hiệu mạnh, giảm chi phí hậu cần, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng. Đối với nhà khoa học, phải có nhiệm vụ nghiên cứu lai tạo và du nhập giống mới. Nghiên cứu cải tiến và ứng dung kỹ thuật tiên tiến về canh tác, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. Huấn luyện, xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ mới thích hợp cho các thành phần trong chuỗi giá trị trái cây khô Việt Nam. Định hướng thị trường thong qua hành động cụ thể là tập trung vào việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường về nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh và môi trường kinh doanh, thay vì chỉ cố gắng nghiên cứu để làm ra sản phẩm thật tốt rồi cố đem đi bán như trước. bước đâuf thực hiện nghiên cứu thị trường, môi trương vi mô vĩ mô, điều tra nhu cầu để áp dụng chiến lược kinh doanh mềm dẻo và linh hoạt. 1.7Chiến lược kinh doanh Yêu cầu của phát triển bền vững nó đòi hỏi phải đi theo đúng hướng, phải có sự ổn định. Doanh nghiệp muốn tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cả trong nướclaanx quốc tế, xây dựng chiến lược thị trường mang ý nghĩ rât quan trọng. đòi hỏi phải có kiến thức và tầm nhìn. Thứ nhất xung quanh các vấn đề chiến lược thị trường: doanh nghiệp nào cũng có. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay là để mắt tới thị trường xuất khẩu. Không phải là bỏ qua thị trường trong nước nhưng mà chủ yếu doanh nghiệp để í tới cái thị trường trong nước chưa rộng. Nếu mà tính đến tỉ lệ thì có thể nói rằng là chưa được 50% so với cái đánh giá về việc phục vụ cho thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp chúng tôi phục vụ cho cả 2 khối trong đó thị trường trong nước là rất nhiều, đảm bảo phục vụ một cách NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 19 -
  20. CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (ThaFooods – Vì một cuộc sống tươi đẹp hơn) đúng mức như cầu thị trường trong nước. Thị trường trong nước có số lượng rất lớn. Thứ hai là sự đa dạng: đa dạng ở đây là đa dạng về mẫu mã và chất lượng sản phẩm vẫn được người tiêu dùng chấp nhận. Nếu muốn hướng tới thị trường trong nước cần phải có chiến lược áp dụng công nghệ vào sản xuất, kèm theo đó là đổi mới sản phẩm. Không phải ai cũng như mình được mà các doanh nghiệp muốn tồn tại được trong thị trường và duy trì được sự tồn tại đó càng lâu càng tốt thì phải có sự đổi mới, sự đổi mới ấy phải có tác động tới chất lượng sản phẩm. Không phải là sản phẩm ra đời 5 năm, 10 năm, 20 năm, và cứ vĩnh viễn chỉ có cái mẫu mã như vậy mà nó cần có sự đỏi mới. Như vậy có nghĩa là chiến lược phát triển sản phẩm phải đổi mới kèm theo đó là sự phát triển công nghệ. Việc đầu tư nghiên cứu của doanh nghiệp là rất cần thiết để nâng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp lên. Thứ ba đó là vấn đề môi trường Doanh nghiệp phát triển quan tâm tới các hoạt động gắn với bảo vệ môi trường. Đầu tư phát triển bền vững về cơ sở hạ tầng về khoa học công nghệ phải kèm theo là đầu tư về vấn đề xử lý môi trường do cái công nghệ tiên tiến đó gây ra. Theo thống kê mức đầu tư vào môi trường chiếm 30% tổng mức đầu tư phát triển kinh tế trong dự toán phát triển doanh nghiệp thì đừng chỉ nghĩ tới đầu tư phát triển kinh tế mà quên đi đầu tư phát triển về môi trường. Vụ Vedan vừa rồi là một bài học xương máu, và rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng đầu tư cho việc bảo vệ môi trường rất kém. Nếu như đã có những bài học từ thế giới như vậy chúng ta phải để ý ngay từ bước xây dựng chiến lược phát triển. Đầu tư phát triển kinh tế thì phải đầu tư cho môi trường đạt 30% dự toán. Thứ tư đo là vấn đề về giá Về mặt căn bản, chiến lược giá tác động trực tiếp bởi chính sản phẩm. Đó là giá cả của nguyên vật liệu, thù lao lao động, mức lợi nhuận biên của sản phẩm. Thông thường, các doanh nghiệp định giá dựa trên sản phẩm sẽ đảm bảo được mức giá bán bù đắp được chi phí sản xuất và mức lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sản phẩm, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro khi giá cả nguyên vật liệu biến động, rủi ro khi khách hàng không chấp nhận giá, rủi ro khi không đạt được mức sản lượng kỳ vọng. Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong gia đoạn đầu là giảm tối đa chi phí sản xuất để có giá thành cạnh tranh, đặt biệt là tiến hành thực hiện thu mua đầu vào tận tay NHÓM 5 – PHÂN TÍCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - 20 -
nguon tai.lieu . vn