Xem mẫu

  1. 344 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐÂNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÅN VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở HÂI PHÒNG TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên - ThS. Vũ Văn Đông Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương Tóm tắt: Kinh tế tư nhân được Đảng ta xác định có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Do đó, những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, sự vận dụng ở mỗi địa phương đem lại hiệu quả khác nhau. Xuất phát từ quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân, tác giả nghiên cứu phân tích những thành tựu trong quá trình vận dụng của Hải Phòng, chỉ ra những mặt cần phải tháo gỡ và đề xuất, khuyến nghị với các nhà hoạch định những giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, đưa kinh ngày càng phát triển, xứng đáng với những tiềm năng, vị trí và con người Hải Phòng đang có. Từ khóa: Kinh tế tư nhân; Sự đổi mới của Đảng về kinh tế tư nhân; Kinh tế Hải Phòng; Kinh tế tư nhân Hải Phòng. INNOVATION AWARENESS OF PARTY ON THE PRIVATE ECONOMY AND THE USE OF HAI PHONG Abstract: The private economy is defined by our Party as an important role, one of the three pillars of the economy. Therefore, in the past years, our Party and the State always set out guidelines and policies to facilitate the development of the private economy. However, this application in each locality has different effects. In this article, the author studies and learns from the process of renewing our Party's private economic awareness from 1986 up to now. Since then, the author has studied and analyzed achievements in the application process of Hai Phong, pointed out the aspects that need to be solved and proposed and recommended to Hai Phong planners to promote economic Hai Phong private sector further developed, bringing Hai Phong economy to develop, worthy of the potentials, positions and people of Hai Phong. Keywords: Personal economic; The Party's innovation on private economy; Hai Phong economy; Hai Phong private economy. 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Kinh tế tư nhân có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường (KTTT) ở mỗi quốc gia. Quy mô phát triển của kinh tế tư nhân phụ thuộc vào các mô hình phát triển KTTT. Thấy được vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển, từ năm 1986 đến nay Đảng ta đã có những đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân. Sự đổi
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 345 mới này ngày càng được hoàn thiện tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta. Trong quá trình phát triển, các địa phương đã vận dụng quan điểm của Đảng vào phát triển kinh tế tư nhân đem lại hiệu quả nhất định. Kinh tế tư nhân những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đưa kinh tế Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng vẫn còn những hạn chế nhất đinh, đòi hỏi cần có những giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển xứng với tiềm năng của Thành phố. 2. SỰ ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐÂNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÅN Kinh tế tư nhân được Đảng ta đánh giá là một trong những thành tố của nền Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Mặc dù quy mô của thành phần kinh tế tư nhân chưa thực sự lớn trong nền kinh tế, song nếu không có thành phần kinh tế tư nhân thì sẽ không có nền KTTT theo đúng nghĩa của nó. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân được thể hiện trong các cương lĩnh, văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đường lối đổi mới tại Đại hội VI (12-1986) của Đảng đã khẳng định “Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế... Xóa bỏ những thành kiến thiên lệch...”(1). Trong Văn kiện Đại hội VI của Đảng cũng đã chỉ rõ sự cần thiết phải phát triển kinh tế nhiều thành. Đảng ta khẳng định: “bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”(2). Tuy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được thừa nhận nhưng phải chịu sự chỉ đạo, dẫn dắt của thành phần kinh tế XHCN, cần phải “cải tạo” bằng những hình thức và bước đi thích hợp. Kế thừa sự đổi mới về phát triển kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu tại Văn kiện Đại hội VI và Đại hội VII (6-1991) Đảng ta đã có quan điểm cụ thể hơn về việc khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước”(3) hay “Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”(4) và “Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà luật pháp không cấm”(5). Như vậy, đến 1991 thành phần kinh tế tư nhân được coi là một thành phần kinh tế độc lập, có đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế đất nước. Điều này cũng được thể hiện trong Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 2, khóa VII: “Bổ sung và sửa đổi thể chế nhằm bảo đảm cho tập thể, cá thể và tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt
  3. 346 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; được tự lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định”(6). Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân của Đảng về kinh tế tư nhân tiếp tục được bổ sung và phát triển tại Đại hội VIII (6-1996) khi khẳng định chúng ta cần phải có sự đối xử bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế, cần phải tạo mọi điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển ổn định, lâu dài và có đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách này, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh”(7). Quan điểm của Đảng tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới khi đánh giá đúng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, điều này được khẳng định trong Văn kiện Đại hội IX (1- 2001),: “Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm”(8). Hay “Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh liên kết với nhau với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”(9). Như vậy Đảng ta đã khẳng định kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô phát triển phù hợp với một cơ chế mở, phù hợp xu thế quốc tế, khẳng định sự phát triển của một nền kinh tế thị trường hiện đại trong đó các thành phần kinh tế có sự bình đẳng trong phạm vi pháp luật quy định. Điều này tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số 05 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2002): “đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất”(10). Đến Đại hội X (4-2006) tiếp tục làm rõ vị trí và định hướng phát triển các thành phần kinh tế và khẳng định quyền phát triển kinh tế tư nhân, đây là lần đầu tiên vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân được chính thức nêu ra và có quy định cụ thể. Điều này sau đó được khẳng định tại Nghị quyết số 03 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa khóa X thông qua “Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân”. Điều này một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế tư nhân chính là huy động, phát huy tiềm năng của mọi người dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội XI (1-2011) của Đảng tiếp tục xác định kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Việt Nam cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Như vậy, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân của Đảng tại Đại hội X và XI đã xác định một cách cụ thể khi coi kinh tế tư nhân là một trong những động lựccho sự phát triển của nền kinh tế.
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 347 Đại hội XII (1-2016) đã có sự khẳng định mạnh mẽ về nền kinh tế tư nhân: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”(11). Nghị quyết Hội nghị Trung ương V, khóa XII tiếp tục xác định rõ việc phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân và khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP. Như vậy, đến Đại hội XII quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân của Đảng đã được hoàn thiện hơn khi đã đưa ra các quan điểm một cách đầy đủ về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Đảng ta đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, khuyến khích các nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế tư nhân trong đó có cả vai trò phát triển kinh tế tư nhân của đảng viên. Một lần nữa Đảng ta đã khẳng định kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 3. SỰ VẬN DỤNG CỦA HÂI PHÒNG VÀ KẾT QUÂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Hải Phòng là thành phố ở phía Đông bắc đất nước, đường bờ biển trên 125km và 6 cửa sông lớn. Với diện tích 1.561.7 km2 và dân số năm 2018 gần 2 triệu người đã tạo cho Hải Phòng có một vị trí chiến lược, đầu mối giao thông của khu vực Đông Bắc tổ quốc. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng phát triển hiệu quả kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Vận dụng quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, những năm gần đây Hải Phòng đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đồng thời Hải Phòng cũng không ngừng nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Với mục tiêu: phát triển kinh tế tư nhân theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế - xã hội Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại. Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nhiệp tham gia mạng sản xuất chỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nhận thức được vai trò của kinh tế tư nhân, từ năm 2009 Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết 28-NQ/TU “Về xây dựng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể trong các loại
  5. 348 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập”. Đại hội XV năm 2015, Đảng bộ Thành phố đã nhấn mạnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2020, trong đó cần phải nâng cao hiệu quả phát triển, sức cạnh tranh của các khu vực kinh tế trên địa bàn Thành phố. Thực hiện Nghị quyết 28 – NQ/TU, đặc biệt từ 2015 đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần XV, Đảng bộ thành phố Hải Phòng, có thể khẳng định Hải Phòng đã đạt được những đột phá về phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể: Thứ nhất: Khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng nhanh, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thành phố Giai đoạn 2000-2009, mức huy động vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm tăng chậm, nhưng từ năm 2009-2018 số vốn tăng liên tục. Đặc biệt từ 2015-2018, số vốn sản xuất kinh doanh của của khu vực kinh tế này tăng vọt nhanh chóng và luôn ở mức cao. Nếu tổng số vốn toàn thành phố năm 2018 tăng 28,08%, đạt 96.435,9 tỷ đồng, thì trong đó tỷ trọng vốn khu vực tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 84,8% (12). Nếu tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN trong tổng số vốn toàn xã hội năm 2009 chỉ chiếm 19.5% thì năm 2018 đã tăng lên 84,8% (13&15). Chính sự đầu tư tăng lên mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy và vươn lên của khu vực kinh tế tư nhân, qua đó đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế Hải Phòng những năm qua, đồng thời tăng sức hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư, tăng đóng góp cho ngân sách của Thành phố. Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân có những đóng góp đáng kể vào ngân sách của Thành phố Đến nay thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, Hải Phòng có sự phát triển mạnh về số lượng doanh nghiệp tư nhân. Với hơn 20 nghìn doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ du lịch cũng có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng. Có thể nói kinh tế tư nhân Hải Phòng đang đi đầu trong phát triển và có đóng góp không nhỏ vào ngân sách của thành phố. Nếu măm 2017, thu nội địa của Thành phố đạt gần 22.000 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp gần 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73%, thì năm 2018 và quý I/2019 tổng thu nội địa của Hải Phòng đạt 24.768 tỷ đồng, thì khu vực ngoài nhà nước cũng chiếm trên 17,5.000 tỷ đồng.. Các doanh nghiệp tiêu biểu đã có những đòng góp trên 50 tỷ đồng vào ngân sách của Thành phố năm 2018 như Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VINFAST đóng góp 1.209.144 triệu đồng; Công ty Xăng dầu khu vực III – TNHH Một thành viên đóng góp 629.307 triệu đồng; Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Hải Linh Hải Phòng đóng góp 583.479 triệu đồng; Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng đóng góp 1997.180 triệu đồng;... (12) Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp tư nhân của Thành phố góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo, đào
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 349 tạo và giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực, cụ thể năm 2018 toàn Thành phố đã giải quyết cho 54.500 lao động, giải quyết việc làm của khu vực tư nhân đã tăng gấp 3,0 – 4,0 lần, tỷ lệ đói nghèo giảm 3,09 lần từ năm 2010-2017(14). Điều này cho thấy khu vực kinh tế tư nhân của Thành phố trong những năm qua đã có sức thu hút rất lớn lực lượng lao động của thành phố so với các khu vực khác. Như vậy đến năm 2018, số lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt gần 80%, trong khi khu vực doanh nghiệp Nhà nước và các khu vực khác chỉ chiếm dưới 20% [15] Thứ tư, hình thành đội ngũ doanh nhân góp phần thu hút và mở rộng quy mô doanh nghiệp tư nhân. Những năm qua cùng với sự tăng lên về quy mô của khu vực tư nhân, thì đội ngũ doanh nhân có năng lực, phẩm chất đạo đức cũng không ngừng lớn mạnh. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp lớn như: Đình Vũ, Tràng Duệ (LG), VSIP,… Hải Phòng cũng đã thu hút các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh như VinGroup, SunGroup, Him Lam, Mường Thanh,… đầu tư vào các dự án lớn với tổng số vốn lên tới hàng trăm nghìn tỷ. Như vậy, có thể thấy với các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Hải Phòng đã tạo lập được môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt những thành công từ phát triển khu vực kinh tế tư nhân của Hải Phòng có được là sự quyết tâm trong việc cải cách thủ tục hành chính, ngăn chặn vi phạm, nâng cao nhận thức trách nhiệm của doanh nghiệp, lập lại kỷ cương về thuế, cùng với những động thái kiên quyết trong thu hồi các dự án kém hiệu quả. Qua đó tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. 4. NHỮNG VÇN ĐỀ ĐẶT RA CÆN PHÂI GIÂI QUYẾT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN CỦA HÂI PHÒNG Mặc dù những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã đạt được những thành tựu nhất định. Song kinh tế tư nhân Hải Phòng còn có những hạn chế nhất định như: - Nhiều các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp. Trong những năm qua, các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng tuy có tăng nhanh về cả quy mô, số lượng, nguồn vốn nhưng nhìn chung quy mô, số lượng, nguồn vốn còn chưa cao. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số với trên 80% trong tổng số doanh nghiệp. Năm 2018, toàn Thành phố có 23.000 - 24.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động. Năm 2018, có 3157 doanh nghiệp đăng ký thành lập mơi với tổng số vốn 19.490,5 tỷ, bình quân vốn đăng ký kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khoảng 6,17 tỷ đồng.[15] Như vậy, số vốn bình quân trên từng doanh nghiệp ở Hải Phòng tuy cao hơn song vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tiễn. - Công nghệ, máy móc thiết bị, quy trình sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã được đầu tư nâng cao trình độ công nghệ. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng còn có trình độ kỹ thuật chưa bắt kịp xu thế chung của khu vực và thế giới,
  7. 350 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP nguồn nhân lực thiếu và yếu, năng lực cạnh tranh kém. Do nguồn vốn còn hạn chế, thiếu công nghệ, do đó Hải Phòng còn ít thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường có hạn chế. Tỷ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân chiếm 80% lao động đã qua đào tạo, tuy nhiên lao động còn thiếu kỹ năng thích ứng, tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chưa cao. - Cơ cấu kinh tế tư nhân chuyển dịch còn chậm so với yêu cầu của xu hướng phát triển hiện đại, đa số các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, ít doanh nghiệp trong ngành công nghệ cao, công nghiệp xây dựng. Vì thế để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển Hải Phòng cần có những chiến lược ưu đãi cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, nguồn vốn lớn phát triển trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành mà Hải Phòng có lợi thế so sánh. - Các doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định về luật doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng không có kết quả báo cáo, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, thực hiện chưa đúng tiền lương, tiền công, hợp đồng lao động, thời gian lao động, xả thải gây ô nhiễm môi trường, né tránh trách nhiệm với xã hội,... Tình trạng trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép vẫn diễn ra không ít. - Tính tự phát, manh mún của kinh tế tư nhân còn hiện hữu và thiếu mục tiêu phát triển bền vững. Trong khi công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều nỗ lực nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đề ra. Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năng lực cạnh tranh của Thành phố năm 2018 đã giảm 6 bậc so với năm 2017. Hoạt động của các tổ chức hiệp hội chưa phát huy hiệu quả về nghề nghiệp. Cơ chế chính sách hỗ trợ của địa phương cho doanh nghiệp thông qua các trung tâm chuyên trách còn yếu,… Từ những vấn đề trên, phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng đặt ra những vấn đề cần giải quyết như: Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng chưa thực sự được hệ thống hóa thành một mô hình phát triển đột phá; Thành phố cũng chưa có nhiều sản phẩm tư nhân có sức cạnh tranh cao; tình trạng tự phát, chụp giật trong sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định; tình trạng vi phạm pháp luật theo kiểu “làm liều” không thể hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững; những vấn đề pháp lý và các thủ tục hành chính còn là rào cản lớn trong phát triển kinh tế tư nhân. 5. KẾT LUẬN Trong những năm qua, Đảng ta đã có những đổi mới tư duy về phát triển kinh tế tư nhân. Từ coi kinh tế tư nhân chỉ là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân 1986, đến Đại hội XII Đảng ta xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. Vận dụng quan điểm của Đảng, Hải Phòng có những chiến lược để nỗ lực tạo môi trường thuận lợi, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tổ chức vận động kêu gọi xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào Thành phố. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp không nhỏ vào sự
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 351 phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Mặc dù vậy khu vực kinh tế tư nhân của Thành phố vẫn chưa được phát triển như mong đợi cả về số lượng lẫn quy mô và cơ cấu ngành nghề. Các doanh nghiệp phát triển chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, khai thác tài nguyên, thiếu các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Vì vậy, sức cạnh tranh của các thương hiệu khu vực tư nhân của Hải Phòng chưa cao. Cải cách thủ tục hành chính, các chính sách thu hút, ưu đãi còn chưa theo kịp sự phát triển. Trong thời gian tới, để kinh tế tư nhân phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung Thành phố cần giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, cần phải có những định hướng và giải pháp phù hợp, khắc phục những hạn chế, khó khăn nhằm đưa Hải Phòng trở thành một điểm thu hut đầu tư hấp dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài Thành phố tích cực, chủ động đầu tư có hiệu quả./. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 58 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Sđd, tr. 41 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Sđd, tr. 333 4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Sđd, tr. 437 - 438 5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Sđd, tr. 437 - 438 6. Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991, t. 51, tr. 542 - 543 7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Sđd, tr. 622 - 623 8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần II, Sđd, tr. 149
nguon tai.lieu . vn