Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LIỄU THỊ HỒNG NGUYỆT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC TỪ LÁ SÂM XUYÊN ĐÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Thực phẩm Lớp : K48 - CNTP Khoa : CNSH – CNTP Khóa học : 2016 – 2020 Người hướng dẫn : ThS. Đinh Thị Kim Hoa ThS. Lưu Hồng Sơn Thái Nguyên - 2020
  2. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các phòng ban liên quan, Ban chủ nhiệm khoa CNSH – CNTP đã giảng dạy, hướng dẫn để em có những kiến thức như ngày hôm nay. Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ThS. Đinh Thị Kim Hoa khoa Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã luôn tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thiện luận văm này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn đến ThS. Lưu Hồng Sơn cùng các cán bộ, các bạn sinh viên khoa Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm đã hướng dẫn tận tình em các kỹ năng trong phòng thí nghiệm. Động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin được bày bỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài. Khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Liễu Thị Hồng Nguyệt
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hóa chất thí nghiệm ................................................................................. 18 Bảng 3.2. Thiết bị thí nghiệm ................................................................................... 18 Bảng 3.3. Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................. 19 Bảng 3.4. Công thức thí nghiệm khảo sát nhiệt độ sấy nguyên liệu ........................ 20 Bảng 3.5. Công thức thí nghiệm xác định kích thước nguyên liệu .......................... 22 Bảng 3.6. Công thức thí nghiệm khảo sát tỷ lệ nguyên liệu bổ sung: Cỏ Ngọt, Lạc Tiên và Nhân Trần .............................................................................. 23 Bảng 3.7. Công thức thí nghiệm khảo sát nhiệt độ nước pha trà ............................. 24 Bảng 3.8. Công thức thí nghiệm khảo sát thời gian pha trà ..................................... 25 Bảng 3.9. Hệ số trọng lượng trà túi lọc .................................................................... 34 Bảng 3.10. Thang điểm các mức chất lượng ............................................................ 34 Bảng 4.1 Kết quả xác định thành phần hóa học trong nguyên liệu .......................... 36 Bảng 4.2. Bảng ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng cảm quan màu sắc, mùi, vị của sản phẩm .................................................................................. 38 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá cảm quan kích thước nguyên liệu đến chất lượng cảm quan màu sắc, mùi, vị, trạng thái của sản phẩm ................................. 39 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn Cỏ Ngọt, Lạc Tiên, Nhân Trần đến chất lượng cảm quan màu sắc, mùi, vị và trạng thái của sản phẩm ........... 41 Hình 4.4. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm .................................................... 42 Bảng 4.5. Bảng ảnh hưởng của nhiệt độ pha trà đến chất lượng cảm quan màu sắc, mùi, vị, trạng thái của sản phẩm ......................................................... 43 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian pha trà đến chất lượng cảm quan màu sắc, mùi, vị, trạng thái của sản phẩm ................................................................. 45 Bảng 4.7. Hàm lượng một số thành phần hóa học của trà túi lọc lá Sâm Xuyên Đá thành phẩm ......................................................................................... 46 Bảng 4.8. Kết quả đáng giá chỉ tiêu vi sinh vật........................................................ 47
  4. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hình ảnh cây Sâm Xuyên Đá ......................................................................4 Hình 2.2. Hình ảnh về cây Cỏ Ngọt ..........................................................................10 Hình 2.3. Hình ảnh cây Lạc Tiên ..............................................................................12 Hình 2.3. Hình ảnh cây Nhân Trần ...........................................................................13 Hình 2.4. Một số hình ảnh trà túi lọc trong nước ......................................................15 Hình 2.5. Một số hình ảnh trà túi lọc nước ngoài .....................................................16 Hình 2.6. Sơ đồ quy trình sản xuất trà túi lọc lá Sâm Xuyên Đá dự kiến .................17 Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ sấy.................................20 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định kích thước nguyên liệu .........................21 Hình 3.3. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát tỷ lệ phối trộn Cỏ Ngọt, Lạc Tiên và Nhân Trần........................................................................................................22 Hình 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát nhiệt độ nước pha trà ............................24 Hình 4.1. Hình ảnh lá Sâm Xuyên Đá sấy ở các nhiệt độ khác nhau .......................37 Hình 4.2. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng cảm quan của sản phẩm ................................................................................................38 Hình 4.3. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến chất lượng cảm quan của sản phẩm.................................................................................40 Hình 4.5. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ pha trà đến chất lượng cảm quan của sản phẩm .........................................................................................44 Hình 4.6. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian pha trà đến chất lượng cảm quan của sản phẩm .........................................................................................45 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình sản xuất trà túi lọc Sâm Xuyên Đá ..................................48
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 2 1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................. 2 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 3 PHẦN 2, TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4 2.1. Tổng quan về Sâm Xuyên Đá ............................................................................. 4 2.1.1. Nguồn gốc phân lại và đặc điểm hình thái ....................................................... 4 2.1.2. Thành phần hóa học của cây Sâm Xuyên Đá ................................................... 5 2.1.3. Tác dụng dược lý và công dụng của cây Sâm Xuyên Đá ................................ 7 2.2. Tổng quan về nguyên liệu bổ sung để sản xuất trà túi lọc ................................ 10 2.2.1. Cỏ Ngọt .......................................................................................................... 10 2.2.2. Lạc Tiên .......................................................................................................... 12 2.2.3. Nhân Trần ....................................................................................................... 13 2.3. Tổng quan về trà túi lọc..................................................................................... 14 2.3.1. Giới thiệu về trà túi lọc................................................................................... 14 2.3.2. Các sản phẩm trà túi lọc ................................................................................. 15 2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trà túi lọc trong nước và trên thế giới ............ 15 2.3.4. Quy trình sản xuất trà túi lọc lá Sâm Xuyên Đá dự kiến ............................... 17 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 18
  6. v 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................18 3.3. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ...........................................................18 3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19 3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................19 3.6. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................25 3.6.1. Phương pháp xác định độ ẩm ..........................................................................25 3.6.2. Phương pháp xác định hàm lượng tro .............................................................26 3.6.3. Phương pháp xác định hàm hượng Tanin .......................................................27 3.6.4. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu vi sinh vật ......................................................29 3.6.5. Phương pháp đánh giá cảm quan theo TCVN 3215 - 79 ................................34 3.6.6. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................35 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................36 4.1. Kết quả xác định thành phần hóa học của nguyên liệu ......................................36 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng sản phẩm ....37 4.2.1 Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ sấy nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm ...37 4.2.2. Kết quả ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm ....39 4.2.3. Kết quả nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu bổ sung thích hợp cho sản phẩm trà túi lọc .....................................................................................41 4.2.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước pha đến khả năng hòa tan của trà túi lọc .............................................................................................................43 4.3. Kết quả đánh giá chất lượng trà túi lọc thành phẩm từ lá Sâm Xuyên Đá ........46 4.4. Hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá Sâm Xuyên Đá ..........................47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................50 5.1. Kết luận ..............................................................................................................50 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51 PHỤ LỤC
  7. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự tăng trưởng về kinh tế và khoa học kỹ thuật không ngừng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đời sống ngày càng cao đồng thời nhu cầu lựa chọn thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe đang được xã hội quan tâm khi an toàn thực phẩm đang là vấn đề cấp thiết, chính vì vậy việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên tốt cho sức khỏe đang được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới xu hướng sử dụng các loại cây dược liệu có nguồn gốc tự nhiên ngày càng nhiều. Trong đó trà là loại thức uống quen thuộc của người Việt Nam nói riêng cũng như người Đông Á nói chung, nó mang nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền. Trà được sử dụng trên toàn thế giới, và được xem là một loại thức uống mang tính toàn cầu. Trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á, chủ yếu là khu vực Tây Nam Trung Quốc. Công dụng của trà đã được giới Y học chứng minh có rất nhiều khả năng trị bệnh. Uống trà đúng cách giúp giải khát cũng như tiêu hóa, tránh buồn ngủ, kích thích sự hoạt động của thận, tăng cường thị lực, giúp tinh thần minh mẫn, xua tan uể oải. Cùng với sự phát triển của xã hội, sản phẩm trà cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng đang và ngày càng nâng cao của con người. Nguyên liệu để chế biến trà ngoài những lá trà tươi còn có các loại trà túi lọc. Các loại trà uống liền lại được ưa chuộng hơn vì tính tiện dụng của nó như trà hòa tan, trà túi lọc, trà đóng chai,…Trà túi lọc là mặt hàng khá phổ biến trên thị trường nhưng nó lại rất có tiềm năng phát triển lớn. Qua quá trình tìm hiểu có thể thấy lá Sâm Xuyên Đá là một đặc sản quý của vùng núi Tây Bắc, sâm có rất nhiều tác dụng quý cho sức khỏe. Trong lá cây Sâm Xuyên Đá cũng đã được chứng minh chứa các hợp chất thuộc nhóm alcaloid, glycosid, tannin, phenol, saponin, terpenoid, carbonhydrat, dầu thực vật, steroid, flavonoid, anthranoid và acid amin [2], [17], [23], [24].
  8. 2 Có thể thấy việc sử dụng lá Sâm Xuyên Đá kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất trà túi lọc sẽ đem lại sự tiện dụng và nhiều dược tính tốt cho người tiêu dùng, đồng thời giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua hàng, nâng cao hiệu quả góp phần phổ biến các sản phẩm từ lá cây Sâm Xuyên Đá. Xuất phát từ những vấn đề trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá Sâm Xuyên Đá”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu xây dựng quá trình sản xuất trà túi lọc từ lá Sâm Xuyên Đá nhằm tạo ra sản phẩm trà có chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm trà trên thị trường và nâng cao thu nhập cho người trồng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ phối trộn nguyên liệu bổ sung thích hợp cho sản phẩm trà túi lọc. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước pha đến chất lượng sản phẩm của trà túi lọc. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian pha trà đến chất lượng sản phẩm của trà túi lọc. - Hoàn thiện quy trình công nghệ sản phẩm trà túi lọc từ lá Sâm Xuyên Đá, Cỏ Ngọt, Lạc Tiên và Nhân Trần trong điều kiện phòng thí nghiệm. 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài - Cung cấp thêm các thông tin khoa học về lá Sâm Xuyên Đá. - Các số liệu trong đề tài nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những người sản xuất sản phẩm tương tự.
  9. 3 - Tìm ra các thông số thích hợp cho quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá Sâm Xuyên Đá ở quy mô phòng thí nghiệm. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đa dạng hóa các sản phẩm từ lá Sâm Xuyên Đá nâng cao giá trị sử dụng cho nguyên liệu. - Tạo ra sản phẩm mới có chất lượng tốt, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng và giá thành hợp lý. - Tạo hướng nghiên cứu mới về cây Sâm Xuyên Đá, giải quyết đầu ra cho ngành trồng trọt.
  10. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về Sâm Xuyên Đá 2.1.1. Nguồn gốc phân lại và đặc điểm hình thái 2.1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học - Tên khoa học: Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume, là cây bụi leo, thân gỗ thuộc chi Myxopyrum, họ Nhài (Oleaceae). - Tên đồng nghĩa: Myxopyrum serratulum A.W.Hill hoặc Myxopyrum ellipticifolium H.T. Chang. - Tên Việt Nam: Nhương lê kim cang, Dương lê kim cang, Xuyên phá thạch [13]. Hình 2.1. Hình ảnh cây Sâm Xuyên Đá - Đặc điểm thực vật học: Cây bụi trườn, dài 2-3m, cành tròn không lông. Lá đơn, mọc đối, mép nguyên, phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, thon dài dần về phía gốc, mũi lá nhọn và ngắn. Lá dài 10 - 15cm, cuống lá dài 0,5 - 1,5cm [13]. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá, dài 10 - 12cm, có lông thưa; lá bắc nhỏ hình sợi, có lông dài 2 - 3mm. Đài hình chén nhẵn, dài 0,5 - 1mm, 4 thùy hình bầu dục, dài 0,5mm. Tràng màu trắng, ống dài 1 - 1,5mm, 4 thùy hình bầu dục thuôn, dài 1 - 1,5mm, không lông. Nhị 2, đính gần họng tràng; bao phấn hình bầu dục rộng, dài 0,5 mm. Bầu hình trứng, không lông, dài 1mm; nhụy xẻ đôi, dài 0,2 -
  11. 5 0,4mm. Quả dạng hạch hình cầu, cỡ 3 - 5 × 8 - 10mm. Hạt 2, hình bán cầu, cỡ 4- 5mm [13]. 2.1.1.2. Tình hình phân bố, mùa vụ trồng trọt và thu hái - Phân bố: Cây thường mọc trong rừng thưa nơi ẩm ven suối, ở độ cao 500 - 1000m [13]. Cây Sâm Xuyên Đá thường mọc ở rừng sâu, vách núi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt. Cây được tìm thấy nhiều tại khu vực các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái,… của nước ta [13]. Ngoài ra còn phân bố ở: Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai. Còn có ở Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc, Banglades, Lào, Mianma [3], [9]. Do điều kiện sinh trưởng mà cây chỉ phát triển được ở một số nơi nhất định đã làm tăng sự quý hiếm của loài sâm đá này. - Mùa vụ trồng trọt, thu hái: Cây được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, thời vụ thu hoạch chuẩn chủ yếu là mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11. 2.1.2. Thành phần hóa học của cây Sâm Xuyên Đá Trong những năm gần đây, trên thế giới, đặc biệt là tại Ấn Độ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume, trong đó có nhiều công bố về thành phần hoá học của lá và một vài công bố liên quan đến thân và rễ của loài này. Một số khảo sát sơ bộ của Samu J. và cộng sự năm 2014 cho thấy trong lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có sự hiện diện của alcaloid, carbohydrat, steroid, saponin, terpenoid, flavonoid, tanin và polyphenol [17]. Theo công bố của Raveesha Peeriga và cộng sự (2016), trong lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có alcaloid, glycosid, tanin, saponin, terpenoid, carbohydrat và dầu không bay hơi [23]. Theo nghiên cứu của S. Gopalakrishnan và cộng sự (2012), lá của Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có chứa terpenoid, flavonoid, saponin, tanin, glycosid và iridoid [24]. Praveen R.P và Ashalatha S.Nair năm 2014 đã xác định sơ bộ thành phần hóa học của dịch chiết rễ Myxopyrum smilacfolium cho thấy có các hợp chất
  12. 6 alcaloid, phenolic, glycosid, glycosid tim, tanin, flavonoid, carbonhydrat, protein, phytosteroid, phytosterol, saponin [21]. Năm 2015, các tác giả trên tiếp tục nghiên cứu để phân tích và so sánh các nhóm chức có trong dịch chiết methanol của rễ, quả và mô sẹo. Kết quả phân tích phổ FTIR cho thấy cả 3 dịch chiết đều chứa các hợp chất mang các nhóm chức giống nhau là: alcol, alkan, alken, aldehyd, xeton, amin, nhóm carboxyl, alkyl halogen [33]. Nghiên cứu khảo sát sơ bộ của Rajalakshmi K. và Mohan V. R. (2016) đã công bố trong dịch chiết ethanol của thân có alcaloid, catechin, coumarin, flavonoid, tanin, saponin, steroid, phenol, glycosid, terpenoid, xanthoprotein và đã xác định được 32 hợp chất khác nhau trong dịch chiết của thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume [29].  Alcaloid: Năm 2013, Gopalakrishnan S. và Rajameena R. đã phân lập hợp chất 7,8- dimethoxy-13-carbomethoxy-15-(3,4,5-trimethoxybenzoxy)13,14 didehydroalloberban từ dịch chiết ethanol của lá [31]. Từ dịch chiết của thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume, bằng phương pháp sắc kí kết hợp khối phổ, Rajalakshmi K. và Mohan V.R. (2016) đã xác định sự có mặt của 3 alcaloid: 4- phenyl-3,5-pyrazolidinedion, 1-allyl-6,7-dimethoxy-3,3-dimethyl-1,2,3,4-tetrahydro isoquinolin, 3-dodecyl-4-[(4-methoxybenzyl)oxy]-2-methyl quinolin [30].  Iridoid: Từ dịch chiết ethanol của lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume, Henrik Franzyk và các cộng sự (2001) đã phân lập được các iridoid glycosid: Myxopyrosid (9) và 6-o-acetyl-7-o-(E/Z)-p methoxycinnamoyl myxopyrosid [29].  Axit hữu cơ và các dẫn chất: Năm 2016, bằng phương pháp sắc kí kết hợp phối khổ và phương pháp HPTLC, các tác giả Maruthamuthu V. và Kandasamy R. đã phát hiện sự có mặt của nhiều axit hữu cơ và dẫn chất từ lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume [32]. Bên cạnh đó, nghiên cứu [30] cũng phát hiện được nhiều hợp chất thuộc nhóm này. Bên cạnh các nhóm chất chính trên, nghiên cứu [30] cũng xác định trong thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume còn có hợp chất steroid 9,19-cycloergost-
  13. 7 24(28)-en-3-ol-4,14-dimethyl acetat, phenolic 4-((1E)-3-Hydroxy-1-propenyl)-2- methoxyphenol, các carbohydrat D-mannopyranose, ethyl α-D-glucopyranosid, phytol, galactiol, amin (3-nitrophenyl) methanol isopropyl ether, vitamin E DL- tocopherol, aldehyd 5-hydroxymethylfurfural, ceton 7- ethyl-4-decen-6-on…[30]. Hiện nay ở Việt Nam mới có nghiên cứu ban đầu của Nguyễn Minh Luyến (2017) công bố về thành phần hóa học của rễ sâm Xuyên Đá, trong rễ có chứa saponin, flavonoid, polysarcharid, axit amin, đường khử tự do và phân lập được hợp chất myxopyrosid từ phân đoạn n-butanol của cao chiết rễ. Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào công bố sâu về thành phần hoá học của cây sâm Xuyên Đá mọc ở Việt Nam. 2.1.3. Tác dụng dược lý và công dụng của cây Sâm Xuyên Đá  Tác dụng dược lý: Các nghiên cứu trên Myxopyrum smilacifolium cho thấy loài này có những tác dụng dược lý như: chống oxy hóa của ethanol [18], [23]; kháng khuẩn, kháng nấm [20], [26]; hạ sốt, chống viêm [18], [19]; làm giãn phế quản [28]; chống ung thư [22]; chữa lành vết thương của chiết xuất ethanol [25]. - Tác dụng chống oxy hóa: Năm 2013, kết quả thử nghiệm của Rani T.S. và cộng sự cho thấy dịch chiết methanol của phần trên mặt đất của Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có tác dụng chống oxy hóa đáng kể bằng cách nghiên cứu khả năng dọn gốc tự do DPPH cà oxit nitric so với vitamin C. Liều thử nghiệm 250 µg/ml cao chiết MeOH thể hiện tác dụng dọn gốc tự do DPPH là 81,75% và oxid nitric và 84,95%, gần tương đương với vitamin C cùng mức liều (tương ứng là 83,45% và 84,20%) [23]. Theo công bố của Siju E.N. và cộng sự (2015), cao chiết ethanol và nước của lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có hoạt tính chống oxy hóa nhưng kém hơn vitamin C [18]. - Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Theo nghiên cứu [26], kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật của các cao chiết ether dầu hoả, benzen, chloroform, ethanol và nước của lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume của tác giả Gopalakrishnan S. và cộng sự (2012) cho
  14. 8 thấy cao chiết ethanol thể hiện tác dụng kháng tốt nhất đối với các vi sinh vật thử nghiệm. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của dịch chiết ethanol dao động từ 200 - 300 µg/ml với các chủng vi sinh vật khác nhau [26]. Nghiên cứu năm 2014 của Praveen và cộng sự so sánh hoạt tính kháng vi sinh vật của dịch chiết methanol từ rễ, mô sẹo và quả Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume cho thấy: Tác dụng kháng khuẩn: Tất cả các dịch chiết đều có tác dụng ức chế Enterococcus faecalis và Bacillus subtilis tương đương nhau. Dịch chiết quả có hiệu quả hơn đối với các chủng vi khuẩn thử nghiệm trừ Staphylococcus aureus và ở nồng độ 50 µg/ml có tác dụng kháng E. faecalis mạnh hơn so với gentamycin nồng độ 20mg/ml. Mô sẹo có tác dụng kháng S. aureus nhưng ở nồng độ cao hơn 100µg/ml. Dịch chiết rễ và mô sẹo không có tác dụng với Escherechia coli. Tác dụng kháng nấm: Dịch chiết rễ không có tác dụng ức chế Candida albicans. Dịch chiết mô sẹo và quả ở nồng độ 100µg/ml có hoạt tính ức chế đáng kể nhưng yếu hơn so với clotrimazole 20mg/ml [20]. - Tác dụng chống viêm, hạ sốt: Các nghiên cứu cho thấy Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có tác dụng hạ sốt, chống viêm khá tốt. Năm 2014, nghiên cứu của Jolly Samu và cộng sự chỉ ra rằng cao chiết ethanol và cao chiết nước từ lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume đều có tác dụng ức chế sự biến tính protein và làm ổn định màng tế bào hồng cầu ở các nồng độ thử nghiệm. Kết quả cho thấy, cao chiết ethanol ở nồng độ 200 µg/ml ức chế 91,54% sự biến tính protein, gần tương đương với diclofenac nồng độ 100 µg/ml; cao chiết nước ở nồng độ 200 µg/ml ức chế 69,60% sự tan máu, mạnh hơn cao chiết ethanol ở nồng độ 100 µg/ml (46,58%) nhưng yếu hơn diclofenac nồng độ 100 µg/ml (97,059%) [18]. Trong một nghiên cứu khác của Manu Skiaria Varughese và các cộng sự (2015), cao chiết ethanol từ lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume cũng thể hiện tác dụng chống viêm và hạ sốt trên động vật thực nghiệm [19]. - Tác dụng giãn phế quản: Công bố của tác giả Vijayalakshmi (2017) cho thấy lá Myxopyrum
  15. 9 smilacifolium (Wall.) Blume có tác dụng làm giãn phế quản, cao chiết methanol nồng độ 400 mg/kg kéo dài thời gian tiền co thắt lên 102,3 ± 3,8 giây trong khi chứng dương clorpheniramin liều 100 mg/kg kéo dài lên 121,3 ± 4,5 giây (p
  16. 10 dùng để trị ngứa và ghẻ ở trẻ em, các bệnh ho sốt, thấp khớp, các vết cắn và vết thương [3], [9], [18]. Song thực tế thì loài cây này ít được nghiên cứu cả trên thế giới và ở Việt Nam. Trong một số tài liệu cổ, cũng có ghi nhận về công dụng của loài cây này, tuy nhiên chỉ là dùng chữa tê thấp, ho, suyễn, tuy nhiên chưa rõ tác dụng đó đến đâu. Ngoài ra, một số cộng đồng dân tộc ở miền núi cũng đã sử dụng loại cây này trong các trường hợp như: chữa bệnh cam ở trẻ em và chứng đau nhức xương khớp ở người lớn. 2.2. Tổng quan về nguyên liệu bổ sung để sản xuất trà túi lọc 2.2.1. Cỏ Ngọt 2.2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm và phân bố - Nguồn gốc: Cỏ Ngọt (Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. eupatorium Bert) còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hoặc cúc ngọt. Nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay, ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển sử dụng cây Cỏ Ngọt trong đời sống hàng ngày. Bộ phận dùng là phần trên mặt đất [12]. Hình 2.2. Hình ảnh về cây Cỏ Ngọt - Đặc điểm: Cỏ Ngọt là cây thảo sống lâu năm, cao 20 - 60cm, thân có thể phân nhánh nhiều hay mọc thẳng. Mặt cắt thân tròn, nhỏ, có rãnh dọc với nhiều lông mịn, ở nách lá có đâm trồi lên. Lá có 3 gân nổi rõ, các gân phụ hình lông chim, mép lá hình răng cưa. Cả thân và lá có vị rất ngọt. Hoa đầu mọc ở ké lá tụ thành chùm ở ngọn [12].
  17. 11 Hoa cây Cỏ Ngọt có dạng từng cụm một hình cầu chứa nhiều bông hoa nhỏ hình ống màu trắng ngà. Mỗi cụm hoa thường dài khoảng 2cm và có mùi hương thơm nhẹ nhàng. Hoa nở vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 2 năm sau [1], [12]. - Phân bố: Ngày nay cây Cỏ Ngọt được trồng nhiều tại các quốc gia như: Braxin, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Đài Loan, Thái Lan, Argentine, Paraguay, Israel, Hoa Kỳ, Việt Nam…[12]. 2.2.1.2. Thành phần hóa học Thành phần chính có trong cây Cỏ Ngọt là diterpenoid glycosides gồm 4 loại chính: Stevioside (5-10%), rebaudioside A (2-4%), rebaudisoside C (1-2%) và dulcoside A (0,5-1%) và hai loại phụ là rebaudisoside D và E. Ngoài ra, trong thành phần Cỏ Ngọt còn chứa một lượng rất thấp các chất: Stigmasterol, sitosterol, campesterol, 8 flavonoid, bên cạnh cosmosiin và 2 chất dễ bốc hơi caryophyllen, spathuienol. Một số khoáng đa lượng và vi lượng cũng được tìm thấy trong Cỏ Ngọt : Ca, Mg, Fe, Mn, Sr, Cu, Cr, Cd [3], [8]. Hoạt chất chính trong cây Cỏ Ngọt là steviosid (glucosid) ngọt gấp 250-300 lần đường saccharose, nhưng steviosid không sinh năng lượng. Hàm lượng stevioside trong Cỏ Ngọt thay đổi tùy theo khí hậu, thời gian thu hoạch, dao động từ 3-20%. Đặc điểm là nguồn đường này không tạo calorie và rất ổn định ở nhiệt độ cao 198°C (388°F), không bị xậm màu và caramel hóa [8], [12]. 2.2.1.3. Công dụng của cây Cỏ Ngọt Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè Cỏ Ngọt trong một tháng thì kết quả là với những người cao huyết áp chè Cỏ Ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá Cỏ Ngọt. Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau. Ngoài ra người ta còn dùng để chế biến các loại bánh kẹo, nước hoa quả,…
  18. 12 Trong công nghiệp làm đẹp và dược mỹ phẩm thì Cỏ Ngọt được sử dụng làm mượt tóc, mềm da, giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm [3]. 2.2.2. Lạc Tiên 2.2.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm và phân bố - Nguồn gốc: Tên khoa học của Lạc Tiên là Passiflora foetida L. Ngoài ra với nhiều vùng miền, khu vực khác nhau nó thường được gọi với nhiều cái tên như nhãn lồng, hồng tiên, dây bầu đường, dây lưới, mỏ pỉ,… [12]. Hình 2.3. Hình ảnh cây Lạc Tiên - Đặc điểm: Cây Lạc Tiên là loại dây leo, thân mềm, rỗng kèm theo nhiều lông thưa. Lá cây phân bố so le nhau và có chiều dài tầm 7cm, rộng khoảng 10 cm, được chia ra thành 3 thùy nhọn, mép và hai mặt có lông mịn, tua cuộn tròn. Lạc Tiên có hoa màu trắng, càng về giữa càng có màu tím nhạt, có tràng phụ dạng hình sợi. Quả chín có màu đỏ hoặc vàng, là món ăn ưa chuộng của người dân nông thôn Việt Nam [12]. - Phân bố: Cây Lạc Tiên là loài cây khá dễ kiếm, thường mọc nhiều ở các vùng đất hoang, đồi núi, ven rừng. 2.2.2.2. Thành phần hóa học Lạc Tiên có các thành phần hóa học như alcaloid, flavonoid, saponin,…
nguon tai.lieu . vn