Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 138-144 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÓI NGHÈO VÀ DÂN CHỦ Trần Thị Thu Huyền Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay dân chủ đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong các xã hội đương đại. Hiểu rõ mối quan hệ đói nghèo và dân chủ là việc cần thiết để thúc đẩy dân chủ phát triển. Bài báo tập trung làm rõ những tác động không tốt của đói nghèo đối với dân chủ trong mối quan hệ giữa đói nghèo và dân chủ, từ đó đưa ra một số nguyên tắc cơ bản để có một nền dân chủ tốt. Từ khóa: Dân chủ, đói nghèo, người dân, làm chủ, chính quyền. 1. Mở đầu Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, đói nghèo và trình độ dân trí thấp có thể là những rào cản không nhỏ, ngăn cản việc thể hiện và thực hiện năng lực làm chủ của người dân và quá trình dân chủ hoá của bất cứ quốc gia nào hiện nay. Trên thực tế, không phải chỉ có mỗi Việt Nam mà hầu hết tất cả các quốc gia đều mong muốn hướng tới một xã hội giàu có, công bằng bình đẳng, dân chủ và văn minh. Một xã hội giàu có chưa chắc đã làm tốt các giá trị như dân chủ, công bằng, văn minh nhưng nếu một xã hội nghèo đói thì chắc chắn không thể làm tốt các giá trị này. Vì kinh tế và chính trị luôn song hành với nhau nên một nền chính trị ổn định cần có nền kinh tế phát triển, một nước dân chủ thật sự thì người dân hiếm khi rơi vào cảnh đói nghèo hoặc tỉ lệ này phải thấp. Vậy nghèo đói và dân chủ có quan hệ với nhau như thế nào? Đây chính là vấn đề chúng tôi sẽ giải quyết trong nghiên cứu này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dân chủ Dân chủ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau như: (1) dân là chủ và dân làm chủ; (2) Dân chủ là quyền lực gốc thuộc về nhân dân; (3) dân chủ là một hình thức quản lí mà trong đó, khác với chế độ quân chủ hay quý tộc, nhân dân cai trị; (4) Dân chủ theo quan niệm hiện đại còn là sự cạnh tranh nhóm, đặc biệt là sự cạnh tranh của giới tinh hoa Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Trần Thị Thu Huyền, e-mail: huxiga81@yahoo.com.vn 138
  2. Đói nghèo và dân chủ trong xã hội. Sở dĩ có nhiều sự bất đồng trong quan niệm về dân chủ là do những ý niệm về dân chủ, tư tưởng dân chủ ra đời từ thời Hy Lạp, La Mã, thụt lùi ở thời trung đại và tiếp tục phát triển trong thời phục hưng... những tư tưởng đó trộn lẫn vào nhau tạo ra những miêu tả nhập nhằng và thiếu nhất quán về những khía cạnh then chốt của dân chủ ngày nay. Trên thực tế, để hiểu được bản chất của dân chủ, chúng ta phải luôn đặt câu hỏi: trong một xã hội được coi là dân chủ thì “ai đang cai trị”, “cai trị bởi ai”, “nhân dân là ai”? Mặc dù có khá nhiều các quan niệm khác nhau về dân chủ từ cổ đến kim từ Đông sang Tây song không phải vì thế mà chúng ta không đưa ra được định nghĩa về dân chủ. Khái niệm dân chủ trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam là một trong những khái niệm cơ bản phản ánh được bản chất và đặc trưng của dân chủ: “Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào các tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế xã hội nhất định” [8]. Theo định nghĩa này chúng ta có thể hiểu về dân chủ ở một số nội dung cơ bản sau: 1) Dân chủ được hiểu theo nguyên nghĩa, tức quyền lực gốc thuộc về nhân dân; 2) Dân chủ thể hiện một cách tốt nhất quyền tự do và bình đẳng của nhân dân, thể hiện tối đa ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân; 3) Nhà nước trong chế độ dân chủ phải là nhà nước dân chủ, nó phải được công khai, minh bạch và được dân giám sát. Làm rõ hơn nữa về dân chủ, TS. Đỗ Minh Khôi trong bài viết Dân chủ đối với việc bảo đảm thực hiện quyền con người đã đưa ra cách phân chia trình độ phát triển của dân chủ: “dân chủ được phân chia thành các cấp độ từ thấp đến cao. Dân chủ ở mức độ cao nhất là nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Mức độ dân chủ thấp hơn là có sự giám sát, chế ngự quyền lực nhà nước với mục đích việc thực hiện quyền lực nhà nước phái vì dân. Mức độ dân chủ thứ ba, nhân dân phải có khả năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà thể hiện là các quyền con người, các quyền cơ bản của công dân” [12]. Cách tiếp cận của tác giả tỏ ra rất có lí bởi vì sự tiếp cận này tương đồng với việc nhìn nhận dân chủ như một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ không dân chủ đến có dân chủ, từ ít dân chủ đến dân chủ hơn. Như vậy, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn bị xếp vào nhóm những quốc gia nghèo đói, tham nhũng và lạm phát còn nhiều, người dân còn trong diện nghèo và cận nghèo thì các quốc gia đó sẽ đứng ở trình độ nào trong các nấc thang phát triển của dân chủ, liệu người dân của các quốc gia đó có đủ những điều kiện nền tảng tối thiểu để đạt được những trình độ dân chủ nói trên không? 2.2. Đói nghèo Trong cuốn Tăng trưởng xanh cho mọi người, con đường hướng tới phát triển bền vững, ngân hàng thế giới cho rằng, mặc dù thập kỉ qua, kinh tế đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhưng vẫn còn hơn 1,3 tỉ người không có điện, 900 triệu người không được dùng nước sạch, 2,6 tỉ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh và khoảng 800 triệu cư dân nông thôn không được tiếp cận tới đường giao thông. Ngay cả khi tỉ lệ người nghèo giảm rất nhanh, đến năm 2015 có thể vẫn còn 1 tỉ người vẫn còn phải sống dưới mức 1,25 USD mỗi ngày [10]. 139
  3. Trần Thị Thu Huyền Theo báo cáo phát triển con người năm 2013 của UNDP (United Nation Deverlopment Programme) đã thống kê tỉ lệ % dân cư có mức thu nhập dưới 1,25 USD/1 ngày của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có 14 quốc gia có trên 50% tỉ lệ dân cư có mức thu nhập dưới 1,25 USD/1 ngày – đây là các quốc gia được coi là nghèo nhất trên thế giới [11]. Tỉ lệ % dân cư có Tỉ lệ % dân cư có STT Tên nước mức thu nhập dưới STT Tên nước mức thu nhập dưới 1,25 USD/1ngày 1,25 USD/1ngày 1 Burundi 81,3 8 Mozambique 59,6 2 Chad 61,9 9 Nigeria 68,0 3 Congo 54,1 10 Rwanda 63,2 Sierra 4 Liberia 83,8 11 53,4 Leone 5 Madagascar 81,3 12 Tazania 67,9 6 Malawi 73,9 13 Uganda 51,5 7 Mali 50,4 14 Zambia 68,5 2.3. Mối quan hệ giữa dân chủ và đói nghèo Đói nghèo và dân chủ tưởng chừng là hai vấn đề không liên quan gì đến nhau nhưng trên thực tế nó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì người dân còn sống trong cảnh đói nghèo thì không đủ điều kiện tối thiểu hoặc sẽ bị hạn chế rất nhiều trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình. Ở đâu, chỗ nào, lúc nào, khi nào còn đói nghèo thì khi đó dân chủ còn bị hạn chế. Mặc dù vẫn biết, dân chủ có những cách thức vận động riêng của nó nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận, nền dân chủ muốn phát triển được cần những bệ đỡ nhất định (như sức mạnh kinh tế, trình độ dân trí, và những nét đặc thù riêng cần có của nền dân chủ như: các giá trị về tự do, văn hóa chính trị, mong muốn thực hiện các giá trị bình đẳng trong xã hội. . . ) vì thế, thực tế đói nghèo đang trở thành một trong những rào cản lớn nhất của quá trình dân chủ hóa ở các quốc gia đang phát triển nói riêng và thế giới nói chung. Đói nghèo và sự hạn chế về dân chủ sẽ tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát. Thứ nhất, người dân đói nghèo thường đi đôi với trình độ dân trí thấp, mù chữ, thất học. . . và điều đó lại càng cản trở người dân tiếp cận chính trị, hiểu và quan tâm đến các vấn đề chính trị. Lênin đã từng nói: “Người mù chữ đứng ngoài chính trị, trước hết phải dạy cho họ a, b, c đã nếu không thế thì không thể có chính trị, nếu không thế thì chỉ có những tin đồn, những chuyên nhảm nhí, hoang đường, những thiên kiến chứ không phải chính trị” [7]. Câu nói này của Lênin có nghĩa người dân mà mù chữ, thất học thì họ sẽ không có cơ hội và cũng không có khả năng để tự mình tiếp cận và đánh giá đúng đắn những thông tin chính trị mà ngược lại đôi khi họ bị người khác dẫn dắt, lừa bịp, mua chuộc về chính trị bởi những thông tin sai lệch hoặc không có thật. Như Mác đã từng chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử loài người là kinh tế quyết định chính trị, cũng như con người cần phải ăn, uống, mặc, ở đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn 140
  4. Đói nghèo và dân chủ giáo được. Vì vậy, khi người dân còn chưa đủ ăn, đủ mặc, khi còn phải lo đến cái đói, cái nghèo thì làm sao họ quan tâm được đến các vấn đề chính trị, xã hội được. Thứ hai, với trình độ dân trí thấp sẽ làm cho người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của chính quyền hoặc tiếp cận được nhưng không thể đánh giá đúng thông tin. Thậm chí, nếu còn đói nghèo thì người dân không quan tâm một cách đúng đắn đến các vấn đề chính trị của đất nước. Họ chỉ nhìn thấy góc độ nghèo đói, tiêu cực mà ít có thể nhìn thấy những mặt tích cực của hệ thống chính trị. Vì đói nghèo nên người dân ít quan tâm đến tình hình chính trị của quốc gia, trong suy nghĩ của họ lúc nào cũng chỉ xoay quanh các vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” còn các vấn đề chính trị như ai đang cầm quyền, cầm quyền như thế nào, người cầm quyền có làm gì để phát triển dân tộc. . . tất cả những điều đó đều không làm người dân quá bận tâm. Hơn nữa, đói nghèo làm cho người dân có suy nghĩ tiêu cực và có cách nhìn phiến diện, lệch lạc thậm chí là có xu hướng đổ lỗi bởi hệ thống, bởi chính phủ. Từ đó, người dân thường hướng tới việc nghe ngóng và bình luận những vụ việc tiêu cực này, vụ việc tiêu cực khác, chỗ này tham nhũng, chỗ kia ăn hối lộ. . . và đồng nhất cho rằng cả hệ thống lãnh đạo là như thế. Đây là một trong những suy nghĩ sai lệch nghiêm trọng xuất phát từ đói nghèo, từ suy nghĩ này làm cho họ mất niềm tin vào hệ thống chính trị, từ mất niềm tin làm cho họ thấy không cần thiết đóng góp ý kiến của mình với cấp trên, với các nhà lãnh đạo, nói cách khác họ đang tự hạn chế bớt quyền làm chủ của mình và điều này thật tại hại cho nền dân chủ. Thứ ba, với cách nhìn sai lệch về chính trị khi không có khả năng tiếp cận thông tin của chính quyền một cách đúng đắn sẽ làm cho người dân bị hạn chế tham gia quyết định trực tiếp các công việc của chính quyền. Ví dụ điển hình và đơn giản nhất là việc người dân cầm lá phiếu thực hiện quyền bầu cử của mình, trực tiếp lựa chọn các đại diện của mình tham gia vào hoạt động các cấp chính quyền. Sở dĩ phần lớn các cuộc bầu cử ngày nay chưa thật sự hiệu quả ở các quốc gia đang phát triển và các nước nghèo nhất trên thế giới là do một số nguyên nhân sau: Một là, người dân đôi khi thiếu hiểu biết khi đánh giá và lựa chọn đại biểu của mình; Hai là, ý thức chính trị của người dân không cao, họ thờ ơ và không thực sự muốn tìm hiểu về những người sẽ đại diện mình tham gia quản lí nhà 141
  5. Trần Thị Thu Huyền nước và xã hội. Cầm là phiếu trong tay không ít người thiếu trách nhiệm với đất nước, với xã hội và với chính bản thân mình khi họ gạch bừa, gạch tên một đại biểu nào đó trong là phiếu mà không biết họ là ai, phẩm chất của họ thế nào, dự án và mục tiêu chính trị của họ sắp tới là gì. . . Thậm chí, ở nhiều làng xã khi bầu trưởng thôn, trưởng làng, người trúng cử là người có đông họ hàng trong làng chứ không phải là người có năng lực thực sự, có đạo đức, có phẩm chất có thể gánh vác được công việc của làng, xã; Ba là, người dân không thực sự hiểu hết về quy trình bầu cử, ứng cử nên các cuộc bầu cử đôi khi mang tính hình thức, không có tính cạnh tranh cao, các cuộc tiếp xúc cử tri không mang tính rộng rãi và chưa thực sự gần dân. Ngoài gia, việc tham gia quyết định các công việc của chính quyền còn được thể hiện ở các hoạt động như cùng tham gia bàn bạc đóng góp vào hoạch định chính sách của nhà nước; tham gia biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý; quan tâm, tham gia và đóng góp vào việc sửa đổi luật và Hiến pháp. . . Ngày nay, việc tham gia vào công việc của nhà nước, vào bàn bạc và giải quyết các vấn đề quan trọng của nhà nước có thể được coi là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ dân chủ của mỗi quốc gia. Bởi lẽ điểm khác biệt lớn nhất của nền dân chủ so với nền độc tại chính là tỉ lệ tham gia của người dân vào công việc nhà nước. Nếu như trong nền quân chủ trị và độc tài trị thì việc giải quyết công việc của quốc gia chỉ nằm trong tay một người hoặc một vài người thì trái lại trong nền dân chủ được khẳng định và khắc sâu bởi chính tỉ lệ tham gia đông đảo của nhân dân. Lí thuyết là như vậy nhưng trong thực tế, tại các quốc gia chậm phát triển, kinh tế lạc hậu, thì người dân cũng thiếu mất những công cụ cần thiết để tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hơn nữa họ cũng không đủ điều kiện và khả năng để tham gia vào công việc nhà nước. Thứ tư, khi không thể lựa chọn được các đại diện thực sự của dân thì người dân đồng thời mất khả năng kiểm soát hoạt động của chính quyền. Nếu còn đói nghèo người dân không hiểu được rằng: một chính quyền tốt là một chính quyền phải được kiểm tra, giám sát và phản biện thường xuyên. Bởi lẽ dân chủ chỉ tồn tại khi người dân tự ý thức được về quyền làm chủ của mình, tức là người dân phải luôn luôn hiểu và đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước mọi sự lạm quyền của chính quyền. Cụ thể hơn, người dân cần thực hiện tốt các quyền khiếu nại và tố cáo, thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội, sử dụng quyền lực của báo chí và dư luận xã hội để đấu tranh chống lại những tiêu cực từ phía chính quyền, phải cố gắng xây dựng cơ chế để cán bộ chính quyền muốn tham nhũng không thể tham nhũng, muốn độc đoán chuyên quyền không thể độc đoán chuyên quyền. Muốn thế người dân phải có thời gian, công sức và hiểu biết để làm nhiệm vụ giám sát và phản biện đó một cách hiệu quả. Lí thuyết là thế nhưng thực tế, thời gian và công sức mà người dân trong các nước nghèo đói có được đều dành cho việc kiếm sống, dành cho việc làm thế nào để sinh tồn. Còn những tri thức hiểu biết của họ về chính trị và các hoạt động của các cấp chính quyền thường ít ỏi, mơ hồ và không đủ sức thuyết phục để phản biện chính phủ. Thứ năm, khi không giám sát và phản biện được chính phủ tức là nhân dân đang thừa nhận sự độc đoán, chuyên quyền, sự tham nhũng và tệ nạn khác trong xã hội là tất yếu. Đồng nghĩa với điều này là việc người dân dần dần mất quyền, bị lạm quyền, đâu đó bị vi phạm quyền dân chủ và sau cùng người dân không thể tự bảo vệ được quyền của 142
  6. Đói nghèo và dân chủ mình. Mà khi người dân không “làm chủ” được thì làm gì có dân chủ thực sự. Cuối cùng, khi chính quyền trở nên độc đoán chuyên quyền, tham nhũng thì bản thân chính quyền đó không thể hoạt động tốt, không thể có các khoản đầu tư công và dịch vụ công hoạt động hiệu quả. Chính quyền đó cũng không thể có các khoản phúc lợi xã hội cũng như các hoạt động tư vẫn tích cực trợ giúp cho người dân thoát đòi nghèo. Từ đây, người dân nghèo lại hoàn nghèo, đói lại hoàn đói, người dân lại tiếp tục tham gia vào vong tròn luẩn quẩn của sự đói nghèo và mất dân chủ. Một câu hỏi được đặt ra: Chúng ta phải làm gì để khắc phục điều này? 2.4. Nhà nước chủ động tăng cường dân chủ hay người dân phải tự làm chủ Một nhà nước lí tưởng, một nhà nước dân chủ và tồn tại được lâu dài đấy là nhà nước hiểu được vai trò quan trọng của người dân trong xã hội, thực hiện dân chủ, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc, đặt quyền và lợi ích hợp pháp của người dân lên trên quyền và lợi ích riêng tư của cán bộ nhà nước. . . nếu làm được tất cả những điều này thì về mặt lí thuyết nó là nhà nước lí tưởng nhưng trên thực tế nó là không tưởng. Bởi lẽ, bản chất của mọi nhà nước (trừ nhà nước XHCN mà C.Mác mong muốn xây dựng) đều mang tính ích kỉ và là công cụ quyền lực của giai cấp thống trị trong xã hội (trong đó chức năng bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị cao hơn chức năng quản lí trật tự xã hội) và tất cả các nhà nước đều có xu hướng lạm quyền và cắt xén việc thực hiện quyền lực công. Theo quan điểm của riêng tôi, một nền dân chủ tốt cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: Một là, Người dân nên tự mình tìm cách thoát ra khỏi đói nghèo, không nên có tâm lí trông chờ ỷ lại vào người khác hoặc chính quyền. Hai là, Người dân không nên đổ lỗi hoàn toàn bởi sự nghèo đói mà không tham gia tích cực vào đời sống chính trị của đất nước. Bởi vì, người dân càng không tham gia kiểm tra giám sát, thể hiện và thực hiện các quyền chính trị cơ bản của mình thì họ đang tự đánh mất quyền làm chủ của mình và thể hiện sự thiếu hút trong năng lực làm chủ, tạo điều kiện cho nhà nước lạm quyền. Ba là, Yêu cầu nhà nước cung cấp cơ chế và môi trường thuận lợi để người dân tự hoàn thiện bản thân như giải quyết tốt vấn đề việc làm, giáo dục, y tế. . . từ đó người dân có đủ những điều kiện tối thiểu để thực hiện năng lực làm chủ của mình. Bốn là, Yêu cầu chính quyền các cấp minh bạch các khoản thu chi trong ngân sách các cấp. Một chính phủ “sạch” – không tham nhũng là một chính phủ tốt, chính phủ tốt thì đời sống người dân mới tốt. Năm là, Đẩy mạnh tự do báo chí và thực hiện tốt chức năng phản biện của báo chí. 3. Kết luận Đói nghèo và dân chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đói nghèo tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát và kìm hãm sự phát triển của dân chủ. Nếu giải quyết tốt vấn đề đói nghèo thì sẽ thúc đẩy dân chủ phát triển và ngược lại. Bên cạnh đó, 143
  7. Trần Thị Thu Huyền điều quan trọng nhất để tăng cường dân chủ và thoát đói nghèo cơ bản dựa vào ý thức tự vươn lên, ý thức tự làm chủ và tự quyết định lấy vận mệnh cuộc đời mình của từng người dân trong từng xã hội. Tôi dùng câu nói của C.Mác trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gotha để thay cho lời kết của bài viết: “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [9]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Benazir Bhutto, 2008. Hoà giải hồi giáo, dân chủ và phương Tây. Nxb Văn hoá – thông tin. [2] Vũ Hoàng Công, 2009. Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [3] N.B.Davletshina, N.M Voskresenskaia, 2009. Chế độ dân chủ, Nhà nước và xã hội. Nxb Tri thức, Hà Nội. [4] Đảng cộng sản Việt Nam, 2004. Văn kiện Hội nghị TW IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.244. [5] David Held, 1996. Các mô hình dân chủ trên thế giới. Xuất bản lần thứ 2, Stanford University Press, (Bản dịch của Hồ Ngọc Minh). [6] Bùi Việt Hương, Tống Đức Thảo, 2007. XHCD, dân chủ và phát triển. Thông tin chính trị học, (30). [7] Nguyễn Văn Long, 2010. Tập bài giảng chính trị học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr. 55. [8] Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, 1995. Nxb Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr. 653. [9] C.Mác – Ph.Ăngghen, 1995. Toàn tập, tập 49. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.36. [10] Ngân hàng thế giới. Tăng trưởng xanh cho mọi người, con đường hướng tới phát triển bền vững. Nxb Hồng Đức, tr.7. [11] United Nation Deverlopment Programme (UNDP), 2013. Human development report 2013, the rise of the South human progress in diverse world. Printed in Canada, pp. 160-161. [12] Võ Khánh Vinh, 2011. Quyền con người - cách tiếp cận đa ngành. Nxb Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr. 279-280. ABSTRACT Poverty and Democracy Today, democracy is becoming increasingly important factor in the contemporary society. Understanding the relationship between poverty and democracy is necessary to understand the positive and negative aspects of democracy. This article focuses on how poverty has a negative effect on democracy and presents principles of what would be a ‘good’ democracy. 144
nguon tai.lieu . vn