Xem mẫu

  1. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TẠI CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHU VỰC MIỀN TRUNG PHAN HUYỀN TRANG Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung Tóm tắt: “Đổi mới phương pháp dạy học” là cụm từ được nhắc nhiều trong lĩnh vực giáo dục và trở thành một trong những định hướng lớn được thực hiện trong hầu khắp các cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Tuy là một đơn vị đào tạo có tuổi đời non trẻ song Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung đã có nhiều thành tích trong công tác đào tạo đội ngũ sinh viên và học viên chuyên ngành Hành chính. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Cơ sở, đội ngũ giảng viên ở đây đã không ngừng tìm tòi và phát triển các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết này tập trung đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy tại Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Từ khóa: giảng dạy, tích cực, đổi mới, phương pháp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được dư luận quan tâm. Báo chí và các cơ quan truyền thông đã mở nhiều cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề này. Đó là những tín hiệu đáng mừng, nó phản ánh chủ trương mạnh dạn xã hội hóa giáo dục và quyết tâm đổi mới giáo dục Đại học ở nước ta, trong điều kiện khách quan đã chín muồi: Phải dạy học trong môi trường dân chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa để có được khâu đột phá về mặt đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “coi phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [7]. Do đó, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và chất lượng giảng dạy Đại học nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục ở nước ta trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nếu như các doanh nghiệp có thương hiệu thông qua các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình thì chất lượng giảng dạy của các trường tạo thương hiệu cho chính trường đó. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi mạnh mẽ, yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo cũng thay đổi nhanh chóng, phương pháp giảng dạy truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chính vì vậy, một trong những thách thức đặt ra cho hệ thống giáo dục nói chung và các trường Đại học nói riêng là cần phải đổi mới hình thức, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy, bắt kịp với xu hướng phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới, đặt yếu tố “lấy người học làm trung tâm” lên hàng đầu. Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp như: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát... Khảo sát trên số mẫu là 38 giảng viên và 135 sinh viên của Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. 183
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Bản chất của dạy học theo phương pháp tích cực Xét theo nghĩa rộng thì tất cả các phương pháp giảng dạy đều có thể ẩn chứa những hoạt động mang tính tích cực của nó. Tuy nhiên, để trở thành một phương pháp mà yếu tố tích cực trở thành nét đặc trưng thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều đề cập đến mức độ tham gia của sinh viên trong quá trình học tập, phải thực sự xem người học là trung tâm, là chủ thể của hoạt động “học”. Muốn vậy cần phải: - Đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy. - Giảm thời lượng thuyết giảng và tăng thời lượng hoạt động của người học. - Tạo sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau. - Khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo, xóa bỏ lối áp đặt kiến thức theo kiểu giáo điều. - Hướng đến việc phát triển nhận thức bậc cao cho sinh viên, đó là: phân tích, tổng hợp, và đánh giá. - Chú trọng phát triển kỹ năng và xây dựng thái độ làm việc tích cực cho người học. Ngược lại, về phía người học, cần phải thay đổi thái độ và phương pháp học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động, chủ động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như điều chỉnh thái độ trong quá trình làm việc với nhau. 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực tại Cơ sở Học viên hành chính khu vực miền Trung 2.2.1. Những thuận lợi - Về phía người dạy: Đa phần là giảng viên trẻ, có trình độ Thạc sĩ trở lên, có khả năng chuyên môn vững vàng, có nhiệt huyết và tận tâm với nghề nghiệp. Học viện Hành chính Quốc gia cũng thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ sư phạm để các giảng viên có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và giảng dạy, tiệm cận với sự phát triển của khu vực và thế giới. - Về phía người học:Phần đông là lớp người có độ tuổi trẻ, sức khỏe tốt, có khả năng nhận thức tốt, tư duy nhạy bén. - Về tài liệu học tập: Tài liệu học tập phong phú, cập nhật những giáo trình, tài liệu mới nhất, mạng internet được trang bị để sinh viên tìm kiếm tài liệu nhanh nhất. - Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy: Đã có phòng máy tính, máy chiếu projector,... 2.2.2. Những khó khăn - Về phía người dạy: Ít tiếp cận và làm quen nhiều với phương pháp giảng dạy mới, chưa được dự những tiết giảng cụ thể theo phương pháp đổi mới, chưa có điều kiện để nghiên cứu kỹ để có thể vận dụng vào các bài giảng cụ thể của mình. Nghiên cứu khoa học chưa thực sự trở thành phong trào và là nhu cầu tự thân của giảng viên. Mối quan hệ giữa giảng viên và cơ sở thực tế thiếu chặt chẽ nên khả năng tiếp nhận thông tin thực tiễn bị hạn chế và không có cơ hội giải quyết vấn đề thực tiễn. - Về phía người học Đa số chưa có thói quen học tập độc lập, chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức, chưa mạnh dạn trong phát biểu xây dựng bài, chưa có phương pháp học tập thích hợp với bậc Đại học. Thói quen, quán tính của cách học bậc phổ thông vẫn còn ảnh hưởng nặng 184
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 nề, nhất là trong năm đầu tiên; thiếu chủ động trong học tập, còn có tình trạng học đối phó, lên lớp đối phó hoặc chăm chỉ nhưng thụ động; sinh viên tại chức còn ỷ lại vào lý do bận đi làm, lớn tuổi... nên chờ thầy cô thông cảm, không tích cực trong học tập. 2.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên Cơ sở Học viện hành chính khu vực miền Trung Bảng 1. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên Đơn vị tính: % Phương pháp Giảng dạy Thuyết trình Trực quan Hỏi đáp Thảo luận theo tình có minh họa hóa Mức độ sử dụng huống Thường xuyên 55 12 7 21 4 Thỉnh thoảng 37 31 16 7 9 Không bao giờ 0 24 11 26 39 Bảng 2. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với các phương pháp giảng dạy Đơn vị tính: % Đánh giá của sinh viên chính quy Đánh giá của sinh viên tại chức Phương pháp Rất Chưa Không Rất Chưa Không hài lòng hài lòng hài lòng hài lòng hài lòng hài lòng Thuyết trình có minh họa 66 21 13 71 20 9 Hỏi đáp 54 32 14 52,5 34 13,5 Thảo luận 27 69 4 32 58 10 Trực quan hóa bài giảng 72,5 16 11,5 83 14,5 2,5 Giảng dạy theo tình huống 12 78,4 9,6 17 73,5 9,5 Qua kết quả điều tra cho thấy, đa số các giảng viên trong quá trình giảng dạy đã sử dụng phối hợp các phương pháp theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tần suất sử dụng các phương pháp còn có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể là, phương pháp được các giảng viên sử dụng thường xuyên nhất là “thuyết trình có minh họa” chiếm 55%, phương pháp ít được sử dụng nhất là “giảng dạy theo tình huống” với 39% giảng viên cho biết “không bao giờ sử dụng”. Như vậy, phần lớn giảng viên vẫn chưa thoát ra khỏi lối mòn của phương pháp dạy học truyền thống “thầy nói - trò nghe”. Bảng số liệu cũng cho thấy, mức độ hài lòng theo đánh giá của sinh viên chính quy và tại chức đối với mỗi phương pháp giảng dạy có sự chênh lệch song không đáng kể. Sinh viên hài lòng nhất với phương pháp “Trực quan hóa bài giảng”, chiếm tỷ lệ khá cao (72,5% và 83%). Phần lớn sinh viên cảm thấy chưa hài lòng với phương pháp “giảng dạy theo tình huống” (78,4% và 73,5%). Điều này cho thấy sinh viên có mong muốn được tiếp xúc với các phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn. Đây là phương pháp kích thích sự hứng thú, khơi gợi tư duy của người học nhưng lại ít được các giảng viên sử dụng, là một hạn chế mà các giảng viên cần nhận thức rõ và sớm có sự điều chỉnh. 185
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 4. Các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy tại Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung Thứ nhất, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống. Các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp này, giảng viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị bài dạy cũng như tiến hành bài lên lớp. Tuy nhiên, các phương pháp giảng dạy truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của người học. Có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của người học trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. Thứ hai, kết hợp đa dạng các phương pháp giảng dạy.Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy, việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình giảng dạy là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Thứ ba, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tế dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì người học vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là không chỉ tăng cường dạy học theo hướng giải quyết vấn đề mà vấn đề đặt ra phải giải quyết cũng phải cần gắn thực tế, mang hơi thở cuộc sống Thứ tư, vận dụng dạy học theo tình huống. Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tế cuộc sống. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó người học tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn và thường được thực hiện thông qua hình thức tổ chức dạy học theo nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn. Thứ năm, gắn liền với nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là động lực thúc đẩy say mê nghề nghiệp, giúp cho giảng viên làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào bài giảng cũng như thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài viết, mỗi vấn đề nghiên cứu đòi hỏi giảng viên phải vạch ra đề cương, đọc những tài liệu liên quan… Vì thế, giảng viên có quá trình tích lũy về lượng để biến đổi về chất; tri thức ngày càng được mở rộng và chuyên sâu. Giảng viên sẽ thực sự chủ động trước mọi vấn đề đặt ra và sẽ kết hợp tốt, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong mỗi giờ giảng để nâng cao kết quả đào tạo. Thứ sáu, đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trước đây cánh thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên chỉ chú trọng vào kết quả kỳ thi cuối khóa và việc đánh giá chỉ chú trọng đến kiến thức chứ chưa chú trọng đến việc phát huy tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng làm việc nhóm,... Trong bối cảnh mới, với việc đổi mới phương pháp dạy học, việc 186
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần thiết phải đổi mới theo hướng nhà trường và giảng viên có thể sử dụng các loại kiểm tra khác nhau trong đánh giá quá trình đã được sử dụng ở các đại học nước ngoài như: kiểm tra ngắn, kiểm tra đột xuất, bài tập làm ở nhà, báo cáo nghiên cứu khoa học, tiểu luận, thi giữa học kỳ... III. KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực là một yêu cầu khách quan của thực tế vừa là động lực phát triển, đòi hỏi mỗi giảng viên nhận thức sâu sắc được vai trò và trách nhiệm tích cực tham gia vào quá trình đổi mới ở Đại học. Ngoài ra, sinh viên phải thay đổi vai trò, cách học cho phù hợp, những yêu cầu mới trong việc trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học, đánh giá xếp loại sinh viên, giảng viên, cũng cần được chú ý... Những vấn đề đặt ra trên đây xuất phát tư chính thực tế dạy và học của Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung nhưng cũng là những định hướng chung trong các cơ sở giáo dục đại học. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm và cũng chính là lương tâm của các chủ thể giáo dục trước những thử thách to lớn trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Minh Hạc (1983), Tuyển tập Tâm lý học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. [2] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1994), Lý luận dạy học Đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2001), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [4] A.N. Lêônchiep (1989), Hoạt động - ý thức - nhân cách, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. [5] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm Đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010. Title: THE TEACHING METHODS INNOVATIVE AT THE NATIONAL ACADEMY OF PUBLIC ADMINISTRATION IN CENTRAL OF VIETNAM Abstract: A so-called modernization is well-known in all aspects of daily life as well as national education. Therefore, modernization is also a goal of the National Academy of Public Administration (NAPA) in central Vietnam. Although this branch has been founded recently, it has shown good results in educating students with major in administration. In order to improve educational quality with a basic criterion “Teaching with positive methods”, the NAPA in central of Vietnam faculty was encouraged in innovating teaching styles and methods to match with the criterion. In this paper, we have proposed solutions to innovative the teaching methods at the NAPA in central of Vietnam. Keywords: Teaching, positive, innovative, methods. ThS. PHAN HUYỀN TRANG Bộ môn Lý luận cơ sở và Quản lý nhà nước, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Số điện thoại: 0914729015. Email: huyentrangtlgd0913@gmail.com 187
nguon tai.lieu . vn