Xem mẫu

  1. Chương 4: Sự ra ĐỜI, PHÁT TrIểN BHYT ở VIỆT NaM 1. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân những năm đầu đổi mới Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. đại hội vi đã đánh giá, phân tích chỉ rõ nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội từ nhiều năm trước, đề ra các định hướng lớn đưa đất nước vượt khó khăn, thách thức. để ổn định tình hình và đưa cách mạng nước ta tiếp tục đi lên. nghị quyết đại hội xác định “đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực”, “trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế”, giữ vững ổn định chính trị là tiền đề để bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Phải đổi mới tư duy, “trước hết là tư duy kinh tế”, “từ đổi mới tư duy mà có chủ trương chính sách mới”, đồng thời “đổi mới về tổ chức, về cán bộ” để thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đề ra. Tình hình kinh tế sau vài năm đầu đổi mới gặp vô vàn khó khăn. Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân 145
  2. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM dân dần dần được cải thiện, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa và công dân... Xu hướng chạy theo buôn bán nhiều hơn sản xuất, thương mại hóa tràn lan, xâm nhập vào cả các cơ quan văn hóa, y tế, giáo dục...; kỷ luật, kỷ cương và pháp luật không nghiêm, bất công xã hội tăng lên. việc thực hiện chính sách xã hội tuy có một số tiến bộ nhưng chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiều thiếu sót. đời sống của một bộ phận nhân dân so với 05 năm trước ổn định hơn, có được cải thiện nhưng nhìn chung còn khó khăn, vẫn có khoảng trên dưới 10% hộ nông dân còn thường xuyên khó khăn, túng thiếu. Ở những vùng hay bị thiên tai, một số vùng núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, ở những nơi có nhiều gia đình thuộc diện chính sách, các gia đình neo đơn thì tỷ lệ trên còn cao hơn. một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn sống dưới nhu cầu tối thiểu. khó khăn gay gắt và mức sống bị giảm sút nhiều nhất là ở những đối tượng mà nguồn thu nhập chính dựa vào tiền lương và trợ cấp xã hội. Trong tình hình đổi mới, chống quan liêu bao cấp, đẩy mạnh cơ chế thị trường, ngành y tế nói chung và bệnh viện nói riêng gặp nhiều khó khăn, bất cập do cơ chế cũ cần xóa bỏ và cơ chế mới chưa hình thành, các cơ sở khám, chữa bệnh (kCB) lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng về kinh phí duy trì hoạt động, không có 146
  3. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam điều kiện để củng cố và phát triển. Tâm lý người bệnh cũng dần thay đổi và trở nên thực dụng hơn, đòi hỏi chăm sóc y tế thiết thực, nhanh chóng và có hiệu quả, để có nhiều thời gian đầu tư cho hoạt động kinh tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có một số tiến bộ nhưng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. đa số các bệnh viện từ Trung ương đến tỉnh, huyện xuống cấp nhiều. Bệnh sốt rét phát triển ở một số huyện, xã miền núi. kinh phí của nhà nước không đủ cho nhu cầu của y tế, nhưng chưa có những hình thức và biện pháp thích hợp để giải quyết. vệ sinh môi trường như cung cấp nước sạch, giải quyết chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sống là những vấn đề tồn tại lớn. Trong khi đó, chi phí khám, chữa bệnh ngày một tăng do áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật y tế, các trang thiết bị máy móc hiện đại đắt tiền sử dụng trong chẩn đoán, điều trị. việc sử dụng các biệt dược, thuốc men đắt tiền, đa dạng trong điều trị cũng là một trong các nhân tố làm tăng nhanh chi phí khám, chữa bệnh. Các cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ta đứng trước những khó khăn rất lớn do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, trong khi đó khả năng tài chính nhà nước cấp cho ngành y tế tăng không kịp với tình hình trượt giá và lạm phát. ngân sách nhà nước dành cho y tế chỉ đủ để trả lươg duy trì và vận hành bộ máy hoạt động của các cơ sở y tế. Các cơ sở y tế tiếp tục xuống cấp, đời sống cán bộ, nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn. do thiếu kinh phí cho hoạt động y tế, nhà nước phải giảm phát triển sự nghiệp y tế, giường bệnh không tăng, nhu cầu kCB nhiều mặt bị cắt giảm, kìm hãm sự phát triển y học: các dịch vụ y tế giảm nhanh dẫn đến tình trạng bệnh nhân tự chi trả dịch vụ 147
  4. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM kCB, nảy sinh nhiều tiêu cực trong y tế và nhân dân; lãng phí lao động xã hội; y tế ở nông thôn chưa được chăm sóc tốt; các tuyến y tế bị phá vỡ, người bệnh “tràn” lên tuyến trên, làm cho y tế các tuyến hoạt động kém hiệu quả, luôn thụ động đối phó với yêu cầu trước mắt. Cũng một phần do thiếu kinh phí nên y học chuyên sâu phát triển chậm, chưa phục vụ đắc lực cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân có nhiều vấn đề đáng lo ngại. những tiêu cực trong y tế làm xói mòn lương tâm và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ y tế. Có không ít nơi người bệnh bị phân biệt đối xử, tạo ra những bất công xã hội, làm cho người dân ngày càng giảm lòng tin đối với cơ sở kCB. Theo thống kê 05 năm 1986-1990, nhu cầu khám, chữa bệnh của một cán bộ công nhân viên tại chức bình quân là 2,5 lần/năm, của người nghỉ hưu, mất sức là 16 lần/năm, chí phí kCB bình quân cho một người/năm lúc đó khoảng 50.000đ. Trong khi đó ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế hàng năm có hạn. Từ 1991, mặc dù đầu tư của ngân sách nhà nước tăng nhanh (từ 130 tỷ đồng năm 1991 đến 650 tỷ đồng năm 1992) nhưng so với nhu cầu chi phí thực tế của ngành y tế cũng mới chỉ đáp ứng được từ 50 - 54%, do vậy ngân sách y tế bị thiếu hụt rất lớn. Thực hiện chủ trương đổi mới trên lĩnh vực y tế với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần nghị quyết đại hội vi của đảng. để bổ sung nguồn kinh phí và giảm bớt sức ép căng thẳng của các cơ sở khám, chữa bệnh, ngày 24/04/1989, hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám, chữa bệnh thu 148
  5. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam một phần viện phí. ngày 15/06/1989, liên Bộ y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/hđBT nêu rõ: “Ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo hiểm sức khỏe hoặc ký hợp đồng khám, chữa bệnh với các tổ chức y tế trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, lập các quỹ bảo trợ y tế địa phương hoặc y tế cơ sở giúp đỡ người bệnh không có khả năng trả một phần viện phí”. đó là những dấu hiệu quan trọng ban đầu của quá trình đổi mới, tìm tòi một giải pháp phù hợp đòi hỏi của thực tiễn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. do nhiều năm được nhà nước bao cấp, nên ngành y tế lúng túng trước cơ chế thu một phần viện phí. Biểu hiện rõ nhất là công suất giường bệnh các tuyến đều thấp. vào thời điểm này, có địa phương công suất giường bệnh tuyến huyện chỉ đạt 30%, ở tuyến thành phố đạt 50 - 60% kế hoạch năm. đánh giá về tình hình công tác bảo vệ sức khỏe những năm đầu đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ngày 14/01/1993 đã chỉ rõ về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân: “... Những năm gần đây, Ngành Y tế có nhiều biểu hiện xuống cấp, có mặt khá nghiêm trọng. Công tác vệ sinh phòng bệnh kém, chưa quan tâm đầy đủ các hoạt động mang tính quần chúng. Y tế cơ sở suy yếu. Nhiều bệnh viện xuống cấp cả về cơ sở vật chất, tổ chức quản lý, điều trị và tinh thần phục vụ. Một số chủ trương như thu viện phí, cho các cơ sở y tế nhà nước KCB ngoài giờ... tuy có giải quyết được một phần khó khăn, nhưng lại làm nảy sinh những vấn đề mới, những tiêu cực, việc 149
  6. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM thu viện phí còn tùy tiện, gây nhiều khó khăn, phiền hà cho nhân dân, nhất là cho những bệnh nhân nghèo. Các cơ sở y tế tư nhân phát triển nhanh, giúp cho nhân dân KCB thuận lợi hơn, nhưng quản lý không chặt chẽ nên cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những biểu hiện tiêu cực trên đây đã làm tổn hại đến đạo lý, uy tín của Ngành Y tế và đạo đức của người thầy thuốc dưới chế độ ta, gây bất bình trong nhân dân”. những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân được Ban Chấp hành Trung ương nêu ra là: “Ngành Y tế chậm đổi mới. Công tác quản lý còn nhiều yếu kém, ít quan tâm đến các giải pháp xã hội như giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh. Chưa động viên tốt các tiềm năng của cộng đồng, của nền y học cổ truyền dân tộc; chưa có các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực. Các cấp bộ đảng và chính quyền còn xem nhẹ việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe. Cơ cấu các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội chưa chú trọng tổ chức và vận động nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe. Đầu tư của Nhà nước còn hạn chế. Không kịp thời có chính sách hỗ trợ cho y tế cơ sở ở nông thôn khi thực hiện cơ chế khoán mới trong nông nghiệp. Tâm lý ỷ lại, hậu quả của nhiều năm thực hiện các chính sách bao cấp còn khá phổ biến. Kinh tế phát triển chậm, dân số tăng nhanh, hậu quả chiến tranh và thiên tai nặng nề, là những khó khăn đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”. 150
  7. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam Thực hiện Quyết định 45 của hội đồng Bộ trưởng, các bệnh viện khắc phục được một phần nào khó khăn. nhưng thực tế giải pháp thu một phần viện phí chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu khám, chữa bệnh của một số đối tượng, chủ yếu là những người có thu nhập khá. Còn đại bộ phận những người có thu nhập thấp không được bao cấp như trước, khi ốm đau không có điều kiện tài chính để được khám, chữa bệnh, đặc biệt đối với những trường hợp bệnh nặng chi phí cao. người có công với cách mạng, người hưu trí mất sức, người thu nhập thấp, người nghèo là các đối tượng gặp nhiều khó khăn nếu chẳng may ốm đau, bệnh tật. Làm gì và làm như thế nào để thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân là câu hỏi lớn đặt ra trong thời điểm lúc đó. yêu cầu của thực tiễn đã tới lúc đòi hỏi phải đổi mới tư duy, nhanh chóng cần có cơ chế chính sách mới cho tất cả các bệnh viện trong cả nước. Qua kinh nghiệm của thế giới, rất ít nước để cho một người phải gánh chịu mọi chi phí về khám, chữa bệnh, nhất là những lúc ốm đau (trừ những người có khả năng muốn chữa bệnh theo yêu cầu) mà thường là nhiều người góp tiền để giúp 01 người qua hình thức BhyT, coi đó là nghĩa vụ của mọi người với đồng loại và rồi đến lúc mình ốm lại được mọi người giúp đỡ. Cùng một nguyên lý như vậy, không một nhà nước nào lại bao cấp toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh, làm như vậy sẽ dẫn đến trì trệ, xuống cấp, gây ra tình trạng ỷ lại. Các nước có nền kinh tế phát triển, phần nhà nước đầu tư cho y tế không quá 60%, còn 40% là qua BhyT. 151
  8. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM Xuất phát từ ý nghĩ như vậy, một số cấp ủy, chính quyền và y tế địa phương đã mạnh dạn tìm cách tháo gỡ khó khăn để duy trì hoạt động của bệnh viện địa phương bằng cách vận động, quyên góp trong nhân dân dưới nhiều hình thức để có thêm nguồn tài chính cho y tế phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cho dân và hướng tới tổ chức BhyT. đặc biệt là ở các nơi dân cư còn nghèo đã xuất hiện giải pháp này sớm nhất như huyện sông Thao (vĩnh Phú), krôngBông (đắc Lắc), Cầu ngang (Trà vinh)... năm 1987, nhằm quán triệt nghị quyết đại hội đảng lần thứ vi, nghiên cứu đường lối đổi mới của đảng, vụ y tế - Ban khoa giáo Trung ương đã nghiên cứu từ thực tiễn phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và giới thiệu đề án thí điểm bảo hiểm sức khỏe do Bs.Trần khắc Lộng, Phó vụ trưởng vụ y tế chủ trì. Tạp chí Thông tin khoa giáo số tháng 4/1987 của Ban khoa giáo Trung ương đã công bố bài viết của Bs.Trần khắc Lộng nêu vấn đề phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong y tế, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động tiềm năng của xã hội, tiến tới bảo hiểm sức khỏe nhân dân… được lãnh đạo Ban khoa giáo cho phép bàn với Bộ y tế xin phép hội đồng bộ trưởng triển khai tổ chức thí điểm ở một số vùng miền để tổng kết, rút kinh nghiệm tiến tới tổ chức chính sách BhyT ở việt nam. Theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ y tế, ngày 26/10/1990, hội đồng Bộ trưởng ra Thông tri số 3504/KG chỉ đạo uBnd các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ y tế tổ chức thí điểm BhyT và yêu cầu chỉ đạo chặt chẽ, từ đó tổng kết đúc rút kinh nghiệm để tổ chức BhyT phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nước ta. 152
  9. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam 2. Vĩnh Phú xây dựng Quỹ khám, chữa bệnh nhân đạo tự nguyện ở Bệnh viện huyện Sông Thao Bệnh viện huyện sông Thao vĩnh Phú là huyện khởi xướng thành lập Quỹ bảo hiểm khám chữa bệnh nhân đạo có sự chỉ đạo của giám đốc sở y tế vĩnh Phú. Công việc đã triển khai và đi vào hoạt động được một thời gian thì chủ trương thí điểm BhyT được công bố. Tháng 05/1989, theo đề nghị của Bộ y tế, sở y tế vĩnh Phú (sau này chia tách thành Phú Thọ và vĩnh Phúc) và Thường vụ huyện ủy sông Thao đã bàn bạc và thống nhất chỉ đạo tổ chức thí điểm Bảo hiểm y tế theo đề án hướng dẫn chung .. Là công việc hoàn toàn mới nên huyện uỷ sông Thao cùng với lãnh đạo sở y tế dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và uBnd tỉnh đã nghiên cứu tham khảo tài liệu về BhyT, các định hướng của Trung ương, cùng với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương để xây dựng dự án và quy chế hoạt động. sông Thao là một huyện vùng rừng núi, chiêm trũng, cách biệt với tỉnh bởi con sông hồng, đi lại hết sức khó khăn. khi đó, huyện có 41 xã, dân số 27 nghìn người. Trong đó có 17 xã có đồng bào công giáo. đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người không nổi 200 kg thóc/năm. kinh phí định mức theo giường bệnh thấp, trả lương cho CBCnv y tế đã khó khăn, nhưng tiền phụ cấp, tiền trực cho cán bộ, nhân viên còn khó khăn hơn. Làm thế nào để nâng được định mức giường bệnh lên và làm thế nào để chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt với những người nghèo là những suy nghĩ trăn trở của Ban lãnh đạo Trung tâm y tế sông Thao. ngày 22/08/1989, huyện ủy sông Thao ban hành Nghị quyết số 56/NQ-HU thành lập Ban vận động xây dựng Quỹ bảo 153
  10. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM hiểm khám, chữa bệnh nhân đạo, do đồng chí nguyễn văn Lịch, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách khối vhXh làm Phó Trưởng ban và bác sỹ Tô hạ, giám đốc TTyT huyện sông Thao làm Phó Trưởng ban Thường trực, cùng với một số thành viên đại diện các ngành hữu quan như công đoàn, nông dân, phụ nữ, thanh niên, thông tin văn hóa, tài chính... Bước đầu huyện sông Thao làm điểm tại 03 xã Tuy Lộc, Phương Xá, sai ngạ. đó là 03 xã đông dân, điều kiện kinh tế có khá hơn, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền xã chặt chẽ và thống nhất cao. Cách vận động là phân tích cho nông dân rõ kinh phí của nhà nước dùng cho y tế còn nhiều khó khăn. Cho nên phải huy động thêm sức dân để chăm lo sức khỏe cho mình và cho cộng đồng. mức đóng góp tỷ lệ thuận với mức được hưởng, quy định cụ thể cho các mức khác nhau. Tất cả những nội dung đó đều được đưa xuống tận thôn, xóm để người dân họp thảo luận, đề đạt ý kiến, nguyện vọng, thống nhất thực hiện. sau một tuần tuyên truyền vận động tại 03 xã, Ban Chỉ đạo mở hội nghị rút kinh nghiệm và triển khai ra 11 xã khác cùng với tất cả các cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Từ tháng 08/1989 đến tháng 11/1990, huyện sông Thao phát hành loại phiếu cho cá nhân với mức mua là 1.200 đồng và 600 đồng. mức bảo hiểm tối đa là 20.000 đồng cho phiếu 1.200 đồng và 10.000 đồng cho phiếu 600 đồng. Phiếu cá nhân chỉ dùng cho chính người có phiếu. sau khi nghiên cứu xem xét nhu cầu của bà con nông dân, từ tháng 12/1990, Ban Chỉ đạo Bảo hiểm khám, chữa bệnh sông Thao phát hành loại phiếu theo hộ gia đình với 03 loại: loại hộ 154
  11. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam độc thân mức mua 2.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp 10 lần, loại 2-4 khẩu mức mua 4.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp 10 lần, loại từ 05 khẩu trở lên mức mua 5.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp 12 lần. Quyền lợi và trách nhiệm thực hiện là 12 tháng kể từ ngày mua bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm đảm bảo tiền thuốc, vật tư dạng thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú. kết quả sau 03 đợt thực hiện từ tháng 08/1989 đến 31/12/1991, tỷ lệ người mua bảo hiểm cá nhân bằng 4,59% dân số trong huyện và mua theo hộ gia đình bằng 7,4% dân số. Tổng thu cả 03 đợt là 16.960.660 đồng, tổng chi là 8.580.432 đồng, còn dư 8.380.220 đồng (bằng 49,9%). Qua thực tế làm điểm ở 03 xã và nhân diện rộng trên quy mô toàn huyện, cán bộ và nhân dân nhận thức được bảo hiểm khám, chữa bệnh là một chủ trương đúng, cần thiết, phù hợp tình hình thực tiễn. nhân dân thấy rõ lợi ích của bảo hiểm là mọi người chủ động lo kinh phí cho mình đi bệnh viện từ khi còn khỏe. so sánh 03 nguồn: nguồn ngân sách của nhà nước, nguồn viện phí và nguồn thu từ bảo hiểm khám, chữa bệnh lúc đó, thì nguồn kinh phí của bảo hiểm chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 46%, nguồn thu viện phí là 16,38%, nguồn định mức nhà nước cấp là 37,2%. Bảo hiểm khám, chữa bệnh mang lại giá trị cao về mặt kinh tế, ý nghĩa nhân đạo giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong cộng đồng, đóng góp nguồn tài chính quan trọng để mua thuốc, mua vật tư y tế phục vụ bệnh nhân. Tiếp theo sông Thao, huyện vĩnh Lạc, vĩnh Phú cũng tiến hành triển khai thí điểm bảo hiểm khám, chữa bệnh ở 04 xã (vũ dy, Tứ Trung, ngũ kiên, Bình dương). Ngày 09/11/1990, 155
  12. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM UBND tỉnh Vĩnh Phú ra Quyết định số 752/QĐ-UB thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Quỹ BhyT tỉnh vĩnh Phú. Ông nguyễn kim Trân, Phó Chủ tịch uBnd tỉnh làm Trưởng ban, Bs. nguyễn kim Chất, giám đốc sở y tế, Phó ban Thường trực, các thành viên khác thuộc hội nông dân, Liên đoàn Lao động, hội Phụ nữ tỉnh. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo thí điểm có kết quả ở huyện sông Thao và huyện vĩnh Lạc về xây dựng Quỹ BhyT; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện, sơ kết rút kinh nghiệm ở điểm chỉ đạo, báo cáo uBnd tỉnh và Bộ y tế trước khi mở rộng ở các địa phương trong tỉnh. Tình hình thực hiện thí điểm ở sông Thao đã cho thấy nhờ có nguồn quỹ đóng góp của nhân dân mà nhiều người mắc phải những căn bệnh nặng đã được chữa trị kịp thời. nguồn Quỹ khám, chữa bệnh BhyT cũng đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn, được nhân dân tin tưởng. Công suất hoạt động của Trung tâm y tế tăng đáng kể. năm 1991, thực hiện Nghị quyết 04 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phú, mô hình “Quỹ Bảo hiểm y tế” đã được triển khai ở 78 xã và các cơ sở quan trọng trong toàn tỉnh, qua một thời gian thực hiện đã thu được những kết quả nhất định. Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nguyễn khánh đã về thăm, kiểm tra đánh giá tình hình. Bộ trưởng Bộ y tế trong một báo cáo trước Chính phủ chuẩn bị cho việc hoạch định chính sách BhyT năm 1991 đã nhận định: “việc thí điểm mô hình BhyT ở vĩnh Phú và ở các địa phương khác đã cho kết quả rất tốt, đáng khích lệ, cho phép mở ra một chính sách mới trong việc khám, chữa bệnh của toàn dân”. 156
  13. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam 3. Thí điểm xây dựng Quỹ Bảo hiểm sức khỏe ở Hải Phòng Trong cuộc họp giao ban của Ban giám đốc sở y tế hải Phòng giữa năm 1989, bài báo “Hiểu và thực hiện đúng việc thu một phần viện phí để tiến tới bảo hiểm khám chữa bệnh” của Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song (đăng trên báo nhân dân số ra ngày 01/06/1989) được đưa ra bàn luận sôi nổi. Bài báo nêu tình hình khó khăn về kinh phí, sự cần thiết thu viện phí tại các bệnh viện và trong tương lai vấn đề BhyT cần được đặt ra. Ban giám đốc sở y tế hải Phòng đã trao đổi và đi đến thống nhất đăng ký với Bộ y tế nghiên cứu triển khai vấn đề này. nhận thức của lãnh đạo sở y tế hải Phòng khi đó là cần sớm cụ thể hóa chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần nghị quyết đại hội vi của đảng. Theo đó, cần phải hiểu chăm lo sức khỏe cho nhân dân là trách nhiệm của các cấp chính quyền, đồng thời cũng là nhiệm vụ của mỗi người. Làm tốt Bảo hiểm sức khỏe sẽ tăng cường được mối quan hệ cộng đồng, tương thân tương ái, đẩy mạnh nền y tế nhân dân. Làm tốt chủ trương này sẽ có Quỹ Bảo hiểm sức khỏe thường trực, giải quyết được khó khăn cho người nghèo khi đau ốm, cũng như những khó khăn của bệnh viện về thu viện phí. Ban Lãnh đạo sở y tế hải Phòng cũng lường đến trở ngại lớn nhất là sự hiểu biết về công tác bảo hiểm còn hạn chế, nên việc đưa ra chủ trương này chưa chắc đã được sự hưởng ứng rộng rãi của các ngành, các cấp, và mọi tầng lớp nhân dân. Câu hỏi được đặt ra là nếu chờ thuận lợi mới làm thì biết đến bao giờ? vấn đề mấu chốt là có cán bộ nhiệt tình, hiểu biết về quản lý kinh tế và thấy 157
  14. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM được lợi ích của vấn đề, có quyết tâm cao, với tinh thần vừa làm, vừa tìm hiểu, khó khăn đến đâu giải quyết đến đó. đồng chí Bùi Thành Chi, Trưởng phòng hành chính - Tổng hợp của sở y tế hải Phòng lúc đó được Ban giám đốc giao nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu ,tiếp thu đề án nàyđể triển khai thí điểm ở hải Phòng. hội nghị cử thêm đồng chí Lê đình Cúc, Phó giám đốc sở y tế và một số cán bộ khác cùng tham gia. Trong phương án: “những công tác y tế cấp bách” trình với Thường vụ Thành ủy, Bảo hiểm sức khỏe cũng được đặt ra và được Ban Thường vụ Thành ủy, thường trực uBnd phê duyệt, được đưa vào nghị quyết của Thành ủy, hđnd thành phố. ngày 29/08/1989, Ban Thường vụ Thành ủy họp dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê danh Xương, bàn toàn diện về công tác y tế và cho phép triển khai Bảo hiểm sức khỏe ở hải Phòng. ngày 23/09/1989, Quyền Chủ tịch uBnd thành phố Cao văn, ký Quyết định số 976/TCCQ thành lập Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng, làm nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo phát triển Bảo hiểm sức khỏe trên địa bàn toàn thành phố. đồng chí Bùi Thành Chi được thành phố bổ nhiệm là giám đốc Trung tâm. ngày 27/09/1989, Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố triển khai công tác với sự có mặt của giáo sư Phạm song, Bộ trưởng Bộ y tế; Bs Trần khắc Lộng Phó vụ trưởng vụ y tế Ban khoa giáo trung ương; Quyền Chủ tịch uBnd thành phố Cao văn; Phó Chủ tịch uBnd thành phố nguyễn Thị Bảy; đại diện các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương; các đồng chí lãnh đạo các quận huyện; Ban giám đốc sở y tế và các đơn vị trong toàn ngành y tế hải Phòng. 158
  15. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng bắt tay vào triển khai làm thí điểm. khi đó có ý kiến nên triển khai đại trà, song ngành y tế đã thận trọng chọn phương án thực hiện ở phạm vi một huyện để rút kinh nghiệm. huyện Thủy nguyên được chọn làm thí điểm. để phát huy sự tập trung chỉ đạo tối đa và sự thống nhất cao trong lãnh đạo huyện, nhân một cuộc họp của Ban Thường vụ huyện ủy, các cán bộ bảo hiểm đã “đột kích” xin hội nghị dành cho một số thời gian để làm việc. sau khi trao đổi một số ý kiến ngắn, Ban Thường vụ đã nhất trí thực hiện công tác Bảo hiểm sức khỏe và yêu cầu sở y tế giúp đỡ. Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủy nguyên được uBnd huyện quyết định thành lập ngày 28/12/1989, sau 03 tháng Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng ra đời, được chọn triển khai thí điểm Bảo hiểm sức khỏe tự nguyện. huyện Thủy nguyên lúc bấy giờ có 36 xã, thị trấn với 25 vạn dân, có 36 trạm y tế. Buổi đầu thành lập còn bỡ ngỡ về phương pháp chỉ đạo, quản lý và phát hành thẻ bảo hiểm. nhưng được uBnd huyện hỗ trợ cho 03 triệu đồng tiền mặt cùng với Bảo hiểm sức khỏe thành phố cấp cho 02 vạn thẻ đã in nội dung sẵn và một xe Babetta, nhờ đó chi nhánh đã có kinh phí và phương tiện xuống các xã vận động nhân dân mua thẻ Bảo hiểm sức khỏe. Bệnh viện huyện Thủy nguyên được mượn làm trụ sở của chi nhánh. Trong một tháng làm điểm tại xã đông sơn, Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủy nguyên đã thực hiện các bước hoạt động: kết hợp với Ban Tuyên giáo huyện ủy xây dựng chương trình tuyên truyền vận động, phát trên loa đài của xã liên tục vào các giờ nghỉ trưa và tối của nhân dân; họp với đảng bộ, các đoàn thể nhân dân, uBnd xã 159
  16. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM về mục đích, ý nghĩa và quyền lợi của người có thẻ Bảo hiểm sức khỏe; quy định mức mua mỗi thẻ cá nhân là 3.000 đồng, nếu gia đình từ 02 người trở lên mua thì giảm dần cho 1/3 số tiền. Thẻ cá nhân mỗi năm mua một lần liên tục đến năm thứ 04 nếu không sử dụng kCB lần nào thì cấp miễn phí thẻ năm đó, gia đình mua liên tục 02 năm thì đến năm thứ 03 được cấp thẻ miễn phí; khám bệnh ở bệnh viện và trạm y tế xã đông sơn không mất tiền khám nhưng thuốc chữa ngoại trú phải mua. nằm điều trị ở trạm y tế được từ 05-07 ngày không mất tiền thuốc chữa bệnh và giường nằm. Ở bệnh viện huyện thì chữa bệnh không mất tiền, bệnh nhân chuyên khoa hoặc quá nặng chuyển sang thành phố chữa bệnh, được Bảo hiểm sức khỏe thành phố thanh toán toàn bộ viện phí. Tai nạn giao thông, tự tử, chó dại cắn, dịch vụ thẩm mỹ bản thân, bệnh nhân tự túc, Quỹ Bảo hiểm sức khỏe không thanh toán. nói về nỗi khổ của người cán bộ Bảo hiểm sức khỏe khi đi tuyên truyền vận động, Bs.vũ Quang điềm, nguyên giám đốc Trung tâm y tế Thủy nguyên đã có lần kể lại đây là việc làm khó khăn nhất, vất vả nhất, đôi lúc khổ nhục bởi những lời mỉa mai: “có tiền tôi mời thầy thuốc về nhà chữa bệnh hoặc đi bệnh viện tự trả viện phí, cần gì mảnh giấy của các người ...”, thậm chí họ không thèm tiếp, khát nước họ không cho uống hoặc xua chó trong nhà ra đuổi cắn. đội quân vận động là cả ban giám đốc, cán bộ các khoa phòng của bệnh viện chia ra các mũi vào từng đội sản xuất, từng nhà để vận động mua thẻ bảo hiểm sức khỏe. Trời mưa to, gió lớn là lúc người dân không ra đồng, ở nhà, đoàn cán bộ vận động phải che mưa đi chân đất vào từng nhà, có người 160
  17. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam bị ngã bẩn hết quần áo, có người bị chó cắn rách quần áo, chảy máu phải về tiêm phòng dại. người nhận tấm thẻ bảo hiểm sức khỏe đầu tiên của huyện Thủy nguyên là Chủ tịch đào Xuân Thạo. Qua một tháng vất vả đội nắng, dầm mưa mới phát hành được 30% số dân trong xã mua bảo hiểm sức khỏe. khi có thẻ bảo hiểm sức khỏe mọi người đua nhau đi kCB tại trạm y tế xã, và bệnh viện. Bệnh nhân vào nằm điều trị thì đòi hỏi thuốc nhiều, thuốc ngoại theo ý thích không theo phác đồ điều trị. nếu không được thì nói xấu là “lừa đảo lấy tiền, cho ít thuốc đểu...”. đáng buồn là có người có chức sắc, có học nhưng cũng nói năng thiếu trách nhiệm. Thầy thuốc, y tá phải cực nhọc, chỉ còn biết nhẫn nhục chịu đựng. kết thúc 01 tháng thí điểm, uBnd huyện đã tổ chức sơ kết và mời đại diện 36 xã gồm Bí thư, Chủ tịch uBnd, Trưởng trạm y tế xã, Chủ nhiệm hTX, các ban, ngành của huyện nghe báo cáo kết quả đã làm ở huyện đông sơn, uBnd huyện quyết định phát hành thẻ bảo hiểm sức khỏe trên cả 36 xã và các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện. ngày 30/03/1990, đoàn đại biểu Quốc hội do gs.Tâm đan, Phó Chủ nhiệm ủy ban y tế - Xã hội của Quốc hội làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu về Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng. đoàn đã gặp Chủ tịch, Phó Chủ tịch uBnd thành phố, hoan nghênh cách làm của hải Phòng và mong muốn hải Phòng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho cả nước. Từ kết quả ban đầu của Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủy nguyên, ngày 18/05/1990, Chủ tịch uBnd TP.hải Phòng đào an ký Chỉ thị số 30/CT-vX của uBnd thành phố về việc phát triển Bảo hiểm sức khỏe ra toàn thành phố. sau Chỉ thị của uBnd 161
  18. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM thành phố lần lượt các quận nội thành, thị xã kiến an, đồ sơn và các huyện an Lão, an hải, Tiên Lãng và hàng trăm cơ quan, xí nghiệp, trường học tham gia. ngày 09-10/11/1990, đồng chí nguyễn khánh, ủy viên Trung ương đảng, Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) kiểm tra tình hình thực hiện công tác Bảo hiểm sức khỏe của TP. hải Phòng. để có cơ sở thực tế cho việc quyết định chủ trương chính sách Bảo hiểm sức khỏe trên phạm vi cả nước, đồng chí nguyễn khánh trực tiếp tìm hiểu tình hình thực hiện Bảo hiểm sức khỏe ở huyện Thủy nguyên, Bệnh viện hữu nghị việt Tiệp; nghe cán bộ chính quyền và y tế các địa phương khác như an Lão, Lê Chân, hồng Bàng, ngô Quyền báo cáo tình hình đã và đang thực hiện. đồng chí nguyễn khánh hoan nghênh và biểu dương các cấp, các ngành của TP.hải Phòng có quyết tâm cao, cố gắng triển khai công việc mới và khó khăn này. Trong điều kiện cụ thể, công tác Bảo hiểm sức khỏe là cần thiết, ưu việt nhưng thực hiện không phải là dễ dàng. đây thực sự là một phương thức mới, có ảnh hưởng sâu rộng đến chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. vì vậy, phải được nghiên cứu kỹ, đầy đủ và toàn diện nhất là trước khi áp dụng trên phạm vi rộng ra cả nước. đồng chí Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nhắc nhở các cấp, ngành hải Phòng tiếp tục nghiên cứu triển khai công tác Bảo hiểm sức khỏe rộng rãi trong toàn dân. đồng thời, cơ quan Bảo hiểm sức khỏe các cấp cần chấn chỉnh lại công tác quản lý, sử dụng Quỹ sao cho đúng mục đích, đạt yêu cầu, tránh khuynh hướng kinh doanh. đồng chí nguyễn khánh chỉ đạo: hải Phòng 162
  19. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam tiếp tục thí điểm triển khai công tác Bảo hiểm sức khỏe này trong toàn dân và kịp thời rút kinh nghiệm báo cáo Bộ y tế, hội đồng Bộ trưởng để sớm có những chủ trương chính sách phù hợp trên phạm vi cả nước. 4. Mở rộng thí điểm BHYT tới các miền và một số ngành Thí điểm BHYT tự nguyện ở Mỏ Cầy, Bến Tre mỏ Cầy là một huyện lớn của tỉnh Bến Tre, diện tích tự nhiên là 34.447 ha, dân số 175.725 người (12/1994). Trong kháng chiến chống mỹ, mỏ Cầy là cái nôi của phong trào đồng khởi, mặc dù chiến tranh qua đi, song hậu quả để lại cho nơi đây rất nặng nề. sau tháng 04/1975, đời sống người dân rất nghèo, đa số sống bằng nghề nông, đường sá giao thông khó khăn, trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp. Thực hiện Quyết định số 45/hđBT của hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần viện phí, trước nhu cầu bức thiết trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Tỉnh ủy, uBnd tỉnh Bến Tre đã sớm quan tâm chỉ đạo việc thành lập Quỹ BhyT tự nguyện trên địa bàn địa phương. để thực hiện nhiệm vụ trên, hội nghị hđnd tỉnh khoá vi lần iii ngày 17/08/1990 quyết định thí điểm thành lập Quỹ BhyT tự nguyện huyện mỏ Cầy, với sự chỉ đạo của sở y tế Bến Tre, do đồng chí Phạm Thanh Phong, giám đốc sở y tế làm Trưởng ban chỉ đạo. đồng thời, hội đồng quản trị BhyT huyện được thành lập do đồng chí Lê văn Tâm, Phó Chủ tịch uBnd huyện làm Trưởng ban; đồng chí Lương văn Chiến, giám đốc Trung tâm y tế huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực cùng với 11 thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể huyện. Tổ chuyên 163
  20. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM trách BhyT được thành lập với 03 đồng chí, thuộc biên chế của Trung tâm y tế huyện. Tháng 09/1990, đề án xây dựng Quỹ BhyT tự nguyện huyện mỏ Cầy được thông qua hđnd huyện và công tác vận động tuyên truyền về BhyT được tiến hành rộng khắp trên mọi phương tiện thông tin đại chúng trong toàn huyện. đồng thời, sở y tế kết hợp với hội đồng Quản trị BhyT huyện cử nhiều đoàn cán bộ xuống tận hộ gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và triển khai công tác tuyên truyền, vận động. Tài liệu tuyên truyền hỏi - đáp về quyền lợi BhyT, phạm vi bảo hiểm, trách nhiệm của các cơ sở điều trị với bệnh nhân BhyT được phổ biến tới các tầng lớp nhân dân. Tháng 12/1990, BhyT tự nguyện ở mỏ Cầy triển khai bán phiếu trên phạm vi toàn huyện theo đề án được hđnd phê duyệt. đề án nêu rõ, đối tượng phát hành phiếu BhyT tự nguyện bao gồm tất cả cán bộ công nhân viên và nhân dân có hộ khẩu thường trú trong huyện. Phạm vi bảo hiểm chỉ thực hiện đối với trường hợp điều trị nội trú; mức độ quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo giá trị 02 loại phiếu: phiếu 4.000 đồng được bảo hiểm cao nhất là 100.000 đồng; phiếu 2.000 đồng được bảo hiểm cao nhất là 50.000 đồng. không bảo hiểm những hành vi vi phạm pháp luật gây thương tích, những trường hợp thuộc phạm vi bảo hiểm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thẩm mỹ... Thời gian sử dụng phiếu là 12 tháng và phiếu có giá trị sử dụng sau khi mua 01 tháng. Ngày 15/08/1992, Nghị định 299/HĐBT được ban hành, ở Bến Tre thực hiện từ ngày 01/01/1993, BhyT tự nguyện mỏ Cầy được sáp nhập vào chi nhánh BhyT huyện mỏ Cầy (diện 164
nguon tai.lieu . vn