Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 449 ĐÓNG GÓP CỦA KINH TẾ TƯ NHÅN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÂI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM GÆN ĐÅY TS. Quách Thị Hà - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Tóm tắt: Kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng ghi dấu ấn quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố và đất nước. Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng có sự lớn mạnh rõ rệt cả về số lượng và chất lượng.. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, kinh tế tư nhân còn một số hạn chế: năng suất và hiệu quả kinh doanh còn thấp, còn doanh nghiệp vi phạm pháp luật... Chính quyền thành phố cần đưa ra tổng thể các giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm huy động tối đa sức mạnh của thành phần kinh tế này trong phát triển thành phố. Từ khóa: kinh tế, kinh tế tư nhân, tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng CONTRIBUTION OF THE PRIVATE ECONOMY TO THE DEVELOPMENT OF HAI PHONG ECONOMY IN RECENT YEARS Abstract: The private economy in Vietnam in general and in Hai Phong in particular has important imprints in the economic development of the city and the country. In recent years, the private economy in Hai Phong has grown remarkably in both quantity and quality. However, besides these achievements, the private economy still has some limitations: productivity and business efficiency are low, some businesses violate the law, etc. The city government needs to come up with more effective measures to maximize the strength of this economic component in city development. Key words: economy, private economy, economic growth of Hai Phong 1. ĐẶT VÇN ĐỀ “Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố” là yêu cầu của Bộ Chính trị đối với Hải Phòng. Trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân đã có nhiều đóng góp cho sự lớn mạnh của thành phố. Bài viết sẽ khái quát những đóng góp này, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, gợi ý một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, phát triển thành phố. 2. NHỮNG DÇU ÇN QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kinh tế tư nhân đã không được chính thức công nhận. Năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ 6, chính sách “Đổi mới” đã được ban hành. Với chính sách này, khu vực tư nhân được thừa nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần. Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 tạo ra sự phát triển
  2. 450 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân. Từ đó đến này, môi trường chính sách và pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân đã liên tục được cải thiện. Năm 2017, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhấn mạnh yêu cầu tập trung vào chất lượng phát triển và hiệu quả hoạt động của khu vực tư nhân, khuyến khích việc chính thức hóa các hộ kinh doanh, chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp đăng ký chính thức, và khuyến khích sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng có sự phát triển mạnh mẽ kể từ năm 1986. Thành phần kinh tế này được Đảng, nhà nước và chính quyền thành phố quan tâm, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực pháp luật cho phép. Trong Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị yêu cầu Hải Phòng chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đặc biệt là đột phá trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Nhờ vậy, kinh tế tư nhân đã không ngừng vươn lên, góp phần to lớn vào quá trình tăng trưởng và phát triển của thành phố. 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KINH TẾ TƯ NHÅN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÂI PHÒNG Sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân Số doanh nghiệp tư nhân không ngừng tăng kể từ khi “đổi mới”, đặc biệt là trong những năm gần đây. Năm 2012 số doanh nghiệp tư nhân là 7.980 thì đến năm 2016 đã lên đến 11.759 tăng 147%, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các doanh nghiệp trong toàn thành phố(từ 90% trở lên ). Các doanh nghiệp tư nhân này hoạt động trong hầu khắp các lĩnh vực: Công nghiệp, thương nghiệp, thủy sản, dịch vụ cảng biển, du lịch, dịch vụ xã hội ...hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… Bảng 1. Tổng số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số DN 7980 8005 8019 9327 11.759 Cơ cấu% 90,4 91 91 93,5 93,7 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hải Phòng 2017 Chỉ riêng năm 2018, toàn thành phố có 3.155 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 21,05 nghìn tỷ đồng, tăng 5,27% về số doanh nghiệp và tăng 17,11% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 1.559 cơ sở, tăng 2,57% so với năm trước. Cho đến này, Hải Phòng có khoảng 20000 doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 451 Kinh tế tư nhân đóng góp tích cực vào tổng vốn đầu tư và thay đổi diện mạo của thành phố Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp kinh tế tư nhân làm cho tổng lượng vốn đầu tư của thành phố có bước tiến mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2003 - 2017 đạt gần 488.000 tỷ đồng, tăng bình quân 16,58%. Nếu năm 2012, lượng vốn đầu tư thực hiện của các tổ chức doanh nghiệp tư nhân mới đạt 10.492.607 triệu đồng thì đến năm 2017 đã tăng lên gần 2,4 lần đạt 24.779.762 tỷ đồng, đưa tỷ trọng vốn của các tổ chức kinh tế này từ 27,66% lên 34,47% trong tổng số nguồn vốn đầu tư thực hiện của thành phố. Năm 2018, tổng vốn đầu tư trong nước thu hút đạt 42.710 tỷ đồng, bằng 108% so với năm 2017. Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2018 chiếm 63,2% tổng đầu tư toàn xã hội) và có mức tăng vượt bậc so với năm 2017; quý IV/2018 tăng 67,93% so với cùng kỳ năm 2017; ước cả năm 2018 tăng 52,41% so với năm 2017. Bảng 2. Vốn đầu tư thực hiện của các tổ chức doanh nghiệp tư nhân Đơn vị: Triệu đồng 2012 2014 2015 2016 2017 Vốn đầu tư 10.492.697 8.607.041 11.073.203 16.771.968 24.779.762 Cơ cấu(%) 27,66 19,50 22,68 29,11 34,47 Chỉ số 88,95 107,07 127,27 154,05 147,01 phát triển(%) Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê Hải Phòng 2017 Trong những năm gần đây, Hải Phòng thu hút được nhiều đại dự án. Hầu hết các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu cả nước đều đã đầu tư ở thành phố với tổng vốn đầu tư lên tới gần 100.000 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với cả chục năm trước cộng lại: Tập đoàn Sungroup đang khẩn trương đầu tư vào khu vực Cát Hải, Cát Bà với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn. Đặc biệt, tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư gần trăm nghìn tỷ đồng vào các dự án: Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; khu đô thị Vinhomes Imperia ở quận Hồng bàng; tòa tháp 45 tầng; bệnh viện quốc tế Vinmec ở quận Lê Chân; Khu đô thị cầu Rào 2, tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô VinFast với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD. Ngày 03/11/2018 tại Hải Phòng, VinFast điều chỉnh tổng vốn đầu tư cho Tổ hợp dự án sản xuất ô tô, xe máy điện từ 35.000 tỷ đồng lên 70.337 tỷ đồng. Tập đoàn BRG với dự án sân golf và khu biệt thự Đồ Sơn hơn 2.100 tỷ đồng; khách sạn 5 sao Hilton hơn 1.000 tỷ đồng; công ty Nhật Hạ với khách sạn 5 sao Pullman 1.600 tỷ đồng, Dự án Hoàng Huy Riverside của Tập đoàn Tài chính Hoàng Huy dự án với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng gồm nhà liền kề tối đa 5 tầng, biệt thự tối đa 3 tầng và nhà ở hỗn hợp tối đa 5 tầng với tổng diện tích trên 5,9 ha hiện tại thực hiện được gần 300 tỷ đồng. Từ chỗ không có khách sạn đạt chuẩn quốc tế, chỉ trong vòng 3 năm qua, Hải Phòng đã có 5 khách sạn 5 sao
  4. 452 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP hoạt động và đang xây dựng. Những công trình này được đánh giá sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị và phát triển kinh tế Hải Phòng. Khu vực tư nhân tạo nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống, tăng trưởng bền vững ở Hải Phòng Bảng 3: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc Đơn vị: người Năm 2012 2014 2015 2016 2017 Số Lao động(người) 865.880 907.543 883.830 874.656 847.297 Cơ cấu% 82,4 83,6 81,1 79,7 77,4 Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng 2017 Kinh tế tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động thành phố. Trong những năm gần đây, số công ăn việc làm do thành phần kinh tế này dù có giảm do sự thu hút lao động của khối lao động có vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn rất cao, hơn 2/3 lực lượng lao động trên 15 tuổi của toàn thành phố(năm 2012 chiếm 82,4%, đến năm 2017 giải quyết 847.297 việc làm chiếm 77,4% số lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố). Những việc làm được tạo ra từ thành phần kinh tế này đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng của thành phố, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của dân cư Các doanh nghiệp tư nhân có đóng góp quan trọng đối với thu ngân sách nhà nước. Nguồn thu ngân sách nhà nước của thành phố cũng không ngừng tăng lên cùng sự phát triển của kinh tế thành phố nói chung và sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân nói riêng. Đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2012 các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố nộp về cho ngân sách thành phố là 4.847,4 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã nộp cho thành phố 9.596,9 tỷ đồng tăng gần gấp đôi(198%). Đây là con số ấn tượng về sự đóng góp của thành phần kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế thành phố. Bảng 4. Đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2012 2014 2015 2016 2017 DN, cá nhân SXKD 4.847,4 6.099,9 7.777,7 8.537,4 9.596,9 Cơ cấu% 10,23 10,26 11,46 12,04 12,02 Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng 2017 Khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của thành phố
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 453 Bảng 5. Đóng góp của kinh tế tư nhân vào Tổng sản phẩm theo giá hiện hành Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2012 2014 2015 2016 2017 Tổng số 96.437,8 115.357,2 127.007,4 145.160,6 165.763,9 Tư nhân 24.784,5 28.564,5 34.038,0 43.185,3 52.912,1 Cơ cấu% 25,41 24,76 26,80 29,75 31,92 Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng 2017 Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) năm 2016 của thành phố đạt kết quả cao, tăng 11% so với cùng kỳ, gấp 1,7% bình quân chung cả nước. Quy mô kinh tế của Hải Phòng liên tục được mở rộng, năm 2017 gấp 4,27 lần so với 2003, luôn giữ vị trí thứ 2 trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 3.694 USD, bằng 1,54 lần bình quân cả nước, tăng 5,43 lần so với năm 2003. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế(GRDP) của thành phố đạt 16,25%, cao nhất từ trước đến nay, gấp 2,4 lần bình quân chung cả nước, phản ánh sự phát triển đột phá của nền kinh tế thành phố. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.292 USD, vượt kế hoạch năm đề ra(kế hoạch đạ 4.195USD). Trong bối cảnh nền công nghiệp Hải Phòng tăng trưởng đều kể từ năm 2014 với tốc độ tăng IIP bình quân ước đạt 18,63%/năm, năm 2018 tiếp tục giữ vững được đà phát triển và cao hơn các năm trước là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của thành phố nói chung và của thành phần kinh tế tư nhân nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. NHỮNG TỒN TÄI, HÄN CHẾ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG Bên cạnh sự lớn mạnh, đóng góp to lớn vào nguồn thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm..., việc phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng vẫn còn tồn tại một số hạn chế: - Số lượng doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng quy mô của khu vực này nhìn chung còn thấp. (Tại thời điểm 31/12/2016, các doanh nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước có 7660 doanh nghiệp dưới 10 lao động, chiếm tỷ lệ 99,4% số doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động; 8510 doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ, chiếm 96,1% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ). Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ còn thiếu tính chuyên nghiệp trong trong hoạt động quản trị, làm cho năng lực cạnh tranh hạn chế. - Năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp là rất thấp. Theo Niên giám thống kê 2017, tỷ suất lợi nhuận các doanh nghiệp tư nhân là -1,49 năm 2012, -0,44 năm 2016, các công ty TNHH là -0,53% năm 2012 và 0,03 năm 2016. Thu nhập bình quân/ tháng của người lao động không cao, chỉ đạt 3,99 triệu năm 2012 tăng lên 5,7 triệu năm 2016. - Môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả như mong muốn, vẫn chứa đựng nhiều những khó khăn và thách thức. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Còn tồn tại một số quy định pháp luật với nhiều thủ tục hành chính không rõ ràng. Các doanh nghiệp tư nhân luôn gặp phải vấn đề chi phí không chính thức, làm cho gánh nặng về chi phí của doanh nghiệp tăng lên.
  6. 454 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP - Việc tiếp cận tới các nguồn lực tài chính, đất đai của các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều bất lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. - Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng chưa có nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, vẫn tồn tại tình trạng tự phát, chụp giật, vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh . 5. MỘT SỐ GIÂI PHÁP - Thành phố cần tập trung mạnh mẽ hơn vào chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân, nhấn mạnh vào các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng: năng suất, quy mô của doanh nghiệp, trình độ công nghệ được ứng dụng, trình độ sáng tạo, hiệu quả hoạt động tài chính, và khả năng kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. - Cần có một cơ chế chính sách đặc thù để doanh nghiệp tư nhân đóng góp mạnh mẽ hơn nữa vào quá trình phát triển của thành phố. Tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, được bảo vệ, khích lệ và trao cơ hội, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. - Tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội; kiên quyết xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ. - Các doanh nghiệp cần ưu tiên vào việc nâng cao trình độ quản trị, nâng cao năng lực trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất cũng như quản trị doanh nghiệp 6. KẾT LUẬN Có thể khẳng định, kinh tế tư nhân đã đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực: tăng vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi diện mạo thành phố... Tuy nhiên trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân vẫn còn tồn tại hạn chế: quy mô doanh nghiệp còn chưa tương xứng với kỳ vọng, năng suất và hiệu quả kinh doanh chưa cao, năng lực quản trị còn hạn chế...Chính quyền thành phố cần quan tâm, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự lớn mạnh của thành phố và đất nước. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Cục Thống kê Hải Phòng(2016), Niêm giám thống kế thành phố Hải Phòng năm 2015, NXB Thống Kê, Hà Nội 2. Cục Thống kê Hải Phòng(2018), Niêm giám thống kế thành phố Hải Phòng năm 2017, NXB Thống Kê, Hà Nội 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 5. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018. Chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ năm 2019, Số 311 BC-UBND ngày 15/11/2018 6. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017. Chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ năm 2018, Số 341 BC-UBND ngày 04/12/2017 7. Thanh Sơn “Hải Phòng tạo động lực thu hút vốn đầu tư”https://baodautu.vn/hai-phong-tao- dong-luc-thu-hut-dau-tu-d75030.html
nguon tai.lieu . vn