Xem mẫu

  1. ĐỔI MỚI DẠY VÀ HỌC TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO “NON STOP HIGHWAY” Đinh Tiên Minh Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM GIỚI THIỆU Ngành công nghệ thông tin (CNTT) từ hơn một thập niên trở lại đây ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của vô số các ứng dụng trong cuộc sống, từ giải trí, học hành, kinh doanh đến sinh hoạt thường nhật. Việc một người mỗi ngày không tiếp cận, dù vô tình hay cố ý, đến bất kỳ một ứng dụng công nghệ nào là điều không thể, nhất là ở các tỉnh thành lớn tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập là một vấn đề tất yếu. Nó không chỉ cho thấy việc bắt kịp nhịp phát triển của một thế giới luôn thay đổi mà còn thể hiện sự mạnh dạn cải tiến nhằm mang đến những cách thức tiếp cận môn học mới mẻ, hiện đại và văn minh. Tuy nhiên, tình hình thực tế hiện nay làm chúng ta có thể cảm nhận việc ứng dụng CNTT ở các trường tuy đã có nhưng còn nhiều hạn chế vì những lý do khách quan lẫn chủ quan. Bài viết này nhằm mục đích trình bày quan điểm, suy nghĩ, và góc nhìn mà tác giả có được thông qua quá trình giảng dạy, học tập và trải nghiệm, cũng như từ việc nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Từ khóa: CNTT, Công nghệ số, Dạy và học, Giáo dục và Đào tạo, UEH. 1
  2. MỞ ĐẦU Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, các đơn vị trường học nói chung và trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH) nói riêng luôn nhận thức rõ rằng ứng dụng CNTT nhằm cải tiến phương pháp dạy và học là một trong những định hướng hành động tích cực nhất, và cần thiết nhất. Nhằm hiện thực hóa chủ trương đó, các đơn vị trường học đã đầu tư trang thiết bị hiện đại không chỉ về phần cứng như máy tính, máy chiếu, phòng thí nghiệm mà còn cả phần mềm là con người và tư duy đổi mới thông qua công tác huấn luyện. Tuy vậy, trên thực tế, chủ trương này không phải lúc nào cũng được đón nhận tích cực bởi nhiều giảng viên mong muốn, hứng khởi ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng có giảng viên vẫn chưa khai thác được tính ưu việt của nó trong dạy học hay tỏ ra bình thường, thậm chí không thích bởi để ứng dụng tốt và linh hoạt đòi hỏi mỗi giảng viên cần đáp ứng được những năng lực cần thiết nhất định. Xã hội đề cập ngày càng nhiều hơn đến cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhận tạo, thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, internet vạn vật… Như vậy, giáo dục đào tạo có ứng dụng được gì từ đó không và chúng ta có thể hình dung một mô hình giáo dục 4.0 sẽ như thế nào. Câu chuyện đó được tưởng tượng là dạy học 4.0 gồm nhiều hình thức học tập, cả trực tiếp và trực tuyến, thời gian và địa điểm học tập không bị ràng buộc, có sự thay đổi phù hợp với đối tượng học, cung cấp nhiều kỹ năng phù hợp hơn. Quá trình dạy cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học (tổ chức nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm); chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả; chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực. Việc học cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, và tư duy độc lập. Ngoài ra, đối với quản lý giáo dục 4.0, cần xây dựng những công cụ thông minh, gồm cả công cụ quản lý đại học và săn sóc sinh viên dựa trên thẻ sinh viên thông minh, phần mềm trí tuệ nhân tạo, bản địa hóa kho tài liệu học và đẩy mạnh liên kết quốc tế. Công nghệ đang từng bước giúp cá nhân hóa việc đào tạo thay vì giảng dạy một chương trình chung như hiện nay. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu của từng người để đưa ra chương trình đào tạo riêng phù hợp với mong muốn của người học. CÁC ỨNG DỤNG CNTT NỔI BẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRONG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ LMS (Learning Management System) LMS - UEH được xây dựng từ tháng 10/2015 và áp dụng trong năm 2016 nhằm cung cấp cho giảng viên và người học một môi trường học tập tương tác qua mạng Internet. Bên cạnh việc dùng trình duyệt để truy cập, người học còn thể cài đặt ứng dụng trên hệ điều hành Android và iOS: tìm từ khóa LMS UEH trên kho ứng dụng Play Store của Google hoặc AppStore của Apple. 2
  3. Một số tính năng chính của hệ thống: ₋ Quản lý đào tạo từ xa: sử dụng những công nghệ tiên tiến giả lập phòng học như video, âm thanh và những giải pháp đa phương tiện khác nhằm hỗ trợ các giảng viên có thể dễ dàng tiếp cận và chuyển tải thông tin đến sinh viên. ₋ Quản lý nội dung đào tạo với các chức năng chính như: tích hợp với các phần mềm soạn thảo công thức toán học, công thức và có khả năng nhúng các bài giảng power point, video, audio… hỗ trợ giảng viên tạo và chia sẻ nội dung giảng dạy dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quản lý tài liệu tham khảo cũng được đề cập đến trong phân hệ này. Việc quản lý này tương tự như một hệ thống thư viện điện tử thu nhỏ nhằm hỗ trợ cho người học dễ dàng tìm được các tài liệu liên quan. ₋ Quản lý thi, kiểm tra online thông qua nhiều hình thức như: tự luận, trắc nghiệm. ₋ Quản lý tiến trình dạy và học của các thành viên trong hệ thống dễ dàng. ₋ Tích hợp thanh toán online (áp dụng cho các trung tâm đào tạo), SMS hỗ trợ việc tương tác dễ dàng với học viên và giáo viên. ₋ Quản lý việc trao đổi giữa giảng viên & sinh viên, cũng như giữa các SV với nhau. Các chức năng như diễn đàn, blog, wiki, social network. Các số liệu thống kê từ hệ thống qua ba năm triển khai cho thấy nhu cầu sử dụng LMS - UEH của giảng viên và sinh viên ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng. Ngày 27/03/2019, tại buổi buổi tọa đàm "Giải pháp nâng cao chất lượng khai thác LMS - UEH trong giảng dạy", Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing đã chia sẻ kinh nghiệm được xem là thành công trong việc triển khai và sử dụng hệ thống LMS - UEH trong giảng dạy cho sinh viên: Kinh nghiệm trong việc tập huấn cho giảng viên của khoa sử dụng và tạo bài giảng trên hệ thống LMS - UEH; lập nhóm giảng dạy; thống nhất các kịch bản và ký hiệu cũng như quy ước khi tích hợp bài giảng vào LMS - UEH; tổ chức quản lý các tập tin trên hệ thống cũng như chia sẻ tài nguyên dạy và học của các thành viên trong hệ thống; quản lý việc trao đổi giữa giảng viên và sinh viên, cũng như giữa các sinh viên với nhau. Cách khai thác các chức năng như diễn đàn, blog, wiki, social network… cũng như hướng dẫn và phổ biến đến toàn thể giảng viên khoa sử dụng và tạo giáo án trên hệ thống này. ERP (Enterprise Resources Management) Được khởi động từ đầu năm 2014, Phòng CNTT đã tham mưu cho Ban Giám hiệu về việc nghiên cứu triển khai đào tạo ERP tại UEH. Từ đó, Tổ công tác triển khai thực hiện hệ thống phần mềm ERP phục vụ giảng dạy đã được thành lập theo Quyết định số 1857/QĐ- ĐHKT-TCHC ngày 03/6/2014. Tính tại thời điểm đó, UEH là trường đầu tiên đi tiên phong trong việc nghiên cứu và đưa ERP vào giảng dạy cho sinh viên; ngoài việc có bằng tốt nghiệp đại học khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên còn có thêm chứng chỉ ERP (Trade & Logistics, Accounting & Finance, CRM) là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của sinh viên UEH khi ra trường. Chương trình đào tạo ERP của trường được triển khai từ Khóa 37 – ĐHCQ. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về hệ thống phần mềm ERP; Các thành phần chính trong một hệ thống ERP; Hệ thống thông tin, qui trình chức năng – nghiệp vụ. Ngoài ra, các kiến thức cần thiết về việc tái cấu trúc qui trình, doanh nghiệp và triển khai 3
  4. hệ thống ERP phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng được cung cấp thông qua bài giảng, bài tập nhóm dựa trên các tình huống. Phần mềm thi trắc nghiệm Chương trình soạn đề thi trắc nghiệm trên Microsoft Word (dành cho Giảng viên). Mục tiêu của chương trình này sau khi cài đặt sẽ xuất hiện một Add-in trên phần mềm Microsoft Word (Bản cài đặt phiên bản 1) và giúp giảng viên chuẩn hóa tập tin Word để soạn đề trắc nghiệm đồng nhất trên hệ thống với Phòng Kế hoạch Đào tạo – Khảo thí. Trong hơn hai năm qua, UEH đã hoàn thành được ngân hàng đề thi chung cho nhiều môn học thuộc nhiều Khoa/ Viện và sinh viên có thể thi kết thúc học phần trực tiếp trên máy tính. Việc triển khai cách làm này đã giúp UEH không những tiết kiệm chi phí mà cả con người và sức lực. Hệ thống Văn phòng điện tử (E-Office) cho các viên chức khối quản lý Với mục tiêu cải cách công tác hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời chuẩn hóa và tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp tại UEH, Hệ thống Văn phòng điện tử ra đời không chỉ giúp quản lý văn bản một cách chính xác, khoa học mà người sử dụng còn có thể thực hiện quản lý, đăng ký phòng họp, xe và xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi thông qua thiết bị điện tử có kết nối Internet. Hệ thống Văn phòng điện tử đã được vận hành thử nghiệm từ ngày 12 tháng 8 năm 2019. Hệ thống chỉ dẫn điện tử UEH Wayfinding Theo đuổi chiến lược quốc tế hóa tất cả các hoạt động liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị nhà trường và chuyển giao tri thức, UEH trong những năm qua đã nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng, trang bị các cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động của nhà trường, khuyến khích sử dụng công nghệ một cách sáng tạo trong môi trường làm việc, giảng dạy và học tập. Theo đó, nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất và sự thuận tiện nhất cho sinh viên, học viên đến học tập, phụ huynh, khách đến làm việc tại UEH, Hệ thống chỉ dẫn điện tử UEH Wayfinding được thiết kế hiển thị trực quan, tạo ra các trải nghiệm đặc biệt cho người sử dụng thông qua các chỉ dẫn tương tác tích hợp công nghệ cảm ứng và 3D. Đặc biệt, Hệ thống được phát triển bởi dự án OneDirect by J-Lab1 đang ươm tạo tại Viện Đổi mới sáng tạo UEH (UII). Với chức năng tìm kiếm thông tin thông minh, sinh viên, phụ huynh và khách đến tại Cơ sở A UEH có thể dễ dàng tìm được đường đi ngắn nhất đến các Phòng Ban cần liên hệ công việc, xem các sự kiện diễn ra trong ngày tại UEH và sơ đồ đường đi đến các sự kiện. Hệ thống còn có tính năng “UEH Campus Tour” giúp sinh viên mới đến trường lần đầu có thể hình dung dược toàn bộ khuôn viên một cách trực quan và sinh động với mô hình tòa nhà 3D, tích hợp với hệ thống thông tin xe buýt hướng dẫn sinh viên đến các cơ sở khác đúng giờ và đúng tuyến xe. Các phần mềm dành cho người học Đối với người học, có nhiều chương trình rất hữu ích có thể khai thác miễn phí như: Google Calendar, EverNote, ToDoist, myHomework Student Planner, Sổ thu chi Misa, Turnitin, Endnote… 1 One Direct by J-Lab là gương mặt đại diện Viện Đổi mới sáng tạo UEH tham gia sự kiện Hanoi Innovation Summit 2019 vào tháng 8/2019 tại Hà Nội và Cuộc thi Lee Kuan Yew Global Busines Plan vào tháng 9/2019 tại Singapore. 4
  5. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY VÀ HỌC CỦA MỘT VÀI ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM Đại Học Victoria, Wellington, New Zealand Đại học Victoria được Tổ chức xếp hạng các đại học toàn cầu QS (QS Top Universities) gắn Năm Sao (5 Star) trong bảng đáng giá chung và các hạng mục Văn hóa và nghệ thuật, phương pháp rèn luyện và kiểm định chất lượng, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, cơ sở vật chất, sự toàn diện, tính quốc tế hóa, nghiên cứu và chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, Đại học Victoria cũng được xếp thứ nhất tại New Zealand về lĩnh vực nghiên cứu, tấm bằng do Đại học Victoria cấp là bằng cấp quốc tế có giá trị cao. Đại học Victoria giảng dạy nhiều chương trình khác nhau với cơ sở vật chất vào loại bậc nhất và cam kết đảm bảo sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lãnh đạo và lối tư duy sắc bén. Tại các campus và giảng đường lớn của trường (trên 100 chỗ), giảng viên và sinh viên luôn sử dụng và tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong giảng dạy và học tập. Sinh viên đến lớp không cần sách mà chỉ cần laptop và sử dụng nguồn học liệu trực tuyến cùng sự hỗ trợ của GoSoapBox2. Đây là một trang công cụ miễn phí mà chúng ta cũng có thể sử dụng để kiểm soát quá trình giảng dạy. Hệ thống sẽ tự đếm số sinh viên tham dự, số sinh viên có các câu trả lời đúng/ trả lời sai và sau đó giảng viên sẽ đưa ra lời giải thích (nếu cần). Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy trên lớp, các giảng viên gần như không dùng bút lông viết lên bảng (bảng khá nhỏ so với phòng học) mà họ dùng bút điện tử viết lên bàn dạy học, sau đó chữ viết sẽ xuất hiện trên màn hình máy chiếu. Đại Học British Columbia, Vancouver, Canada Tọa lạc tại bang British Columbia, đại học British Columbia trải qua hơn 100 năm thành lập là một trong những đơn vị nghiên cứu và giảng dạy hàng đầu Canada. Chất lượng đào tạo của đại học British Columbia được công nhận bởi rất nhiều hệ thống xếp hạng hàng đầu, từ bang, quốc gia cho tới thế giới. Trường gây ấn tượng với bảng thành tích nổi bật: 7 giải Nobel, 69 học giả Rhodes, 65 huy chương Olympic, 195 học bổng của Hội hoàng gia Canada với hai cựu sinh viên là thủ tướng của Canada: ông John Turner - thủ tướng thứ 17, bà Kim Campbell - thủ tướng thứ 19 và là nữ thủ tướng đầu tiên của Canada. Theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2015, UBC cán mốc ở vị trí thứ ba “Top các trường Đại học Canada” và nằm trong top 50 “Các trường Đại học toàn cầu”. Trường có nhiều cơ sở phục vụ việc học tập của sinh viên, như khu quảng trường Robson tại Vancouver, khu trao đổi học tập (Learning Exchange); khu trung tâm truyền thông đại chúng công nghệ số (Centre for Digital Media) tại Đỉnh Pleasant. Thư viện trường được xếp vào hạng 22 trên thế giới của Hiệp hội thư viện nghiên cứu, với 6.5 triệu đầu sách, 875.670 e-books, 846.000 bản đồ, video và hàng triệu các tài liệu nghiên cứu khác. 2 GoSoapBox is a powerful, flexible, and intuitive student response system for educators to use in their classrooms. Leveraging web-enabled devices, teachers digitally engage students to conduct formative assessment and gain insight into student comprehension that was never before possible. 5
  6. Đại học RMIT, Tp.HCM, Việt Nam Đại học RMIT Việt Nam là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (Melbourne, Úc). Trường giảng dạy các chương trình kinh doanh, kỹ thuật, và thiết kế. Mô hình dạy và học tại RMIT Việt Nam dựa trên những hình mẫu giáo dục tối ưu nhất trên thế giới, thể hiện qua quá trình học tại lớp, học trực tuyến có hướng dẫn, tự học và học nhóm, bên cạnh việc tập trung phát triển các kỹ năng nghề nghiệp. Trường đầu tư và trang bị tối tân các cơ sở vật chất, công nghệ, nguồn tài nguyên và hệ thống vận hành vượt trội cho phép nâng cao quy trình giảng dạy và học tập. Cụ thể: ₋ Phòng Thực hành An ninh mạng và Logistics: Phòng sử dụng các thiết bị hiện đại vượt trội ở Việt Nam. Phòng có 31 máy tính với phần mềm bảo mật và điều tra số trong kinh doanh mới nhất, các màn hình lớn phục vụ cho việc thuyết trình nhóm, bảng thông minh và máy chủ IBM. Đây sẽ là nơi giúp sinh viên ngành kinh doanh có được kinh nghiệm thực hành thực tế để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp với những vị trí như quản lý dữ liệu, giám định viên an ninh và quản lý trong lĩnh vực logistics khi ra trường. ₋ Trung tâm kỹ thuật: Sinh viên ngành kỹ thuật được thực hành tại Trung tâm Kỹ thuật, bao gồm Phòng thực hành Điện và Điện tử và Phòng thực hành Kỹ thuật Robot và Cơ điện tử. Phòng thực hành Điện và Điện tử có các thiết bị được thiết kế đặc biệt giúp sinh viên làm quen với những dụng cụ và sản phẩm dùng trong ngành công nghiệp điện, đây cũng là nơi được sử dụng cho các buổi dạy thực hành và dự án học tập. Ngoài ra, sinh viên còn sử dụng các thiết bị tại đây để thiết kế mạch điện tử và các chương trình phần mềm để tương tác với các phần cứng họ đã tạo dựng. Phòng thực hành Kỹ thuật Robot và Cơ điện tử có robot Baxter và máy in kỹ thuật 3D giúp sinh viên chế tạo thành phần và nguyên mẫu sản phẩm cho các dự án. ₋ Phòng thực hành Giao dịch tài chính: Phòng thực hành Giao dịch tài chính là phòng học hiện đại mô phỏng phòng giao dịch thực tế bằng cách sử dụng phần mềm giúp sinh viên tìm kiếm và phân tích thông tin trong thời gian thực, qua đó học về các quá trình và công cụ đang được sử dụng trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng. ₋ Công cụ truyền thông: Sinh viên ngành truyền thông số và truyền thông chuyên nghiệp được học tập trong môi trường giảng dạy hiện đại với nguồn tài nguyên trực quan và âm thanh chất lượng cao, các xưởng thiết kế video và âm thanh, cũng như tận hưởng một trong những thư viện thiết kế tốt nhất tại Đông Nam Á. Sinh viên ngành thiết kế còn có cơ hội làm việc trực tiếp với doanh nghiệp trong dự án in 3D. Trường Altschool, San Francisco, California, Mỹ Vào năm 2010, thông qua Quỹ Founders Fund, Mark Zuckerberg đã đầu tư 100 triệu USD vào trường Altschool nhằm ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Tại Altschool, phần mềm được áp dụng trong hệ thống quản lý học tập cho sinh viên; tuyển sinh; tuyển dụng; chức năng hành chính; mạng xã hội cho cả giáo viên và phụ huynh. Giáo viên tạo các chương trình giảng dạy cho mỗi cá nhân hàng tuần, được gọi là Playlists. Sau đó vào mỗi cuối tuần, giáo viên sẽ đặt ra những kế hoạch mới cho học sinh dựa trên chương trình giảng dạy và mục tiêu cá nhân của các em cho tuần sau. Học sinh AltSchool đang sử dụng ứng dụng LearnZillion (https://learnzillion.com/p/) trên iPad để học. Ngoài ra, ứng dụng còn có tin 6
  7. nhắn SMS nội bộ để giáo viên có thể truy cập xem tiến trình học tập của học sinh. Lớp học của Altschool cũng trang bị máy quay video và thiết bị thu âm thanh để giáo viên có thể xem lại những khoảnh khắc cần thiết. Trường Quốc Tế TIS, Tp.HCM, Việt Nam Trường Quốc Tế TIS là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ vào giáo dục. Sau quá trình ứng cử để được hỗ trợ từ Công ty Google (Mỹ), TIS đã được phép sử dụng các tiện ích trong gói Google Apps for Education3 (https://edu.google.com/?modal_active=none). Đây là chương trình công ty Google dành riêng cho các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới (gồm các đại học và hệ thống trường phổ thông lớn, uy tín tại Mỹ, Anh...). Theo đó, tại TIS, giáo viên, nhân viên, học sinh và cả phụ huynh đều được sử dụng miễn phí các tiện ích như: hệ thống Gmail; liên thông lịch Google; lưu trữ Google Drive; các sản phẩm nâng cao tính tương tác hữu ích khác với một số tính năng bổ sung. Với Google Email, tất cả học sinh đều có hộp thư riêng, giúp việc lưu trữ bài giảng, bài tập, liên lạc thông suốt giữa giáo viên, học sinh và nhà trường. Mỗi phụ huynh cũng được cấp một email nhằm trao đổi thông tin với nhà trường. Ngoài ra, ứng dụng Google Calendar giúp học sinh tạo thời khoá biểu trực tuyến, kiểm soát được giờ học, hoạt động của mình. Đồng thời giúp phụ huynh xem lịch các hoạt động diễn ra với lớp học, trường của con mình. Với Google Docs, tất cả điểm số, tình hình học tập của học viên đều được cung cấp chi tiết. Nhờ đó, phụ huynh có thể biết được mức độ học tập của con. Tất cả đều được giáo viên đánh giá khách quan nhất. Bên cạnh đó, với Google Sites, phụ huynh có thể truy cập vào các trang thông tin hữu ích được chia sẻ trong nội bộ TIS. GỢI Ý MỘT VÀI ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY VÀ HỌC DÀNH CHO GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN UEH Phần mềm soạn bài giảng trực tuyến Avina Authoring Tools Avina Authoring Tools là phần mềm soạn bài giảng trực tuyến chuyên nghiệp, được tích hợp đầy đủ các công cụ hỗ trợ sản xuất nội dung đào tạo chuẩn E.Learning quốc tế từ đơn giản đến phức tạp. Avina Authoring Tools với các tính năng được sắp xếp thông minh và khoa học, phù hợp với những người dùng mới bắt đầu hoặc các chuyên gia công nghệ kỳ cựu. Một vài tính năng chính của nó bao gồm: ₋ Xuất bản bài giảng: Avina Authoring Tools đóng gói và xuất bản bài giảng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế E.Learning gồm các dạng: HTML5, CD – DVD, SCORM. ₋ Tương thích với power point: Người dùng có thể nhập, xuất bài giảng định dạng PowerPoint sang E.Learning hoặc ngược lại qua phần mềm Avina Authoring Tools. ₋ Bản đồ tư duy: Với việc soạn thảo Bản đồ tư duy được tích hợp, người dùng hoàn toàn có thể tạo được các nội dung độc đáo, thích thú và ý nghĩa rõ ràng nhất. 3 Google App for Education là tập hợp ứng dụng của Google Apps và ứng dụng khác được truy cập qua một tài khoản. Các ứng dụng Google Apps for Education sử dụng thành một hệ thống phần mềm điều hành, quản lý, thông tin, kết nối của cả trường học. 7
  8. ₋ Chỉnh sửa âm thanh, video: Phần mềm cung cấp công cụ chỉnh sửa âm thanh, video với các tính năng cần thiết, hiệu quả nhất nhằm giúp người dùng nhanh chóng tạo ra các nội dung như mong muốn. ₋ Câu hỏi tương tác: Câu hỏi tương tác được xây dựng trong Avina Authoring Tools giúp hệ thống lại kiến thức bài giảng và tăng tương tác giữa người dạy – người học. ₋ Hình vẽ: Bộ công cụ thiết kế trong phần mềm giúp người dùng có thể tự sáng tạo hình vẽ theo nhu cầu giảng dạy khác nhau, tương tự như các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp. ₋ Biểu đồ: Phần mềm Avina Authoring Tools có các dạng biểu đồ: Biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ dạng điểm, biểu đồ kết hợp. Những công cụ hỗ trợ cho phép người dùng có thể dễ dàng chỉnh sửa thông số biểu đồ, chuyển đổi và kết hợp giữa các dạng biểu đồ. Ngoài ra có thể thay đổi kích thước, màu sắc, hình dạng… của biểu đồ. Phần mềm soạn bài giảng Power point (phiên bản nâng cao) Power point là một phương tiện trình diện sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm thanh, video minh họa… giảng viên cần các kỹ năng cơ bản về kỹ thuật PowerPoint như là các thao tác chèn, sao chép, xóa, sắp xếp, liên kết; kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ trong bài giảng, Giảng viên cũng cần có kỹ năng khai thác các hiệu ứng đơn giản để điều khiển khi trình chiếu. Các phần mềm hỗ trợ giảng dạy khác Khi cần chỉnh một đoạn phim tải từ mạng, giảng viên viên có thể ứng dụng phần mềm Movie Maker (https://windows-movie-maker-vista.vi.softonic.com/) - phần mềm này cho phép cắt, ghép các đoạn phim, chèn thêm văn bản, âm thanh hay những hiệu ứng hiển thị. Còn phần mềm Gif Animation (https://gifmaker.me/) cho phép tạo một clip hình ảnh đặt ở chế độ hiển thị khác nhau chỉ trong một tệp. Hay như phần mềm Saveflash (https://save- flash.en.softonic.com/) hỗ trợ download hình ảnh flash, SwichPoint hỗ trợ chèn ảnh flash trong PowerPoint. Giảng dạy CNTT, tin học đại cương… cho sinh viên toàn trường, nhiều giảng viên đã ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học.Teamviewer (https://www.teamviewer.com/vi/) là một trong số các công cụ được trao đổi. Đây là phần mềm giúp kết nối hai hay nhiều máy tính, người dùng có thể điều khiển máy tính khác, gửi file, video, chat..., hỗ trợ quá trình tương tác với sinh viên và quản lý lớp Ngoài ra, để việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đạt kết quả tốt, mỗi giáo viên nên tạo cho mình một thư viện điện tử để lưu trữ các thông tin như tư liệu ảnh, video, bài viết hay bài báo... trên Google drive (https://www.google.com.vn/drive/about.html) hoặc Dropbox (https://www.dropbox.com/h). Vì vậy, giảng viên phải biết cách khai thác thông tin trên internet. Cụ thể, biết cách khai thác thông tin từ một số website, khai thác thông tin dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video, các tệp tin… Phần mềm tương tác trực tuyến Kahoot Kahoot là một ứng dụng học tập có dạng như trò chơi với giao diện màu sắc đẹp, chữ to rõ dễ nhìn, và đặc biệt là khả năng kết nối mọi người rất cao. Kahoot giúp đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng, khái niệm mà sinh viên đã học rất hiệu quả. Giảng viên có thể sử 8
  9. dụng sau khi kết thúc giờ học hay kết thúc một hoạt động. Kahoot có ba chương trình khác nhau cho người sử dụng, bao gồm: ₋ Quiz: Tạo một bài quiz với các câu hỏi để cả lớp cùng làm. Cách này phù hợp để giúp cả lớp ôn lại những gì mình vừa thuyết trình xong, và để mọi người hào hứng vào bài thuyết trình hơn (vì được chơi game và thi đua với nhau xem ai trả lời đúng nhiều hơn). ₋ Discussion: Đặt ra một câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận. Cách này hợp để mở đầu bài thuyết trình. Các bạn có thể đưa ra một câu hỏi nhỏ cho cả lớp, để mọi người suy nghĩ, tranh luận, xong rồi mình bắt đầu bài thuyết trình nhằm đưa ra kết luận cho câu hỏi đó. ₋ Survey: Tạo một bảng khảo sát để xem ý kiến số đông là gì. Cách này phù hợp trong lúc thuyết trình để cả lớp không bị nhàm chán. Bạn tạo một bảng khảo sát liên quan tới chủ đề bạn đang đề cập tới, sau đó bảo cả lớp vote rồi cho mọi người cùng xem kết quả khảo sát. Một vài lưu ý Giảng viên đôi lúc cũng cần các kỹ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT; kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị CNTT phục vụ dạy học. Quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy hết sức tránh tình trạng đổi mới phương pháp dạy học nhưng giảng viên chưa nghiên cứu kỹ, dẫn tới ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc và thậm chí lạm dụng công nghệ. Dù công nghệ có hiện đại đến đâu, song yếu tố quyết định đổi mới phương pháp giảng dạy qua CNTT vẫn là khả năng, sự sáng tạo linh hoạt của người thầy. Có những bài giảng sẽ sinh động và giúp sinh viên hứng thú với học tập, tiếp thu nhanh hơn nếu khai thác được hình ảnh trực quan, thông tin mới cập nhật qua CNTT. Quá trình ứng dụng đòi hỏi sự linh động, sáng tạo trong từng bài giảng. Chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy và không nên từ chối những gì có sẵn mà CNTT mang lại, người giảng viên nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho công việc và mục đích của mình nói riêng và đơn vị đào tạo nói chung. KẾT LUẬN Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay nhưng không phải hiệu quả trong mọi trường hợp áp dụng. Sự lạm dụng trong một số tình huống sẽ mang tới tác dụng phụ. Sử dụng ra sao, khi nào cần thiết… đòi hỏi giảng viên linh động, sáng tạo, chứ không nên quá phụ thuộc để trở nên bị động, và chạy theo công nghệ. Song song đó, các đơn vị đào tạo muốn thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào đào tạo và quản lý, rõ ràng cần có nguồn kinh phí đầu tư cho việc mua sắm đồng bộ hệ thống thiết bị (cả máy tính và những thiết bị đi kèm), đồng thời chú trọng đào tạo và nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Chỉ trên cơ sở đó, mới có thể đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học như chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra. 9
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Linh Hân, 2015. “Ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng day”. [Ngày truy cập 09/09/2019]. Nguyễn Văn Thành, 2018. “Công nghiệp 4.0 cần song hành với giáo dục 4.0”. [Ngày truy cập 09/09/2019]. Cục Công nghệ Thông tin, 2017. “Tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục năm học 2017-2018”. , [Ngày truy cập 07/09/2019]. Trang web của các đơn vị đào tạo: - Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Việt Nam www.ueh.edu.vn - Trường Đại học RMIT, Tp.HCM, Việt Nam https://www.rmit.edu.vn/ - Đại học Victoria Wellington, New Zealand https://www.victoria.ac.nz/ - Đại học British Colombia, Vancouver, Canada https://www.ubc.ca/ - Altschool, San Francisco, California, Mỹ https://www.altitudelearning.com/ - Trường Quốc Tế TIS, Tp.HCM, Việt Nam https://tis.edu.vn/ - Huong Viet Group, Tp.HCM, Việt Nam https://www.avinasolutions.com/ Các chương trình phần mềm: - https://www.gosoapbox.com/ - https://create.kahoot.it/ 10 View publication stats
nguon tai.lieu . vn