Xem mẫu

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Dự án xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất trồng lúa ở một số xã nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Thời gian thực hiện: Cơ quan chủ trì: Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình Chủ nhiệm đề tài: Bùi Văn Tiến ĐTDĐ: 0906105158 Email: tienptnt2009@gmail.com 1. Đặt vấn đề Những năm qua tỉnh Ninh Bình đã và đang khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương để có bước phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ninh Bình một trong 10 tỉnh thực hiện tốt Chương trình đến nay đã có 60 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Để xây dựng nông thôn mới bền vững cần xác định huy động sức dân là hướng đi cơ bản, lâu dài trong XDNTM. Bởi vậy, nhiệm vụ trọng tâm của XDNTM là phát triển kinh tế để nông dân có điều kiện đóng góp. Phải “nuôi” sức dân bằng nhiều giải pháp: Doanh nghiệp làm “bà đỡ” tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, Nhà nước có chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra, nhà khoa học tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đến nay có 88 xã trong tỉnh đã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp và ổn định được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, giúp nông dân địa phương sản xuất ổn định. Nhưng bên cạnh đó còn một số diện tích (gồm đất và mặt nước xen kẹt trong khu dân cư, đất vườn tạp và đất ven làng, đất trồng lúa) hiệu quả sử dụng rất kém. Trên thực tế ở địa phương những năm gần đây đã có nhiều mô hình đã được nghiên cứu, thử nghiệm và kết quả là đã xác định được một số mô hình tiêu biểu có hiệu quả kinh tế cao có thể ứng dụng nhân rộng đối với vùng đất nói trên, trong đó mô hình tại xã Khánh Thành và mô hình tại xã Thượng Kiệm là 2 mô hình tiêu biểu nhất hiện nay là mô hình cải tạo vườn tạp, đất và mặt nước xen kẹt trong khu dân cư, đất ven làng, đất trồng lúa bước đầu đã có hiệu quả kinh tế cao đã được Chủ tịch quốc hội về thăm và đang được toàn quốc biết đến, nhân dân nhiều nơi đến học tập kinh nghiệm và ứng dụng. Mô hình cải tạo vườn tạp, đất và mặt nước xen kẹt trong khu dân cư, đất ven làng, đất trồng lúa kém hiệu quả sang đa cang cây trồng tại xã Khánh Thành và xã Thượng Kiệm huyện Kim Sơn bước đầu đã có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, các mô hình này chủ yếu do người dân tự làm theo kiểu tự phát; hạ tầng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, đa canh còn hạn chế; sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống là chính; 1050
  2. vấn đề sản xuất an toàn đảm bảo vệ sinh môi trường còn có nhiều chưa được chú ý. Hơn nữa, tại tỉnh Ninh Bình đến nay chưa có khu sản xuất cây con giống rau quy mô công nghiệp; chưa có khu sản xuất rau an toàn tập trung quy mô lớn; chưa có nhà xưởng sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau, quả. Hiện nay, việc sản xuất rau của tỉnh không theo kế hoạch, chủ yếu mang tính chất cá thể nên diện tích cũng như đối tượng cây trồng chủ yếu căn cứ vào giá cả của thời vụ trước đó. Do vậy, mất cân đối trong cơ cấu và diện tích dẫn đến việc sản xuất không ổn định. Đa phần người dân sản xuất các loại giống rau, thông dụng dễ làm nên thu nhập trên đơn vị diện tích thấp; tiêu thụ chủ yếu trong địa bàn xã và huyện. Với điều kiện nhân lực thiếu và chưa đồng đều, kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, trình độ canh tác nông nghiệp thấp, một số tập quán lạc hậu vẫn tồn tại, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn rất mới lạ với người dân nơi đây. Mặt khác, hiện nay đã có những kết quả nghiên cứu, thực nghiệm thành công có thể áp dụng, chuyển giao cho tổ chức sản xuất ở vùng đất và mặt nước xen kẹt trong khu dân cư, đất vườn tạp và đất ven làng khả quan, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đa canh thích hợp nhằm tận dụng được những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và khắc phục những tồn tại nêu trên nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đặc biệt xây dựng các mô hình trình diễn, trong đó sự tham gia của người nông dân là nòng cốt, để nhân rộng mô hình góp phần tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tỉnh Ninh Bình đã đề xuất triển khai dự án “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất trồng lúa ở một số xã nông thôn mới tỉnh Ninh Bình” và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban chủ nhiệm Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 phê duyệt triển thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng được các mô hình liên kết ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống, sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất trồng lúa tại 2 xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh và Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Thực trạng cơ cấu, quy mô sản xuất các sản phẩm rau quả ở các vùng dự án Diện tích gieo trồng rau các loại của 02 xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh và xã Thượng Kiệm huyện Kim Sơn có xu hướng tăng lên trong thời gian qua, những xóm có diện tích rau quả các loại lớn như xóm 13, xóm 11 xã Khánh Thành, Xóm 8 xã Thượng Kiệm. Trên địa bàn 02 xã đã từng bước hình thành một số vùng sản xuất rau chuyên canh rau quả có quy mô tương đối lớn trên diện tích đất 2 lúa trước đây. Theo 1051
  3. số liệu thống kê của 02 xã, đến nay trên địa bàn xã có 2.862 hộ dân làm nông nghiệp, trong đó có 2.359 hộ trồng rau chiếm 82,4% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp. Có khoảng 800 hộ trồng rau với quy mô diện tích từ 300 m2 trở lên mang tính chuyên canh hàng hóa. Rau chủ yếu được trồng ở vụ đông, vụ xuân vì thời tiết khí hậu phù hợp với nhiều loại rau, có thể trồng được nhiều loại rau có nguồn gốc ôn đới, có giá trị kinh tế cao. Kết quả tổng hợp điều tra ở 150 hộ trồng rau tại 02 xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh và xã Thượng Kiệm huyện Kim Sơn như sau: Độ tuổi của chủ hộ trồng rau là khá cao: bình quân là 50 tuổi, nguồn lao động cho hoạt động sản xuất rau quả của hộ là khá lớn, bình quân có 2,7/người/hộ. Trình độ học vấn của hộ là khá thấp, 99% hộ chỉ học hết lớp 3. Hộ đã có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất rau quả, bình quân là 9,5 năm. Bảng 1. Một số thông tin chung ở 100 hộ điều tra Cao Thấp Stt Chỉ tiêu chủ hộ Bình quân hộ nhất nhất 1 Tuổi của chủ hộ 50 75 23 2 Số khẩu của hộ 3,787 8 2 3 Số lao động của hộ 2,67 6 1 4 Trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ 2-3 6 2 5 Số năm sản xuất rau của chủ hộ 9,5 40 1 Nguồn: Số liệu điều tra hộ của dự án Các hộ trồng đa dạng các loại rau quả; các loại rau đang được trồng phổ biến như bí xanh có 50 hộ, mướp đắng có 48 hộ, dưa chuột có 46 hộ; cải bắp có 72 hộ, cải bẹ xanh có 36 hộ, su hào có 65 hộ, mướp nhật có 17 hộ, cà chua có 21 hộ. Số vụ gieo trồng 1-5 vụ, bình quân là 2,8 vụ/năm. Bình quân diện tích trồng rau của hộ là 1.218 m2. Giá trị sản xuất bình quân 1 hộ trồng rau năm 2015 đạt 81,8 triệu đồng. Giá trị sản xuất rau quả bình quân/m2 canh tác đạt 50,2 nghìn đồng. Lãi bình quân là 23,6 triệu đồng/hộ/năm. Bảng 2. Diện tích và sản lượng các loại rau của các hộ điều tra ĐV Chỉ tiêu Bí xanh Dưa chuột Mướp đắng Cà chua T = 3 = 2 = 2 = 2 sào sào sào sào sào sào sào sào 1. Diện tích gieo trồng - B.quân sào 1,4 3,8 1,0 2,8 1,2 4,3 1,1 2,3 - Lớn nhất sào 3,0 4,0 1,7 8,0 2,0 12 1,7 2,8 1052
  4. 0,0 0,0 3,0 2,0 0,3 2,0 0,3 2,0 - Nhỏ nhất sào 3 3 2. Sản lượng/sào/vụ 10, 9,9 11,2 10,9 7,6 11,9 15,2 13,4 - B.quân Tạ 7 12, 25,0 54,0 38,6 - Lớn nhất Tạ 6 84,4 33,0 25,0 30,0 - Nhỏ nhất Tạ 9,0 8,0 0,1 9,0 3,2 3,3 10,0 2,5 Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ của dự án Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau quả của hộ chủ yếu là tại chợ xã và tư thương. Có ít hộ đã tiếp cận được một số thị trường mới như siêu thị, nhà chế biến, người tiêu dùng trực tiếp ở địa phương khác nhưng quy mô còn nhỏ. Nhìn chung mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ rau quả là hết sức lỏng lẻo và mờ nhạt. Hộ dân tự sản xuất, tự tiêu thụ sản phẩm rau quả là hình thức chủ yếu. Sự gắn kết giữa người sản xuất và người kinh doanh thiếu chặt chẽ vẫn chủ yếu mạnh ai nấy làm. Có những doanh nghiệp về giới thiệu bán vật tư như giống, phân bón nhưng không ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Chất lượng vật tư cũng không được kiểm soát chặt chẽ nên đã có trường hợp gây thiệt hại cho nông dân. Do vậy, để phát triển sản xuất cần tăng cường kiểm tra kiểm soát chất lượng các loại vật tư phục vụ sản xuất rau. Kênh tìm hiểu thông tin của hộ hiện tại chủ yếu là từ đài truyền hình và người mua và bán buôn tại chợ địa phương, việc thăm quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất rau quả trong tỉnh và các huyện khác là rất ít. Đa số các hộ trồng rau (63%) là chưa có nhu cầu thêm vốn để sản xuất kinh doanh rau quả. Nguyên nhân thứ nhất là do tư tưởng sản xuất của hộ vẫn là nhỏ lẻ sản xuất theo lối tận dụng (vốn của hộ có tới đâu thì đầu tư cho sản xuất rau tới đó) và sản xuất của các hộ này chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ; thứ hai là bên cạnh đó có một số hộ có quy mô sản xuất rau quả khoảng 3 sào Bắc bộ (1.000 m2) trở lên chuyên sản xuất rau quả hàng hóa, với số vốn tích lũy được qua nhiều năm sản xuất đã tích lũy đủ khả năng đầu tư tái sản xuất rau quả trên diện tích đó. Do chưa thuê thêm được diện tích đất để tăng quy mô sản xuất dẫn đến chưa có nhu cầu tăng thêm vốn. Bên cạnh đó những hộ có nhu cầu vay thêm vốn đều là những hộ đang có dự định tiếp tục chuyển đổi, tăng quy mô sản xuất rau quả hàng hóa. 3.2. Kết quả xây dựng 02 mô hình 3.2.1. Đào tạo, tập huấn, huấn luyện và chuyển giao quy trình sản xuất giống rau và sản xuất rau thương phẩm 1053
  5. Dự án đã tiến hành tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau quả cho 150 lượt người. Trong đó tại xã Khánh Thành huyện Yên Khánh là 100 lượt người; tại xã Thượng Kiệm huyện Kim Sơn là 50 lượt người. Nông dân tiếp nhận và ứng dụng được đầy đủ các quy trình sản xuất. Cụ thể như sau: a. Tập huấn cho 150 nông dân: Đối tượng là 150 nông dân là người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất rau qủa thuộc các hộ tham gia dự án và các hộ sản xuất rau quả thuộc vùng dự án. - Quy mô tập huấn thành: dự án đã tổ chức thành công 2 lớp tập huấn lý thuyết, với thời lượng là 01 ngày/lớp. - Các nội dung học lý thuyết đã được các giảng viên, chuyên gia về sản xuất rau quả của dự án truyền đạt tới các học viên có 23 chuyên đề. - Quá trình tập huấn, đơn vị chủ trì và Ban chủ nhiệm dự án đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị như Viện Nghiên cứu Rau quả, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình, Công ty cổ phần tổng công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình, UBND xã Khánh Thành huyện Yên Khánh và UBND huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình để tổ chức đợt tập huấn. - Giảng viên tập huấn lý thuyết gồm 03 chuyên gia về trồng trọt đặc biệt là về sản xuất kinh doanh rau quả: 01 người thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả và 01 chuyên gia từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh ninh bình và 01 người Công ty cổ phần tổng công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình. b. Chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau quả * Chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây giống và xây dựng mô hình sản xuất cây giống cho 02 hộ tại 02 xã: Quy trình sản xuất cây giống rau quả an toàn theo hướng VietGAP được ban hành theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sau khi lựa chọn hộ, dự án tiến hành tập huấn lý thuyết và huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây giống trên đồng ruộng để các hộ thực hành và sản xuất trên thửa đất của hộ. Tổng diện tích 0,02ha, và sản xuất trong nhà lưới của dự án đã lắp đặt. Kết quả chuyển giao các hộ đã thành thục quy trình và các kỹ năng sản xuất cây rau giống theo phương pháp mới. * Chuyển giao quy trình, kỹ thuật sản xuất rau quả thương phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn theo hướng VietGAP có sự liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ. - Các quy trình cụ thể gồm 16 quy trình sản xuất 16 loại rau, quả cao cấp an toàn trái vụ ngoài trời an toàn theo hướng VietGap. Gồm: cải xanh, cải ngồng, cải ngọt, su hào, súp lơ, bí xanh ớt, dưa chuột, cà chua bi, cà chua trứng, cà chua ghép, dưa bao tử, dưa kim cô nương mướp đắng, ngô ngọt, đinh lăng. Trong đó, quy trình sản xuất cà chua ghép thương phẩm trái vụ an toàn và quy trình sản xuất một số rau ăn lá trái vụ trong vòm che thấp được áp dụng và chuyển giao cho các hộ nông dân trong mô hình của dự án. Các 1054
  6. quy trình công nghệ được đưa vào áp dụng trong dự án là các kết quả nghiên cứu thu được từ các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Rau quả. Toàn bộ quy trình sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn theo hướng VietGAP được quy định tại Quyết định số 379/2009/QĐ-BNN. Riêng Quy trình kỹ thuật sản xuất cây đinh lăng áp dụng trong sản xuất của dự án được ban hành tại Quyết định số 603/QĐ-SNN ngày 17/7/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận. Kết quả xuất thử nghiệm bước đầu cho thấy phù hợp và dễ thực hiện trong điều kiện tự nhiên tại 2 điểm thuộc vùng thực hiện dự án ở tỉnh Ninh Bình. - Phương pháp chuyển giao quy trình kỹ thuật: trên cơ sở tập huấn về lý thuyết, các cán bộ dự án được phân công theo địa bàn và theo từng loại rau quả để tiến hành huấn luyện, hướng dẫn nông dân thực hành trên đồng ruộng các kỹ thuật sản xuất rau quả theo công nghệ mới chuyển giao. - Kết quả chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất cho thấy các hộ đã thành thục quy trình và các kỹ năng sản xuất rau quả theo phương pháp mới. Thông qua đó đã khẳng định được một số ưu việt của phương pháp sản xuất mới so với sản xuất theo kinh nghiệm trước đây như sau: (i) Đảm bảo mật độ trồng tốt hơn so với gieo hạt trực tiếp trên luống, cũng như mật độ đồng đều cây. (ii) Chủ động thời vụ, rút ngắn thời gian sinh trưởng cây vì đã có thời gian trong vườn ươm từ 15-30 ngày. (iii) Tiết kiệm công chăm sóc ban đầu so với ngoài đồng. (iv) Tỷ lệ cây con đồng đều, tỷ lệ sống cao. (v) Tiết kiệm chi phí về thuốc BVTV, phân bón, hạt giống, dẫn tới chi phí đầu tư cho sản xuất giảm. (vi) Nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. (vii) Có khả năng điều chỉnh sinh trưởng phát triển. 3.2.2. Kết quả sản xuất rau quả và cung ứng, hỗ trợ vật tư a) Về sản xuất cây rau giống: Kết quả ban đầu các loại cây giống sản xuất từ 2 hộ này chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất rau quả thương phẩm của hộ và một số hộ trong dự án. Việc sản xuất cây giống trong nhà lưới được thực hiện ở 2 dạng gồm: sản xuất trên nền đất và sản xuất trong khay bầu. Mặc dù mới thực hiện được 02 vụ với tổng thời gian là 03 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2016) nhưng số lượng cây giống rau quả đã đạt 11,38 vạn cây, vượt so với mục tiêu của dự án là 1,38 vạn cây (vượt kế hoạch 13,8%). Giá trị sản xuất đạt 29,7 triệu đồng/200 m2, tương đương với 1,485 tỷ đồng/ha canh tác. b) Về sản xuất rau quả thương phẩm: Kết quả sản xuất của 21 hộ dự án thể hiện trong Bảng 7, gồm sản xuất trong nhà lưới và ngoài trời. Tổng diện tích gieo trồng đạt 24,85 ha, tổng giá trị sản lượng đạt 760 tấn và giá trị sản xuất đạt 5,05 tỷ đồng. Bảng 3. Chủng loại, sản lượng giá trị sản xuất rau quả thương phẩm S.lượng Giá bán TT Loại rau D.tích Tổng thu (kg) (đ/kg) 1055
  7. (m2) ( 1000 đ) 1 Cải xanh 21.300 52.198 4.865 253.958 2 Cải ngồng 21.100 40.571 7.382 299.486 3 Cải ngọt 22.500 45.202 5.489 248.126 4 Su hào 5.550 17.221 3.992 68.754 5 Súp lơ xanh 10.800 32.332 5.473 176.959 6 Bí xanh 5.000 18.068 5.318 96.087 7 Ớt 20.000 35.560 11.823 420.417 8 Dưa chuột 10.500 98.615 4.959 488.983 9 Cà chua bi 15.600 84.303 6.621 558.165 10 Cà chua trứng 21.500 97.156 6.888 669.212 11 Cà chua ghép 21.500 116.074 6.791 788.303 12 Dưa bao tử 10.500 12.914 6.499 83.924 13 Dưa kim cô nương 21.400 41.178 11.030 454.208 14 Mướp đắng 10.000 29.700 5.534 164.374 15 Ngô ngọt 30.750 37.643 6.145 231.302 16 Đinh lăng 500 1.586 31.500 49.959 Tổng số 248.500 760.321 5.052.217 Tiêu thụ sản phẩm: các sản phẩm cà chua bi, cà chua trứng, cà chua ghép, dưa bao tử, bí xanh, ớt, ngô ngọt của các hộ sản xuất ra trong mô hình do Công ty Cổ phần chế biến nông sản xanh và Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao thu mua (thông qua hợp đồng) để bảo quản, chế biến và tiêu thụ (một phần xuất khẩu). Các sản phẩm còn lại của mô hình gồm cải xanh, cải ngồng, cải ngọt, su hào, súp lơ, dưa kim cô nương, dưa chuột, mướp đắng, đinh lăng tiêu thụ thông qua kênh phân phối hiện có của các hộ (chủ yếu theo đơn đặt hàng từ các chợ đầu mối trên thị trường thành phố Hà Nội, thành phố Ninh Bình, nhu cầu của người dân và chợ ở địa phương), các chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh thông qua tư thương. c) Cung ứng, hỗ trợ giống, nguyên vật liệu và nguyên vật liệu phụ cho mô hình Dự án dã cung ứng 14 nhóm hạt giống và cây giống đủ số lượng và đảm bảo chất lượng: Hạt giống cải bẹ Đại Bình Phổ, Hạt giống cải ngồng lai F1, Cải ngọt - Phù Sa, Hạt giống Su hào Hàn Quốc lai F1, Súp lơ xanh magic F1, Hạt giống Bí Xanh, Hạt giống Ớt chỉ thiên Phú Điền, Cà chua bi Phú Điền, Hạt giống cà chua F1 (Cà chua trứng và Cà chua 1056
  8. ghép), Hạt giống dưa chuột, Dưa Kim Cô Nương lai F1, Mướp đắng gai đen - TV208 lai F1, Ngô ngọt - Honey 10 lai F1, Đinh lăng giống địa phương. Chủng loại và chất lượng phân bón đã cung ứng gồm: Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm, Phân đạm Phú Mỹ, Phân Supe lân Lâm Thao, Phân bón Kaliclorua, Phân bón lá siêu vi lượng Chelate ZK-04. Chủng loại và chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc xử lý đất đã cung ứng gồm: Thuốc trừ sâu Dupont Prexathon 5SC, Anvic 5SC, Trị vi khuẩn trên rau, Kasumin 2L, Basitox 10GS, Thuốc trừ sâu sinh học (thảo mộc). 3.2.3. Lắp đặt và chuyển giao nhà lưới, hệ thống tưới Trên cơ sở lựa chọn 7 hộ gia đình thực hiện sản xuất rau quả thương phẩm trong nhà lưới. Từ đó Công ty cổ phần tổng công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình đã ban hành thiết kế lắp đặt hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới trong nhà lưới gồm 07 nhà lưới, mỗi nhà lưới gồm 04 hạng mục chính (móng nhà lưới, khung nhà lưới, che nhà lưới, và hệ thống tưới trong nhà lưới). Toàn bộ hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới trong nhà lưới đã bàn giao cho các hộ để khai thác, quản lý và sử dụng và mục tiêu sản xuất của dự án. Tuy nhiên do ảnh hưởng cơn bão số 1 năm 2016, có tên quốc tế là Mirinae đã đổ bộ vào Ninh Bình vào đêm ngày 28/7/2016 và gây ra thiệt hại nặng nề cho dự án, tổng thiệt hại ước tính là hơn 1,5 tỷ đồng, trong đó có nhà lưới số 01 xây dựng tại xóm 13 xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh đã bị hư hỏng hoàn toàn đã được đoàn kiểm tra của Ban chủ nhiệm Chương trình cho phép thanh lý. Vì vậy, diện tích nhà lưới hiện còn lại là 3.431 m2. 3.2.4. Xây dựng quy chế liên kết các tác nhân trong mô hình Dự án đã xây dựng được 03 bộ quy chế liên kết giữa các tác nhân trong các mô hình gồm nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Cụ thể: + Quy chế liên kết các tác nhân trong xây dựng hô hình sản xuất và liên kết nhân giống rau trong nhà lưới theo hướng VietGAP. Các tác nhân tham gia liên kết trong mô hình này được xác định gồm: các đơn vị cung ứng đầu vào - người sản xuất cây giống rau quả - người tiêu thụ cây giống rau quả - nhà khoa học - nhà quản lý (Quy chế 1). + Quy chế liên kết các tác nhân trong xây dựng hô hình sản xuất rau quả thương phẩm trong nhà lưới, an toàn theo hướng VietGAP. Các tác nhân tham gia gồm: các đơn vị cung ứng đầu vào (cây giống rau quả, nguyên vật liệu trực tiếp) - người sản xuất rau thương phẩm - người tiêu thụ rau quả thương phẩm - nhà khoa học - nhà quản lý (Quy chế 2). + Quy chế liên kết các tác nhân trong xây dựng hô hình sản xuất rau quả thương phẩm ngoài trời, an toàn theo hướng VietGAP. Các tác nhân tham gia liên kết trong mô hình này được xác định gồm: đơn vị cung ứng đầu vào - người sản xuất rau quả thương phẩm - đơn vị tiêu thụ cây giống rau quả - nhà khoa học - nhà quản lý, (Quy chế 3). 1057
  9. Từ xây dựng các liên kết đó, dự án đã đi đến kết luận về vai trò, nhiệm vụ rất rõ nét của các tác nhân tham gia liên kết và có thể khẳng định mô hình xây dựng liên kết này đã thành công. + Vai trò của nhà nước: Xây dựng chiến lược tạo hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng trồng rau. Tổ chức liên kết doanh nghiệp và nông dân trong tiêu thụ rau. Cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân. + Vai trò của nhà khoa học trong liên kết: Tạo giống có chất lượng tốt, có qui trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, phù hợp và chuyển giao TBKT. Tăng cường công tác khuyến nông. + Vai trò của Doanh nghiệp: Thương hiệu, uy tín, đầu tư sản xuất vùng trồng rau nguyên liệu. Hợp đồng tiêu thụ rau + Vai trò của Nông dân: Thực hiện tốt các qui trình, kết hợp kinh nghiệm bản thân và tiếp cận kỹ thuật mới. Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. 3.2.5. Chứng nhận VietGAP Từ kết quả đào tạo, tập huấn, huấn luyện và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau quả an toàn theo hướng VietGAP cho nông dân, những người trực tiếp sản xuất rau quả của dự án, thì dự án tiếp tục thực hiện chặt chẽ việc giám sát nội bộ để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn người nông dân ghi chép và thực hiện các hoạt động sản xuất các sản phẩm rau quả đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn của VietGAP. Thực hiện các thủ tục cần thiết để ký kết hợp đồng thuê Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 - Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT theo dõi, thẩm xét hồ sơ và cấp chứng nhận VietGap cho các vùng sản xuất rau quả thuộc dự án. Kết quả là 02 vùng sản xuất rau quả được chứng nhận là vùng sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap. 3.2.6. Lắp đặt chuyển giao hệ thống sơ chế, bảo quản, đóng gói Để tăng cường liên kết giữa sản xuất, chế biến bảo quản và tiêu thụ của doanh nghiệp trong xây dựng mô hình sản xuất, dự án án đã tiến hành lắp đặt và chuyển giao cho Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình hệ thống sơ chế, bảo quan rau quả an toàn. Quy mô, công suất: quy mô xây dựng, lắp đặt kho lạnh là dài 12 m, rộng 25 m, cao 5,5m = 1650 m3. Sau khi hệ thống sơ chế, bảo quản, đóng gói được lắp đặt hoàn chỉnh, một số sản phẩm rau quả của các hộ sản xuất trong dự án sau khi thu hoạch được Công ty cổ phần tổng công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình thu mua và vận chuyển về nơi sơ chế, bảo quản và đóng gói. Để giữ được màu xanh của rau, khi thu hoạch rau về không cần rửa bằng nước, chuyển ngay vào hệ thống cấp đông trong vòng 45 phút rồi mới đưa ra để tuyển chọn, cắt bỏ lá già và đưa vào đóng gói bao bì. Đóng gói xong đưa vào hệ thống 1058
  10. kho lạnh bảo ôn bảo quản ở nhiệt độ từ 0oC đến 7oC. Làm như thế sẽ bảo quản được trong vòng từ 20 đến 30 ngày mà vẫn giữ được các loại vitamin trong rau, quả. Trên cơ sở nhận định về nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm rau quả, Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình thực hiện đồng bộ một số giải pháp thu mua các sản phẩm từ dự án và mang đi tiêu thụ. Hình thành tổ tiêu thụ sản phẩm (trực thuộc bộ phân kinh doanh) bao gồm cán bộ quản lý và các cán bộ thị trường. Nhiệm vụ của tổ này: tổ chức, xây dựng mạng lưới tiêu thụ rau an toàn từ bán buôn đến bán lẻ; tuyên truyền quảng bá thương hiệu. Đến nay, Công ty cổ phần tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình đã có 25 cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc, đủ năng lực để tiêu thụ toàn bộ sản phẩm rau quả của dự án sản xuất ra. 3.2.7. Hội thảo xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia và một số cơ quan chuyên ngành của tỉnh Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, ban ngành liên quan về kết quả xây dựng 02 mô hình sản xuất và liên kết (sản xuất cây giống rau quả và sản xuất rau quả thương phẩm an toàn trong nhà lưới; sản xuất rau quả thương phẩm an toàn ngoài trời). Trong đó đã tập trung thảo luận về 03 bộ quy chế liên kết giữa các tác nhân trong mô hình: 01 quy chế liên kết trong sản xuất cây giống rau quả an toàn trong nhà lưới; 01 quy chế sản xuất rau quả thương phẩm an toàn trong nhà lưới; 01 quy chế sản xuất rau quả thương phẩm an toàn ngoài trời của dự án đã xây dựng. Kết quả hội thảo các đại biểu tham dự đã đánh giá cao kết quả thực hiện của dự án nói chung và xây dựng các liên kết trong mô hình nói riêng. Đồng thời các đại biểu cũng góp ý cần bổ sung cụ thể hơn một số nội dung trong từng liên kết, cần có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo các liên kết ngày càng chặt chẽ hơn 3.3. Kết quả và hiệu quả của dự án 3.3.1. Hiệu quả kinh tế Qua triển khai các hoạt động sản xuất trong 2 mô hình của dự án đã cho thu hoạch trên 760 tấn rau chất lượng cao các loại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó có khoảng 138 tấn rau cải các loại, 37,6 tấn ngô ngọt, 35,6 tấn ớt, 41,2 tấn dưa kim cô nương, 18 tấn bí xanh, 12,9 tấn dưa bao tử. Đồng thời trong 3 tháng đã sản xuất được 11,38 vạn cây giống rau chất lượng cao phục vụ sản xuất rau quanh năm trong vùng thực hiện dự án và các tỉnh lân cận (chi tiết thể hiện trong các Bảng 6, Bảng 7, Bảng 7.1, Bảng 7.2). Bao gồm sản xuất trong nhà lưới và sản xuất ngoài trời. - Đối với sản xuất trong nhà lưới: Mặc dù hệ thống sản xuất trong nhà lưới của dự án mới được hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng trong 3 tháng tuy nhiên đã tạo ra 11,38 vạn cây giống và 22 tấn rau quả, giá trị sản xuất đạt được là 162 triệu đồng. Như vậy, nếu hoạt động sản xuất với quy mô ổn định, trong 01 năm mô hình sẽ 1059
  11. đạt được kết quả là 45,2 vạn cây giống rau quả, 88 tấn rau quả thương phẩm an toàn và giá trị sản xuất thu được là 648 triệu đồng. Bảng 4. Giá thành, giá bán và lãi gộp trong sản xuất cây giống rau quả Giá Giá Tổng Lãi gộp STT Chủng loại Tổng cây thành bán thu (tr.đ) (đ/cây) (đ/cây) (tr.đ) 1 Su hào 17.200 150 250 4,3 1,72 2 Sup lơ 20.000 150 250 5 2 3 Bi xanh 18.000 150 250 4,5 1,8 4 Mướp đắng 16.800 150 250 4,2 1,68 5 Dưa chuột 16.800 150 250 4,2 1,68 6 Cà chua 25.000 200 300 7,5 2,5 7 Đường công tác Tổng 113.800 29,7 11,38 Tổng hợp số liệu sản xuất của các hộ hạch toán 03 tháng sản xuất thử nghiệm trong nhà lưới cho thấy tổng chi phí sản xuất trực tiếp là 114,21 triệu đồng, gồm chi phí sản xuất cây giống rau quả là 18,32 triệu đồng, chi phí sản xuất rau quả thương phẩm là 95,89 triệu đồng. Lãi gộp là 47,77 triệu đồng. Như vậy nếu xác định cho 1 năm thì lãi gộp là 191 triệu đồng/0,405 ha, tương đương với lãi gộp sản xuất cây giống rau quả và sản xuất rau quả thương phẩm trong nhà lưới là 478 triệu đồng/ha/năm. Tăng 21 lần so với trước chuyển đổi. Bảng 5. Giá thành, giá bán và lãi gộp sản xuất rau quả trong nhà lưới Giá Lãi gộp Sản lượng Giá bán Tổng thu tt Loại rau thành (tr.đ) (kg) (đ/kg) (tr.đ) (đ/kg) 1 Cải xanh 6.280 3.871 4.319 27,12 2,81 2 Cải ngồng 4.500 4.365 7.267 32,70 13,06 3 Su hào 2.364 2.634 3.917 9,26 3,03 4 Súp lơ xanh 1.667 4.389 5.213 8,69 1,37 5 Cà chua bi 2.596 5.572 6.687 17,36 2,89 6 Cà chua trứng 2.269 5.615 6.888 15,63 2,89 7 Cà chua ghép 1.178 5.954 6.875 8,10 1,08 1060
  12. 8 Dưa bao tử 450 4.556 7.000 3,15 1,10 9 Dưa kim cô nương 790 2.697 13.000 10,26 8,14 Tổng số 22.094 132,28 36,39 - Đối với sản xuất ngoài trời: Tổng hợp số liệu của 21 hộ hạch toán sản xuất trong năm 2016 cho thấy tổng chi phí sản xuất trực tiếp là 3.509,27 triệu đồng, lãi gộp là 1.410,7 triệu đồng. Như vậy nếu xác định cho 1 năm thì bình quân lãi gộp trong mô hình sản xuất rau quả an toàn ngoài trời theo hướng Vietgap là 141 triệu đồng/ha/năm, tăng 5,5 lần so với trước chuyển đổi. 1061
  13. Bảng 6. Giá thành, giá bán và lãi gộp sản xuất rau quả ngoài trời Giá S.lượng Giá bán Tổng thu Lãi gộp tt Loại rau thành (kg) (đ/kg) (tr.đ) (tr.đ) (đ/kg) 1 Cải xanh 45.918 3.871 4.940 226,8 49,1 2 Cải ngồng 36.071 4.365 7.396 266,8 109,3 3 Cải ngọt 45.202 3.224 5.489 248,1 102,4 4 Su hào 14.857 2.634 4.004 59,5 20,4 5 Súp lơ xanh 30.665 4.389 5.487 168,3 33,7 6 Bí xanh 18.068 3.587 5.318 96,1 31,3 7 Ớt 35.560 5.124 11.823 420,4 238,2 8 Dưa chuột 98.615 4.652 4.959 489,0 30,2 9 Cà chua bi 81.707 5.572 6.619 540,8 85,5 10 Cà chua trứng 94.887 5.615 6.888 653,6 120,8 11 Cà chua ghép 114.896 5.954 6.791 780,2 96,1 12 Dưa bao tử 12.464 4.556 6.480 80,8 24,0 13 Dưa kim cô nương 40.388 2.697 10.992 443,9 335,0 14 Mướp đắng 29.700 3.550 5.534 164,4 58,9 15 Ngô ngọt 37.643 4.836 6.145 231,3 49,3 16 Đinh Lăng 1.586 14.817 31.500 47,3 26,5 Tổng số 738.226 4.920 1.410,7 (Giá thành chưa bao gồm khấu hao nhà lưới và chi phí công lao động phân bổ). Hạch toán sản xuất cho 01 năm cho dự án như sau: tổng chi phí sản xuất là 3.623 triệu đồng, tổng doanh thu là 5.082 triệu đồng, lãi gộp là 1.458 triệu đồng. Chi phí khấu hao được xác định theo phương pháp khấu hao đều, với thời hạn sử dụng của nhà lưới là 15 năm. Chi phí hỗ trợ công nghệ được xác định phân bổ cho 15 năm (với giả định rằng để có được kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất rau quả như hiện tại của lao động trong dự án thì người lao động phải tiêu tốn 15 năm kinh nghiệm sản xuất). Dự án đã kết thúc và toàn bộ diện tích sản xuất đã được bàn giao cho xã Khánh Thành và xã Thượng Kiệm tiếp tục quản lý, chỉ đạo các hộ sản xuất vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Dự án đã chuyển giao công nghệ, trên cơ sở thừa hưởng những nghiên cứu đã có của các cơ quan khoa học, bộ giống và các quy trình công nghệ được cơ quan có thẩm quyền; triển khai tại vùng có khí hậu và đất đai thuận lợi, có thị trường 1062
  14. tiêu thụ tại chỗ tốt, có đầu ra vì vậy đã để lại nền tảng khoa học, kỹ thuật mới, tiên tiến cho phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Hơn nữa đã hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ, mặt khác, các quy trình đã được thử nghiệm và có tính ổn định cao nên mặc dù dự án kết thúc nhưng có thể nhân ra diện rộng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ nông dân tại Ninh Bình và vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng có thể giúp các nhà sản xuất, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực trồng rau tại địa phương để tạo thành một vùng sản xuất rau chuyên canh của tỉnh Ninh Bình sau này. 3.3.2. Hiệu quả về xã hội - Dự án tạo ra được một lượng rau an toàn chất lượng cao sạch bệnh, các mô hình canh tác tiên tiến, đồng thời công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay của bà con nông dân. Từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường trong nước từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác nông nghiệp. - Trong quá trình thực hiện, dự án đã tạo ra được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật có đủ trình độ vận hành và từng bước tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau quả. Nông dân được thừa hưởng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập cho người lao động giảm đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn góp phần ổn định xã hội. Sau khi được huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật người nông dân đã nắm vững quy trình sản xuất tất cả các chủng loại rau và đã được đưa vào sản xuất thử, người nông dân hoàn toàn chủ động kế hoạch sản xuất cũng như tổ chức sản xuất để tạo ra các sản phẩm rau an toàn. Vì vậy, Dự án kết thúc đã để lại không những mô hình sản xuất rau an toàn tập trung mà còn đào tạo được đội ngũ kỹ thuật viên và nhân công lành nghề. Đây là lực lượng nòng cốt của địa phương, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho bà con nông dân trong vùng. Từ đó mô hình sẽ được mở rộng, phát huy hiệu quả. - Dự án đã tạo ra việc làm (gần 4.000 ngày công lao động) cho trên 150 lao động, trong thời gian tới sẽ có thể đạt trên 500 lao động. - Dự án đã tạo ra mô hình tích cực, tiêu biểu về chuyển đổi, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Dự án đã tạo ra sự vào cuộc của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong chỉ đạo và tạo điều kiện để mô hình của dự án phát huy hiệu quả, hình thành nơi tham quan, trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP. Mặt khác, dự án kết thúc giai đoạn 1 đã hình thành lên mạng lưới liên kết từ sản xuất, giám sát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Đây là mô hình liên kết mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các vùng sản xuất rau mà không sợ bị thất bại trong kinh doanh do sản phẩm không kiểm soát được chất lượng. Vì vậy là cơ sở tạo ra các tổ hợp tác liên kết, các nhóm sản xuất là cầu nối giữa sản xuất của nông dân và các doanh nghiệp. 3.3.3. Hiệu quả về môi trường 1063
  15. - Mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP được nhân rộng sẽ đảm bảo sản xuất ra được sản phẩm rau an toàn, chất lượng không những mang lại công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao cho người sản xuất mà còn mang lại lợi ích cho người kinh doanh các sản phẩm này. Người tiêu dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe cho toàn xã hội. - Việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau sẽ làm giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng cho rau, giảm trên 50% lượng rác thải về bao bì thuốc BVTV gây ô nhiễm, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối kí sinh, thiên địch của sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường; tạo ra môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp cho vùng nông thôn tỉnh Ninh Bình. 3.4. Những khó khăn và hạn chế - Để triển khai dự án phải huy động cán bộ thuộc 17 cơ quan và sự đồng thuận của các hộ dân tham gia dự án. Vì vậy ban đầu triển khai dự án gặp phải khó khăn trong phối kết hợp, tạo sự đồng thuận trong các cá nhân tham gia dự án thuộc, các hộ nông dân và các cơ quan. - Quá trình lập hồ sơ thuyết minh dự án, phải tuân theo quy trình qui định dẫn đến thuyết minh dự án được phê duyệt chậm (quy trình lựa chọn dự án, quy trình lựa chọn đơn vị thực hiện, quy trình kiểm tra tài chính dự án). Đề xuất dự án từ tháng thời điểm tháng 6/2014 nhưng đến tháng 12/2015 mới được phê duyệt, tháng 4/2016 mới hoàn thành các thủ tục và được cấp kinh phí. - Để giải ngân được kinh phí thực hiện lắp đặt hệ thống sơ chế bảo quản đóng gói; hệ thống nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới, hỗ trợ vật tư cho các hộ dân tham gia dự án phải tiến hành các thủ tục về đầu thầu mất nhiều thời gian đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai của dự án. Đến hết tháng 8/2016 mới xong thủ tục đấu đầu của các gói thầu. - Một số nội dung của dự án liên quan đến đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính chất mùa vụ hoặc phải chờ mùa vụ trồng lúa xong thì mới thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau vì vậy gây ra khó khăn cho triển khai thực hiện dự án. - Các hộ dân cũng gặp khó khăn khi tham gia dự án: Thiếu vốn để đầu tư ban đầu cho quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rau quả. Giai đoạn đầu các sản rau của các hộ chưa được cấp chứng nhận VietGAP vì vậy chưa thể ký kết hợp đồng tiêu thụ với các công ty. Khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để các hộ nông dân từng bước tiếp nhận và tích lũy các kinh nghiệm xử lý tình huống diễn biến của quá trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản tiêu thụ rau quả. Mặc dù đã có cán bộ kỹ thuật của dự án trực tiếp hướng dẫn, tuy lực lượng này cũng bị 1064
  16. hạn chế và không thể làm thay cho lao động của các hộ được. Sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn của một số hộ còn lúng túng và băn khoăn. - Diễn biến thời tiết rất phức tạp gây ra nhiều khó khăn cho dự báo và xử lý các tình huống trong sản xuất của dự án. Nghiêm trọng hơn đã gây ra thiệt hại lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của dự án và của hộ sản xuất. Đặc biệt là cơn bão số 1 năm 2016 Mirinae đã đổ bộ vào Ninh Bình và gây ra thiệt hại nặng nề cho dự án. Diện tích rau quả của các hộ dân tham gia dự án bị thiệt hại (khoảng 80%). hệ thống cột giàn trồng rau quả của các hộ bị đổ gẫy hư hỏng nghiêm trọng. Theo thống kê của Cơ quan chủ trì dự án, tổng thiệt hại tài sản và rau quả của các hộ tại xã Khánh Thành huyện Yên Khánh là 749,7 triệu đồng và ước thiệt hại tại xã Thượng Kiệm huyện Kim Sơn là 750 triệu. Như vậy, tổng thiệt hại của các hộ dân tham gia dự án tại 02 xã là 1,5 tỷ đồng. - Sự phát triển của sâu, bệnh và thiên địch diễn ra phức tạp, khó lường trong điều kiện sản xuất rau an toàn của hộ mới, một số hiện tượng sâu bệnh và thiên địch phát sinh không được các hộ phát hiện muộn, khó phòng trừ. Do ảnh hưởng của những khó khăn, tồn tại trên dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm hơn so với kế hoạch được duyệt, phải kéo dài, kết quả đạt được ở một số nội dung sản xuất chưa cao. 4. Kết luận Dự án đã triển khai và hoàn thành tốt mục tiêu và các nội dung theo thuyết minh và hợp đồng. Hoàn thành điều tra hiện trạng. Hoàn thành xây dựng thành công 02 mô hình sản xuất giống rau và rau quả thương phẩm theo hướng VietGAP có sự tham gia của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế sản xuất đã tăng từ 5,5 - 21 lần so với trước khi chuyển đổi. Hạn chế là mô hình được thực hiện quy mô chưa lớn, trong thời gian chưa dài, giá trị sản xuất rau quả thương phẩm trong nhà lưới còn hạn chế. Liên kết cung ứng đầu vào - sản xuất - tiêu thụ sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất liên kết. 1065
nguon tai.lieu . vn