Xem mẫu

MỞ ĐẦU Gạo tám xoan Hải Hậu là một sản phẩm truyền thống, đặc thù của vùng sản xuất lúa nước thuộc đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng gạo tám xoan Hải Hậu bị suy giảm do quá trình phát triển của giống lúa qua một thời gian quá dài. Mặc dù từ năm 2003, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam trước kia, nay là Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã có những sự trợ giúp nhằm phục hồi lại giống lúa tám, duy trì quy trình kỹ thuật sản xuất truyền thống, tổ chức nông dân nhưng diện tích lúa tám xoan cũng mới chỉ đạt đến 12% vào năm 2006. Ngoài ra những khó khăn của thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ là những đòi hỏi mà huỵện Hải Hậu nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung cần sự trợ giúp của các cơ quan, tổ chức trong thời gian tới. Xây dựng CDĐL ”Hải Hậu” cho sản phẩm gạo tám xoan có đặc thù riêng so với các sản phẩm khác của Việt Nam, quá trình xây dựng được tiến hành từ dưới lên, nghĩa là tổ chức nông dân tiến hành những hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng sau đó mới tiến hành đăng bạ. Vì thế, từ tháng 5/2007 thời điểm sản phẩm gạo tám được đăng bạ CDĐL đến nay, hệ thống quản lý và sử dụng vẫn chưa được triển khai và đưa vào vận hành. Cũng như nhiều địa phương khác, Nam Định cũng đang gặp phải những khó khăn về quy trình, cách thức tổ chức của hệ thống quản lý và sử dụng CDĐL. Từ thực tế đó, dự án “Quản lý và phát triển CDĐL ‘Hải Hậu’ cho sản phẩm gạo tám xoan” được triển khai đã giúp cho Hải Hậu nói riêng và Nam Định nói chung có được những sự hỗ trợ tích cực về mặt quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường, góp phần quan trọng trong sự duy trì và phát triển ổn định một vùng sản xuất lúa truyền thống. 1 PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN III.1. Tổng quan về sản phẩm gạo tám xoan Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng sản xuất, tính đặc thù về tự nhiên, con người và kỹ năng thực hành truyền thống trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo tám xoan ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định; Xác định được các loại đất trồng lúa tám có chất lượng cao nhằm khuyến cáo phục vụ cho việc phát triển và quản lý sản xuất lúa tám ở địa phương; Tìm ra hướng giải pháp trong việc duy trì và phát triển sản xuất lúa tám xoan của huyện Hải Hậu ­ tỉnh Nam Định. Từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho các đề xuất liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và khai thác CDĐL “Hải Hậu” cho gạo tám xoan trên thị trường. Đơn vị thực hiện đã tiến hành điều tra 90 hộ, trong đó có 51 hộ trong Hiệp hội và 39 hộ ngoài Hiệp hội. Các hộ được lựa chọn điều tra theo phương pháp lấy xác suất ngẫu nhiên trên địa bàn 5 xã thuộc vùng mục tiêu sản xuất lúa tám xoan của huyện Hải Hậu là Hải Anh, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn và Hải An. Đây cũng là các xã có các hội viên thuộc sự quản lý của Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu. Ngoài ra còn phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thổ nhưỡng, giống cây trồng, các lão nông chi điền về các đặc tính đặc thù của sản phẩm. III.1.1.Tính đặc thù của lúa tám xoan Hải Hậu Trên cơ sở sưu tập các giống lúa tám lưu truyền trong dân, các tài liệu ghi chép lại trước đây về đặc tính lúa tám xoan Hải Hậu. Thông qua hội thảo của các nhà khoa học, các lão nông chi điền và chính quyền địa phương được tiến hành vào năm 2003 ­2004, từ năm 2006 đến 2009 RUDEC kết hợp với Trung tâm hệ thống cây nông nghiệp ­ Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã tiến hành phục tráng, theo dõi và tổng hợp các biểu hiện đặc trưng của 2 giống lúa tám xoan Hải Hậu được mô tả bằng 37 tính trạng cảm quan sử dụng để phân biệt với các giống lúa khác trong bảng 1: Bảng 1: Các tính trạng đặc trưng của lúa tám xoan Hải Hậu qua các giai đoạn TT Tính trạng 1 Lá mầm: Màu 2 Lá gốc (lá dưới cùng) 3 Lá: Mức độ xanh 4 Lá: Lông ở phiến lá 5 Lá: tai lá 6 Thìa lìa 7 Lá: hình dạng thìa lìa 8 Lá: Chiều dài phiến lá 9 Lá: chiều rộng phiến lá Lá đòng: trạng thái phiến lá 10 (quan sát sớm) 11 Khóm: Gốc thân ( thế cây) 12 Thời gian trỗ: (50% số cây có bông trỗ) Vỏ trấu: màu sắc (trừ mỏ 13 hạt) 14 Hạt thóc: màu của mỏ hạt 15 Thân: đường kính thân 16 Thân: chiều cao thân (không tính bông) 17 Bông: Chiều dài trục chính 18 Bông: trạng thái trục chính 19 Bông: Số bông / cây Bông: trạc ba điểm phân 20 nhánh đầu tiên Giai đoạn (ngày) 10 40 40 40 40 40 40 50­60 50­60 60­90 40 55 65­90 80­90 65 70 72­90 90 70 70 Mức độ biểu hiện Xanh Tím nhạt Xanh trung bình Trung bình Không có Có Xẻ Dài:35,5 – 45 cm Trung bình: 1­2 cm Nửa thẳng Đứng: < 300 Muộn (mạnh): sau 15/10 Vàng nâu Vàng Trung bình: 6­8mm Rất cao > 120cm Trung bình: 26­ 30cm Gục xuống Trung bình (6 bông/khóm) Có 3 21 Hạt: Mức độ lông của vỏ trấu 22 Hạt: vẹo đầu 23 Bông: Mức độ gié thứ cấp 24 Bông: trạng thái của bông 25 Bông: thoát cổ bông 26 Mày hạt: Chiều dài 27 Mày hạt: màu sắc 28 Hạt thóc: khối lượng 1000 hạt Hạt thóc: sự sắp xếp của 29 hạt thóc 30 Hạt thóc: chiều dài hạt thóc 31 Hạt thóc: màu hạt thóc 32 Hạt gạo lật: chiều dài 33 Hạt gạo lật: chiều rộng 34 Hạt gạo lật: dạng hạt: D/R 35 Hạt gạo lật: màu sắc 36 Hạt gạo sát: Độ bạc bụng 37 Hạt gạo lật: hương thơm 60­80 Trung bình 60­92 Vẹo 90 Ít 90 Xoè 90 Thoát hoàn toàn Trung bình: 1,6­ 92 2,5mm 90 Vàng nhạt 92 Rất thấp < 20g Hạt gối liêên tiếp 70­92 nhau 92 Trung bình: 6,51 – 7,6 mm 92 Nâu cánh gián Ngắn: 4,51­ 5,5 92 mm 92 Hẹp: <2,5mm 92 Thon dài: ≥3 92 Trắng 92 Không có hoặc rất nhỏ: <5% 92 Thơm (Nguồn: Bản mô tả tính trạng của Trung tâm phát triển nông thôn, 2009) 4 HÌNH DẠNG HẠT THÓC VÀ GẠO GIỐNG LÚA TÁM XOAN HẢI HẬU QUA CÁC GIAI ĐOẠN Hình dạng lúa tám xoan được chọn lọc tại địa phương và sản xuất tại Hiệp hội ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn